Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hộ chiếu nước nào có " quyền lực " nhất thế giới ?

09/01/201322:27(Xem: 20274)
Hộ chiếu nước nào có " quyền lực " nhất thế giới ?

Canada-Passport-2-1879-1422073-8160-4189
Hộ chiếu nước nào có " quyền lực " nhất thế giới ?


Trang Trevolta đã xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới, tính theo số quốc gia chấp nhận hộ chiếu đó mà không cần xin visa. 
Mặc dù người Mỹ có thể thoải mái du lịch đến nhiều nơi trên thế giới, nhưng hộ chiếu Mỹ chưa phải là loại có quyền lực lớn nhất. Những tấm hộ chiếu quyền năng nhất thế giới năm 2015 đã thuộc về Vương Quốc Anh, Phần Lan và Thụy Điển, và đang khiến những những du khách yêu thích du lịch trên toàn thế giới phải “ghen tị”, bởi những người sở hữu chúng được chấp nhận thông hành tại 173 quốc gia mà không cần đến visa.
 
Dưới đây là top những quốc gia sở hữu những cuốn hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới năm 2015!
 
1.  Hộ chiếu Phần Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh
 
Những công dân sở hữu hộ chiếu của 3 nước này có thể du lịch tới 173 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
2. Hộ chiếu Đan Mạch,  Đức, Luxembourg và Mỹ
 
Những công dân sở hữu hộ chiếu của 4 nước này có thể du lịch tới 172 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
3. Hộ chiếu Bỉ, Ý, Hà Lan
 
Những công dân sở hữu hộ chiếu của 3 nước này có thể du lịch tới 171 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
4. Hộ chiếu Canada, Pháp, Ireland, Nhật Bản, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
 
Những công dân sở hữu hộ chiếu của 7 nước này có thể du lịch tới 170 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
5. Hộ chiếu Áo, New Zealand, Thụy Sĩ
 
Những công dân sở hữu hộ chiếu của 3 nước này có thể du lịch tới 168 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
6. Hộ chiếu Úc, Hy Lạp, Singapore
 
Những công dân sở hữu hộ chiếu của 3 nước này có thể du lịch tới 167 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
7. Hộ chiếu Hàn Quốc
 
Công dân Hàn Quốc có thể du lịch tới 166 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
8. Hộ chiếu Iceland
 
Công dân Iceland có thể du lịch tới 165 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
9. Hộ chiếu Malaysia, Malta
 
Công dân của 2 nước này có thể du lịch tới 163 nước mà không cần phải xin Visa.
blank
 
10. Hộ chiếu Liechtenstein
 
Công dân của  Liechtenstein có thể du lịch tới 159 nước mà không cần phải xin Visa.
blank

Những tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Phần Lan, Đức, Anh, Mỹ đang là những quốc gia sở hữu những tấm hộ chiếu hữu dụng nhất thế giới khi được miễn thị thực tại 175 đất nước.

The Henley & Partners, công ty toàn cầu trong quy hoạch cư trú và quốc tịch, vừa công bố bảng chỉ số giới hạn thị thực của các nước trên thế giới.

"Đòi hỏi visa cũng là một cách thể hiện mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Nó thường phản ánh mối quan hệ, tình trạng của nước đó trong cộng đồng thế giới", tài liệu của công ty trên cho biết.

1-6877-1428054288.jpg

Mỹ, Anh, Phần Lan... là những quốc gia được nhiều nơi chấp nhận miễn thị thực. Ảnh: Somalinet.

Theo đó, 16 nước trên thế giới nằm trong top ba quyền lực. Phần Lan, Mỹ, Thụy Điển, Anh là những quốc gia đứng vị trí số một khi công dân được 174 nước trên thế giới miễn thị thực. Canada và Đan Mạch xếp hạng hai với 173 điểm đến miễn visa.

9 quốc gia còn lại đồng hạng ba là Bỉ, Pháp, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với 172 nước chấp nhận du khách mà không phải xin visa.

Ở chiều ngược lại, Afghanistan là quốc gia ít được miễn thị thực nhất với 28 nơi chấp nhận và đứng ở vị trí thứ 94. Áp chót bảng là Iraq với 33 quốc gia đồng ý miễn visa. Riêng công dân Pakistan và Somalia được đi lại tự do ở 32 nước và chỉ cần hộ chiếu. Dân Palestine có 35 điểm miễn visa trong khi Nepal là 37 nơi.

Anh Minh

vnexpress.net


Chính sách cấp thị thực mới của Ai Cập gây tranh cãi

Ai Cập đưa ra thêm các ràng buộc mới về thị thực nhằm hạn chế lượng người tới nước này rồi sang Iraq hay Syria để đầu quân cho IS, tuy nhiên điều này đang gây trở ngại cho ngành du lịch.

Khách du lịch quốc tế đang tỏ ra nôn nóng và kêu gọi chính phủ nước sở tại làm rõ hơn về các quy định mới về việc cấp visa khi đến thành phố biểnSharm el-Sheikh.

Theo một đại diện trong ngành du lịch, du khách đến Sharm el-Sheikh sẽ tiếp tục được miễn phí tem thị thực khi nhập cảnh, với điều kiện là họ phải đi theo một công ty tour và ở lại dưới 15 ngày. Đối với khách du lịch tự túc không qua hãng lữ hành, Cairo cũng luôn có sẵn các tem miễn phí dành cho họ.

Tuy nhiên một du khách tên là Julia Garner nói trên Telegraph điều ngược lại. Cô dự định sẽ tới Ai Cập vào tháng 10 và đã liên hệ với đại sứ quán tại London để làm thị thực cho kỳ nghỉ 8 ngày. "Khi tôi hỏi họ rằng liệu có đúng là vẫn còn sẵn tem thị thực miễn phí cho du khách sau ngày 15/5 không, họ trả lời tôi rằng không còn có sẵn nữa. Bởi sau ngày này, Ai Cập sẽ theo quy tắc cấp thị thực mới".

1-6152-1427334249.jpg

Từ 15/5, du khách tự túc khi tới Ai Cập sẽ bị xiết chặt vấn đề cấp thị thực, nhằm ngăn cản việc họ lợi dụng đi qua nước này rồi tới Iraq gia nhập vào các tổ chức khủng bố. Ảnh: Telegraph.

Julia đã đặt vé máy bay của British Airways, đặt khách sạn thông qua một hãng lữ hành Anh và điều đó có nghĩa là cô được xếp vào nhóm du khách tự túc - đây là nhóm người mà việc xin visa vẫn còn có nhiều điều mâu thuẫn, chưa được rõ ràng. Theo luật mới của chính phủ Ai Cập về việc cấp visa đã được thông báo từ tuần trước, khách du lịch tự túc phải bỏ ra 35 USD để có thị thực, trong khi khách đi theo đoàn lại được miễn phí.

Những thay đổi trong việc cấp phát visa của Ai Cập nhằm ngăn chặn các cá nhân cố gắng nhập cảnh vào nước này, và từ đó sang Iraq, Syria để đầu quân cho các nhóm khủng bố. Tuy nhiên nhiều người lo ngại rằng quyết định mới của chính phủ sẽ hạn chế lượng du khách tới đây tham quan, ảnh hưởng tới du lịch.

Anh Minh

vnexpress.net



Những tấm hộ chiếu bị kiểm tra gắt gao nhất thế giới

Công dân sử dụng hộ chiếu của Afghanistan, Iraq hay Nepal... bị kiểm soát chặt chẽ từng đường đi nước bước, thậm chí nhiều quốc gia còn từ chối cho nhập cảnh.

Hộ chiếu được xem là tấm vé thông hành giúp công dân di chuyển tự do từ nước này sang nước khác. Thế nhưng có những quyển hộ chiếu bị liệt vào danh sách kiểm tra gắt gao khi vào sân bay. Dựa theo Bảng chỉ số giới hạn thị thực của The Henley & Partners - công ty toàn cầu trong quy hoạch cư trú và quốc tịch, dưới đây là 5 quyển hộ chiếu gặp khó khăn nhất khi du lịch. 

the-worlds-five-most-pointless-9952-1440

Người dân ở những quốc gia có mức thu nhập thấp thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xin thị thực khi đi du lịch.


Afghanistan

Một quyển hộ chiếu Anh có thể đi 173 quốc gia mà không cần thị thực, còn của Afghanistan chỉ được miễn khoảng 28 nước. Chưa kể hộ chiếu Afghanistan còn bị liệt vào "danh sách đen" cấm nhập cảnh vào Kuwait, một quốc gia ở Trung Đông.

Iraq

Khá hơn Afghanistan, người dân Iraq được phép nhập cảnh vào Ecuador mà không cần thị thực, nhưng điều đó cũng không mang nhiều ý nghĩa với họ. Đối với nhiều quốc gia, Iraq cũng giống Syria, đang tham gia cuộc chiến chống lại phương Tây. Vì lẽ này, nhiều nơi thường tạo thêm trở ngại trước khi cấp thị thực cho người dân Iraq. 

Pakistan và Somalia

Pakistan và Somalia cùng chia sẻ vị trí thứ ba trong danh sách hộ chiếu bị kiểm tra gắt gao. Một du khách có tên Rabiha Sharif sở hữu hai hộ chiếu gồm Pakistan và Anh nhưng hiếm khi đụng đến cuốn do Pakistan cấp, trừ khi trở về nhà thăm bạn bè, người thân. Nếu chỉ sở hữu hộ chiếu Pakistan, bạn sẽ khó lòng du lịch bất cứ đâu. 

Nepal

Là quốc gia nghèo, thu nhập hàng ngày của một người dân Nepal chỉ khoảng 1,3 USD. Điều này phần nào tác động đến việc cấp thị thực cho người Nepal. Hầu hết những quốc gia có mức sống thuộc hàng trung bình và giàu có được miễn thị thực khi đi du lịch, còn nước nghèo hơn sẽ bị yêu cầu nhiều thủ tục. 

Tường Ý (theo Vice)

Thứ ba, 27/1/2015 | 19:23 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên FacebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|PrintEmail

4 cuốn hộ chiếu độc đáo trên thế giới

Trong khi hộ chiếu Canada, Na Uy, Hungary có khả năng phát sáng dưới đèn tia cực tím, thì cuốn 'sổ thông hành' của Phần Lan lại mang đến giây phút vui vẻ khi lật các trang.

Dưới đây là bốn cuốn hộ chiếu trong mơ của các phượt thủ.

1. Hộ chiếu Canada

Canada-Passport-2-1879-1422073-8160-4189

Hình in pháo hoa trên tòa nhà quốc hội Canada nổi bật dưới ánh đèn tia cực tím. Ảnh: feelguide

Được phát hành từ năm 2013 nhưng gần đây, cuốn hộ chiếu Canada mới được tích hợp công nghệ mới giúp chúng có khả năng phát sáng độc đáo dưới ánh đèn tia cực tím. Do đó, nếu chỉ nhìn dưới ánh sáng thường, hộ chiếu Canada cũng giống như bao quốc gia khác. Nhưng khi chiếu đèn tia cực tím, các hình in chìm biểu tượng của Canada như lá phong, tòa nhà quốc hội, thác Niagra... trở nên lung linh đầy màu sắc.

Không chỉ là cách thức quảng bá đất nước, thiết kế mới này còn phục vụ cho vấn đề kiểm soát an ninh nhằm tránh làm giả hộ chiếu, đồng thời giúp hành khách dễ dàng tìm kiếm hộ chiếu bị bị thất lạc. Ngoài ra, hộ chiếu Canada còn được gắn chip sinh trắc học (công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, mống mắt, khuôn mặt... để nhận diện) giúp ngăn chặn hành vi sao chép, làm giả hộ chiếu một cách tối đa.

2. Hộ chiếu Na Uy

f55eaad9-a03a-4cdb-8e13-750568-2869-5762

Bầu trời đêm cực quang trên hộ chiếu Na Uy. Ảnh: Neue

Trước Canada, Na Uy cũng được biết đến với mẫu hộ chiếu có khả năng biến hóa linh hoạt dưới tia cực tím. Điển hình nhất trong các họa tiết của nó là khung cảnh bầu trời đêm cực quang tuyệt đẹp, tạo nên cảm giác bí ẩn, đầy mê hoặc cho cuốn hộ chiếu. Thêm vào đó, hộ chiếu Na Uy còn ghi điểm với bìa ngoài 3 màu: trắng, xanh ngọc, đỏ dành cho người nhập cư, nhà ngoại giao hay hạng phổ thông, rất khác so với các nước ở châu Âu. 

Mẫu thiết kế này được đánh giá cao bởi không chỉ thể hiện tính cách quốc gia mà còn bảo đảm tính nghiêm túc của loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên đây mới chỉ là mẫu hộ chiếu được Na Uy chọn trong cuộc thi thiết kế lại passport và thẻ ID. Chúng có thể được lưu thông trong vòng 2 năm tới. (Xem chi tiết tại đây)

3. Hộ chiếu Hungary

5573622086-a789f19916-z-1474-1422270001.

Những nốt nhạc phát sáng trong hộ chiếu Hungary. Ảnh: Flickr

Tương tự ở các quốc gia châu Âu, bìa ngoài của cuốn hộ chiếu Hungary có màu đỏ booc-đô. Chính giữa bìa in quốc huy Hungary cùng dòng chữ  "Európai Unio" (Liên minh châu Âu) và "Magyarország" (Hungary) ở trên và "útlevél" nghĩa là hộ chiếu ở dưới.

Điểm đặc biệt của cuốn hộ chiếu này nằm ở các trang visa. Khi chiếu đèn UV (tia cực tím), bạn sẽ thấy các khuông nhạc in chìm hiện lên rõ nét. Đây là những nốt nhạc trong bài Szozat - quốc ca thứ 2 của Hungary, thường vang vào cuối các chương trình kỷ niệm.

4. Hộ chiếu Phần Lan

finnish-passport-with-flipbook-5040-2439

Lật các trang trong hộ chiếu bạn sẽ có cảm giác như chú nai đang chạy. Ảnh: trendsnow

Không sử dụng công nghệ hiện đại nhưng cuốn hộ chiếu Phần Lan lại đem đến cảm giác thích thú khi lật giở các trang liên tục. Bằng cách vẽ vào các trang cuối trong cuốn hộ chiếu mới của Phần Lan một hình in con nai sừng tấm, khi lật nhanh ta sẽ thấy con nai chạy dần về phía mép của cuốn hộ chiếu như một đoạn hoạt hình ngắn.

Vy An


Chuyện về nguồn gốc các cuốn hộ chiếu trên thế giới

Giữa thế chiến thứ nhất, hệ thống hộ chiếu được sử dụng rộng rãi vì chính phủ nhiều nước muốn chủ động trong việc kiểm soát điệp viên. 

Hộ chiếu là loại giấy tờ quan trọng để nhận dạng cá nhân và quốc tịch mỗi người, được xem như tấm vé thông hành, giúp di chuyển từ nước này sang nước khác. Thông thường, hộ chiếu có ba loại gồm phổ thông, công vụ và ngoại giao. Dù được sử dụng phổ biến, ít ai biết rõ quá trình ra đời của loại giấy tờ này. 

AP05102407516-8438-1417066122.jpg

Lý do ban đầu hộ chiếu được sử dụng rộng rãi vì chính phủ muốn kiểm soát điệp viên. Ảnh: wired

Ở Anh, khái niệm về giấy tờ bảo đảm an toàn cho bản thân khi đi đâu đó xuất hiện vào thời vua Henry V, năm 1414. Lúc bấy giờ, những loại giấy tờ này được ban hành bởi nhà vua đến bất cứ ai, dù họ có phải người Anh hay không.

Đến năm 1540, việc ban hành lại thuộc về hội đồng Cơ mật. Từ "hộ chiếu" mới dần trở nên phổ biến vì người dân phải dùng để qua cảng biển hoặc cổng tường thành. Từ thời kỳ này đến năm 1858, các loại hộ chiếu vẫn viết bằng tiếng Pháp bất kể người sở hữu là công dân nước khác, đồng thời trở thành điều kiện cần để du lịch nước ngoài. 

Vào thế kỷ 19, hệ thống giấy tờ này bắt đầu sụp đổ khi các tuyến đường sắt được mở, chạy khắp châu Âu. Chính quyền Pháp cảm thấy việc phát hành và kiểm tra hộ chiếu tất cả các công dân đi lại tự do khắp nơi là việc làm vô nghĩa.

Quốc gia này sau đó hủy bỏ hộ chiếu và khiến các nước châu Âu khác "bắt chước" theo. Tấm vé thông hành nổi tiếng chỉ thực sự trở lại giữa thế chiến thứ nhất, khi các chính phủ muốn kiểm soát sự đi lại của điệp viên. 

1024px-First-Japanese-passport-5674-1907

Mẫu hộ chiếu xưa của đất nước Nhật Bản. Ảnh: wikipedia

Hộ chiếu của người Anh khi đó còn là sản phẩm của luật công dân Anh 1914 với hình thức một tờ giấy gấp làm 8 phần, được giữ chặt bởi miếng bìa bao ngoài. Mỗi cuốn có giá trị trong hai năm, chứa hình ảnh và chữ ký cùng một số đặc điểm nhận dạng của người sở hữu.

Các quốc gia khác cũng có cấu trúc hộ chiếu giống nước Anh và chỉ thêm một số nét riêng biệt tùy theo văn hóa từng nơi. Đến đầu thế kỷ 20, quyển sổ hộ chiếu hoàn chỉnh như ngày nay mới hình thành rõ nét, chuẩn hóa quốc tế và được sử dụng rộng rãi. 

Thảo Nghi


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2012(Xem: 5165)
Sáng nay, 11-10-2012, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television’s – CCTV) thông báo tin nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) đang sinh sống ở Bắc Kinh được giải thưởng Nobel Văn chương năm 2012 chỉ cách 10 phút sau khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo tin trúng giải. Tiếp theo là báo chí toàn quốc Trung Hoa đã rộn ràng thi nhau không tiếc lời ca tụng “vinh dự nước nhà”.
12/10/2012(Xem: 6560)
Tham quan Trung tâm Thiền Dhamma Siri (SVC) thứ Bảy, ngày 13/10/2012 từ 1:00g chiều – 5:00g chiều
11/10/2012(Xem: 4028)
Bức thư là cách thể hiện phản ứng của Einstein đối với một cuốn sách mang tựa đề “Choose Life: The Biblical Call to Revolt”.
21/09/2012(Xem: 3608)
Ngày 1-3 2-15, Hiệp hội Phật giáo Penang đã tặng 15,000 RM cho Quỹ Thiên tại NSTP – Madia Prima. Chủ tịch hiệp hội Datuk Seri Khoo Keat Siew đã trao ngân phiếu cho Melissa Darlyne Chow, người đại diện báo New Straits Times. Lễ trao tặng được tổ chức tại trụ sở hiệp hội bên lề 4 dịp đặc biệt , cụ thể là sự ra mắt của lễ kỷ niệm lần thứ 90 của hiệp hội, ra mắt Hội trường tịnh xá Brahma, cầu phúc cho công trình Hội trường Tưởng niệm Cha Sumangalo đang xây dựng cũng như lễ Đại Tăng đoàn Thường niên của Truyền thống Nguyên thủy. Hơn 500 tín đồ đã tập trung tại sự kiên từ thiện hàng năm này, cùng với sự hiện diện của 110 tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy.
28/07/2012(Xem: 5005)
Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship of Buddhists) trong Tuyên bố cuối cùng của mình đọc tại lễ bế mạc Đại hội WFB lần thứ 26 được tổ chức tại Yeosu, Hàn Quốc, từ ngày 11 đến 16-6-2012, đã kêu gọi nhân loại hãy mở rộng lòng từ bi và nhân hậu đối với tất cả chúng sinh theo chủ trương của Đức Phật.
25/07/2012(Xem: 8692)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 24 được tổ chức vào ngày 26.07 đến ngày 05.08.2012... HT Thích Minh Tâm
23/06/2012(Xem: 8542)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
20/05/2012(Xem: 9569)
Đại Hội được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm - Seattle, ngày 10-12/8/2012 do HT Thích Nguyên An làm trưởng ban tổ chức.
01/05/2012(Xem: 7791)
Ngày Phật đản là ngày cho toàn thể tăng tín đồ cùng hướng về đức Bổn sư Thích ca Mâu ni để tổ chức lễ hội, tư duy, thiền quán... Đặc biệt năm nay, Giáo hội tổ chức Lễ Hội Phật Đản Quốc Tế với sự tham gia của các cộng đồng Phật giáo tại Hoa Kỳ. Sự kiện này nói lên đà phát triển của Đạo Phật trên đất nước đa sắc tộc, tín ngưỡng và văn hóa. Trải qua nhiều thập niên, những người di dân mang tín ngưỡng Phật giáo đã nỗ lực và cống hiến những gì có thể mang đến cho cư dân Hoa Kỳ về hiểu biết, hành thiền và sự sống an lạc từ giáo pháp của Như Lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]