Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mạc ngôn là Ẩn ngữ: Nobel Văn chương 2012

15/10/201202:22(Xem: 4300)
Mạc ngôn là Ẩn ngữ: Nobel Văn chương 2012


MẠC NGÔN LÀ ẨN NGỮ:
Nobel Văn chương 2012
Trầm Kiêm Đoàn


moyan-nobel_prizeSáng nay, 11-10-2012, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television’s – CCTV) thông báo tin nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) đang sinh sống ở Bắc Kinh được giải thưởng Nobel Văn chương năm 2012 chỉ cách 10 phút sau khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển thông báo tin trúng giải. Tiếp theo là báo chí toàn quốc Trung Hoa đã rộn ràng thi nhau không tiếc lời ca tụng “vinh dự nước nhà”.

Đây là lần thứ hai trong lịch sử 111 năm của giải văn chương Nobel với 108 người đã trúng giải, nhà văn Trung Quốc được giải. Thế nhưng dòng truyền thông văn học “chính thống” của Trung Quốc thì lại xem như lần đầucó một tác giả Trung Quốc trúng giải Văn chương Nobel. Mặc dầu năm 2000, nhà văn Trung Quốc đầu tiên được giải Nobel là Cao Hành Kiện (Gao Xingjian); nhưng Cao bị xem là người “ngoại đạo” vì sống ở phương Tây và có quốc tịch Pháp nên thông tin mấy ngày sau mới được loan ra một cách dè dặt... như thường lệ!

Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 ở thị xã Cao Mật, tỉnh Sơn Đông thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc; lớn lên trong môi trường nông nghiệp, cha mẹ đều là nông dân. Mạc tốt nghiệp khoa văn của học viện Nghệ thuật Giải phóng Trung Quốc.

Tác phẩm Mạc Ngôn có 11 tiểu thuyết và khoảng 100 truyện ngắn, hầu hết lấy bối cảnh sáng tác và phát hành ở Trung Quốc. Một nửa tiểu thuyết và vài mươi truyện ngắn được dịch ra nhiều thứ tiếng là các tác phẩm: Hồng Cao Lương, Đàn Hương Hình, Cây Tỏi Nổi Giận, Rừng Xanh Lá Đỏ...

Dư luận văn giới phương Tây và ngay cả tạp chí Global Time tại Bắc Kinhđã đặt vấn đề là có chăng yếu tố chính trị toàn cầu đóng một vai trò nào đó trong việc trao giải thưởng văn chương cho Mạc Ngôn. Sự ám ảnh đó cho rằng, đây như một cử chỉ đưa cành cây Ô-liu ra hóa giải mối căng thẳng vẫn còn nguyên trong tâm lý của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với hội đồng chấm giải Nobel khi nhân vật đối lập Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình năm 2010.

Mặc dầu đây đó vẫn có nhiều lời đồn đãi thị phi, tuy nhiên, phần đông các nhà bình luận quốc tế vẫn chân thành chúc mừng Mạc Ngôn. Như trường hợp giáo sư đại học Bắc Kinh, He Weifang nói rằng, ông lấy làm tiếc cho Mạc Ngôn vì nhà văn nầy từng tự tay viết ra một tham luận theo kiểu Stalinist mà Mao Trạch Đông đã đưa ra năm 1942 ra lệnh cho các nhà văn viết ca ngợi Đảng. Đồng thời, ông viết trong “blog” của mình rằng: “Giải Nobel văn chương năm 2012 trao cho Mạc Ngôn đã làm mất danh tiếng của giải văn chương lịch sử nầy. Đây có thể là trò... uốn éo giữa Hội đồng chấm giải Nobel và giới cầm quyền Trung Quốc.” Tuy nhiên giáo sư He Weifang vẫn cho là nhà văn Mạc Ngôn rất đáng được chúc mừng.

Tại Hồng Kông, báo South China Morning Postđã mỉa mai so sánh hai người Trung Quốc được giải thưởng Nobel... đều“câm miệng hến” (Shut Up). Nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba thì bị ra lệnh “Câm Miệng”; còn nhà văn Mạc Ngôn khi chọn bút hiệu nầy thì đã tự mình “câm miệng” (mạc ngôn: không nói) từ lâu lắm rồi!

Trên quan điểm văn học nghệ thuật thuần túy, thật không dễ gì thắp đuốc nhân gian soi rọi để thấy rõ khuôn mặt trung thực của một nhà văn. Chính trị đi vào đầu người bằng tiếng vang và búa gõ; văn chương đi vào lòng người bằng im lặng và âm thầm.

Nói như Phùng Quán, kẻ sáng tạo văn chương cũng ví như người xiếc đi dây. Tuy người xiếc đi dây thật khó, nhưng không khó bằng làm nhà văn. Có lẽ Phùng Quàn đã đi trên con đường sáng tạo đồng thời và đồng cảnh ngộ với Mạc Ngôn. Phùng Quán nói lên những thao thức, trăn trở của mình – một người cầm bút – từ những biểu tượng nhân sinh và thực tế bạo liệt qua Lời Mẹ Dặn. Mạc Ngôn tự chọn cho mình một thế nhìn và thế đứng nói mà không nói: mạc ngôn!“Mạc ngôn” trong văn hóa phương Đông không có nghĩa là “không nói gì cả” như giới văn bút phương Tây thường chuyển ngữ. Cần nhìn khái niệm “mạc ngôn” trên quan điểm văn hóa Phật giáo để thấy mạc ngôn là nguyên ngôn; mạc ngôn là ẩn ngữ. Đó là sự chiêm ngắm hiện thực cuộc đời qua tinh thần quán niệm. Có những lúc cần phải xếp chữ nghĩa, vùi thiên kinh vạn quyển qua một bên để tự chính mính nói cho mình nghe và suy niệm trong vắng lặng. Che mắt đời ra chợ giả ngu!

“Tác phẩm” đầu tiên giúp tôi biết đến Mạc Ngôn là khi lần đầu được xem cuốn phim Hồng Cao Lương (Red Sorghum) ở Century Theater tại Sacramento, một thành phố nhỏ vùng Bắc Mỹ. Đây là cuốn phim dàn dựng theo tác phẩm được đánh giá là tiêu biểu nhất trong số 11 tiểu thuyết của nhà văn Mạc Ngôn. Vì thích cuốn phim, tôi tìm đọc tác phẩm Hồng Cao Lương đã được Howard Goldblatt dịch ra tiếng Anh (Viking Penguin – New York, Penguin, 1994). Tôi tìm gặp một thế giới gần gũi với nông thôn ruộng đồng mà xa lạ như ảo ảnh. Một thế giới bơ phờ, hoang vu đầy những uẩn khúc tình dục, mê muội và bạo động vô nghĩa. Rõ ràng là tác giả muốn nói lên và chống lại một thế lực ám ảnh nặng nề đang đè nặng lên thân phận bèo bọt của con người cùng khổ. Các nhân vật lại hành động như những bóng ma ẩn hiện khi thật khi hư, khi say khi tỉnh. Đây rõ ràng là một thế giới của khuynh hướng “hiện thực ảo giác” (hallucinatory realism). Nó thật hơn cả thật nhưng cũng đầy ảo ảnh hơn cả ma trơi. Người đọc có cảm giác như Mạc Ngôn viết xong dăm câu, vài đoạn thì buông bút đứng cười, nói: “Tui là tui rứa đó. Dẫu bạn có cười hay khóc thì mặc bạn. Tui chỉ cười, có nói chi mô!”

Năm ngoái về thăm quê, tôi tìm được một tác phẩm của Mạc Ngôn với tên gọi rất chi là... hiện thực ảo giác: Ma Chiến Hữu(Trần Trung Hỷ dịch). Tác phẩm nói về cuộc chiến Trung-Việt năm 1979. Lúc đó, Mạc Ngôn là sĩ quan tuyên giáo của binh đoàn, nhưng tác giả lại không hò hét “cầm gươm ôm súng xông tới” mà chỉ nói khơi khơi chuyện người và ma rủ nhau lên những tàng cây uống rượu và nói chuyện lan man nóng lạnh đời thường. Sau lăng kính mạc ngôn– nói không lời; lời mà không nói – ấy, tác giả hướng về tầng lớp giai cấp nghèo khổ, quê mùa. Họ đi cày hay vác súng ra trận cũng như đi đào mương làm thủy lợi trong xã hội Trung Quốc thời nông trường tập thể. Tính nhân bản của một nhà văn có thể nhận ra khi biết trái tim của họ thể hiện trong sáng tạo thật sự hướng tới ai và đứng ở vị thế nào.

Có thể nói Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn đều là hai tài năng văn chương sáng giá. Sáng giá không phải chờ đến khi nhận giải Nobel nhưng bởi sự dấn thân “xiếc đi dây” trong hành trình sáng tạo. Dù rằng một bên đứng ở đỉnh Linh Sơn khoảng khoát tinh thần trong một xã hôi phương Tây đầy bon chen, thực dụng và một bên dùng “mạc ngôn” hư hư thực thực để vật lộn với một xã hội xem giá trị tâm linh và tinh thần là biểu hiện của suy đồi, phù phiếm.

Dư luận phương Tây lao xao tiếng bấc tiếng chì khi giải Nobel văn chương năm nay về tay Mạc Ngôn, một phần vì nhà văn có chân trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng dư luận lại ít chú ý câu phát biểu chính thức đầu tiên của Mạc Ngôn ngay sau khi được giải văn chưong Nobel là yêu cầu trả tự do cho Lưu Hiểu Ba, nhân vật được giài Nobel Hòa Bình năm kia đã từng gây phẫn nộ cho giới cầm quyền Trung Quốc. Thái độ phản kháng bất công và áp bức trong phút đầu tiên bước lên đài danh vọng giữa lúc “quan trên ngó xuống, người ta trông vào” quả là sự hành xử thiên chức đáng quý của một nhà văn có bản lĩnh. Muốn cho phải có vật cho. Nhà văn muốn “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” như Nguyễn Công Trứ nói về kẻ sĩ thì phải kiểng chân đứng ở tầm cao trên tác phẩm mới có người nghe tiếng.

Nhìn người lại nghĩ đến ta. Đâu mươi năm trước, từ quê người, tôi nghĩ về viễn ảnh một giải Nobel văn chương sẽ đến với người cầm bút ở quê nhà qua bài viết nay vẫn còn luân lưu trên các trang mạng: “Viễn ảnh về một giải văn chương cho giới văn bút Việt Nam”**.Có người cho là ảo tưởng vì trong điều kiện sáng tác “cái khó bó cái khôn” thì làm sao mà có được. Năm mươi năm trước, chú bé Mạc Nghiệp con nhà nông dân giữa một vùng quê nghèo đói Trung Hoa mà nói đến một chữ bẻ làm đôi cũng còn là ảo tưởng. Nhưng hôm nay, Mạc Nghiệp đã thành Mạc Ngôn.

Trong muôn một và im lặng, một người vô danh đang chúc mừng nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc đã thành danh. Chúc mừng những nghệ sĩ văn bút Việt Nam đang trên đường sáng tạo.

Sacramento, tháng Mười 2012

Trần Kiêm Đoàn



**http://www.trankiemdoan.net/butluan/vanhoc-nghethuat/nobel4vn.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2014(Xem: 8957)
Ông Dan Stevenson không phải là một Phật Tử, cũng không theo một tôn giáo có tổ chức nào cả. Ông là một người dân cư ngụ trên đại lộ số 11 ở khu Eastlake của Oakland (California.) Vào năm 2009, khi ông đi vào trong cửa tiệm Ace chuyên bán vật dụng sắt thép dùng trong nhà, ông chợt hứng khởi phát tâm và đã bỏ tiền mua một pho tượng đức Phật bằng đá cao 2 feet (khoảng tương đương với hơn 60 cm). Sau đó ông mang về và gắn tượng Phật này vào một góc đường trong khu gia cư giữa đại lộ số 11 và con đường số 19.
08/10/2014(Xem: 4466)
Chiều ngày 5-10-2014, trong chuyến thăm thành phố Bồ đề Đạo tràng, Vua Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Hoàng hậu Jetsun Pema đã cầu nguyện tại Phật điện của Chùa Đại Giác ngộ. Một nhóm các đại biểu đến từ Bhutan cũng đã tháp tùng vợ chồng nhà vua. Thẩm phán quận Gaya là Sanjay Kumar Agarwal cho biết hai vợ chồng hoàng gia đã dành khoảng một tiếng rưỡi tại chùa và đã hỏi về những sự kiện khác nhau liên quan đến nơi này. Ông Agarwal nói, “Vua và Hoàng hậu Bhutan đã đến đây và sẽ ở đây trong 3 ngày. Họ đã viếng Chùa Đại Giác ngộ và họ sẽ tham quan các điểm thu hút du lịch khác. Họ sẽ thăm Nalanda và Rajgir. Chúng tôi đã thực hiện một số việc sắp xếp liên quan đến chuyến thăm của họ, và mọi người ở Bồ đề Đạo tràng đều hoan hỉ. Vợ chồng nhà vua rất thích thú về chuyến viếng thăm của mình”. (ANI – October 6, 2014)
01/10/2014(Xem: 4879)
ẤN ĐỘ: Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 4 Từ ngày 26-9-2014, Hội nghị Phật giáo Quốc tế (IBC) lần thứ 4 - do Bộ Du lịch Ấn Độ và chính quyền các bang Uttar Pradesh và Bihar tổ chức – sẽ diễn ra tại Bồ đề Đạo tràng và Lộc Uyển với mục đích quảng bá di sản Phật giáo tại Ấn Độ. Một trong những mục tiêu của Bộ Du lịch là tạo cơ hội cho các chiến lược kinh doanh mới hướng đến thị trường di sản Phật giáo. Trên 300 đại biểu từ 30 nước dự kiến sẽ tham gia sự kiện này. IBC lần thứ 4 đóng một vai trò quan trọng đối với cả Phật tử và Ấn Độ. Chính phủ sẽ chung tay với các đại biểu cùng với các đối tác doanh nghiệp và truyền thông khác nhau của nước ngoài để quảng bá và bảo tồn các di tích Phật giáo, trong số này có nhiều di tích chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng. IBC năm nay bao gồm các đại biểu, các nhà khai thác tour du lịch và các đại diện phương tiện truyền thông đến từ Bắc Mỹ, Âu châu, Đông Nam Á, Đông Á, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. (Buddhist Door – September 23, 2014)
25/09/2014(Xem: 26743)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
22/09/2014(Xem: 4233)
Ngày Tỳ Kheo Ni Quốc tế (IBD) lần thứ 4 đã được tổ chức vào ngày 6-9-2014 trên khắp thế giới. Ý tưởng này bắt nguồn từ Liên minh Tỳ kheo Ni tại California, Hoa Kỳ, vào năm 2011, với mục đích tôn vinh vai trò của chư ni trong việc gìn giữ Đạo pháp. Liên minh Tỳ Kheo Ni đã khuyến khích việc tổ chức sự kiện này tại từng khu vực cho những ai cảm nhận mình có quan tâm đối với sự phục hưng của Tỳ Kheo Ni Phật giáo Nguyên thủy.
15/09/2014(Xem: 3758)
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (TUẦN THỨ 2 THÁNG 9, 2014) Diệu Âm lược dịch SINGAPORE: Thư viện Phật giáo Geylang mở cửa lại sau một năm dài nâng cấp Thư viện Văn Thù tại Geylang đã mở cửa lại vào ngày 7-9-2014, sau một năm nâng cấp với kinh phí khoảng 1 triệu đô la. Thư viện có một bộ sưu tập gồm hơn 10.000 cuốn sách về Phật giáo. Tọa lạc bên trong một cửa hiệu 3 tầng, thư viện Văn Thù được thành lập vào năm 1996 và do Tu viện Nam Hải Phi Lai Quan Âm ở Gaylang quản lý. Nó mở cửa cho công chúng và thực hiện các khóa học về Phật giáo cho người lớn và trẻ em. Là người khánh thành thư viện lần này, Phó Thủ tướng Teo Chee Hean phát biểu rằng các hoạt động của thư viện phát huy sự hiểu biết tôn giáo và tăng cường sự hòa hợp của xã hội. Ni trưởng Miao Xian, người sáng lập thư viện vào năm 1996, nói rằng thư viện luôn luôn mở cửa cho những người từ các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau muốn tìm hiểu đạo Phật. “Đây là sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội Singapore”, ni sư nó
11/09/2014(Xem: 4135)
Thủ tướng Narendra Modi đã bắt đầu ngày thứ 2 của chuyến thăm Nhật Bản 4 ngày với việc viếng ngôi chùa Toji nổi tiếng tại thành phố lịch sử Kyoto. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng đi với ông trong cuộc tham quan khu chùa cổ này. Thủ tướng Modi sau đó đến viếng Kim Các Tự, ngôi chùa được xây dựng vào năm 1397. Trong sự tĩnh lặng tại đây, ông đã tham thiền, cầu nguyện cho hòa bình.
02/09/2014(Xem: 9385)
Các tổ chức cá nhân trên thế giới đã tập hợp để bày tỏ lo ngại ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) Đại Già lam lớn nhất thế giới, bởi mối đe dọa gần đây của nhà nước Hồi giáo (IS). Ngôi Borobudur (Bà La Tự viện quần-婆羅浮屠寺院群) Đại Già lam lớn nhất thế giới, là một ngôi Chùa Tháp Phật giáo quy mô, miền Trung đảo Java, Indonesia.
31/08/2014(Xem: 5369)
Vào tháng 8 tại sa mạc Perris, California, nắng vẫn còn gay gắt trên dưới 100 độ F (= 37 độ C), cây cối quanh chùa nhẫn chịu cơn nắng hắt, cố giữ màu xanh của lá, để tô điểm cho hai ngày lễ: Tịnh Tu Tam Bộ Nhất Bái và khánh thành chùa Hương Sen cũng như Đại Hồng Chung vào ngày 23 & 24/8/2014.
30/08/2014(Xem: 4485)
Mỗi năm, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath được tổ chức tại Thung lũng Kathmandu ở Nepal. Người ta tin rằng sự sùng kính đối với vị thần từ bi này sẽ mang đến lượng mưa thuận lợi, một vụ mùa bội thu và một năm thịnh vượng. Đặc biệt đối với một người Nepal sinh tại huyện Lalitpur của thung lũng, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath là một phần của cuộc sống. Phật tử thờ Machhindranath như vị thần đại từ bi – Lokeshawara Karunamaya – trong khi tín đồ Ấn Độ giáo thì xem ngài như hóa thân của Thần Shiva.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567