Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chia cắt tại Sudan: Thêm một bài học!

07/11/201204:34(Xem: 4370)
Chia cắt tại Sudan: Thêm một bài học!
CHIA CẮT TẠI SUDAN
Thêm một bài học!

Minh Thạnh


chiacattaiSudan-minhthanhMới cách đây mấy ngày, các đài nước ngoài lại đưa tin Bắc và Nam Sudan lại đánh nhau. Lần này thì phi pháo được sử dụng.

Người ta nghĩ rằng khi đã đạt được sự chia cắt, Giáo hội Ca tô La Mã thực sự chấp chính trên lãnh địa tôn giáo riêng cho họ, có đường biên giới rõ ràng, được quốc tế công nhận, thì xung đột do các tôn giáo tạo ra, trong đó có phía Giáo hội Ca tô La Mã Sudan, sẽ chấm dứt.

Cái gì khơi nguồn từ bạo lực, chia rẽ thì sẽ không kết thúc dễ dàng bằng hòa bình, hòa hợp một cách dễ dàng, dù có sự bảo đảm của quốc tế, sự can thiệp của các siêu cường.
Giáo hội Ca tô La Mã ở Sudan đã lợi dụng tình huống mâu thuẫn dẫn đến xung đột bạo lực, để cuối cùng dẫn đến sự chia cắt nước Sudan theo đường ranh giới tôn giáo. Trong quá trình đó, Giáo hội trở thành lực lượng cầm quyền ở miền Nam.

Trang Dũng Lạc có đăng bài “Vai trò của Giáo hội Công giáo trong cuộc trưng cầu dân ý ở miền Nam Sudan” của tác giả Trần Mạnh Trác.

Bài viết dẫn lại nhiều ý từ một nhân vật có tên là Dan Griffin, với chức danh “cố vấn Sudan Catholic Relief Services, điều hợp viên giữa Hoa Kỳ và các nhân viên ở Sudan”. Phần lớn các ý kiến dẫn lại đều hướng đến việc xem hoạt động chia cắt Nam Sudan, đưa Giáo hội Ca tô La Mã lên nắm quyền chính trị ở Nam Sudan là điều cần thiết cho hòa bình.
Bài viết đưa ra lời Dan Griffin, quan chức một tổ chức Catholic, nói không dấu giếm: “Đây là trường hợp mà Giáo hội đã cung cấp một viễn kiến rất hữu hiệu”, “Giáo hội đang dẫn đầu, đưa ra viễn tượng của một nước Sudan chưa tồn tại kêu gọi người dân tham gia và đóng góp vào việc xây dựng quốc gia”.

Một vị trí quyền lực được chuẩn bị cho Giáo hội từ sự mâu thuẫn, bất ổn tranh chấp, xung đột rồi chiến tranh. Không có những cái đó thì Giáo hội Ca tô La Mã không có cái để nắm lấy quyền ảnh hưởng chính trị ở bên trong đường ranh giới tạo ra dành cho họ.

Chính Giáo hội, từ xung đột, đã vẽ nên và thúc đẩy xu hướng chia cắt. Bài viết đã dẫn cho biết rõ: “Một số nhà quan sát cho rằng miền Nam đã không xử lý tốt việc chuyển tiếp này cho nên không nên triệt để tiến tới độc lập. Nhưng các nhà lãnh đạo Giáo hội [Ca tô La Mã – chú thích của người viết bài này], là những người hiểu biết tường tận những thiếu sót của chính quyền miền Nam qua kinh nghiệm, đã đánh giá rằng cuộc bỏ phiếu độc lập cần được thực hiện”.

Sự loạn lạc, bất ổn đã tạo nên tình huống thuận lợi để Giáo hội Ca tô La Mã nắm lấy quyền “bảo đảm an ninh”, tức là chính quyền, chứ không gì khác. Bài báo viết “Qua con đường ngoại giao và các cơ quan quốc tế, các giám mục Sudan đã tìm cách “bảo đảm an ninh…”.

Trước đó, bài viết dẫn trên cũng đã nhấn mạnh tới yếu tố bất ổn tạo ra trách nhiệm lãnh đạo [tức nắm chính quyền] của Giáo hội [Ca tô La Mã, trong ngoặc vuông là chú thích của người viết bài này]. Một kết luận của bài viết đang được trích dẫn không ngần ngại nói rõ “Các điều kiện này [tức sự bất ổn], đã buộc Giáo hội [Ca tô La Mã] vào vai trò lãnh đạo”.

Như vậy, một công thức đã hiện hình:

Bất ổn -> nhu cầu bảo đảm an ninh của Giáo hội [La Mã] + chia cắt + chiếm chính quyền.

Người ta nói đến hòa bình, vãn hồi trật tự như là kết quả của công thức đó. Nhưng thực tế cho thấy, khi sự thù hận, chia rẽ được kích thích để có xung đột, rồi lại tìm kiếm hòa bình bằng sự chia cắt, thì không có hòa bình căn bản và bền vững. Ở Sudan, bây giờ không đánh nhau bằng súng trường, đại bác trên mặt đất, thì người ta dùng máy bay vượt qua biên giới.

Trong khi đó, nếu giáo hội Ca tô La Mã giữ quyền “bảo đảm an ninh” cho một phía, thì tất yếu cũng phải sử dụng đến súng phòng không hay không chiến. Và thế là quốc gia đó, khu vực đó lại quay về lại thời trung cổ, với các cuộc chiến có liên hệ đến các cha cố.

Đây không phải là chuyện Sudan xa xôi, để chúng ta có thể bị phê bình là không cần thiết khi bàn luận. Những đường ranh giới tôn giáo, mà một phần đáng kể hình thành từ đạo Ca tô La Mã, ở nước nào cũng có, kể cả nước ta. Rồi những mâu thuẫn dẫn tới bất ổn, điều đó không lạ, cũng kể cả ở ta, mà phần lớn từ những vụ “đòi đất”. Nếu cường độ lên đến mức nào đó, thì họ có thể áp dụng công thức ở trên.

Nghiệm bài học như thế vào hoàn cảnh nước ta, thì trách nhiệm của Phật giáo, tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam, là phải đẩy mạnh hoạt động của mình khắp mọi miền đất nước, sao cho những nỗ lực hoằng hóa có thể đưa đạo Phật hiện diện ở khắp cả mọi nơi, từ miền đồng bằng ven biển đến vùng rừng sâu núi thẳm, không để hình thành các đường ranh giới tôn giáo, một yếu tố trong công thức Sudan, hay công thức Đông Timor, công thức Croatia…

Từ Sudan bài học lớn trong việc bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định xã hội, cũng cố hòa bình, là không để định hình các đường ranh giới tôn giáo. Để làm được điều này, thì phương thức cụ thể tùy theo hoàn cảnh từng nước. Còn riêng ở Việt Nam, thì trước hết là sự thúc đẩy Đạo Phật phát triển ở những vùng manh nha các đường ranh giới tôn giáo như vậy. Đạo Phật tại Việt Nam trong sự phát triển của mình, không hướng tới việc thiết lập các lãnh địa tôn giáo, kẽ vạch các đường ranh giới tôn giáo, mà ngược lại, đạo Phật là yếu tố hóa giải các xu hướng tiêu cực đó.

Minh Thạnh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2022(Xem: 3784)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
14/12/2022(Xem: 1831)
"Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald’s, Nestle, Starbucks và Toyota.
14/12/2022(Xem: 1686)
Phái đoàn Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB) đã tổ chức một cuộc thảo luận thân mật với Diễn giả Mahinda Yapa Abeywardana, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka và các Đại biểu Quốc hội hiện diện tại sự kiện này, cuộc thảo luận diễn ra với các chủ đề liên quan đến hòa nhập cộng đồng xã hội, các nhóm dễ bị tổn thương về giới tính và có liên quan đến việc xây dựng các chính sách quốc gia.
12/12/2022(Xem: 1555)
Chương trình Nghiên cứu Phật học Giáo dục (PKB) thuộc Đại học Phật giáo Nalanda (STAB) đã thành công trong việc ghi tên mình vào bảng xếp hạng kiểm định quốc gia với vị thế xuất sắc. Việc xác định tình trạng Công nhận xuất sắc dựa trên giấy quyết định của Viện Công nhận Độc lập số 769/SK/LAMDIK/Ak/S/XI/2022.
11/12/2022(Xem: 1671)
Đồng tổ chức Đại hội lần thứ 20, Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB), Phật học hội Tịnh Độ Hàn Quốc (한국정토학회), sự kiện được diễn ra từ các ngày 24-30/10 với chủ đề “Phật giáo trong Thế giới bị Chia cắt: Hành tinh Hòa bình và mức độ lây lan của COVID-19 trên toàn cầu” (Buddhism in a Divided World: Peace Planet, Pandemic). Diễn đàn được phân cách giữa cảnh núi non hùng vĩ đầy thơ mộng mùa thu của Mungyeong (Văn Khánh) là một thành phố thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc tại Hàn Quốc và sự nhộn nhịp của đô thị Seoul thế kỷ 21, đã quy tụ gần 100 diễn giả và người tham dự, các thành viên của Mạng lưới Phật giáo Nhập thế Quốc tế (INEB) từ khắp nơi trên thế giới
08/12/2022(Xem: 1751)
Nữ Cư sĩ Lhadon Tethong, một nhà hoạt động chính trị người Canada gốc Tây Tạng, đồng sáng lập và Giám đốc Viện Hành động Tây Tạng (TAI), đồng thời là cựu Giám đốc điều hành tổ chức Vận động Sinh viên vì Tự do Tây Tạng (SFT), đã phân tích điểm chung trong việc nhà cầm quyền Đảng cộng sản Trung Quốc thuộc địa hóa, bóc lột và phủ nhận chủ quyền tự do nhân quyền Tây Tạng, Tân Cương, Nam Mông Cổ trong nhiều thập kỷ qua. Bà nói: “Trong suốt 10 năm cầm quyền của Đảng trưởng Tập Cận Bình, mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn. Hiện tại với quyền lực vô biên mới trong tay ông Tập Cận Bình, chắc chắn ông ta sẽ lộng hành ở tất cả các thuộc địa Trung Quốc, do không có bất kỳ trách nhiệm giải trình nào, đối với người dân trong nước của ông ta hoặc với cộng đồng thế giới.”
03/11/2022(Xem: 2485)
Chương Trình Khóa Tu Học Đại Giác nhân Lễ Phật Thành Đạo tại Hoa Kỳ (17-18/12/2022)
19/10/2022(Xem: 4148)
Sáng ngày 08/10/2022, tại Tu viện Huyền Không - số 14335 Story Road, thành phố San Jose (Hoa Kỳ), Trường Cao đẳng Phật giáo Thực dụng đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng học kỳ I, niên khóa 2022-2023. Quang lâm dự lễ khai giảng có: Hòa thượng Thích Viên Lý, viện chủ chùa Điều Ngự, thành phố Westminster; Hòa thượng Thích Từ Lực, viện chủ chùa Phổ Từ, thành phố Hayward; TT. Tâm Trung Giác, trú trì đạo tràng Linh Hòa, thành phố San Jose; TT. Thích Hạnh Thông, trú xứ niệm Phật đường Fremont; Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện, trú trì tu viện Huyền Không; Ni sư Tiến Liên, trú trì tịnh xá Ngọc Hòa, thành phố San Jose; chư Ni trú xứ tu viện Huyền Không và tịnh xá Ngọc Hòa; GSTS. Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng, hiệu trưởng, GSTS. Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ, phó hiệu trưởng; cùng đông đảo chư vị giáo sư thỉnh giảng, giáo thọ sư; chư vị trong ban tu thư, chư vị thiện tri thức; huynh trưởng gia đình Phật tử; phóng viên nhiều báo đài ở San Jose; các cơ sở bảo trợ; cùng đông đảo Phật tử, học viên đến
19/09/2022(Xem: 1980)
Hòa bình bền vững gắn liền với chánh niệm trong từng giây phút hiện tại, con người và các mô hình thu nhỏ nơi đó chúng ta đang tồn tại. Thay vì tồn tại như một trạng thái tĩnh, hòa bình có tính hữu cơ và năng động, tự nó tạo ra những mơ hồ của “bất an”. Vì vậy, trở thành một nhà lãnh đạo có chánh niệm bắt đầu bằng việc thực hành Năm Chánh Niệm (Năm Giới) trong Bát Chánh Đạo (Xem Phụ lục A) và tìm kiếm sự bình an trong bản thân và tiếp tục chánh niệm bằng cách thể hiện sự bình an đó mỗi ngày. Việc làm này là hạt giống để từ đó các hệ thống và hoàn cảnh tự chúng có thể duy trì được sự hòa bình bền vững.
19/09/2022(Xem: 3073)
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 13 tháng 9 năm 2022, ông Rustum Nyquist, viên chức chính trị của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh đã đến Chùa Từ Hiếu, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh, để viếng thăm Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN. Cùng đi với ông Rustum Nyquist là cô thông dịch viên Thùy Linh. Đại diện Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN đón tiếp ông Rustum Nyquist tại Chùa Từ Hiếu gồm có: Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai; Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Thiền Thất Lộc Uyển, Hóc Môn; Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, Trụ Trì Chùa Từ Hiếu, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]