Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo hoàng Francis từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma

14/12/201415:26(Xem: 6870)
Giáo hoàng Francis từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma
Giao Hoang Francis
Vatican và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn 
trong việc điều hành Giáo hội Công giáo 
ở Trung Quốc

Đức Giáo hoàng Francis sẽ không gặp lãnh tụ lưu vong người Tây Tạng, Đức Dalai Lama do “tình huống nhạy cảm” với Trung Quốc, Tòa Thánh Vatican thông báo. 
 
 
Đức Dalai Lama đang có chuyến thăm thành Rome, đã yêu cầu tổ chức cuộc gặp. Một phát ngôn viên của Vatican nói rằng mặc dù Đức Giáo hoàng “rất coi trọng” ông, yêu cầu của vị lãnh tụ người Tây Tạng đã bị từ chối “vì những lý do hiển nhiên”. Các phóng viên cho rằng Vatican không muốn gây nguy hiểm tới những nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Trung Quốc gọi Đức Dalai Lama là phần tử gây chia rẽ và phản ứng giận dữ khi những nhân vật cao cấp nước ngoài gặp gỡ ông. Dalai Lama chạy trốn sang Ấn Độ từ năm 1959 sau khi quân đội Trung Quốc nghiền nát một âm mưu nổi dậy ở Tây Tạng. 
Ông đang vận động để đạt tới giải pháp “trung dung” hơn với Trung Quốc, tìm kiếm khả năng tự trị thay vì độc lập cho Tây Tạng. Ông được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1989.

Số người theo Công giáo ở Trung Quốc đông hơn cả thành viên Đảng Cộng sản (khoảng 100 triệu người Công giáo so với 86.7 triệu đảng viên), Các nhà phân tích cho rằng đến năm 2030 số người Công giáo ở Trung Quốc có thể sẽ trở thành lớn nhất thế giới.

Cơ đốc giáo xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7 – nhưng rất nhiều người đã bị buộc phải lén lút hành đạo, và các nhà thờ bị coi là bất hợp pháp. Có rất nhiều hạn chế áp dụng lên Giáo hội, chẳng hạn như mọi tòa nhà của Giáo hội hay nhà thờ đều phải được đăng ký với chính quyền, và không được công nhận thẩm quyền của Vatican.

“Giáo hoàng Francis rõ ràng là rất tôn trọng Đức Dalai Lama nhưng ông sẽ không gặp gỡ bất kỳ nhân vật đoạt giải Nobel nào,” một phát ngôn viên Tòa Vatican nói. Người phát ngôn cũng cho biết thêm rằng Giáo hoàng sẽ gửi thông điệp qua video tới hội nghị.

Phát ngôn viên của Đức Dalai Lama nói ông “thất vọng trước việc không thể gặp Đức Giáo Hoàng nhưng ông không muốn gây ra bất kỳ bất tiện nào”. Các nhà phân tích cho rằng Vatican và Trung Quốc có mâu thuẫn trong việc kiểm soát Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc.

dalailama
Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát một cộng đồng chính thống mang tên gọi Hội những người Yêu nước có khoảng 12 triệu người. Nhưng cũng có một hội khác tồn tại bí mật với số thành viên lớn hơn rất nhiều, chọn trung thành với Đức Giáo hoàng. Khúc mắc nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican là bên nào có tiếng nói quyết định trong việc chỉ định các đức Giám mục.

Một quan chức Tòa Thánh nói quyết định của Giáo hoàng đối với Đức Dalai Lama “không phải vì sợ mà muốn tránh gây thêm khó khăn cho những người vốn đã phải chịu khổ sở”. Lần cuối Dalai Lama tiếp xúc với Giáo hội là năm 2006 khi ông gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI.

Dalai Lama đang ở Rome, Ý trong một cuộc gặp với các nhân vật được trao giải Nobel Hòa Bình. Sự kiện này lẽ ra được tổ chức ở Nam Phi nhưng sau đó chuyển về Rome do Nam Phi từ chối cấp thị thực cho Dalai Lama.

www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/12/141213_pope_francis_declines_dalai_lama_meeting


Ứng Xử Bộc Trực Của Giáo Hoàng Francis 
Đối Với Đức Dalai Lama
Kevin Trần
 
Giữa tháng 12 năm 2014, nhân Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 14 các Khôi nguyên Nobel Hòa Bình tại Roma, Giáo hoàng Francis của Giáo Hội Công Giáo La Mã bất chấp chủ trương Liên tôn hòa hợp tôn giáo mà Ngài rao giảng, bất chấp lập trường chống Cộng truyền thống của Giáo hội, và bất chấp ứng xử ngoại giao văn minh của một vị lãnh đạo định chế quốc tế, đã từ chối gặp Đức Dalai Lama chỉ vì muốn thỏa hiệp với chính quyền Trung Cộng. 
 
Động thái phi văn hóa nhưng đầy tính machiavellian đó của Giáo Hoàng Francis rõ ràng mang hậu ý xin Nhà nước Cộng sản nầy đừng làm hại đến Giáo Hội Công giáo bản xứ của con chiên người Hán của Ngài. Giáo hoàng Francis thật là người mau mắn, thật khác với trường hợp của chính phủ Nam Phi mới cách đây 3 tháng, “người lạ” chưa đòi hỏi Ngài đã vội vả đáp ứng lấy lòng rồi! 
 
Tôi xin có ba nhận xét về “sự cố” nầy:

1- Thứ nhất, Trung Cộng mạnh thật. Mạnh đến nỗi đế quốc Công giáo La Mã cũng phải “cúi đầu”! Cộng sản vốn bị mấy đời Giáo hoàng tiền nhiệm gọi là Satan quỷ dữ, chính Mẹ Maria “hiện ra” ở Lộ Đức cũng để lại “lời nguyền rủa” Nga Sô viết, vậy thì sao bây giờ Giáo hoàng Francis lại phải cúi đầu thỏa hiệp với Quỷ Satan?

2- Thứ nhì, nhiều người cho là Công giáo thì chống Cộng nên bàng hoàng trước thái độ cầu cạnh có vẻ khiếp nhược đó của Giáo hoàng Francis. Nhìn như thế là đúng đến … một phần mười sự thật! Chín phần mười kia là Công giáo không chống ai mà cũng chẳng theo ai cả, Công giáo chỉ biết “mở mang nước Chúa” mà thôi. 

Trong chiến tranh Việt Nam, giai đoạn đầu thì Giáo hoàng Pius XII quyết liệt dứt phép thông công những ai theo Cộng sản; nhưng giai đoạn sau, quay 180 độ, Giáo hoàng Paul VI lại tiếp bà Nguyễn Thị Bình của Mặt trận Giải phóng nhưng cấm cửa ông Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hòa. Có vẻ tiền hậu bất nhất như thế nhưng thật ra nhất quán ở một điểm: Để “mở mang nước Chúa”. Phải có một lý do sâu thẳm khiến họ tự hào xưng mình là “Dân Chúa” và “Nước Chúa” chứ không phải là “Dân Việt” và “Nước Việt” chứ. Ai ngu mà tin vào trò xảo thuật Công Giáo yêu nước chống Cộng, đến lúc bị “bán đứng” vì quyền lợi của Vatican thì ráng mà chịu.

3- Và thứ ba, trong chuyến công du Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2014, Giáo hoàng Francis có gửi lời nhắn đến các dân tộc Á châu rằng “không nên sợ những người Thiên Chúa Giáo”. Giáo hoàng Francis là vị chủ chăn Thiên Chúa giáo, đại diện cho Chúa Giêsu dưới trần, … mà nay, qua động thái trắng trợn “đầu hàng” Trung Cộng vì quyền lợi của Giáo hội mình, thì bảo chúng tôi không sợ sao được.

Sợ cái gì ? Chúng tôi sợ nền thần học dối trá trong cuốn Thánh kinh của Giáo hội Công giáo, chúng tôi sợ lịch sử truyền đạo đẫm máu hơn 10 thế kỷ trên 5 châu lục của Công Giáo La Mã, chúng tôi sợ sự tráo trở nham hiểm của các Linh mục Công giáo La Mã, chúng tôi sợ màn kịch chống Cộng tinh xảo của các con chiên mù quáng Công Giáo La Mã, … Và đặc biệt vì là người Việt Nam, chúng tôi sợ bản chất phi dân tộc của Công Giáo Việt Nam, sẽ “bán” dân tộc chúng tôi cho bất kỳ ngoại bang nào chỉ vì quyền lợi của họ!

Để kết, tôi xin cảm ơn và ngưỡng mộ tính bộc trực của Giáo Hoàng Francis. Có sao nói vậy! Cứ nói hết ra đi Ngài. Nhờ ứng xử “ruột để ngoài da” đó của Ngài mà chúng tôi có cơ hội hiểu rõ một cách thâm sâu và chắc chắn hơn ý đồ cũng như hành động của các con chiên Việt Nam trong màn xảo thuật “ mở mang nước Chúa” của họ. 

Kevin Trần
Xmas, 2014

blank

 

Giáo Hoàng Francis sẽ không gặp nhà lãnh đạo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma do "tình hình tế nhị" với Trung Quốc, một phát ngôn viên của Vatican cho biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2014(Xem: 4342)
New York, Hoa Kỳ - Tuần lễ Nghệ thuật và Văn hóa Thiền, một cuộc triển lãm thư pháp và tranh mực của Thiền sư Nhật Bản Yakahashi Yuho – triển lãm đầu tiên của ông tại Hoa Kỳ - cùng với các sự kiện văn hóa kỷ niệm truyền thống Phật giáo khác, bao gồm thiền định, cắm hoa và trà đạo Nhật Bản được tổ chức tại trường SLC từ ngày 22 đến 28 - 10-2014. Thiền sư Yakahashi Yuho là trụ trì của 2 Thiền tự Daian-Zenji ở thành phố Fukui và Hosho-ji ở Kanazawa, là người từ lâu đã vẽ tranh và viết thư pháp Thiền. Cùng đi với Thiền sư từ Nhật đến SLC có bà Noguchi Suichi, một giảng viên về Trà Đạo và Hoa. Bà là một thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật Cắm hoa của Nhật Bản và đã dạy trà đạo và cắm hoa hơn 30 năm. Ngoài ra còn có một học giả hàng đầu về Thiền Phật là ông T. Griffith Foulk, thành viên khoa tôn giáo của SLC. Là người tổ chức sự kiện kéo dài một tuần này, ông có phần thuyết trình về Nghệ thuật và Văn hóa Thiền. (japanesebuddhism.com – October 22, 2014)
22/10/2014(Xem: 4098)
Hôm thứ ba ngày 21 tháng 10, tại tỉnh Gyeonggi-do đã diễn ra buổi hòa nhạc Hộ quốc an dân do Quân nhân Phật tử thuộc Sư đoàn 30, Lữ đoàn 92 thực hiện.
22/10/2014(Xem: 6520)
ÚC ĐẠI LỢI: Trung tâm Phật học Nam Thiên được xây lên từ khu đất hoang Wollongong, New South Wales – Tại một khu đất hoang được mua từ hội đồng địa phương với giá một đô la, một tòa nhà lấy cảm hứng từ hoa sen đã được xây dựng nên và một ngày nào đó nó có thể là hiện thân của trường đại học Phật giáo đầu tiên của Úc Đại Lợi. “Nó rất có tính biểu tượng – tòa nhà hoa sen vươn khỏi khu đất hoang này”, nhà toán học John Loxton, viện trưởng sáng lập viện Nam Thiên nói. Tọa lạc ở nam Wollongong, tòa nhà trong khuôn viên khu đại học vươn lên không gian với những phần bê tông uốn cong với kiểu dáng đẹp. Bên ngoài, các tấm chắn và ngói màu đất sét của tòa nhà hài hòa với ngôi chùa Nam Thiên có mái đất nung truyền thống nằm liền kề. Giáo sư Loxton nói rằng tất cả đã bắt đầu với các dịch vụ sau đại học về nghiên cứu Phật giáo ứng dụng, và học viện có kế hoạch xây dựng thêm nhiều khóa học hơn để đáp ứng về kinh doanh và cuộc sống chuyên nghiệp. (The Australian – October 15, 2014)
22/10/2014(Xem: 5307)
Mỗi năm một lần như thế, Chi Hội Phật Tử Việt Nam tỵ nạn tại Reutlingen và vùng phụ cận tổ chức lễ Thọ Bát Quan Trai dưới sự chứng minh của Hòa Thượng và chư tôn đức Tăng Ni. Năm nay ngoài Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác ra còn có Qúy Đại Đức Thích Hạnh Hòa, Đại Đức Thích Hạnh Định, Đại Đức Thích Hạnh Bổn và Ni Trưởng Thích Nữ Như Viên Trụ Trì Niệm Phật Đường Tam Bảo cũng đã hiện diện. Về phía giới tử có 51 vị ghi danh chính thức và ở lại qua đêm, giữ gìn giới Bát Quan Trai suốt trong 24 tiếng đồng hồ. Khách vãng lai suốt trong hai ngày nầy độ 80 Phật Tử nữa. Đây cũng là con số đáng khích lệ, vì hai ngày ấy xe lửa của Đức đình công đòi tăng lương, nên đa phần những người nào có xe hơi mới đến được.
20/10/2014(Xem: 4209)
Bagan một Thành phố cổ tọa lạc tại vị trí cách khu vực Thành phố Mandalay 145 km về phía đông nam. Vùng đất quanh năm suốt tháng khô ráo, rất thuận tiện cho du khách thập phương tham quan trong mọi thời điểm. Sau khi danh sách Thành phố cổ Pyu, Myanmar được đề cử công nhận Thành phố cổ Bagan Di sản thế giới. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Tổ chức Văn hóa Liên hiệp Quốc (UNESCO), quá trình đề cử Bagan vào danh sách di sản thế giới sẽ bắt đầu với một cuộc họp tham vấn quốc tế tại Bagan từ ngày 10-12 tháng 10 vừa qua.
17/10/2014(Xem: 4252)
Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đại học Naropa (1974-2014). Một trong những sự kiện lớn và là một hội nghị chuyên đề mang tên “Cấp tiến Thiện” sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 19 tháng 10 2014. Một loạt các bài phát biểu, đối thoại, hội thảo, kinh nghiệm thực hành và các buổi sinh hoạt cộng đồng trong suốt những ngày cuối tuần, với sự tham gia của tinh thần giáo viên, các nhà khoa học, các nhà hoạt động từ tất cả các nơi trên thế giới.
17/10/2014(Xem: 5142)
Địa phương Aurich thuộc miền Bắc Đức. Nơi đây có Chi Hội Phật Tử và Gia Đình Phật Tử Minh Hải đã được thành lập gần 30 năm nay. Đây cũng là địa phương có đến 8 vị đã phát tâm xuất gia từ gần 30 năm nay. Người đầu tiên là Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn. Đúng là đất lành chim đậu vậy. Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác đã cùng với Đại Đức Thích Hạnh Định Trụ Trì chùa Phật Linh cùng với Đại Đức Thích Hạnh Bổn Tri Sự chùa Viên Giác đã về đây chứng minh cũng như giảng pháp và tham gia Phật sự trong hai ngày nầy gồm có Lễ Thọ Bát Quan Trai(38 giới tử), lễ Phóng Sanh(do Chi Hội và GĐPT Minh Hải) đề xướng. Đặc biệt tại địa phương nầy đã có được một Đạo Tràng để tu tập do sự phát tâm của Phật Tử Thiện Tùng Thái Văn Lâm chịu trách nhiệm và nhân ngày lễ Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát(19.9 nhằm ngày 12.10)qua sự thỉnh cầu của gia chủ, Hòa Thượng Phương Trượng đã tán dương công đức cũng như đặt tên cho nơi nầy là: „Đạo Tràng Liên Hoa“ để Phật Tử có nơi tu tập, lễ bái nguyện cầu. Đây
15/10/2014(Xem: 4732)
Vào ngày 19-9-2014, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại trường Đại học California, Berkeley, đã công bố những người đoạt Giải thưởng Sách Toshihide Numata năm nay là: Erik Braun, giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo tại trường Đại học Oklahoma, và John K. Nelson, giáo sư Thần học và Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học San Francisco. Cuốn ‘Tuệ Sanh: Thiền định, Phật giáo Hiện đại, và Tăng sĩ Miến Điện Ledi Sayadaw’ của Erik Braun khám phá, trình bày và phân tích những đóng góp cho Phật giáo của nhà sư Miến Điện Ledi Sayadaw. Sách xuất bản năm 2013 bởi Nhà xuất bản Đại học Chicago Và cuốn ‘Phật giáo Thực nghiệm: Đổi mới và Hoạt động tại Nhật Bản đương thời’ của John K. Nelson (do Nhà xuất bản Đại học Hawaii xuất bản năm 2013) nêu bật sự tương tác phức tạp giữa các truyền thống tôn giáo lâu đời và những thay đổi nhanh chóng về xã hội, văn hóa và kinh tế trong xẫ hội Nhật Bản. Với trị giá 10,000 usd, Giải thưởng Sách Toshihide Numata được trao tặng cho các nhà văn của những cuốn sách bằng tiếng Anh t
10/10/2014(Xem: 7990)
Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cao nguyên Tây Tạng là nơi sinh sống của con người từ 21.000 năm trước đây. Điều này khiến Tây Tạng được coi là một trong những cái nôi của loài người. Ảnh: Một khung cảnh điển hình của cao nguyên Tây Tạng.
08/10/2014(Xem: 8898)
Ông Dan Stevenson không phải là một Phật Tử, cũng không theo một tôn giáo có tổ chức nào cả. Ông là một người dân cư ngụ trên đại lộ số 11 ở khu Eastlake của Oakland (California.) Vào năm 2009, khi ông đi vào trong cửa tiệm Ace chuyên bán vật dụng sắt thép dùng trong nhà, ông chợt hứng khởi phát tâm và đã bỏ tiền mua một pho tượng đức Phật bằng đá cao 2 feet (khoảng tương đương với hơn 60 cm). Sau đó ông mang về và gắn tượng Phật này vào một góc đường trong khu gia cư giữa đại lộ số 11 và con đường số 19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567