Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại đạo bồ đề không tiến ắt lùi

19/03/201204:01(Xem: 10205)
Đại đạo bồ đề không tiến ắt lùi
ĐẠI ĐẠO BỒ ĐỀ KHÔNG TIẾN ẮT LÙI
Pháp Sư Tịnh Không

HT_Tinhkhong-contentXin chào các vị đồng tu!

Học hội ở đây tôi tuy là không thường đến, nhưng hoạt động tu học hoằng pháp bên đây, tôi cũng luôn một mực quan tâm, hy vọng tương lai có thể có nhiều thời gian hơn. Chúng ta hết mức tận dụng đạo tràng để giúp cho các đồng tu hữu duyên cố gắng nỗ lực tu học Phật pháp. Lần này tôi đến Sydney, Úc Châu tham gia Cơ Kim Hội của Đại học Phật giáo. Việc này là năm trước hội trưởng đã nêu lên với tôi, mời tôi đến tham dự và tôi đã nhận lời với ông. Thế nhưng rốt cuộc tính chất hội này là gì? Lần này tôi đến Sydney đến ngày thứ hai mới biết được rõ ràng. Họ trù bị Cơ Kim Hội là hy vọng đại học ở Sydney này có thể khai giảng khóa trình của Phật giáo, Cơ Kim Hội là cung cấp cho trường học, dùng để mời giáo sư, bởi vì tôi nghe nói trong trường học có giáo trình của Hồi Giáo, có giáo trình của Cơ Đốc Giáo, thế nên có một số nhân sĩ có nhiệt tâm, đề xuất với trường học khai mở giáo trình Phật Giáo. Trường học cũng rất hoan hỉ, thế nhưng không có số kinh phí này, thế cho nên họ thành lập Cơ Kim Hội của Đại học Phật giáo. Đây là một việc làm rất tốt, chúng ta sau khi nghe rồi, rất hoan hỉ tán thán, thế nên đồng thời tôi cũng tham quan Lô thái thái An Lão Viện mà họ xây dựng, vừa mới khởi công.

Ngoài ra cũng đã gặp được một số lãnh đạo Hoa kiều, nghe nói Việt Nam, Campuchia, Lào, có một số kiều dân cũng rất nhiệt tâm, muốn thành lập một viện an dưỡng ở Sydney, chăm sóc người già. Đây đều là những việc tốt, thế nhưng xoay sở tiền nong rất khó, bảy tám năm mà vẫn không chuẩn bị đủ. Họ đem [việc này] nói với tôi, tôi cũng rất đồng cảm, nhưng thực tế là thương mà không giúp được gì. Tôi nêu ra năm trước, chúng ta ở Singapore, vì Hồi Giáo tổ chức một lần vận động góp tiền, làm được rất thành công. Hồi giáo họ làm một trường học thì phải mua phòng học nên tổ chức quyên tiền. Năm nay Ấn Độ giáo dường như là thành lập y viện, cũng cần phải trù bị quyên góp. Chúng ta làm theo cách làm năm trước, chúng ta làm công việc này cho họ. Tôi nói với đồng tu bên Sydney, chúng ta nhất định phải nghĩ phương pháp để người nơi đây, đồng bào nơi đây, chủng tộc khác nhau, những người không cùng tôn giáo nơi đây, có thể nhiệt tình quan tâm đến mọi người, chăm sóc mọi người, giúp đỡ mọi người, thì sự nghiệp của bạn mới được xem chân thật có thành tựu. Việc này là một việc làm tốt. Nếu như không được sự ủng hộ nhiệt liệt của người địa phương, việc làm của bạn có làm được tốt hơn cũng không thể xem là thành công. Đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu.

Làm thế nào mới có thể được đại chúng trong xã hội tiếp nhận nồng nhiệt chứ? Việc cần thiết trước tiên là chính chúng ta phải quan tâm xã hội, phải quan tâm người khác, phải giúp đỡ người khác, phải thương yêu người khác, bạn mới có thể được hồi báo. Thương yêu người thì được người kính trọng, giúp đỡ cho người thì người sẽ giúp lại. Nếu như chúng ta chính mình không thể nhiệt tâm chủ động đi giúp đỡ người khác, mà muốn người khác đến giúp đỡ chúng ta, việc này không thể có được. Việc tốt nhất định không phải ở trên cửa miệng, nhất định phải làm cho được, tận tâm tận lực mà làm, bạn mới có thể cảm động người, mới có thể cảm động Phật Bồ Tát, mới có thể cảm động thiên thần. Người đắc đạo được nhiều trợ giúp. Cái đạo này là gì vậy? Là đạo lý. Bạn phải hiểu rõ đạo lý làm người, hiểu rõ đạo lý xử thế, hiểu rõ người và người, đạo lý giữa người và tất cả chúng sanh. Khởi tâm động niệm, tất cả việc làm đều tương ưng với đạo lý này, không trái với đạo lý này nên gọi là “đắc đạo giả đa trợ”, nhà Phật thường nói là bạn được chư Phật Bồ Tát hộ niệm, bạn được long thiên thiện thần bảo hộ. Đây là chân thật, tuyệt đối không phải gạt người. Trong lịch sử, những kỳ tích cảm ứng thì quá nhiều. Chính ngay xã hội hiện tại trước mắt chúng ta, chúng ta cũng thường nghe thấy, ở Trung Quốc, ở Nam Dương, ở Âu Mỹ, có rất nhiều báo cáo về việc cảm ứng. Vậy thì do đây mà biết, nhân duyên quả báo, đó là sự thật rõ ràng.

Cái gì gọi là chân thành mà làm chứ? Chân là chân tâm, là thành ý, quyết định không có chút gì giả dối. Chúng ta đi làm những việc lợi ích xã hội, những việc lợi ích chúng sanh, không nên đi làm những việc lợi ích chính mình. Những việc lợi ích chính mình là tư, tư chính là ác, những việc lợi ích chúng sanh là công, công chính là thiện. Chúng ta tu hành, tu hành cái gì vậy? Đem hành vi sai lầm tu sửa nó lại, gọi là tu hành. Tự tư tự lợi là hành vi sai lầm, đại công vô tư là hành vi đúng đắn, là hành vi thiện. Nhà Phật, chư Phật Bồ Tát đều dạy chúng ta phải nhìn thấu, phải buông bỏ. Nhìn thấu là trí tuệ Bát Nhã, trí tuệ Bát Nhã làm chúng ta thấu hiểu chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Sau khi hiểu rõ ràng chân tướng, những thứ nào nên buông bỏ, những thứ nào nên đề xướng, bạn tự nhiên có thể làm được đúng pháp. Cho nên học Phật, chúng ta nhất định phải rất rõ ràng thấu đáo. Mục đích của học Phật ở đâu? Học Phật là để khai mở trí tuệ, học Phật là để hồi phục đức hạnh của chính mình, nâng cao cảnh giới của chính mình.

Hôm nay mọi người chúng ta tụ hội nơi đây, mỗi một vị đồng tu, không phân biệt quốc tịch, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt chủng tộc, mỗi một người đều là thiện căn phước đức nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp chín muồi, đã là nhiều đời nhiều kiếp tu hành, vì sao vẫn còn dáng vẻ như ngày hôm nay vậy? Cảnh giới của chúng ta vẫn không được nâng lên, nguyên nhân sau cùng là do đâu? Việc này không thể không biết, chúng ta nhất định phải tìm ra được nguyên nhân, đem cái nguyên nhân này trừ bỏ đi, sửa đổi tự làm mới, thì mục đích học Phật của chúng ta liền có thể đạt đến. Đa số người, tuyệt đại đa số người không biết được chính mình có lỗi lầm, luôn cho rằng chính mình không có lỗi lầm, người khác có lỗi lầm. Đây là quan niệm rất là sai lầm, cho nên công phu tu hành của chúng ta không được đắc lực. Ngày trước chúng ta không nói, ngay trong một đời này, công phu tu hành chúng ta không được đắc lực, không có tiến bộ, không thể thay đổi vận mệnh của chính mình. Thế xuất thế gian pháp đều thường nói, người thế gian thường nói “tướng tùy tâm chuyển”, trên kinh Phật thường nói “nhất thiết duy tâm tạo”, vậy thì do đây mà biết, công phu tu hành của chúng ta nếu như được đắc lực thì tướng mạo sẽ chuyển, thể chất sẽ chuyển. Đây là công phu thấp nhất, không phải là công phu sâu. Cũng chính là nói, bạn có thể tiêu tai thì phước đến, nhất định sẽ được phước báo. Những thứ gì là tai vậy? Ngu si là tai, phiền não là tai. Công phu chân thật đắc lực thì những thứ này sẽ không còn nữa, phiền não của bạn nhẹ, trí tuệ lớn hơn. Nghiệp chướng tiêu rồi, phước đức hiện tiền, không luận làm bất cứ việc gì đều rất thuận lợi, đó là công phu tu hành của chúng ta có lực. Đây là thành tích rất nhỏ mà thôi, nhưng chúng ta đều không có được. Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình. Sau khi tìm ra rồi, triệt để đem nó thay đổi lại, đây gọi tu hành.

Trong kinh Phật nói rất nhiều, trong đại thừa giáo, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Phật nói với chúng ta tịnh nghiệp tam phước. Đây là giáo học căn bản của tu học đại thừa, chúng ta có hiểu hay không vậy? Chúng ta có làm được hay không? Điều thứ nhất là hiếu dưỡng cha mẹ, chúng ta có nỗ lực phản tỉnh hay không? Cái điều này ta đã làm được hay chưa? Cha mẹ còn thì có phương thức hiếu dưỡng khi còn, cha mẹ không còn nữa thì có phương thức hiếu dưỡng khi không còn, chúng ta có hiểu hay không? Chúng ta có nỗ lực làm không? “Phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nhiệp” là điều thứ nhất. Bốn câu này làm được rồi, chúng ta liền có thể thay đổi vận mạng, liền có thể tiêu tai giải nạn, liền có thể được phước báo nhân thiên. Phải từng câu làm cho được. Hiếu thân, tôn sư, tâm từ bi đều thực tiễn ngay trong thập thiện nghiệp đạo. Nếu như không tu mười nghiệp thiện, ba câu phía trước đều rỗng không. Chúng ta từ ngay chỗ này mà đi tìm lỗi lầm của chính mình.

Không sát sanh, cái điều này là dưỡng tâm từ bi. Từ tâm bất sát. Nếu như chúng ta còn có một ý niệm, cái ý niệm này dù có nhỏ đến đâu, có ý niệm tổn hại chúng sanh thì tâm giết hại của chúng ta chưa đoạn dứt. Chúng ta còn có thể hận một người, còn không vừa lòng đối với một người, thì giới điều này không được thanh tịnh. Không cần phải phạm các việc khác, trên sự mà phạm thì sẽ còn nặng hơn. Khởi tâm động niệm ngay chỗ này mà kiểm thảo.

Điều thứ hai là không trộm cắp. Chúng ta còn có ý niệm muốn chiếm tiện nghi của người khác là tâm trộm, tâm trộm chưa dứt được. Do đây có thể biết, từng điều từng điều mà kiểm thảo, thế là phát hiện, chúng ta từ sớm đến tối đều đang tạo ác, chúng ta chưa đoạn ác, chúng ta chưa tu thiện. Như vậy mới chân thật hiểu được, vì sao công phu không được đắc lực, vì sao học Phật học lâu đến như vậy mà một chút thay đổi cũng không có. Tướng mạo của chúng ta có thay đổi hay không? Thể chất của chúng ta có thay đổi hay không? Thường hay nhiều bệnh, việc này chúng ta phải nên cảnh giác cao độ, nhiều bệnh là nghiệp chướng hiện tiền. Nghiệp chướng hiện tiền, đó là việc thiện bạn không tu được tốt. Quả nhiên đoạn ác tu thiện rồi thì bệnh tật này không còn nữa. Trong tâm từ bi, tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh thì làm gì có đau bệnh chứ? Đạo lý này chúng ta không thể không hiểu.

Từ nơi nền tảng của mười thiện mà nâng cao lên, mới tu Tứ Nhiếp pháp, Lục Độ, là pháp Bồ Tát. Học Bồ Tát, mô phỏng Bồ Tát, phải đem chính mình biến thành Bồ Tát. Chúng ta không xem thấy ở trên kinh có Bồ Tát bị bệnh, cũng không xem thấy có Bồ Tát suy yếu, vì sao vậy? Tướng tùy tâm chuyển, cảnh tùy tâm chuyển, tâm thanh tịnh thân liền thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh hoàn cảnh liền thanh tịnh, không thứ nào là không thanh tịnh, vậy thì làm sao bị bệnh chứ! Học chính là phải học chuyển cảnh giới mà không bị cảnh giới chuyển. Trong kinh Lăng Nghiêm nói rất hay: “Nếu có thể chuyển cảnh thì đồng với Như Lai”. Việc chuyển cảnh thì rất quan trọng, bạn có thể chuyển cảnh giới, bạn mới là người chân chánh tu hành, bạn bị cảnh giới xoay chuyển thì bạn là phàm phu. Do đó chúng ta mỗi ngày nghe kinh, mỗi ngày đọc kinh, đọc rồi, nghe rồi, nhất định phải hiểu được ý nghĩa của nó. Sau đó đem nghĩa thú trong kinh giáo thực tiễn ngay trong đời sống của chúng ta, để khởi tâm động niệm lời nói hành động ngay trong đời sống thường ngày của chúng ta đều tương ưng với kinh giáo, đều không trái với kinh giáo, đó mới gọi là học Phật. Nếu như kinh giáo là kinh giáo, tách rời với sinh hoạt của chính chúng ta, hoàn toàn không liên quan, vậy thì bạn đã sai rồi.

Phật dạy bảo chúng ta, chúng ta phải thông hiểu, đó không phải là giáo điều của Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng không phải là ý riêng của Thích Ca Mâu Ni Phật, những gì Phật Bồ Tát đã làm đều là lưu xuất từ tự tánh. Cái thân này của chúng ta cùng với thân của Thích Ca Mâu Ni Phật không như nhau, nhưng tánh của chúng ta cùng tánh của Thích Ca Mâu Ni Phật là như nhau, chỗ này không hề khác nhau. Thích Ca Mâu Ni Phật từ nơi tự tánh lưu xuất ra những thiện hạnh, cùng với những thiện hạnh vốn sẵn đầy đủ ngay trong tự tánh của chúng ta không hề khác biệt. Nếu như chúng ta hiểu rõ được đạo lý này, thấu triệt sự thật thì mới biết được chúng ta nên học Phật, thì mới biết được Phật biểu hiện là lưu xuất từ tánh đức của chính mình. Học Phật không phải học với người khác, mà phải từ tánh đức của chính mình mà khai thác ra, hiển hiện ra mà thôi. Cho nên trong tông môn thường nói “bổn lai diện mục mà trước khi cha mẹ sanh ra”. Lời nói này là ý gì vậy? Bổn lai diện mục chính là chân tâm của chính mình, chính là bổn tánh của chính mình.

Trung Quốc thời xưa giáo dục nhi đồng, dạy các bạn nhỏ đọc Tam Tự kinh. Trong Tam Tự kinh, câu đầu tiên là “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Cái bổn thiện đó chính là chân tâm của chúng ta, chính là tự tánh của chúng ta. Tất cả chúng sanh không những chân tâm tự tánh là vốn thiện, mà còn là như nhau. Chúng sanh cùng Phật không hề khác biệt, cho nên Phật pháp thường nói “sanh Phật bất nhị”. Chúng ta ở trong đại thừa kinh giáo, đặc biệt như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa nói rất rõ ràng, nói đến quả địa Như Lai trí tuệ viên mãn, đức năng viên mãn, đó chính là lưu lộ ra từ tự tánh rốt ráo, đó chính là chính chúng ta. Trí tuệ đức năng tướng hảo của chính chúng ta cũng giống như trong đại kinh đã nói, vì sao ngày nay chúng ta biến thành ra như thế này? Trải qua đời sống gian khổ đến như thế này? Phật nói là do chúng ta mê mất đi tự tánh. Tự tánh chúng ta thật sự không phải không có, không phải thật đã mất đi, mà mê mất thôi, tuy có nhưng chính bạn không thể phát giác ra.

Thứ gì đã làm cho chúng ta mê mất [tự tánh] vậy? Phật nói, phiền não đã làm cho chúng ta mê mất, vọng tưởng làm chúng ta mê mất, phân biệt làm cho chúng ta mê mất. Nếu như chúng ta rời xa vọng tưởng phân biệt chấp trước thì tánh đức của chúng ta liền được hồi phục. Nhưng lời nói này, Phật nói ở trên kinh Hoa Nghiêm, chúng ta nghe rồi, dường như cũng đều nghe hiểu, mà trên thực tế thì sao? Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần vẫn là khởi vọng tưởng, vẫn cứ phân biệt chấp trước, cho nên tuy là có tâm tánh đồng với chư Phật Như Lai nhưng không có được thọ dụng. Về việc này, chúng ta không thể không nghĩ nhiều một chút, nếu bạn thường nghĩ đến, bạn liền khai mở trí tuệ. Thường hay kiểm điểm, thường hay phản tỉnh, thường hay cải đổi, thường hay tự làm mới, thì công phu tu hành của bạn tự nhiên sẽ có lực. Việc này thì người khác không thể giúp được, Phật Bồ Tát có đại từ đại bi vẫn là không thể giúp được, duy nhất chỉ là chính mình nương vào chính mình, Phật Bồ Tát giúp đỡ chúng ta chỉ là tăng thượng duyên mà thôi. Cái gì gọi là tăng thượng duyên? Đem những chân tướng sự thật này nói với chúng ta, nhắc nhở chúng ta, còn đoạn ác tu thiện thì các ngài không cách gì, Phật Bồ Tát không thể đoạn ác thay cho chúng ta, không thể tu thiện thay cho chúng ta, cho nên tu hành phải nương vào chính mình. Trong kinh đại thừa thường nói “khai thị ngộ nhập” (trên kinh Pháp Hoa nói), Phật chỉ có thể khai thị cho chúng ta, chúng ta tiếp nhận khai thị của Phật, chính mình phải biết ngộ nhập. Ngộ là khi nghe khai thị của Phật rồi thì thông suốt, nhập là khế nhập cảnh giới của Phật.

Ngày nay chúng ta không thể vào được cảnh giới Phật là bởi vì chính mình có chướng ngại. Chướng ngại này gọi là nghiệp chướng, cho nên nhất định phải buông bỏ nghiệp chướng, viễn ly nghiệp chướng thì chúng ta liền vào cảnh giới Phật. Cho nên muốn vào được cảnh giới Phật thì trước tiên phải khai giải, cũng chính là ngộ. Trước tiên phải khai ngộ sau đó mới có thể khế nhập. Vậy vì sao không thể khai ngộ chứ? Chính do vì nghiệp chướng đang khống chế. Vậy thì do đây mà biết, người xưa nói rất hay, bạn có thể buông bỏ một phần thì bạn liền có thể ngộ nhập một phần, bạn có thể buông bỏ mười phần thì bạn liền ngộ nhập mười phần. Mỗi ngày nghe Phật giảng kinh nói pháp, nhưng bạn không khai ngộ, bạn không thể buông bỏ thì bạn vẫn cứ là phàm phu. Phật pháp rất nhiều công đức lợi ích thù thắng, một phần cũng không có được, trên đạo Bồ Đề một tấc cũng khó đi. Ở trong tình huống này, ngạn ngữ có câu nói rất hay là “không tiến ắt lùi”. Bạn có thể giữ được vị trí ban đầu của bạn không? Không thể giữ được, không phải tiến về phía trước thì sẽ lui về phía sau. Tu hành như bơi thuyền ngược nước, bạn sẽ thoái chuyển, bạn tùy thuận phiền não tập khí của bạn, tùy thuận thành kiến của chính mình, cũng chính là tùy thuận cách nghĩ, cách nhìn, cách nói, cách làm của chính mình thì làm sao mà không thoái chuyển chứ? Do đó mà từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta đời đời kiếp kiếp tu hành, đến ngày nay vẫn là như thế này.

Gần đây, lão pháp sư Ấn Quang từ bi đến đến cùng cực. Hiện tại rất nhiều người đều biết, lão pháp sư ngài là Bồ Tát Đại Thế Chí của thế giới Tây Phương Cực Lạc tái sanh, ứng hóa đến đây. Bồ Tát Đại Thế Chí đại biểu trí tuệ, ngài thị hiện trong khoảng thời gian này chính là ngay trong một đời của ngài cực lực đề xướng Liễu Phàm Tứ Huấn, đề xướng giáo dục nhân quả. Ngài viết ở trong lời tựa của Liễu Phàm Tứ Huấn rất hay, phàm phu chúng ta chưa minh tâm kiến tánh, cũng không biết tâm tánh kiến tánh là gì, ngài nói, quả nhiên có thể từ đoạn ác tu thiện, trong nhân duyên quả báo thể hiện đến tâm tánh. Việc này đích thực là một pháp môn phương tiện, pháp môn phương tiện rất tốt, có thể khiến cho người căn tánh trung hạ có thể từ nơi pháp môn này mà ngộ nhập, đích thực là giáo đạo trí tuệ cứu cánh viên mãn. Hay nói cách khác, chúng ta từ tin sâu nhân quả, bạn chân thật tin tưởng, nhân thiện có quả thiện, nhân ác có ác báo, đối với sự việc này, một chút hoài nghi cũng không có thì bạn liền ngộ. Người có thể tin tưởng nghiệp nhân quả báo thì nhất định đoạn ác tu thiện, vì sao vậy? Đoạn ác thì ta sẽ không bị quả báo, ta tu thiện thì ta nhất định được quả thiện, vậy là nhập rồi, nhập vào cảnh giới của Phật Bồ Tát. Việc này ở vào thời kỳ mạt pháp, đối với quảng đại chúng sanh hữu duyên mà nói, là một học tập rất tốt. Bởi vì ở vào thời đại này của chúng ta, cơ hội để học sách xưa đã không còn nữa, đại khái những người 60-70 tuổi trở lại đều không có học qua sách xưa. Tuổi tác như tôi đây học sách xưa cũng không đến một năm, lúc nhỏ chỉ có học qua mấy tháng, về sau thì không còn nữa, trường học không có dạy, cho nên trong khoảng 70 tuổi đều không có học qua sách xưa. Nếu nói những đại đạo lý của của thánh hiền, chúng ta cho dù nghe cũng nghe không hiểu. Cách làm này của Đại sư Ấn Quang, chúng ta có thể nghe hiểu, chúng ta có thể tiếp nhận, cho nên đây là giáo học trí tuệ cứu cánh viên mãn, chúng ta từ nơi đây mà bắt tay vào.

Đoạn ác tu thiện, lão thật niệm Phật, quyết định sanh về nước Phật, đây là đem cảnh giới tu học của chúng ta nâng lên cao hơn, không phải là nâng cấp thông thường, mà là một nâng cấp vượt trội hơn bình thường. Thế nhưng các vị phải ghi nhớ, tuyệt đối không phải nói mỗi ngày chúng ta niệm Phật thì có thể vãng sanh. Pháp môn nay tuy là nói dễ hành, dễ hành là so sánh với các pháp môn khác, nó dễ hơn so với các pháp môn khác, tuyệt nhiên không phải ở ngay trong tưởng tượng của chúng ta dễ dành đến như vậy. Vậy phải niệm thế nào mới có thể vãng sanh? Người xưa thường hay dạy bảo chúng ta: “Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”, bạn phải niệm được tương ưng. Tương ưng với đâu vậy? Mức độ thấp nhất phải tương ưng với phước thứ nhất trong tam phước, cũng chính là nói “hiếu thân tôn sư, thập thiện nghiệp”. Mỗi câu Phật hiệu đều tương ưng với đây, có thể tương ưng với bốn câu này, vậy mới có thể vãng sanh.

Nếu như chỉ niệm Phật còn tâm hạnh đều bất thiện, thân còn tạo sát đạo dâm, miệng còn vọng ngữ, nói hai lời, nói thêu dệt, nói lời ác, trong tâm còn có tham sân si mạn, như vậy một ngày niệm mười vạn danh hiệu Phật cũng không thể vãng sanh. Bạn muốn hỏi vì sao vậy? Ở trên kinh Phật tường tận nói với bạn, thế giới Tây Phương Cực Lạc là “chư thượng thiện nhân tụ hội nhất xứ”, tuy là bạn niệm Phật niệm được rất nhiều, tâm hạnh của bạn đều bất thiện, không thể tương ưng với thế giới Tây Phương Cực Lạc, chính là bạn niệm Phật hiệu đó không tương ưng. Thế giới Cực Lạc thuần thiện không ác, cho nên chúng ta chính mình cần phải bồi dưỡng chính mình, tâm thuần thiện, hành vi thuần thiện, nhất định không có chút gì tổn hại đến người khác, tổn hại tất cả chúng sanh, con muỗi, con kiến, chúng ta cũng đều không có ý niệm tổn hại chúng, vậy mới có thể tương ưng. Trên kinh nói rất hay, chỉ sợ người tụng kinh chúng ta đại khái qua loa xem thường. Cho nên người niệm Phật, mỗi câu Phật hiệu thức tỉnh chúng ta, phải hiếu thân tôn sư, phải tu mười thiện. Người niệm Phật như vậy thì vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư Độ.

Nếu như có thể đem cảnh giới của chính mình nâng lên cao thêm một bậc, vậy phải làm cho được điều thứ hai của tam phước là “Thọ trì Tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi”. Nội dung ba câu này sâu rộng vô tận. Thọ trì tam quy, cái gì gọi là tam quy? Đối với người với việc với vật, đối với thế gian pháp, đối với xuất thế gian pháp giác mà không mê, vậy gọi là quy y Phật, chánh mà không tà gọi là quy y pháp, tịnh là không nhiễm gọi là quy y Tăng. Hay nói cách khác, đối với người với việc với vật, đối với thế gian, đối với xuất thế gian đều phải dùng Giác-Chánh-Tịnh, quyết định không có Mê-Tà-Nhiễm, như vậy niệm Phật mới có thể sanh cõi Phương Tiện Hữu Dư.

Lại nâng lên thêm một bậc nữa, đó là đại thừa, học Phật A Di Đà phát tâm Bồ Đề. Phát tâm Bồ Đề là như thế nào vậy? 48 nguyện trong Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta đọc rồi, 48 nguyện của Phật A Di Đà. Chúng ta phải phát ra đại nguyện giống như Phật A Di Đà vậy, không phải mỗi ngày tụng lời nguyện của ngài, mà phải biến nguyện của ngài thành nguyện của chính mình, như vậy mà niệm Phật vãng sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc sẽ sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm, Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Bạn xem ở trên kinh Phật rõ ràng tường tận, cẩn thận thấu đáo dạy bảo chúng ta, chúng ta phải hiểu, nhất định phải làm cho được. Mức độ thấp nhất phải làm tốt được mười thiện, phải đoạn mười ác, phải tu mười thiện thì cõi Đồng Cư Độ của thế giới Cực Lạc chúng ta mới có phần. Nếu không thì bạn sẽ sai lầm. Nếu lần này sai rồi, thì thật vô cùng đáng tiếc, không biết phải sanh đến nơi nào, một kiếp nào, bạn mới có thể gặp được duyên phận như thế này nữa. Cái cơ duyên này, người xưa nói là “trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”.

Vì sao tu hành gian nan đến như vậy? Lúc trước khi chúng tôi đang cầu học, lão sư thường hay nói thời gian huân tập của chúng ta không đủ. Lời nói này chúng ta càng nghĩ càng có đạo lý. Thời đại của Thích Ca Mâu Ni Phật, những người học sinh của ngài vì sao mỗi mỗi đều thành tựu? Có gì khác hơn [chúng ta]? Mỗi ngày huân tập, mỗi ngày nghe Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh. Phật giảng kinh 49 năm, trong số học trò có rất nhiều người trong 49 năm không sót một thời nào thì sao họ không thành tựu chứ? Đương nhiên thành tựu. Chúng ta sanh vào thời đại này, cơ hội nghe kinh quá ít, thỉnh thoảng nghe được một lần, nên gọi là “một ngày ấm lên mười ngày lạnh đi”. Cho dù ngày ngày nghe kinh, ngày ngày nghe cũng không được, mỗi ngày nghe hai giờ đồng hồ, một ngày 24 giờ đồng hồ, hai giờ đồng hồ nghe kinh Phật, 22 giờ khởi phiền não thì làm sao có được thành tựu chứ? Về sau chúng ta mới hiểu được, năm xưa Thế Tôn còn ở đời, mỗi ngày giảng kinh tám giờ đồng hồ, dạy người niệm Phật, ngồi tham thiền tám giờ đồng hồ, một ngày làm hết 16 giờ đồng hồ, mỗi ngày làm thì thành công, đạo lý chính ngay chỗ này, như vậy chúng ta mới đem tu học của chính mình tìm ra được chướng ngại không thể thành tựu

Cô Ngộ Thiên ở đây, các vị đều quen biết. Khi cô đến ở trên núi Toowoomba, tôi nghe nói mỗi ngày cô nghe kinh sáu giờ đồng hồ, sớm tối lạy Phật ba trăm lạy, khi làm việc thì học kinh Vô Lượng Thọ, cho nên cô có được chút thành tựu. Hiện tại lần này tôi đến xem thử, cô đã lui sụt rồi, vì sao vậy? Mỗi ngày nghe kinh không còn sáu giờ đồng hồ nữa, một ngày không làm thì thoái lui, ba ngày không làm thì không còn như trước nữa. Mỗi ngày phải làm, mỗi ngày phải giữ gìn, giữ chặt không rời, một môn thâm nhập, vậy mới có thể thành tựu. Thế nên hiện tại trên núi có một đạo tràng nhỏ, mọi người đều đang cố gắng dụng công học tập. Chúng ta phải bắt đầu từ đâu vậy?

Phải bắt đầu từ tiểu học, bổ túc lại. Về trước không có học qua, hiện tại bắt đầu lại, phải học từ Đệ Tử Qui. Hiện tại Đệ Tử Qui họ đã học xong rồi, thì học Tam Tự kinh. Chúng ta yêu cầu phải học thuộc lòng, phải có thể giảng, phải có thể hành. Học rồi phải làm mới được, làm không được thì đó là chưa học, học cũng như chưa học, nhất định phải làm được. Thế nên Đệ Tử Qui, Tam Tự kinh này, sau khi học xong, tôi yêu cầu họ học cổ văn. Mở đầu cổ văn học cái gì? Học Liễu Phàm Tứ Huấn. Liễu Phàm Tứ Huấn có bốn thiên, chính là bốn thiên cổ văn, là văn chương rất hay, đem nó xem thành cổ văn để học. Liễu Phàm Tứ Huấn học xong rồi, học Du Tịnh Ý Ngộ Táo Thần Ký, cũng là một thiên cổ văn rất hay. Chân thật ở chỗ này mà hạ công phu, đem những thiên văn chương này hoàn toàn thực tiễn rồi, thì chúng ta đã có được nền tảng tu học. Từ nơi nền tảng này lại chọn lựa kinh giáo, một môn thâm nhập, nhất định có thành tựu.

Hy vọng đồng tu chúng ta, mọi người cùng nhau cố gắng nỗ lực tu học, chúng ta cùng nhau khích lệ. Cái đạo tràng này có duyên phận rất sâu với tôi. Trên núi ở Toowoomba cùng ở đây là một nhà, không nên phân trên núi dưới núi. Ngày nay chúng ta đề xướng đa nguyên văn hóa, cùng với các chủng tộc tôn giáo khác đều không phân biệt, còn phân ra trên núi dưới núi thì thành ra thứ gì chứ?

Chúng ta phải làm ra một gương tốt để cho người khác xem, phải làm ra cho người khác xem mới được. Có thể nói mà không thể làm thì không những chính mình không có lợi ích, mà còn không thể giúp đỡ người khác. Nhất định phải làm rồi sau đó mới có thể nói. Cổ thánh tiên hiền dạy bảo chúng ta như vậy, chúng ta phải nên cố gắng nỗ lực mà học tập. Ngày mai tôi đến Hong Kong, ngày mốt ở đài truyền hình Hong Kong, chúng ta đã hẹn trước 20 giờ đồng hồ, lần này thu một bộ Liễu Phàm Tứ Huấn. Sau khi thu xong sẽ làm thành đĩa VCD để lưu thông. Thế nên tôi cũng muốn tương lai có cơ hội, chúng ta ở nơi đây đem Liễu Phàm Tứ Huấn làm thành quốc văn, chúng ta giảng giải tỉ mỉ để mà học tập. Tôi nghĩ năm nay chúng ta sẽ tranh thủ thời gian.

Hôm nay tôi chỉ giảng đến đây, cám ơn các vị! A Di Đà Phật!

Phật giáo là giáo dục chí thiện viên mãn của Phật Đà đối với chúng sanh chín pháp giới.

Nội dung của tất cả kinh điển mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong 49 năm, chính là nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Nhân sanh chính là chính mình, vũ trụ chính là hoàn cảnh mà chúng ta sinh sống.

Tri giác gọi là Phật Bồ Tát, bất giác gọi là phàm phu. Tu hành chính là sửa đổi lại cách nhìn, cách nghĩ, cách nói, cách làm sai lầm của chúng ta đối với vũ trụ nhân sanh.

Cương lĩnh tu hành của Phật giáo là Giác-Chánh-Tịnh, giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, và còn y theo Giới-Định-Huệ tam học để cầu đạt đến mục tiêu này.

Nền tảng của tu học là Tam phước, đối đãi với người thì y theo sáu phép hòa, xử thế thì tu Lục độ, tuân thủ mười nguyện Phổ Hiền, quy về Tịnh Độ, việc giáo hóa của Phật không ngoài như vậy.

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Học Hội Tịnh Tông Úc Châu
Thời gian: Ngày 14 tháng 04 năm 2001
Chế tác: Học Hội Tịnh Tông Úc Châu
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 4365)
Buổi sáng ngày 17 tháng 11 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời online của Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, được chào đón bởi Giám đốc Điều hành Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal. Ông đã cung thỉnh Ngài đăng lâm Bảo tọa chia sẻ pháp thoại với chủ đề "sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai" (Love and Compassion in the Context of Disaster Management).
16/11/2021(Xem: 6374)
Triển lãm Phật giáo Quốc tế Seoul 2021 từ Phật giáo Truyền thống với Chủ đề "Trí tuệ cho Cuộc sống Bền vững" (2021 Seoul International Buddhism Expo to Be Held Under the Theme of ‘Wisdom for a Sustainable Life’ From Buddhism and Tradition)
29/10/2021(Xem: 4106)
Tại sao con người là không phải vượn người hay các loài khác đang quản lý thế giới? Nhà sử học, triết học người Israel, Thiền giả Yuval Noah Harari giải thích rằng, điều này là do con người duy nhất có khả năng để tạo ra, và thực tế tập thể tin vào chuyện hư cấu. Nói cách khác, Thiền giả Yuval Noah Harari cho rằng, con người là một loài biết kể chuyện, đó là cách con người hợp tác và kiểm soát lẫn nhau.
24/10/2021(Xem: 3227)
Hôm thứ Tư, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi đã phát biểu miêu tả rằng: "Đức Phật là nguồn cảm hứng cho Hiến pháp Ân Độ đến tận ngày nay; Đức Phật luôn Ngự trong tâm hồn của nhân loại và kết nối các nền văn hóa và quốc gia khác nhau."
18/10/2021(Xem: 4686)
Đại đức Pháp Cẩn sẽ mở lớp Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca. Lớp sẽ học những tài liệu tiếng Việt và những tài liệu tiếng Anh do một số bạn thuyết trình. Tuy tài liệu một phần bằng tiếng Anh nhưng những người không biết tiếng Anh vẫn có thể học được vì thuyết trình bằng tiếng Việt. Lớp sẽ học từ căn bản đến nâng cao về cuộc đời Đức Phật. Nâng cao tức là có một số nghiên cứu, khám phá mới từ các chuyên gia trong các Đại học thế giới về cuộc đời Phật từ vài chục năm gần đây. Thí dụ là người trong ảnh trên đối với Phật Tử là Đức Phật Thích Ca trong khi với tín đồ Kì Na Giáo là Đức Mahāvīra lỗi lạc của họ: https://www.india-a2z.com/mahavira.html Lớp sẽ học trong âm hưởng comparative religion (tôn giáo tỷ giáo), tức so sánh cuộc đời của Đức Phật Thích Ca và cuộc đời của Đức Mahāvīra. Đây là học về cuộc đời Phật theo không gian. Theo thời gian, lớp sẽ học cuốn sách Life of the Buddha (Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca) được viết bởi Ashvaghosha vào thế kỉ thứ 1 sau Tây Lịch. Đây là một trong số c
08/10/2021(Xem: 6265)
Tổng Vụ Tăng Sự, trước tiên kính gởi lời thăm viếng vấn an sức khoẻ đến chư Tôn Đức Tăng Ni Nhị Bộ và quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ. Theo truyền thống hằng năm của Giáo Hội có khoá An Cư Kiết Đông, ngỏ hầu Tăng Ni có cơ hội Thân Hoà Đồng Trú và Giới Hoà Đồng Tu, để cùng nhau sách tấn, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới hạnh. Nay Tổng Vụ Tăng Sự thay mặt Giáo Hội xin được tổ chức 10 ngày An Cư Kiết Đông năm 2022. Địa điểm : Chùa Khánh Anh, 8 rue Francois Mauriac 91000 Evry-Courcouronnes, Pháp Quốc. Thời gian : từ thứ Tư, ngày 5/1/2022 (mùng 3 tháng Chạp năm Tân Sửu) đến thứ Sáu, ngày 14/01/2022 (12 tháng Chạp năm Tân Sửu). Kính mong chư Tôn Đức Tăng Ni Nhị Bộ hoan hỷ sắp xếp thời gian quý báu, để trở về Chùa Khánh Anh đồng tham dự tu học 10 ngày An Cư Kiết Đông, để Bản Thể Tăng Già ngày càng tăng trưởng kiên cố, cũng là điểm tựa cho vạn loại chúng sanh nương nhờ tạo phước trong hiện đời và thoát ly ba đường ác mai hậu.
28/09/2021(Xem: 5736)
Perris, Riverside (Việt Báo)-- Chùa Hương Sen tọa lạc tại số 19865 Seaton Ave, Perris, CA 92570 do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương làm Viện Chủ đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá xây dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân, hôm Chủ Nhật 26/9/2021. Chùa Hương Sen kiến lập từ năm 2005, nhưng 16 năm nay vẫn chưa xây được Chánh điện. Do vậy, Lễ Đặt Đá xây dựng Chánh điện khởi sự hôm Chủ Nhật 26/9/2021 đã làm xúc động toàn thể Ni chúng và Phật tử Chùa Hương Sen vì giây phút này đã chờ đợi từ 16 năm qua. Nghi lễ tổ chức với sự chứng minh và tham dự từ khoảng 50 chư tôn đức tăng ni cùng hàng trăm đồng hương Phật tử đến từ Orange County, San Diego, San Jose, và một số phóng viên từ các cơ quan truyền thông Việt ngữ.
21/09/2021(Xem: 8646)
Hiện nay, con người đang hoang mang đến cùng cực vì đại dịch toàn cầu do virus SARS-CoV-2. Khi chúng tôi muốn chuyển những suy nghĩ này đến với mọi người (26/5/2021) thì dịch bệnh đã hoành hành khắp nơi, thế giới đã gần chạm mốc 170 triệu người nhiễm, có xấp xỉ 3 triệu rưỡi người tử vong. Những quốc gia có nhiều tập tục bị quy kết là tạo điều kiện cho dịch như Ấn Độ đạt con số 27 triệu người nhiễm, nhưng những quốc gia văn minh hàng đầu như Mỹ lại đứng đầu số lượng người nhiễm: gần 34 triệu người (!)… Nhân loại không biết phải hành xử như thế nào! Sự bùng nổ thông tin thời hiện đại càng làm con người vô cùng khó khăn để tinh lọc thông tin, càng chịu một áp lực khủng bố tâm lý nặng nề. Trong tâm trí con người nói chung, SARS-CoV-2 là một con ác quỷ hay ác thú thu nhỏ vừa khôn ngoan, trí trá, xảo quyệt, vừa hung hiểm, tàn độc, có thể xâm nhập và tiêu diệt bản thân bất cứ lúc nào; bên cạnh đó, ai cũng nghĩ rằng họ có thể mạng vong vì ngẫu nhiên hít phải (hay đưa vào niêm mạc qua tiếp xúc
20/09/2021(Xem: 7422)
Thư Ngỏ kính gởi Đồng Bào Phật tử ngày 14/9/2021 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
16/09/2021(Xem: 3701)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]