Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

22/02/201620:30(Xem: 12498)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
( TUẦN THỨ 3 THÁNG 2, 2016 )
 

Diệu Âm lược dịch

 

 

BANGLADESH: Áp dụng lệnh cấm khi viếng Chùa Vàng ở Bandarban

Ngày 14-02-2016, các viên chức của Chùa Vàng ở huyện Bandarban đã ban một lệnh cấm khi đến viếng ngôi chùa này, nơi được xem là điểm thu hút chính đối với khách du lịch và là một thánh địa đối với Phật tử.

Quyết định nói trên sẽ có hiệu lực vào ngày 20-2-2016 trong khi các tín đồ vẫn sẽ được phép vào chùa,

Các viên chức của chùa đã đưa ra quyết định này là vì du khách đến đây thường làm hỏng môi trường của thánh địa qua việc ném xả các loại đồ vật khác nhau khắp chùa.

Shib Nath, một thành viên của ủy ban bảo trì Chùa Vàng, nói rằng du khách từng đến viếng chùa này thường chạm vào tác phẩm điêu khắc của Phật giáo và mang cả giày khi đi vào trong chùa. Điều đáng nói là vào ngày 14-2, có cả một nhóm du khách cố mang giày vào chùa nên đã tạo ra một tình huống không mong muốn.

Sau đó các viên chức của chùa đã đưa ra quyết định nói trên.

Được xây vào năm 2000, Chùa Vàng thuộc tông phái Phật giáo Nguyên thủy vốn được người dân Marma bản địa thực hành.

(Dhaka Tribune – February 15, 2016)

2016-02-03-000

Chùa Vàng ở huyện Bandarban, Bangladesh
Photo: Dhaka Tribune

 

ẤN ĐỘ: Chính quyền bang Maharashtra chấp thuận sáng kiến dịch Tam Tạng Kinh sang tiếng Marathi

Chính quyền bang Maharashtra của Ấn Độ đã đồng ý thành lập một ủy ban để dịch Kinh Tam Tạng từ tiếng Phạn sang tiếng Marathi để kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar  - học giả, nhà hoạt động xã hội và là nhà cải cách Ấn Độ. Viện Nghiên cứu và Đào tạo Babasaheb Ambedkar (BARTI) đã đề xuất dự án này với chính quyền vào tháng 8 năm ngoái.

Marathi là một ngôn ngữ Ấn-Aryan chịu ảnh hưởng mạnh bởi tiếng Phạn. Là một trong 23 ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, Marathi là ngôn ngữ chính thức của bang Maharashtra và là ngôn ngữ bán chính thức của bang Goa. Theo số liệu điều tra dân số, có 73 triệu người nói tiếng Marathi ở Ấn Độ vào năm 2001.

Dự án tại bang Maharashtra này phản ảnh sự cam kết đầy tham vọng của sáng kiến phi lợi nhuận toàn cầu 84000, vốn vào năm 2010 đã bắt đầu dịch các ngôn từ và những lời Phật dạy sang các ngôn ngữ hiện đại với mục đích bảo tồn và truyền bá giáo lý đến với mọi người.

(Buddhistdoor Global – February 15, 2016)   

 

 

MÃ LAI: Chùa Than Hsiang cùng 34 tổ chức Phật giáo mừng Tết Nguyên Đán

Penang, Mã Lai – Trong tinh thần Tết Nguyên Đán, Chùa Than Hsiang cùng với 34 tổ chức Phật giáo đã tổ chức một đại lễ tại trường Phật giáo SMJK Phor Tay ở Jalan Sungai Dua, Penang.

Các nhà sư Chùa Than Hsiang cử hành lễ cầu phúc và Thượng tọa Wei Wu trụ trì chùa đã thuyết pháp trước 1,000 người tham dự. Ông cũng chia sẻ một số trải nghiệm cuộc sống cá nhân với họ. Ông nói, “Giáo dục không chỉ quan trọng đối với sự thành công mà còn đối với tôn giáo nữa. Nó còn hơn cả việc chỉ đạt được kiến thức. Mục tiêu của chúng ta là củng cố các giá trị đạo đức và tôn giáo trong thế hệ mới”.

Ông cho biết Chùa Than Hsiang nhận được khoảng 2 triệu RM một năm thông qua việc cúng dường chủ yếu từ công chúng. Tiền này được dùng để giúp điều hành 4 trường Phor Tay, tổ chức các hoạt động tôn giáo và hỗ trợ các tổ chức từ thiện.

(The Star – February 17, 2016)

 

 2016-02-03-001

 

Thượng tọa Wei Wu và Phật tử trong đại lễ Tết Nguyên Đán tại chủa Than Hsiang (Mã Lai)
Photo: The Star

 

 

MIẾN ĐIỆN: Ngắm hàng nghìn đền chùa tại Bagar từ khinh khí cầu

Theo bài báo của tác giả Molly Sinclair McCartney mô tả, cuộc hành trình ngắm chùa chiền ở miền trung Miến Điện bằng khinh khí cầu thật thú vị:

“…Đây là Khu Khảo cổ Bagar ở miền trung Miến Điện. Tại đây, trong một diện tích khoảng 16 dặm vuông, hơn 4,450 đền chùa chủ yếu là của Phật giáo đã được xây dựng trong sự sùng tín cao độ, vốn kéo dài từ thế kỷ 11 đến 13. Khoảng 2,200 đền chùa vẫn tồn tại, mặc dù nhiều chùa đã bị hư hại bởi các trận động đất, lũ lụt và sự xâm lược.

Và cách tốt nhất để ngắm chúng là bằng khinh khí cầu. Khi phi công đưa chúng tôi lên không trung, 15 khách đồng hành và tôi đã được xem một cuộc trưng bày đầy ấn tượng và gây sững sờ trên mặt đất bên dưới. Một số chùa không lớn hơn các nhà kho chứa vật dụng, trong khi những chùa khác thì cao nhiều tầng với các ngọn tháp gợi nhớ các tháp chuông nhà thờ ở quê nhà…Một số chùa nằm thành nhóm. Một số lại nằm đơn độc. Hầu hết là màu đỏ, là màu của gạch bằng đất, nhưng tôi còn thấy một số chùa vàng và một số chùa màu trắng. Điều thấy rõ ở đây là nỗ lực của các nhà cầm quyền đầy quyền uy và các gia đình giàu có trong việc xây thật nhiều đến mức có thể các đền chùa và kiến trúc tôn giáo trong những năm cường thịnh nhất của Bagar…”

(newsnow.com – February 19, 2016)

2016-02-03-0022016-02-03-003

Ngắm chùa chiền tại Bagar (Miến Điện) bằng khinh khí cầu
Photos: Molly Sinclair McCartney

 

 

HOA KỲ: Truyện tranh ‘Tiểu Tất (Đạt Đa) – Little Sid’

New York, Hoa Kỳ - Nhà xuất bản truyện tranh First Second Books nhân kỷ niệm 10 năm thành lập đã công bố một tựa truyện sắp tới cho Mùa đông 2018: Tiểu Tất (Đạt Đa) – Little Sid.

Truyện được viết bởi Ian Lendler và minh họa bởi Xanthe Bouma. Tác giả Ian Lendler đã từng viết nhiều truyện tranh khác, còn Xanthe Bouma là một họa sĩ minh họa tự do vừa tốt nghiệp Học viện Cao đẳng Nghệ thuật Maryland.

Truyện kể về Tất Đạt Đa trước khi thành Phật. Là thái tử, được hưởng mọi thứ mình muốn, tuy vậy ngài không hài lòng. Truyện pha trộn những truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Phật giáo với một câu chuyện phiêu lưu để dạy cho trẻ em một số khái niệm của Phật giáo.

Trước khi thành Phật, Tất Đạt Đa là một người đàn ông bình thường. Và trước khi Tất Đạt Đa trưởng thành, ngài là Tiểu Tất – một cậu bé bình thường. Giống như chúng ta nếu chúng ta là một thái tử có được mọi thứ ta mong ước. Nhưng lối sống vương giả này khiển Tiểu Tất cảm thấy không hài lòng, vì vậy cậu bé mạo hiểm rời lâu đài để tìm một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Pha trộn những cuộc phiêu lưu của một cậu bé trên đường với một số truyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của Phật giáo, ‘Tiểu Tất’ không chỉ có mục đích dạy cho trẻ em những tư tưởng quan trọng nhất của Phật giáo là còn dạy chúng trở thành người tốt.

(Tipitaka Network – February 21, 2016)

 2016-02-03-004
2016-02-03-005
Tranh minh họa của truyện ‘Tiểu Tất’
Photos:geekdad.com

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2016(Xem: 9099)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
22/01/2016(Xem: 4524)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tuần lễ tưởng niệm Phật Thành Đạo cũng chính là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho '' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra (From 9 to 19 Jan 2016). (Nyingma có nghiã là Cổ xưa nên có tên là dòng Cổ Mật nhưng trước đây còn được gọi là dòng Mũ Đỏ. Ngài Mindroling
07/01/2016(Xem: 10742)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
20/12/2015(Xem: 3764)
Trước thềm năm mới Dương Lịch 2016 và Âm Lịch Bính Thân, thay mặt Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, thành tâm kính chúc chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và quý Cư Sĩ thành viên GHPGVNTNHK một năm mới phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và Phật sự châu viên.
20/12/2015(Xem: 3688)
Trước thềm năm mới Dương Lịch 2016 và Âm Lịch Bính Thân, thay mặt Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, thành tâm kính chúc chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và quý Cư Sĩ thành viên GHPGVNTNHK một năm mới phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và Phật sự châu viên. Một năm trôi qua với nhiều biến động gây bao đau thương, mất mát và khổ lụy bởi thiên tai, nhân họa ập xuống cuộc sống vô thường của nhân sinh trên khắp thế giới cũng như tại Hoa Kỳ, xin hãy nhất tâm cầu nguyện cho thế giới hòa bình và chúng sinh an lạc. Trong bối cảnh bất an của con người và xã hội như thế, Giáo Hội cần tinh tấn nhiều hơn nữa trong mọi Phật sự để góp phần xoa dịu bớt khổ đau và kiến tạo hòa bình cho nhân loại.
11/12/2015(Xem: 10500)
" Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 12 năm 2015 Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển đã có mặt tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ để đãnh lễ nơi thành đạo của Đức Thế Tôn, gặp gỡ và giảng pháp cho Phái Đòan hành hương của TT Thích Hạnh Nguyện tại Trung Tâm Tu Học Viên Giác, đón tiếp cái Phái Đón Phật Tử Âu Mỹ, Nga và làm từ thiện cho người nghèo cũng như phát sách vở cho học sinh tại trường Pragna Vihara).
23/11/2015(Xem: 5420)
Bắt đầu từ ngày 05/11/2015 các tỉnh thành Phật giáo Trung Quốc đều long trọng tổ chức lễ Tưởng niệm lần thứ 108 Ngày sinh cố Chủ tịch Triệu Phác Sơ (21/05/1907-05/11/2015). Lễ Tưởng niệm ngày Sinh nhật cố Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Triệu Phác Sơ với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Cư sĩ Triệu Phác Sơ (趙樸初) sinh ngày 05/11/1907 (30.09/Đinh Mùi), tại thị trấn An Khánh, huyện Thái Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Cư sĩ Triệu Phác Sơ, vị lãnh tụ Phật giáo xuất sắc, Thư pháp gia kiệt xuất, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, nhà ái quốc vĩ đại, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản, Cố vấn, Chủ tịch danh dự Hội Hồng Thập tự, Phó hội trưởng nhân dân Trung Quốc giải trừ quân bị tranh thủ hòa bình, Đại biểu Quốc hội Trung Quốc các khóa 1,2,3, khóa 4, Ủy viên Ủy ban Quốc gia CPPCC Trung Quốc , khóa 4,5 Ủy viên thường vụ Ủy ban Quốc gia CPPCC Trung Quốc.
05/11/2015(Xem: 5441)
Năm nay trời vào thu ở Đức rất đẹp, lá vàng rơi nhiều, khiến cái se lạnh đã làm cho nhiều người tự suy nghĩ lại chính bản than của mình nhiều hơn, trong đó có việc kiểm điểm tự thân và họp định kỳ hằng năm của Tổ Chức Cộng Đồng Tăng Gìa Đức. Tham dự phiên họp nầy có HT Phương Trượng chùa Viên Giác, ĐĐ Thích Như Tú, Trụ Trì chùa Phật Tổ Thích Ca tại Luzern Thuỵ Sĩ, ĐĐ Thích Hạnh Định, Trụ Trì chùa Phật Linh Việt Nam, ĐĐ Thích Hạnh Giác, Tăng chúng Tu Viện Viên Đức, Sư Cô Thích Nữ Hạnh Trang, NPĐ Tam Bảo tại Reutlingen. Về phiá chư Tăng Ni Đức có 7 vị tham dự gồm Sư Cô Hội Trưởng và các thành viên trong Ban Chấp Hành. Có 4 vị đến từ Hamburg và Hannover và 3 vị đến từ Thụy Sĩ nói tiếng Đức.
29/09/2015(Xem: 5091)
Dựa trên thống kê của Ngân hàng Thế giới, danh sách 20 nơi giàu nhất thế giới được đưa ra. Trong đó, châu Âu có tới 13 đại diện.
27/09/2015(Xem: 8464)
Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa Đã chuẩn bị chu đáo, và đang tiến hành trọng lễ trong 3 ngày từ 25 đến 27/9/2015: - Lễ Đại Tường Trưởng Lão Hòa Thượng (Trú Trì chùa Long Sơn) thượng Chí hạ Tín. - Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Trung Cấp Phật Học Khánh Hòa (1990-2015). Triển lãm Thông Tin, Tranh Ảnh Mỹ thuật về Lễ Kỷ Niệm 25 năm thành lập Trường Trung Cấp Phật Học Khánh Hòa (1990-2015) được tổ chức tại Long Sơn Tự (Chùa Tỉnh Hội), nằm trong chương trình 3 ngày trọng lễ từ 25 đến 27/9/2015. Chư tôn đức tăng ni, cùng Phật tử khắp nơi trong và ngoài tỉnh về dự lễ, tham quan, hội thảo về giáo dục Phật Giáo... không khí rộn ràng, an vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]