Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

125 nhà lãnh đạo Phật giáo gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc

24/05/201507:21(Xem: 7298)
125 nhà lãnh đạo Phật giáo gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc

Ngày 14/05/2015 tại Tòa Bạch Ốc, 125 nhà lãnh đạo Phật giáo Mỹ tập họp tại Thủ đô Washington cùng dự Hội nghị, gặp gỡ các quan chức Chính phủ Mỹ tại tòa Bạch Ốc


blank



125 nhà lãnh đạo Phật giáo Mỹ tập họp tại Thủ đô Washington cùng dự Hội nghị, nhằm tập trung vào việc đưa các cộng đồng đức tin của họ vào công chúng, đời sống dân sự. Sau buổi họp, đoàn Đại biểu Phật giáo Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Chính phủ Mỹ tại tòa Bạch Ốc.

Buổi chiều ngày 14/05/2015 tại Tòa Bạch Ốc, các nhà lãnh đạo Phật giáo bao gồm Chư tôn đức Tăng già  - Hòa thượng Bhikku Bodhi, Phật giáo Nguyên thủy Mỹ, sẽ cùng tham gia vào việc trình bày giáo lý đạo Phật tại Hội nghị US Buddhist Leadership Conference. Các khóa họp cho Hội nghị được tổ chức tại Viện Đại học George Washington, sau đó di chuyển đến tòa Bạch Ốc – phòng Hiệp Ước (Treaty Room) của tòa nhà Hành pháp cũ, nhìn xuống cánh Tây tòa Bạch Ốc.

Bodhi-4
Hòa thượng Bodhi, (xem bài)




Hội nghị cho rằng sự khởi đầu của một sự thức tỉnh dân không chỉ giữa các phật tử Mỹ, mà ngay cả phật tử các nước trên thế giới, nơi mà đời sống tinh thần và Tôn giáo đôi khi cá thể tách ra từ những thứ như Chính trị và chính sách. Phật tử Mỹ có tỷ lệ cao của sự chú tâm về chính trị trong biểu quyết, nhưng những năm gần đây đã không xem xét hoặc tập trung cụ thể theo cách Phật giáo, họ chuyển thành hành động công cộng.

Trong thập kỷ qua, một cuộc trò chuyện đã nhanh chóng phát triển xung quanh những câu hỏi như: Điều cần thiết gì ở một vị trí của Phật giáo quan tâm đến các vấn đề như nghèo đói, hay chủng tộc, hoặc chăm sóc sức khỏe? Chúng ta nên làm gì?

Ông William Aiken, cựu Giám đốc Ngoại vụ đã 20 năm làm việc cho tổ chức Soka Gakkai International ở Washington DC, là một trong những người tổ chức chính của Hội nghị. 

Ông nói với hãng tin Lion Roar rằng: "Tôi nhận thức rằng tiếng nói của Phật giáo không được trình bày như những gì mà Phật giáo có thể được". 


Từ đó, ông đã tìm đến Nữ sĩ Melissa Rogers - phụ tá đặc biệt của Tổng thống Mỹ, Giám đốc Văn phòng Hành chính về Tín ngưỡng Tôn giáo và Đối tác lân cận của Nhà Trắng; ông đã nhận được sự giúp đỡ đặc biệt từ bà ấy. Sau khi nhìn sự khảo sát đối với các Nghị sĩ, ông đã thấy rằng số lượng phật tử nhiều hơn số lượng tín đồ Hồi giáo ở Mỹ và ông suy nghĩ về sự tương đối thiếu hụt của đại diện Phật giáo. 

Ông nói: "Trong cuộc nói chuyện, chúng tôi đã đồng thuận tư tưởng đó là tập hợp giới lãnh đạo Phật giáo thế giới. Đã từng có những cuộc Hội nghị như vậy diễn ra nhưng chúng không có quy mô lớn như lần này."

Ông nói thêm về mục đích của Hội nghị: Có hai ý nghĩa ngang qua việc này. 

- Thứ nhất là dấn thân vào thực hành quản lý để họ thấy được sức mạnh cũng như sự sự đa dạng của Phật giáo hiện tại. 

- Thứ hai là tạo nguồn động lực, kích thích nâng tầm tiếng nói Phật giáo, tiếng nói xuất phát từ lòng Từ bi.

Một vấn đề quan trọng cũng được nhấn mạnh trong Hội nghị đó là sự biến đổi khí hậu, ông William Aiken chú ý đến hoạt động của phật tử trong lĩnh vực này, ví dụ Hội Tăng già Thế giới, Hội Phật giáo Viện trợ toàn cầu, Tỳ kheo Bồ Đề, Hội Liên Hữu Hòa Bình Phật Giáo và nhiều ban ngành khác đã tham gia vào chương trình Diễu hành vì Con người và khí hậu năm ngoái tại New York. 

Ông William Aiken nói: "Tôi nghĩ đó là vấn đề thuộc về tự nhiên", và nhiều vấn đề quan trọng đang được giới phật tử quan tâm cũng sẽ được trình bày, ví dụ, phân biệt chủng tộc, bình đẳng kinh tế và giải trừ vũ khí hạt nhân.

Ông William Aiken nhấn mạnh: "Hy vọng của chúng tôi là có thể tạo được sự xúc tác và phấn khích cho nhiều người. 

Năm nay hội nghị sẽ diễn ra tại Nhà Trắng và năm sau có thể sẽ ở Điện Capitol - Bản doanh của Quốc hội Hoa Kỳ."


 Thích Vân Phong

Nội dung của Hội nghị Phật giáo tại Nhà Trắng

GNO - Hội nghị Phật giáo diễn ra ngày 14-5 vừa qua tại Nhà Trắng có sự tham gia của hơn 125 đại biểu là chư Tăng Ni đến từ các tu viện, các học giả, các nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học, các nhà hoạt động Phật giáo thuộc đa dạng các truyền thống, từ Phật giáo Châu Á đến Châu Mỹ.

anh 1.png
Tổ chức Vesak tại Nhà Trắng - Ảnh: Phillip Rosenberg

Mục đích đầu tiên của Hội nghị này, như phát biểu của ông Bill Aiken, giám đốc Hoạt động Cộng đồng, Tổ chức Sokka Gakai International là “sử dụng sức mạnh của Nhà Trắng để quy tụ những nhà lãnh đạo Phật giáo nhằm khẳng định những cam kết về vai trò của Phật giáo đối với biến đổi khí hậu cũng như chia sẻ với cộng đồng những phương thức hành động hiệu quả tối ưu và lắng nghe đại diện của chính quyền Obama trình bày quan điểm về các vấn đề này”.

Hội nghị tập trung vào hai nội dung lớn: Một là, mối quan ngại về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người. Hai là, hội nghị đã đề cập đến việc bình đẳng sắc tộc khi nhắc đến các sự vụ người không vũ trang thuộc các sắc tộc khác nhau bị cảnh sát sát thương gần đây.

Hội nghị chia làm hai phiên. Phiên sáng diễn ra tại hội trường Đại học George Washington với các bài thuyết diễn về biến đổi khí hậu, chủng tộc ở Châu Mỹ và những nỗ lực biểu hiện các giá trị của Phật giáo với đời sống cộng đồng. Theo đó, nguyên nhân của biến đổi khí hậu được soi dẫn dưới học thuyết Tứ đế của nhà Phật, chỉ ra sự cần thiết phải tiến đến một sự quá độ, thay đổi sự phát triển kinh tế lấy các yếu tố môi trường làm trọng, phát triển nguồn năng lượng sạch.

Một nội dung khác của các bài thuyết trình cho rằng “cách chúng ta hành xử thiếu tôn trọng với môi sinh là biểu hiện của ý thức hệ cho phép chúng ta thiếu tôn trọng con người giữa các sắc tộc khác nhau”. Do đó, đào sâu vào nguyên nhân của biến đổi khí hậu đồng nghĩa với việc chúng ta cắt giảm nguồn gốc của phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và bạo lực đang diễn ra.

Phiên hội nghị buổi chiều diễn ra tại Nhà Trắng với điểm nhấn là sự tổ chức nghi thức chào mừng Đại lễ Vesak, vốn lần đầu tiên được tổ chức tại Nhà Trắng. Tiếp sau đó là các bài trình bày với phần vấn đáp cũng tập trung vào các nội dung trọng tâm của Hội nghị.

Hội nghị kết thúc với phát biểu tổng kết: Hội nghị này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của Phật giáo trên đất Mỹ. Với sự tụ hội của các lãnh đạo Phật giáo cùng nhau bàn bạc về các mối quan ngại xã hội đã cho thấy người theo Phật giáo không phải “động thổ” những vùng đất mới mà là tiếp tục và duy trì sự quay về với Đức Phật - Người đã du hóa vùng đông bắc Ấn Độ nhằm thiết lập và xây dựng đời sống con người dưới sự soi dẫn của Chánh pháp, từ giới vương tôn quý tộc cho đến người dân bình thường. Phật giáo không hướng đến việc áp đặt niềm tin tôn giáo lên giới chức lãnh đạo nhưng đi vào hướng tiếp cận rằng các chính sách lãnh đạo phải được xây dựng và thực hiện trên nền tảng của tình thương, lòng từ bi, công bằng xã hội, hòa bình và có trách nhiệm với môi sinh - vốn là giá trị cốt lõi nhất của Phật giáo và các giá trị tôn giáo chân chính trên thế giới.

Đưa các giá trị của Phật giáo vào đời sống là sự chung tay cùng các tổ chức có cùng chí hướng, sẽ giúp chia sẻ và hợp tác để hướng đến công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sống, giảm sức mạnh chưa chính nghĩa của quân đội và cao nhất là xây dựng một thế giới hòa bình. 

anh 2.png
Đại biểu dự hội nghị nghe thông điệp Vesak tại Nhà Trắng 
- Ảnh: Phillip Rosenberg

anh 3.png
Tại một phiên diễn thuyết, thảo luận của Hội nghị 
- Ảnh: Phillip Rosenberg

anh 4.png
Hòa thượng Bodhi trình bày về biến đổi khí hậu
 - Ảnh: Phillip Rosenberg

Trần Trọng Hiếu 
(Theo Buddhist Global Relief

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2012(Xem: 4322)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
19/03/2012(Xem: 7996)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
11/03/2012(Xem: 7502)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
02/03/2012(Xem: 3641)
trường trên Biển Đông mà csVN đã lỡ cống nạp qua Công hàm bán nước do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 công nhận Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của VNCH là thuộc về Trung Quốc! Trong khi đó, Nhật Bản là nước nhỏ nhưng đang đối đầu quyết liệt với Trung Quốc để bảo vệ đảo Senkaku mà Trung Quốc đòi xâm lược cho rằng đó là đảo Điếu Ngư của thời ông tổ tiên nhà "Háng" truyền lại... nên đã được thiên nhiên giúp cho chỉ trong một đêm Thứ Bảy 25-4-2015, tự dưng một dãi đất liền từ đáy biển dâng cao có chiều dài 1,000 đến 1,640 ft (308.8m - 499.872m), chiều rộng 100 feet (30.88m) và cao khỏi mặt biển 60 feet (18.288m).
08/02/2012(Xem: 8111)
Dân số Việt Nam sống ở hải ngoại và Hoa Kỳ
05/02/2012(Xem: 5648)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
22/01/2012(Xem: 3548)
Đó là Đài Truyền hình Supreme Master Television, tên viết tắt SMTV, tên tiếng Việt gọi là “Đài Truyền hình Vô Thượng sư”, do Bà Thanh Hải, người tự xưng “Vô thượng sư”, một hình thức chứng đắc, đã đột ngột ngừng phát sóng hoàn toàn, trên phạm vi toàn thế giới, mà không có một lời thông báo trước, hay giải thích sau đó.
26/05/2011(Xem: 5059)
Thành phố Koriyama, phía tây nhà máy điện Fukushima , với cột đo lường phóng xạ. Đến nay thành phố vẫn khuyên không nên để trẻ em từ 2 đến 5 tuổi ở ngoài quá 30 phút. Ảnh chụp ngày 01/03/2014.
05/03/2011(Xem: 3782)
Các tôn giáo trên thế giới có thể đóng góp gì trong việc thực hiện nhân quyền được hiển nhiên coi là một trong những vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại.
02/02/2011(Xem: 5185)
Llewellyn King là một nhà báo, nhà bình luận, người dẫn chương trình khá nổi tiếng người Mỹ. Giống như các du khách khác đến với Việt Nam, ông cho biết điều làm ông đặc biệt chú ý không phải là những con đường rộng lớn, những bức tranh gốm ghép ấn tượng, công viên, kiến trúc hoành tráng với bề dày lịch sử hay ẩm thực…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567