Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cao Nguyên Tây Tạng

10/10/201409:32(Xem: 8035)
Cao Nguyên Tây Tạng
blank
Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cao nguyên Tây Tạng là nơi sinh sống của con người từ 21.000 năm trước đây. Điều này khiến Tây Tạng được coi là một trong những cái nôi của loài người. Ảnh: Một khung cảnh điển hình của cao nguyên Tây Tạng.
 blank
Quốc gia thống nhất đầu tiên của người Tây Tạng có tên gọi là Thổ Phồn, hình thành vào thế kỷ thứ 7. Thổ Phồn đã từng là một đế quốc hùng mạnh của châu Á, với rất nhiều thuộc địa trong thời kỳ tồn tại của mình. Ảnh: Lá cờ truyền thống của vương quốc Thổ Phồn. 
  
blank
Nhà Đường của Trung Hoa từng lấn át Thổ Phồn vào năm 750. Nhưng những bất ổn chính trị của nhà Đường đã khiến tình thế đảo ngược ít năm sau đó. Thổ Phồn đã nhiều lần đem quân đánh nhà Đường và thậm chí còn chiếm đóng kinh đô Trường An trong 15 ngày. Một hiệp ước hòa bình giữa hai quốc gia đã được thông qua năm 822. Ảnh: Tranh cổ của Trung Quốc miêu tả cảnh chiến đấu của quân nhà Đường.
 blank
Người Tây Tạng từng trở thành “láng giềng” của người Việt từ 750 đến 794. Đó là thời kỳ Thổ Phồn cai trị Nam Chiếu – vương quốc có chung đường biên giới Tây Bắc với Việt Nam thời Bắc thuộc. Người Nam Chiếu đã lật đổ sự cai trị này bằng trợ giúp của nhà Đường. Ảnh: Bản đồ thế giới khoảng năm 800 (Thổ Phồn - Tibetan Empire; Nam Chiếu - Nanzhao).
 
blank
Lãnh thổ của vương quốc Thổ Phồn có diện tích lớn gấp đôi diện tích khu tự trị Tây Tạng hiện tại, gồm cả một phần lớn diện tích các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam và Thanh Hải của Trung Quốc ngày nay. Ảnh: Phần màu xanh thể hiện lãnh thổ vương quốc Thổ Phồn thời cực thịnh.
blank
Theo truyền thống, lãnh đạo tối cao của người Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma – người đứng đầu giáo hội Phật giáo cũng như bộ máy chính trị của đất nước. Các Đạt Lai Lạt Ma được phát hiện từ khi còn là một đứa bé qua hình thức tái sinh.
blank
Hai di sản văn hóa thế giới nằm ở Tây Tạng là cung điện Potala và Norbuligka đều là những nơi ở cũ của Đức Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng. Ảnh: Cung điện Potala ở Lhasa - thủ đô lịch sử của Tây Tạng.
 
blank
Ở Tây Tạng hiện tại, dân số người Hán cao gấp đôi người Tây Tạng bản địa, và tiếng Hán được coi là ngôn ngữ chính. Điều Đức Đạt Lai Lạt Ma lo sợ nên đã trở thành sự thật, ngôn ngữ Tây Tạng sẽ biến mất.
Ảnh: Một đường phố đầy bảng hiệu tiếng Hán ở Lhasa.
 
blank
Phật giáo Tây Tạng là một nhánh Phật giáo đặc thù và có ảnh hưởng rất lớn ở phương Tây hiện đại. Ảnh: Một ngôi chùa ở Tây Tạng.
 
blank
Tiếng Tạng có sự tương đồng lớn nhất với tiếng Miến Điện trong số các ngôn ngữ lớn tại châu Á. Ảnh: Các bánh xe cầu nguyện có khắc Tạng ngữ Tây Tạng.
blank
Phần lớn dân số Tây Tạng làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi.
blank
Con vật đặc thù và nổi tiếng nhất ở Tây Tạng là yak, một giống bò khổng lồ. Bò yak vừa đóng góp sức kéo, năng lực vận tải, vừa cung cấp thịt, sữa, lông, thậm chí là cả xương và sừng cho các mục đích sử dụng khác nhau.
 
blank
Thực phẩm truyền thống của người Tây Tạng là Tsampa (bột lúa mạch rang), trong khi đồ uống phổ biến nhất là trà bơ muối.
blank
Chó Ngao Tây Tạng được coi là giống chó đẹp nhất và đắt giá nhất thế giới.
 
blank
       Tây Tạng được cho là nơi sinh sống của Người Tuyết hay Yeti – một trong những sinh vật được tin là có thật và bí ẩn nhất thế giới.
 
王洛宾的音乐与西部风情 - JOJO  - 江山如此多娇
       Tây Tạng là khu vực cao nhất trên Trái đất và thường được gọi là "mái nhà của thế giới". Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8848m nằm trên biên giới Nepal và Tây Tạng.
blank
Tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng là tuyến đường sắt cao nhất thế giới.
blank
Tây Tạng còn được gọi là "tháp nước của châu Á” vì đây là nơi khởi khuồn của 5 dòng sông lớn, trong đó có sông Mekong chảy qua Việt Nam.
 
blank
Trái với khí hậu lạnh giá và địa hình hiểm trở của đại bộ phận lãnh thổ Tây Tạng, thủ phủ Lhasa có khí hậu khá dễ chịu với địa hình rất bằng phẳng. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở nơi đây là 8 độ C, với 3.000 giờ nắng mỗi năm – cao hơn bất kỳ đô thị nào khác ở Tây Tạng.
blank
Nằm ở độ cao 5.500m so với mực nước biển, Lhasa từng được coi là thủ đô cao nhất thế giới, trước khi Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm.
 
Theo Kiến thức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2019(Xem: 4642)
Tượng Thống Nhất (The Statue of Unity), tượng Sardar Vallabhbhai Patel, một trong những người sáng lập ra quốc gia Ấn Độ, trong lễ khánh thành tại Kevadia, tiểu bang miền tây Gujarat, Ấn Độ, vào ngày 31 tháng 10 năm 2018. Tượng đài, cao 597 feet (182 meters), hiện là bức tượng cao nhất trên thế giới.
12/02/2019(Xem: 6358)
Bài diễn văn đầu tiên của Tân Nghị Sĩ Kiều Tiến Dũng đã được các đồng viện, đồng hương và quan khách đón nhận rất nồng nhiệt bằng những tràng pháo tay giòn giã.
14/11/2018(Xem: 4027)
Theo The Telegraph ngày 2/11/2018, “Một tay súng tên Scott Paul Beierle 40 tuổi đã bắn chết hai người đàn bà (một nữ bác sĩ và một sinh viên) và làm bị thương năm người tại một phòng tập Yoga rồi quay súng tự sát trong một trung tâm mua sắm tại Tallahassee- thủ phủ Tiểu Bang Florida. Chưa biết động cơ của cuộc thảm sát là gì.” Theo The Wrap ngày 3/11/2018, “Một sinh hoạt chính trị do ngôi sao Ilana Glazer của Broad City tổ chức tại một nhà thờ Do Thái ở Nữu Ước đã phải đình hoãn vào đêm Thứ Năm 1/11/2018 vì ai đó đã vẽ bậy lên nhà thờ những lời chống Do Thái. Một nhân viên quét dọn của nhà thờ cho New York Post biết đã có những chữ viết hận thù trong đó có câu Hãy Giết Hết Bọn Do Thái.”
03/08/2018(Xem: 6967)
Lần Đầu Họp Mặt Giới Trẻ Phật Giáo 2018 Tại Quận Cam, Tại hội trường Việt Báo, Westminster, vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 29 tháng 7 năm 2018, Tổng Vụ Cư Sĩ và Tổng Vụ Pháp Chế GHPGVNTNHK đãø tổ chức buổi họp mặt giới trẻ Phật Giáo 2018 nhằm mục đích tạo thuận duyên cho giới trẻ Tăng Ni và Phật tử trên bước đường hoằng pháp và kế thừa Phật sự trên đất nước Hoa Kỳ. Đây cũng là dịp để tạo cơ hội cho Giới Trẻ Phật Giáo được trao đổi kinh nghiệm tu học và hộ trì chánh Pháp, đồng thời cũng là dịp để cùng thảo luận về định hướng và phát triển tổ chức Giới Trẻ Phật Giáo tại hải ngoại.
01/08/2018(Xem: 4655)
Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao Trung Quốc, Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18-19, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan thực quyền cao nhất Trung Quốc, vào ngày 18/10/2017, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, ngài Tập Cận Bình dự định tăng cường nắm giữ quyền lực của đảng đối với tôn giáo và phản đối ý thức hệ “sai lầm”.
04/07/2018(Xem: 16011)
CHÁNH PHÁP Số 80, tháng 07.2018 Hình bìa của Cocoparisienne (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ MÁU ĐÃ ĐỔ (thơ Tuệ Kiên), trang 7 ¨ BỐN MƯƠI NĂM XA QUÊ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ MỘT CHIỀU (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ HÃY MẠNH DẠN CẤT LÊN TIẾNG NÓI (thơ Tánh Thiện), trang 11 ¨ ẨN SĨ (thơ Hồ Thanh Nhã), trang 13 ¨ BẢN LÊN TIẾNG VỀ DỰ LUẬT HÀNH CHÁNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT... (VP Điều Hợp Liên Châu - GHPGVNTN), trang 14 ¨ ĐẶC KHU KINH TẾ - BIỂN LỆ NGẬM NGÙI (thơ Thích Đồng Trí), trang 16 ¨ ƯNG VÔ SỞ TRÚ VÀ THIỀN ĐỊNH (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 18
21/03/2018(Xem: 15335)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 7397)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 40154)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567