Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổng thống Mỹ thăm Miến Điện

22/06/201309:57(Xem: 4017)
Tổng thống Mỹ thăm Miến Điện

ObamaTổng thống Mỹ Barack Obama tiếp nhà đối lập Miến Điện Auing San Suu Kyi tại Nhà Trắng ngày 19/9/2012REUTERS/Kevin Lamarque



Vừa tái đắc cử, Tổng thống Barack Obama sẽ đến Rangoon vào trung tuần tháng 11/2012. Trong chuyến viếng thăm lịch sử này, lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, hai đối thủ chính trị, nhưng cùng quyết tâm đưa Miến Điện vào con đường dân chủ thân Tây phương.

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ phải dành nhiệm kỳ hai để tập trung vào các hồ sơ quốc tế, sau khi đã mất nhiều tháng dài lo vận động tái tranh cử. Theo thông báo của Nhà Trắng, Đông Nam Á sẽ là địa điểm công du đầu tiên của vị tổng thống vừa tái đắc cử. Lần lượt ông sẽ đến Miến Điện, Thái Lan và sau đó sang Cam Bốt dự thượng đỉnh Đông Á trong chuyến đi 4 ngày từ 17 đến 20/11/2012.

Washington đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa của chặng Miến Điện. Trong vài giờ ghé thăm, Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi để bày tỏ sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ đối với tiến trình dân chủ đang từng bước được thực hiện tại Miến Điện.

Báo chí Miến Điện, nhất là của đối lập, không che dấu niềm hy vọng tương lai của quốc gia Đông Nam Á này thoát khỏi gọng kềm của Bắc Kinh . Chủ nhiệm tờ báo uy tín The Irrawaddy, nhà báo Aung Zaw, nhắc nhở, đây là lần đầu tiên một vị Tổng thống Hoa Kỳ đặt chân đến Miến Điện kể từ 50 năm nay. Dù thời gian thăm viếng ngắn ngủi, nhưng sự kiện này mang nhiều giá trị tiêu biểu.

Trước tiên, theo nhà báo Aung Zaw, chiến lược của Hoa Kỳ sử dụng Miến Điện như « bản lề tại Á châu » sẽ được Đông Nam Á quan tâm theo dõi, nhất là những quốc gia muốn chống lại ảnh hưởng bá quyền của Trung Quốc. Tình trạng này sẽ tiếp tục tạo thế thuận lợi cho Washington. Từ trước đến nay, do Miến Điện bị cấm vận, Trung Quốc là bạn hàng chính yếu của Miến Điện về kinh tế lẫn vũ khí. Tuy nhiên, từ khi Barack Obama lên làm Tổng thống vào tháng 01/ 2009, Washington đã từng bước khuyến khích Miến Điện cải thiện nhân quyền, cải tổ chính trị bằng chính sách giảm nhẹ cấm vận thay vì leo thang trừng phạt theo chính sách của người tiền nhiệm.

Kết quả là vào năm 2011, tập đoàn tướng lãnh bảo thủ rút lui, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và hàng ngàn tù nhân chính trị được tự do, đối lập được phục hoạt và đắc cử vẻ vang vào Quốc hội . Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu giảm nhẹ cấm vận.

Quan hệ song phương được cải thiện với hệ quả : Mặc dù Trung Quốc là nguồn cung cấp vũ khí chính yếu cho quân đội Miến Điện, nhưng Washington và Naypyidaw đã nối lại đối thoại quân sự bị cắt đứt thời chế độ quân phiệt. Quân đội Miến Điện đã được mời tham gia cuộc tập trận thường niên Kim Mãng Xà do Mỹ tổ chức tại Thái Lan. Bắc Kinh tự cho mình là « ân nhân » của Miến Điện từ quân sự, kinh tế đến nỗ lực ngoại giao, nhiều lần dùng quyền phủ quyết bảo vệ tập đoàn quân sự tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cho nên, theo nhà báo Aung Zaw, Bắc Kinh theo dõi rất kỹ diễn tiến quan hệ giữa « con nợ » của họ là Miến Điện với siêu cường Hoa Kỳ như thế nào.

Chiến lược « chinh phục » Miến Điện có thể xem là thành công lớn của chính quyền Obama không những về ngoại giao mà nó còn mở đường xây dựng một chính sách điạ chính trị toàn diện : Tái định vị tại châu Á. Nhà Trắng thông báo : Tổng thống Obama sẽ nhân chuyến công du từ 17 đến 20/11 để thảo luận với các đối tác châu Á toàn bộ các hồ sơ có liên quan từ hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng, an ninh đến nhân quyền.

Trong khuôn khổ chiến lược mới, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên đã được gửi đến Úc trước khi Tổng thống Obama lên đường sang Miến Điện, Thái Lan và tham dự Thượng đỉnh Đông Á tại Cam Bốt.

http://vi.rfi.fr/auteur/tu-anh/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2012(Xem: 4385)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
19/03/2012(Xem: 8064)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
11/03/2012(Xem: 7575)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
02/03/2012(Xem: 3668)
trường trên Biển Đông mà csVN đã lỡ cống nạp qua Công hàm bán nước do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 công nhận Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của VNCH là thuộc về Trung Quốc! Trong khi đó, Nhật Bản là nước nhỏ nhưng đang đối đầu quyết liệt với Trung Quốc để bảo vệ đảo Senkaku mà Trung Quốc đòi xâm lược cho rằng đó là đảo Điếu Ngư của thời ông tổ tiên nhà "Háng" truyền lại... nên đã được thiên nhiên giúp cho chỉ trong một đêm Thứ Bảy 25-4-2015, tự dưng một dãi đất liền từ đáy biển dâng cao có chiều dài 1,000 đến 1,640 ft (308.8m - 499.872m), chiều rộng 100 feet (30.88m) và cao khỏi mặt biển 60 feet (18.288m).
08/02/2012(Xem: 8189)
Dân số Việt Nam sống ở hải ngoại và Hoa Kỳ
05/02/2012(Xem: 5712)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
22/01/2012(Xem: 3596)
Đó là Đài Truyền hình Supreme Master Television, tên viết tắt SMTV, tên tiếng Việt gọi là “Đài Truyền hình Vô Thượng sư”, do Bà Thanh Hải, người tự xưng “Vô thượng sư”, một hình thức chứng đắc, đã đột ngột ngừng phát sóng hoàn toàn, trên phạm vi toàn thế giới, mà không có một lời thông báo trước, hay giải thích sau đó.
26/05/2011(Xem: 5098)
Thành phố Koriyama, phía tây nhà máy điện Fukushima , với cột đo lường phóng xạ. Đến nay thành phố vẫn khuyên không nên để trẻ em từ 2 đến 5 tuổi ở ngoài quá 30 phút. Ảnh chụp ngày 01/03/2014.
05/03/2011(Xem: 3811)
Các tôn giáo trên thế giới có thể đóng góp gì trong việc thực hiện nhân quyền được hiển nhiên coi là một trong những vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại.
02/02/2011(Xem: 5238)
Llewellyn King là một nhà báo, nhà bình luận, người dẫn chương trình khá nổi tiếng người Mỹ. Giống như các du khách khác đến với Việt Nam, ông cho biết điều làm ông đặc biệt chú ý không phải là những con đường rộng lớn, những bức tranh gốm ghép ấn tượng, công viên, kiến trúc hoành tráng với bề dày lịch sử hay ẩm thực…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567