Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi

02/02/201808:47(Xem: 8710)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi
Aung+San+Suu+Kyi+fMCuchzdXn9l
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi.
"Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem
 
Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012)
 
Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp

Miến Điện chuyển hóa dân chủ, khuyến khích hòa giải với tập đoàn quân nhân thay vì tức giận và trả thù. Những người sùng đạo Miến Điện đã đáp lại bằng lời khen ngợi, có thể nói như thế. Nhiều người đã coi Bà Suu Kyi gần như một vị Bồ Tát mà những việc làm sáng suốt và hứng chịu đau khổ vì người khác khiến xứng đáng được hưởng sự tôn kính đó.

            Thế nhưng khuôn mặt có tầm mức quốc gia của truyền thống Phật Giáo này đã khiến mọi người phải chú ý vì những bạo động mới đây nhắm vào những người Hồi Giáo Rohinga tại tiểu bang Rakhine nằm về phía tây, có thể làm trệch hướng những nỗ lực cải tiến dân chủ lẫn chính quyền và giải quyết những xung đột đẫm máu về sắc tộc lâu dài trong lịch sử - của Bà Suu Kyi.

            Bà Suu Kyi có một rắc rối về mặt Phật Giáo. Nói một cách rõ hơn, bà đang phải đối đầu với trở ngại chính là chủ nghĩa sô- vanh (nước lớn), tinh thần bài ngoại của Phật Giáo Theravada khuyến khích kỳ thị chủng tộc và cho rằng tôn giáo mình là tối thượng trong đầu óc tín đồ Phật Giáo chiếm đa số và không lý gì đến các sắc dân và tôn giáo khác. Mặc dù thế giới đã và đang chú tâm vào diễn tiến giữa các nhà lãnh đạo quân sự và “Bà” cùng mối tương quan đầy hiểm nguy giữa các sắc tộc - Miến Điện chiếm 60% dân số và thành phần không phải Miến Điện chiếm 40% còn lại, có thể khiến đất nước vỡ  ra từng mảng về mặt chính trị từ đó lại củng cố thêm sức mạnh cho tập đoàn quân sự hiện đã  buộc phải nới lỏng bàn tay sắt.

Đây chính là lý do tại sao Derk Mitchell, vị đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Miến Điện trong 22 năm đã có lý khi gọi số phận của vấn đề các sắc tộc là “một thách thức đã được xác định rõ ràng”. Nó cũng chính là lý do tại sao vấn đề này sẽ nổi lên hàng đầu trong chương trình nghị sự khi Bà Suu Kyi tới Hoa Thịnh Đốn để nhận Huy Chương Vàng Của Quốc Hội và một lần nữa gặp lại Ngoại Trưởng Hillary Clinton – người đã thăm viếng Ngưỡng Quang (Yangoon) vào năm 2011. Cho đến bây giờ, phản ứng của Bà Suu Kyi về vấn đề Rohingya tỏ ra thiếu can đảm - điều người ta thường thấy khi bà phát biểu về các vấn đề khác của đất nước.

            Cuộc bạo  động chống lại người Rohingya vào Tháng Sáu, một số do những nhóm Phật Tử và một số do lực lượng an ninh mà đa số là Phât Giáo đã đưa tới con số đông người chết, đốt phá các khu định cư và khiến 90,000 người phải lánh nạn sang biên giới Bangladesh. Có khoảng 300,000 người tỵ nạn Rohingya hiện đang mòn mỏi trông chờ trong các trại tạm cư từ cuộc tàn sát cuối cùng cách đây 20 năm - một phần mà Liên Hiệp Quốc (LHQ) gọi đó là “ nhóm người nổi bật vô tổ quốc lớn nhất thế giới”.


phat giao mien dien
            Đợt sóng người tỵ nạn Rohingya mới đây khiến Bangladesh vội vã đóng cửa biên giới và vào đầu Tháng Tám đã ngăn cấm những cơ quan phi chính phủ như tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới tới cứu trợ mà những tổ chức này đã làm từ đầu những năm 1990.

Trong khi đó, Ân Xá Quốc Tế đã báo cáo rằng vào cuối Tháng Bảy những người Rohingya còn ở lại Rakhine, nơi mà chính quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào Tháng Sáu đã bị bắt giữ hàng loạt cũng như bạo hành trong lúc bị giam giữ. Một phúc trình đặc biệt của Liên Hiệp Quốccũng đã nói “những hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng là một trong những biện pháp để phục hồi luật pháp và trật tự.”
Theo LHQ, người Rohingya, khoảng 800,000  là một trong những sắc tộc bị ngược đãi nhất, nào là cưỡng bức lao động, tống tiền, cảnh sát phiền nhiễu, hạn chế di chuyển, tịch thu đất đai, trên thực tế phải theo chính sách “một con”, hạn chế tìm việc làm, giáo dục và y tế. Một đạo luật năm 1982 khước từ ban cấp cho họ quyền công dân với lý do cho rằng họ là di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh,  cho dù rất nhiều người đã sống ở Miến Điện qua nhiều thế hệ. Ngoài ra cũng vì nước da đen đã làm cho họ trông “xấu như quỷ” khi so sánh với nước da “ mịn màng” của người Miến Điện, một giới chức đã nói như thế vào năm 2009.

Vào năm 1978 rồi vào năm 1991, theo các nhà hoạt động nhân quyền, giới chức quân sự đã tiến hành một cuộc thanh lọc chủng tộc khiến một khối lượng lớn người tỵ nạn đổ vào Bangladesh. Trả lời trước đợt đàn áp sau cùng chống lại người Rohingya này, Tổng Thống Miến Điện Thein Sein nói rằng giải pháp cho người Rohingya là cho họ vào những trại do LHQ quản trị hoặc trục xuất họ tới quốc gia nào muốn tiếp nhận họ.
Người Rohingya cô đơn trong cuộc đàn áp của đa số Miến Điện và những sắc tộc khác cũng bị ức chế bởi chủ nghĩa Quốc Gia Phật Giáo. Cách suy nghĩ này đã đưa tới cái nhìn cho rằng các sắc dân thiểu số là một đe dọa cho “đất đai, chủng tộc và tôn giáo” như các bảng tuyên truyền ghê sợ của chính phủ nói như thế rồi tìm cách “Miến Điện hóa” họ bằng cách tước đoạt ngôn ngữ, văn hóa, và quyền hành sử tín ngưỡng. Những vi phạm nhân quyền - thậm chí thanh lọc chủng tộc và hãm hiếp có hệ thống - được coi như cái giá để đoàn kết quốc gia. Nhiều sắc dân thiểu số khác như Karen, Shan, Mon và Kachin ở trong tình trạng thỉnh thoảng nổi lên chống chính phủ trung ương khi Miến Điện giành được độc lập năm 1948 và thành lập Liên Hiệp Myanmar- tên gọi chính thức.

Phật Giáo đã đóng vai trò chủ chốt trong việc làm suy giảm ách thống trị của tập đoàn quân phiệt. Cuộc chống đối chế độ của các nhà sư, sôi sục vào năm 2007 qua cuộc “ Cách Mạng Cà Sa” tạo nên một thách thức nghiêm trọng về quyền lực chính thống của  giới quân sự được mô tả như đi ngược lại “Buddha sasana” (Lời Phật dạy). Đây là một ý niệm cực kỳ quan trọng trên cả hai lãnh vực tâm linh và chính trị có nguồn gốc từ kinh điển cổ xưa của Phật Giáo, có thể gần giống với  khái niệm “thiên mệnh/ mệnh trời” của Trung Hoa.

Để làm lệch hướng thách thức đó, nhà cầm quyền đã dùng “lá bài chủng tộc”, qua tuyên truyền rằng Phật Giáo là tôn giáo của người “Miến Điện chính thống” và sự lành mạnh và tinh khiết của một Miến Điện Phật Giáo sẽ bị hiểm nguy vì ô nhiễm “ngoại lai”.  Mặc dù chiến thuật này không thành công lắm trong việc chống đỡ những tấn công vào tính chính thống của quyền lực quân sự, nhưng nó hữu hiệu trong việc nuôi dưỡng tinh thần sô-vanh nước lớn và e ngại về sự bất ổn của đất nước.

Khi bạo lực chống lại người Rohingya diễn ra, hệ thống liên mạng có tên “liberated” đã sáng lên với lời thóa mạ chủng tộc, xử dụng những từ ngữ xấu đối với những người Hồi Giáo da đen đen. Một nhà bình luận đã tuyên bố “Chúng ta phải giết tất cả những tên Kalars- tức những tên “đen” ở Burma hoặc trục xuất chúng nếu không Phật Giáo sẽ không còn tồn tại”. Trong khi đó các  tăng sĩ ở bang Rakhine phân phát truyền đơn thúc giục Phật tử không nên liên hệ với người Rohingya. Theo báo cáo, một vài nhóm Phật tử còn can thiệp vào việc phân phối cứu  trợ nhân đạo cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo động.

Aung+San+Suu+Kyi 2

Một giáo viên ngoại quốc dạy  tiếng Anh ở Rangoon trong một điện thư nói rằng hầu hết Phật tử, ngay cả thành phần có học cũng nói rằng “Có một tinh thần bài ngoại khá thống nhất đối với vấn đề người Rohingya và khó thay đổi một sớm một chiều.”

Điều này đúng cả với cộng đồng Miến Điện cổ vũ dân chủ, kể cả những khuôn mặt lãnh đạo trong Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) của Bà Suu Kyi. Ko Ko Gyi người đã bị bỏ tù vì có vai trò trong cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988 nay giúp hỗ trợ tinh thần cho những nhà hoạt động dân chủ trẻ qua vai trò lãnh đạo nhóm “Thế Hệ Sinh Viên 1988” đã diễn tả sắc dân Rohingya là những kẻ khủng bố vi phạm chủ quyền quốc gia. Giống như những khuôn mặt ủng hộ dân chủ, Ko Ko Gyi không cho rằng Rohingya phải được kể như 135 sắc dân được quốc gia công nhận và rằng “nguồn gốc của bạo động phát xuất từ biên giới” ý nói từ Bangladesh. Còn theo phát ngôn viên của NLD thì nói“ Người Rohingya không phải dân nước chúng tôi.”
            Bà Suy Kyi đã phản ứng giống như một con nai chóa mắt bởi ánh đèn pha khi phải đối đầu với vấn đề Rohingya. Trong khi ở Âu Châu vào Tháng Sáu để nhận Giải Thưởng Hòa Bình Nobel phát trễ, khi được hỏi liệu người Rohingya có được đối xử như một công dân không, bà trả lời “ Tôi không biết.” rồi lập lờ nước đôi khi trộn lẫn với với luật ban cấp quốc tịch với nhu cầu cần phải cảnh giác vùng biên giới- hàm ý  chia xẻ quan điểm vấn đề Rohingyachỉ là vấn đề di dân bất hợp pháp. Bà và tổ chức NLD không hề tố cáo những vụ tấn công hoặc phỉ báng chủng tộc hoặc bày tỏ cảm tình với những nạn nhân.
            Sự đáp ứng cỏ vẻ keo kiệt (pinched) thiếu hào sảng này  khiến các nhà quan sát thất vọng. Nhà báo Francis Wade tự hỏi liệu các nhà quan sát Tây Phương có “quá lãng mạn” về cuộc đấu tranh của NLD với tập đoàn quân phiệt và liệu phong trào dân chủ có “ triệt để cam kết gắn bó vơi nguyên tắc bao dung” như nhiều người vẫn tin như thế.
            Maung Zarni, một nhà nghiên cứu của Trường Kinh Tế Luân Đôn nói rằng sự kín đáo trong lời nói của Bà Suu Kyi là vấn đề thực tế chính trị. Bà này nói với AP rằng “Về mặt chính trị mà nói, San Suu Kyi chắc chắn chẳng lợi ích gì khi mở miệng nói ra chuyện đó. Bà không còn là một nhà đối kháng chính trị để cố mà giữ lấy nguyên tắc. Nay bà ta là một chính trị gia và mắt phải nhìn tới phần thưởng (chiến thắng) – đó là lá phiếu của đa số cử tri Phật Giáo vào năm 2015.

            Đề nghị của Tổng Thống Thein Sein nhằm trục xuất hoặc đưa người Rohingya vào những trại tập trung đã làm tăng uy tín của ông như một người bảo vệ Phật Giáo khi cả ngàn tăng sĩ xuống đường ở Rangoon và Mandalay trong vài ngày tuần lễ đầu của Tháng Chín để  bày tỏ sự ủng hộ của tăng đoàn. Sự ủng hộ này có thể coi như đối thủ của Suu Kyi trong cuộc bầu cử tổ chức vào năm 2015, hoàn toàn trái ngược với phong trào dân chủ do tăng đoàn phát động trong quá khứ, một nhắc nhở cho Miến Điện thấy sự thay đổi quá nhanh về quân bình chính trị. Trong cuộc đấu tranh , tình cảm của tín đồ Phật Giáo là một biến số (variable) không thể lường trước được.

            Dù toan tính thế nào đi nữa, việc Bà Suu Kyi thiếu quan tâm tới vấn đề người Rohingya chỉ xác định mối hòai nghi đã có từ lâu từ những người theo chủ nghĩa dân tộc khác không tin rằng NLD là một chính đảng của toàn dân Miến Điện. Điều này đặc biệt đúng đối với Tổ Chức Độc Lập Kachin (KIO) hiện đang tiến hành cuộc chiến đấu toàn lực chống lại giới quân sự Miến Điện gần biên giới Trung Hoa.
            Trong chuyến thăm Âu Châu vào Tháng Sáu, đối đầu với câu hỏi ở Luân Đôn là tại sao bà không lên án giới quân sự đã dùng bạo lực để chống lại sắc tộc Kachin mà đa số là Thiên Chúa Giáo, Bà Suy Kyi đã nổi cáu  và trả lời một cách mơ hồ, “Giải quyết những tranh chấp không có nghĩa là lên án; mà phải tìm ra nguồn gốc, nguyên do gây ra xung đột.” Ko Nawang - một nhà tranh đấu Kachin đã phản ứng, “Không đưa ra lời tuyên bố trực tiếp và không xứng đáng hỗ trợ cho người Kachin, Bà Suy Kyi chỉ làm cho người Kachin trở nên cực đoan và có cảm tưởng rằng hợp tác với người Miến Điện là uổng công. “

            Kể từ khi trở lại Miến Điện, Bà Suu Kyi đã đặt ưu tiên cho vấn đề quyền lợi của các sắc dân thiểu số và trình bày điều nàylần đầu tiên trước quốc hội. Tuy nhiên bà đã không nói gì về sắc tộc Rohingya trong bài diễn văn. Luồn lách trên vấn đề chủ nghĩa quốc gia Phật Giáo đã cho thấy đây là một thách thức rất phức tạp mà Suy Kyi phải đối đầu hiện nay. Vấn đề này đã làm Miến Điện chấn thương: Cuộc bạo loạn sắc tộc năm 1962, phần lớn khởi đầu từ việc tuyên bố Phật Giáo là quốc giáo, trở nên một cái cớ cho cuộc đảo chính của Tướng Ne Win. Việc nắm chính quyền của giới quân phiệt đã khiến Miến Điện bị cô lập nửa thế kỷ, đưa đất nước đến tả tơi. Nếu căng thẳng sắc tộc và tôn giáo sôi sục vào thời điểm này, đất nước Miến Điện có thể vỡ ra như Nam Tư (Yugoslavia) sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt.  Nỗi ám ảnh của sự xáo trộn (quốc gia) mà giới quân sự từ lâu viện dẫn để biện minh cho sự mạnh tay có thể làm chậm tiến trình cải cách, ngưng đọng hay quay ngược tiến trình cải tổ.
            Bằng mọi nỗ lực để xây dựng bản sắc quốc gia dân tộc trong một đất nước chưa bao giờ là một, quan điểm chính trị của chủ nghĩa quốc gia Phật Giáo làm cho quyết định chính trị của Bà Suu Kyi hạn chế khi bà theo đuổi công cuộc cải cách chính trị. Và chính bà cũng có thể nghi ngờ rằng sự cứng rắn về văn hóa của đất nước Phật Giáo chưa chắc đã khuyến khích dân chủ và bao dung. Về “tâm linh sắc tộc” của người Miến Điện, trong một bài chuyên khảo năm 1985 bà đã viết như sau, “Phật Giáo tiêu biểu cho sự hoàn mỹ. Vì thế không nhất thiết phải triển khai thêm hoặc nghiên cứu thêm những triết lý khác”
            Tiến trình dân chủ tại Miến Điện- sẽ- dĩ nhiên là vấn đề chính trị. Nhưng ở đất nước Miến Điện khi bài toán chính trị vô cùng phức tạp thì yếu tố văn hóa là là yếu tố quyết định.
Bản dịch của Đào Văn Bình

Chú thích c
ủa người dịch:
Hiện nay Miến Điện đang phải đối đầu với vấn đề người thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo. Một số vụ vi phạm nhân quyền đã xảy ra nhưng tác giả căn cứ vào đâu để nói rằng tinh thần bài ngoại của Phật Giáo Theravada khuyến khích kỳ thị chủng tộc và cho rằng tôn giáo mình là tối thượng trong đầu óc tín đồ Phật Giáo chiếm đa số và không lý gì đến các sắc dân và tôn giáo khác ?
Đó là tại Miến Điện. Còn các quốc gia dân chủ Tây Phương thì sao?Tại Hoa Kỳ, mới đây một số mục sư Tin Lành Da Đen đã kêu gọi tín đồ ở nhà, không đi bỏ phiếu vào ngày 3 Tháng 11 với lý do: Họ không thể bỏ phiếu cho một người theo Đạo Mormon (Mit Romney) hay người chủ trương đồng tính luyến ái đi ngược với tín điều Thiên Chúa Giáo (Obama). Dĩ nhiên bạo lực chưa xảy ra nhưng sự kỳ thị và tẩy chay chính trị đã có. Ngày naym một số khuôn mặt chính trị lớn của Anh, Pháp, Đức đã nói rằngngười Hồi Giáo không sao hội nhập vào xã hội.
Quan niệm và mơ ước hòa đồng chỉ là ảo tưởng. Bởi vì khác biệt tôn giáo đưa tới khác biệt về văn hóa, nghệ  thuật, đạo đức, lối sống, lịch sử và cấu trúc chính trị. Khó lòng một đất nước đa số là Hồi Giáo mà một người Thiên Chúa Giáo hay Tin Lành có thể là tổng thống. Cũng thế, liệu Hoa Kỳ có chấp nhận một vị tổng thống người Hồi Giáo hay không? Trong suốt thời gian tranh cử giữa Ô. McCain và Ô. Obama, người ta đã giấu tên thật của Ô. Obama là: Barack Hussein Obama mà chỉ đưa ra Barack Obama vì cái tên Hussein khiến người ta liên tưởng tới Hồi Giáo.   
Do đó có thể nói, muôn đời vấn đề tôn giáo vẫn là một yếu tố lớn trong chính trị hay tôn giáo là chính trị lớn. Khi mà sự thống nhất đất nước bị đe dọa,  lúc đó khác biệt tôn giáo có thể đưa tới bạo lực. Nói chung, yếu tố tôn giáo sẽ còn tốn tại với nhân loại khi tôn giáo vẫn còn là một nhu cầu của con người, khi mà tôn giáo - đôi khi đồng nghĩa với quyền lực chính trị, đời sống kinh tế và bản sắc dân tộc.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2012(Xem: 7293)
Vào ngày thứ ba, trong một thông điệp nhân ngày lễ Phật Đản của Phật Giáo (Lễ Vesak), một vị Hồng Y Thiên Chúa Giáo La Mã đã ca ngợi Phật Giáo...
28/03/2012(Xem: 5246)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn từ Âu Châu tại Hoa Kỳ 2012
23/03/2012(Xem: 4916)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
19/03/2012(Xem: 10512)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
11/03/2012(Xem: 9707)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
02/03/2012(Xem: 4041)
trường trên Biển Đông mà csVN đã lỡ cống nạp qua Công hàm bán nước do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 công nhận Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của VNCH là thuộc về Trung Quốc! Trong khi đó, Nhật Bản là nước nhỏ nhưng đang đối đầu quyết liệt với Trung Quốc để bảo vệ đảo Senkaku mà Trung Quốc đòi xâm lược cho rằng đó là đảo Điếu Ngư của thời ông tổ tiên nhà "Háng" truyền lại... nên đã được thiên nhiên giúp cho chỉ trong một đêm Thứ Bảy 25-4-2015, tự dưng một dãi đất liền từ đáy biển dâng cao có chiều dài 1,000 đến 1,640 ft (308.8m - 499.872m), chiều rộng 100 feet (30.88m) và cao khỏi mặt biển 60 feet (18.288m).
08/02/2012(Xem: 9136)
Dân số Việt Nam sống ở hải ngoại và Hoa Kỳ
05/02/2012(Xem: 6357)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
22/01/2012(Xem: 4074)
Đó là Đài Truyền hình Supreme Master Television, tên viết tắt SMTV, tên tiếng Việt gọi là “Đài Truyền hình Vô Thượng sư”, do Bà Thanh Hải, người tự xưng “Vô thượng sư”, một hình thức chứng đắc, đã đột ngột ngừng phát sóng hoàn toàn, trên phạm vi toàn thế giới, mà không có một lời thông báo trước, hay giải thích sau đó.
26/05/2011(Xem: 5535)
Thành phố Koriyama, phía tây nhà máy điện Fukushima , với cột đo lường phóng xạ. Đến nay thành phố vẫn khuyên không nên để trẻ em từ 2 đến 5 tuổi ở ngoài quá 30 phút. Ảnh chụp ngày 01/03/2014.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]