Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Diễn văn Đại Hội PG Thế giới

05/04/201318:01(Xem: 3920)
Diễn văn Đại Hội PG Thế giới

DIỄN VĂN
CỦA ÔNG CHỦ TỊCH HỘI LIÊN HỮU PHẬT GIÁO THẾ GIỚI ÐỌC TRONG DỊP ÐẠI HỘI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI LẦN THỨ SÁU TẠI NAM VANG (CAMPUCHIA)


Lời của người dịch.

Dưới đây là bài diễn văn khai mạc của ông U. Chan Htoon, ChủTịch Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellovship of Buddhists) đọc trước đại hội Phật Giáo Thế Giới kỳ 06, tổ chức tại Nam Vang (Phnom Penh) thủ đô Campuchia vào tháng 11 năm 1961. Bài này đã được chúng tôi dịch đăng vào Liên Hoa Nguyệt Sang số Kỷ Niệm Phật Đản P.L 2506 năm Nhăm Dần (1962) ấn hành tại Huế Việt Nam. Mặc dù đã hơn 40 năm qua, nhưng nội dung bài diễn văn vẫn còn có giá trị, thích hợp với thời đại ngày hôm nay.

Nó vạch ra cho toàn thể Phật Giáo đồ trên thế giới một đường lối tu tập và phục vụ Chánh Pháp rất thiết thực, đồng thời cho chúng ta thấy rõ vai trò của Phật Giáo vô cùng quan trọng trong việc “kiến tạo nền hòa bình thế giới”, nhất là giữa lúc con người khắp nơi đang sống trong tình trạng bất an, lo sợ vì quân khủng bố và đe dọa bởi một cuộc chiến tranh nguyên tử không biết xảy ra lúc nào có thể tận diệt toàn thể nhân loại trên quả đất này.


H.T Thích Trí Chơn



Kính bạch chư tôn Hòa Thượng,
Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng Ni.
Kính thưa quý Ðại Biểu các Phật tử và quan khách.

Nhân danh chủ tịch hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới, chúng tôi vô cùng hân hạnh đứng thuyết trình trước quý vị hôm nay, tại vương quốc Campuchia cổ kính và tiếng tăm, một quốc gia từ lâu đã phụng sự cho giáo pháp của đấng Giác Ngộ Vô Thượng. Chúng ta họp mặt ở đây là những quan khách của Quốc Trưởng, chính phủ và dân tộc Campuchia đều sung sướng được sự đón tiếp nồng nhiệt tại một nơi đã có lịch sử lâu đời về Phật Giáo. Bằng vào các công trình khảo cổ, nghệ thuật cũng như lịch sử ghi chép của xứ sở, chúng ta thấy rằng đạo Phật đã ảnh hưởng sâu xa đến nền văn hóa dân tộc Campuchia từ ngàn xưa. Trong địa hạt mỹ thuật và kiến trúc Phật Giáo, người ta có thể nhận thấy Campuchia cổ kính đã đạt đến trình độ tuyệt luân qua những công trình kiến trúc vĩ đại còn lưu lại đến ngày nay- Ðế Thiên Ðế Thích là một vinh dự cho Campuchia, là một kỳ quan và lâu đài rực rỡ của Phật Giáo. Từ lâu giữa Campuchia với những nước Phật Giáo lân cận kể cả Miến Ðiện đã có nhiều sự liên lạc chặt chẽ, và chung nhau góp phần vào mọi di sản tôn giáo, văn hóa, tập quán và phong tục- những ảnh hưởng này bắt nguồn từ Phật Giáo đã đem lại nhiều lợi ích cho đời sống của dân tộc Ðông Nam Á.

Hơn nữa, giờ đây chúng ta lại cùng nhau góp phần vào nguyện vọng chung là kiện toàn thêm tinh thần phục hồi Phật Giáo, phát triển đạo hòa bình, mong thắp một ngọn đuốc để soi đường cho nhân loại thế giới. Chính nguyện vọng, mục đích hợp nhất này khiến cuộc họp mặt hôm nay của chúng ta, những nhân vật đại diện cho toàn thể Phật tử thế giới, thêm nhiều ý nghĩa cao quý. Từ năm 1950 đến nay, nhiều hội nghị Phật Giáo thế giới đã tổ chức tại Tích Lan, Nhật Bản, Miến Ðiện, Ấn Ðộ, Thái Lan và nhờ ở nhiệt tâm hợp tác của quý vị lãnh đạo Phật Giáo các quốc gia trên thế giới mà Hội đã gây được giữa các đoàn thể và dân tộc Phật Giáo một tinh thần đoàn kết chặt chẽ hơn trước. Nhờ Hội, chúng ta đã hiểu biết thương yêu, thông cảm nhau, và tôi hy vọng sau này niềm thân ái đó, không riêng đối với các dân tộc Phật Giáo Á Châu mà còn lan khắp cả thế giới.

Thật vậy, vì mưu cầu lợi ích chung quý đại biểu từ các nước xa xôi như Hoa Kỳ, Anh, Ðức, Hòa Lan, Thụy Ðiển, Nga Xô và nhiều quốc gia Tây Phương khác đã đến họp mặt với quý đạo hữu đại biểu các nước Trung Hoa, Nhật Bản và Ðông Nam Á, khiến tôi thấy rõ tính cách quốc tế của đại hội Phật Giáo hôm nay. Thật là quảng đại và đầy ý nghĩa cao đẹp bởi hội nghị đã hứa hẹn đem lại bao mầm hòa bình an lạc và nhiều hy vọng mới cho nhân loại. Lực lượng tinh thần mạnh mẽ này đang hoạt động hướng đến mục tiêu củng cố các giáo hội, đoàn thể và dân tộc Phật Giáo là một lực lượng vượt ngoài những quyền lợi tranh chấp chính trị của quốc gia. Nó không hạn cuộc trong những điều đó, vì kỳ vọng của nó nhắm đến một mục đích cao cả hơn. Nó nói lên sự cần thiết chung sống hòa bình của toàn thể nhân loại, sự cùng nhau xây dựng và cải thiện cuộc sống con người, mong tìm cho cá nhân và tất cả một con đường giải thoát mà chỉ có thể thực hiện được qua mọi hành động sáng suốt và lợi tha.

Những phương pháp thực hành giúp cho nhân loại đạt được cứu cánh trên, dỉ nhiên là không thể giống nhau, tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh đặc biệt của mỗi nước. Như chúng ta đã thấy có biết bao nhiêu phương thức tổ chức chính phủ, xã hội và kế hoạch quốc gia sai khác nhau ở các nước theo Phật Giáo. Trong chúng ta có nhiều vị thuộc những quốc gia đã lấy đạo Phật làm quốc giáo, cũng có nhiều nhân vật thuộc quốc gia mà nơi đó mọi tôn giáo sai biệt đều được công nhận; trong khi quý đại biểu khác lại đại diện cho thiểu số Phật tử ở các nước với phần đông dân chúng không biết gì đến đạo Phật. Tôi nghĩ, có thể nói rằng, tham dự đại hội hôm nay, chúng ta gồm đủ các đại biểu thuộc mọi chính thể quốc gia hiện có trên thế giới Ðông cũng như Tây phương. Hội nghị này bao hàm nhiều ý nghĩa trọng đại vì đây là cơ hội duy nhất giúp chúng ta bành trướng ảnh hưởng của Phật Giáo khắp mọi dân tộc quốc gia.

Chúng ta đang bước vào một giai đoạn nguy ngập nhất của lịch sử nhân loại, thời kỳ mà mọi điều thiện và ác xuất hiện chênh lệch, chống đối nhau chưa từng thấy. Và càng đen tối hơn, khi chúng ta phải sống trong tình trạng khủng khiếp trước đe dọa của một cuộc thế chiến nguyên tử. Ngày nay, ai cũng nhận thấy rằng cuộc chiến tranh đó, sẽ đem lại sự phá hủy toàn diện, và nhân loại ít hy vọng được sống còn. Khi biến cố xung đột xảy ra, nếu con người không phải chết liền ngay lúc nguyên tử nổ thì thân thể họ, cũng không tránh khỏi bị hành hạ đau đớn để chết mòn dần vì nhiễm độc phóng xạ trên mặt đất. Rất ít người có thể sống sót. Ngay cả những nạn nhân được cứu sống vẫn bị tàn tật vì hoàn toàn bất lực trong việc sinh sản nòi giống.
Không riêng sinh mạng con người mà đến sự sống của các loài thảo mộc và thú vật trên quả đất này đều bị ảnh hưởng tai hại, nếu không là hoàn toàn bị tiêu diệt. Ngay cả nước biển, nguồn sống chính của con người cũng bị nhiễm độc. Tôi tưởng không cần nói nhiều, các vị sáng suốt đều thấy những tác hại khủng khiếp do cuộc chiến tranh nguyên tử đem lại, trước khi tận diệt toàn diện nền văn minh của chúng ta. Là Phật tử, chúng ta thừa hiểu rằng, sự sống con người là một điều rất quý báu, không thể phá hủy; cho nên chúng ta không khỏi kinh hãi trước viễn tượng chết chóc khổ đau mà tất cả chúng sanh phải chịu bởi hành động tàn ác như thế của con người.

Như tôi đã nói, những người sáng suốt, ai cũng đều thấy mối đe dọa hiểm nguy đó của thế giới. Nhưng có điều chúng ta không biết là thế giới ngày nay đang bị đe dọa là nguyên nhân bởi đâu. Nếu không tìm đặng nguyên nhân, làm sao chúng ta có thể tu sửa kịp thời để cứu nhân loại thoát khỏi con đường tự diệt? Duy nhất có Phật Giáo mới chỉ bày cho chúng ta thấy rõ căn nguyên của các mối họa ấy. Ðó là do nơi ý nghĩ, lời nói và hành động xấu xa phát sinh từ ba độc tánh tham sân si của chúng ta. Dầu ít hay nhiều những ác tính này luôn luôn xuất hiện trên thế giới, nhưng chưa bao giờ chúng có năng lực hoành hành tiêu diệt mãnh liệt đến đời sống chúng ta như hiện nay.

Kỹ thuật khoa học đã làm tăng trưởng vượt mức khả năng phá hoại của con người hơn là làm cho tâm con người sáng suốt để có thể ngự trị được quyền năng gây tai họa đó. Bởi thế ngày nay chúng ta như đang sống trong tấn thảm kịch, vì mọi phát minh khoa học đều hướng đến chủ đích phá hoại, thay vì góp phần vào sự tiến bộ giúp ích nhân sinh. Hiện thế giới chúng ta đang có những vấn đề không thể kiểm soát được đó là: “khoa học phụng sự cho lòng tham”, “khoa học phụng sự cho sân hận” và “khoa học phụng sự cho si mê”. Và chính bởi cái danh từ “khoa học” này, hiện đang bao trùm mọi hoạt động của nhân loại, mà con người ngày nay đã phải bị chết chóc nhiều hơn. Nhưng điều khiến chúng ta thấy mâu thuẩn đáng buồn nhất là “khoa học phụng sự cho si mê”.

Vì khoa học đúng nghĩa của nó là phương tiện giúp con người hiểu biết, thoát khỏi mọi sự mê lầm thoái hóa. Nhưng cả đến khoa học vật chất vẫn không giúp chúng ta giải quyết được tình trạng trên. Và hình như cũng không một tôn giáo thần quyền nào có thể cứu vãn được, vì con người ngày nay đã chán không còn tin tưởng vào quyền năng ban phước giáng họa của đấng tối cao nữa. Trong tất cả những vị giáo chủ, qua các thời đại, duy nhất có đức Phật mới dạy chúng ta những khoa học không phụng sự cho tham lam, sân hận và si mê. Chính Ngài đã dạy chúng ta nhiều phương pháp tâm lý, đó là những môn khoa học đích thật giúp chúng ta, tận diệt được ba độc hại tham sân si. Chỉ có đức Phật, Ngài đã hướng dẫn cho chúng ta con đường cải thiện các tánh xấu đó bằng cách thực hành theo những đức tính lợi tha, giải thoát như từ bi, hỷ xả, và trí tuệ.

Chúng ta, các dân tộc theo Phật Giáo, là những phần tử thừa hưởng và có bổn phận duy trì nền giáo lý cao siêu này, một học thuyết duy nhất không bao giờ có thể đưa chúng sanh đến cứu cánh mê lầm đau khổ. Bởi thế cho nên, hai trách nhiệm lớn lao đang đòi hỏi ở chúng ta đó là học và thực hành Phật Giáo. Ðể chu toàn trách nhiệm thứ nhất, bổn phận của chúng ta phải bảo vệ chánh pháp, học hiểu thấu đáo giáo lý và dùng mọi phương tiện chân chính để phát triển đạo Phật. Trách nhiệm thứ hai, không kém phần hệ trọng, là cần phải thực hiện giáo lý đó qua hành động. Chúng ta phải chứng tỏ được rằng, trong cuộc sống quốc gia cũng như cá nhân, những ân phước vô lượng mà Phật Giáo đã cống hiến cho bất cứ nơi nào con người biết tín thành hướng về ánh sáng của Như Lai, đó là sự an lạc, hạnh phúc và hòa bình. Những điều này chúng ta có thể đạt được, nếu chúng ta biết cùng nhau hoạt động theo một chủ trương hợp nhất.

Ðã đến lúc, tất cả chúng ta đều phải nổ lực phát triển và giúp cho nhân loại khắp thế giới nhận thức được những giáo lý căn bản của đạo Phật, vì chưa bao giờ thế giới khẩn thiết cần đến Phật Giáo bằng lúc này. Nhưng chỉ khi nào chúng ta biết ứng dụng đạo Phật trong cá nhân cũng như đoàn thể, biết sống cuộc đời đạo đức và cao thượng, thì mọi âm mưu toan tính chinh phục kẻ khác của thiên hạ lúc ấy mới không còn. Nếu chúng ta không tự tu sửa, nêu gương tốt trước khi thuyết giáo cho mọi kẻ khác, thì chắc chúng ta sẽ thất bại đau đớn trong việc làm đó. Nhiều nhà phê bình đã nói rằng, các nước Phật Giáo không gây chiến tranh, bởi lý do giản dị vì những quốc gia họ không bị đặt vào tình trạng phải gây hấn. Cho nên, không một loại vũ khí nguyên tử nào thấy được chế tạo ở các quốc gia thuần túy theo Phật Giáo. Ðể biện minh cho sự chỉ trích đó, phương pháp duy nhất của chúng ta là nên bất bạo động đối với những kẻ dùng bạo lực; và gieo rắt tình thương nơi nào chúng ta có thể sân hận. Chúng ta phải tận diệt nơi chúng ta những hành động gây tổn hại, tham vọng xâm chiếm lãnh thổ và ý muốn thống trị, áp bức các dân tộc khác.

Trước tòa án thế giới, chúng ta phải tự tỏ chúng ta là những người yêu chuộng công lý, sẵn sàng bênh vực cho tất cả những điều cao thượng chính nghĩa; không những chỉ bằng lời nói mà còn ở ý nghĩ và việc làm của chúng ta. Nếu chúng ta không thực hành được như thế mà chúng ta lại ra sức khuyến khích những kẻ khác sống đúng theo lời Phật dạy, tức chúng ta đã làm giảm mất giá trị của Phật Giáo và chính chúng ta cũng trở thành những phần tử đạo đức giả. Với tình trạng hiện nay, sự chuộng lý thuyết suông là một đại họa cho thế giới. Thật vậy, chính điều ngôn hành bất nhất đó còn gây tai họa hơn chiến tranh nguyên tử. Là nạn nhân của chiến tranh, chúng ta có thể bị tiêu diệt đã đành, nhưng trong khi chiến đấu để nêu cao ngọn cờ chánh pháp, sanh mạng của những Phật tử chúng ta chắc gì đã được an toàn. Tuy vậy, chân lý của Như Lai nhờ sự hy sinh đó của chúng ta mà sẽ được duy trì phần nào.

Trái lại, nếu chúng ta phản bội Phật Pháp, thì nhân loại thế giới chúng ta hiện tại lẫn ngày mai thảy đều vô phương cứu thoát. Nhưng hôm nay tại đây, với sự hiện diện của quý đại biểu trong đại gia đình Phật tử thế giới, giúp tôi tin rằng điều đó sẽ không xãy ra và duy nhất chỉ có đường lối của chúng ta mới đủ sức chống lại lực lượng tham, sân, si đang tấn công nhân loại. Như thế giới đã biết Phật Giáo là một học thuyết bao hàm nhiều tư tưởng văn minh nhất, và đang còn ảnh hưởng lớn trong thời hiện đại. Giúp cho đạo Phật hiệu nghiệm trong công cuộc phục vụ lợi ích nhân sinh, đó là việc làm cấp bách đòi hỏi ở chúng ta. Hiện tại chúng ta có thể gặp nhiều thử thách khi sống theo lý tưởng cao siêu của Phật Ðà, nhưng đó chính là gương sáng cho mọi cá nhân cũng như các quốc gia. Bằng thực hành, chúng ta phải tự dấn mình vào công cuộc vĩ đại và khó khăn với sự cố gắng tổ chức về mọi phương diện của chúng ta.

Chúng ta nên chứng thực lý tưởng hướng đến hòa bình và lẽ thiện của chúng ta bằng những hành động lợi ích cụ thể. Phật Giáo là tôn giáo đã vượt ngoài thời gian, luôn luôn mới, nó xuất hiện như một chân lý bất diệt; một học thuyết không bao giờ có thể trở nên quá cũ hay lỗi thời. Nếu nhân loại được hướng dẫn quay về với Phật Giáo thì những thành công vĩ đại mới nhất gần đây của khoa học sẽ không còn giá trị. Như tôi đã trình bày ở trên là thế giới chúng ta ngày nay đang còn nhiều lạc quan. Ðó là do ở điều chúng ta không khi nào biết thất vọng, mặc dù có gặp nhiều thất bại. Có thể rằng, một ngày kia chính khoa học và tâm trí của những người sử dụng nó sẽ không còn nô lệ cho ba ác tính tham, sân, si nữa. Trong khi thế giới cần Phật Giáo hơn bao giờ hết, chính là lúc đạo Phật được chấn hưng và nhân loại chú ý hướng về hơn bao giờ hết. Thử nhìn lui lại tình trạng Phật Giáo thế giới trong mấy thế kỷ trước đây, đủ cho chúng thấy rõ điều này.

Chúng ta thấy, ngay thời đức Phật còn sống thuyết pháp tại thế, có nhiều sự kiện mâu thuẩn. Lúc bấy giờ, trong khi hầu hết dân chúng đều chịu sống cuộc đời man rợ, thì có số ít người khác biết hướng đến tinh thần đạo đức cao cả, và sẵn sàng phát tâm thọ lãnh giáo pháp của đức Phật. Thời đó, những tôn giáo có uy thế thường giết thú vật ngay cả người để dùng trong cuộc tế lễ. Các cuộc chiến tranh xâm lược vẫn thường xãy ra, và trong xã hội không thiếu gì những cảnh dâm loạn, ăn chơi trác táng xa hoa của bọn người thống trị; sự đàn áp kẻ nghèo và dân chúng của những phần tử giàu tiền và thế lực. Ðặc biệt nhất là nhiều hình phạt thật hết sức dã man đã được đem áp dụng cho các tội nhân và còn biết bao sự tàn ác chưa từng nghe thấy ở các quốc gia văn minh ngày nay. Hình như hạng người có quyền hành thống trị lúc bấy giờ ít ai biết nghĩ đến những nổi khổ của kẻ dưới.

Sự hiểu biết về các định luật thiên nhiên của con người thời đó đang còn ấu trỉ và họ cũng chưa có trình độ khoa học như chúng ta bấy giờ. Thời đại chúng ta ngày nay mặc dầu trong xã hội vẫn còn xảy ra biết bao chuyện khủng khiếp rùng rợn, nhưng có điều khá là tương đối ít hơn, và chúng ta đều ý thức được những hành động chúng ta đã làm. Những sự tàn bạo bất công không còn được thừa nhận như ở thời kỳ đức Phật chưa ra đời. Nói tóm, đa số nhân loại ngày nay trở nên có nhân tính hơn, biết thương xót những nổi khổ và nghĩ đến hạnh phúc của kẻ khác nhiều hơn loài người thời thượng cổ. Nhưng đây chính là điều rắc rối khó hiểu và mâu thuẩn của thời đại chúng ta. Thật vậy, cùng lúc chúng ta được chứng kiến những cảnh nhân loại đang bị tàn sát diệt chủng, chúng ta cũng cảm thấy rằng con người ngày nay, tương đối có tình thương và nhân đạo hơn con người mấy thề kỷ trước đây, thời kỳ mà tại các quốc gia văn minh nhất của Tây Phương không ai nghĩ rằng xử treo cổ một đứa trẻ đói đã ăn cắp ổ bánh mì là một điều tàn ác.

Hiện nhân loại như đang trải qua một thời kỳ hổn loạn tinh thần và chia rẻ giữa tâm và trí. Muốn cứu vãn, như đức Phật đã dạy, là chúng ta cần phải cải đổi tâm niệm lại. Nếu thật về mặt lý trí, con người ngày nay đã tiến bộ trong khi tâm con người còn ở tình trạng man rợ ban sơ, thì chúng ta phải tìm cách gì để giúp cho cái tâm thấp kém của con người vượt kịp lý trí kia, như thế sự mất thăng bằng giữa tâm và trí sẽ không còn nữa. Khối óc và con tim phải cùng nhau hòa hợp để tạo nên một con người toàn diện gồm đủ cả trí tuệ và tình thương. Ðiều này chắc Phật Giáo có thể giúp chúng ta thưc hiện được. Có nhiều lý do khiến chúng ta hy vọng đạo Phật sẽ thành công trong việc đó. Chúng ta chỉ cần biết áp dụng kịp thời theo những pháp môn Phật đã dạy là được. Nhờ giáo dục và sự tiến triển chung của nền học vấn, nên một người tầm thường ngày nay, đã có trình độ hiểu biết khá cao về cá nhân cũng như vai trò của họ trong xã hội. Họ có đủ lý trí để giải quyết mọi vấn đề nhân sinh mà các thế hệ xưa, khả năng này chỉ dành riêng cho một số người.

Con người ngày nay đã thoát khỏi tình trạng cả tin, dị đoan mê tín, mà những thế kỷ trước đây được họ xem như là một tôn giáo. Con người hiện tại không thể bằng lòng với lối tin mù quáng cổ thời nữa, mà con người cần được hiểu biết. Nhưng khi dâng hiến cho con người một số kiến thức, nền giáo dục ngày nay đã phạm một khuyết điểm trầm trọng bởi nó không gì khác hơn là phương tiện duy nhất giúp con người có một căn bản học thức mà thôi. Nó chỉ đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới vật chất bên ngoài, cũng như mọi phương cách để khai thác sử dụng thế giới đó. Nó không giúp con người tìm lại được giá trị thiết yếu về nhân sinh đã mất. Ngày nay, mặc dầu những ý niệm về giá trị luân lý vẫn được con người duy trì, song như tuyết dưới nắng hè, những lời giáo huấn đạo đức đó chẳng còn có tác dụng gì, chỉ là một mớ điều luật luân lý mà không có một chút bảo đảm uy quyền. Tôi nghĩ chính đó là nguyên nhân đã gây nên bao thảm họa phân ly giữa tâm và trí của con người thời đại chúng ta.

Tuy nhiên giữa tình trạng nguy kịch này, chúng ta vẫn còn có nhiều hy vọng vì thế giới hiện nay, trong mọi giai tầng đại chúng, đã có nhiều người sẵn sàng phát tâm thọ lãnh Phật Pháp. Tâm hồn họ lúc nào cũng dể dàng nghe theo tiếng gọi của lẽ phải. Một học thuyết như Phật Giáo hoàn toàn xây dựng trên căn bản lý trí, phủ nhận các lối tin mù quáng và lại phù hợp với những lý thuyết tiến bộ của khoa học thế giới hiện đại, nếu được đem trình bày, nhất định họ sẽ hoan hỷ chấp nhận. Hơn nữa khi họ nhận thấy rằng, giáo lý đó cũng bao hàm đủ tất cả mọi giá trị luân lý, tri thức, tinh thần họ đã học hiểu, họ sẽ không khỏi khao khát được lãnh hội. Phật Giáo đến với họ như một làn hương thơm, một ánh sáng dẫn đường, một nguồn hy vọng mới cho những tâm hồn náo loạn âu lo. Như trong kinh Ba Lị (Pali) đã chép: “Như người dựng lên cái gì đã ngã xuống, phát giác những điều được che giấu, chỉ một con đường ngay cho kẻ lầm lạc, hoặc thắp lên một ngọn đuốc trong đêm trường, nhờ vậy mà những kẻ sáng mắt đều có thể thấy”.

Hôm nay khai mạc đại hội Phật Giáo thế giới kỳ sáu, tôi hy vọng rằng những vấn đề vừa trình bày trên được đem thảo luận giữa các đại biểu trong đại hội chúng ta, vì đó là những điều hệ trọng nhất và cũng là bổn phận trước tiên của hàng Phật tử chúng ta và toàn nhân loại thế giới. Trước hết, để chứng thực khả năng cải thiện cuộc sống con người của Phật Giáo, chúng ta phải thực hành Phật Pháp bằng những việc làm lợi tha; và thứ đến, chúng ta cần dùng mọi phương tiện thích đáng để phát triển xa rộng giáo pháp Phật Ðà. Nếu chúng ta nổ lực thực hiện điều đó, chúng ta sẽ góp phần quan trọng và hữu hiệu nhất cho nền thịnh vượng, hạnh phúc và hòa bình tương lai chung của nhân loại. Chỉ chúng ta mới có khả năng này, vì chúng ta là người diễm phúc được thừa hưởng giáo lý cao siêu của đấng Ðại Giác và Ðại Từ.

Kính bạch chư tôn Hòa Thượng! Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng Ni! Kính thưa quý vị đại biểu các quốc gia Phật Giáo hiện diện hôm nay, chúng ta nguyền cương quyết dốc hết tâm thành để phụng sự Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Dưới hào quang của chư Phật chúng ta nguyền giúp cho toàn nhân loại. Chúng ta hãy luôn ghi nhớ lời dạy của đấng Vô Thượng: “Chúng sanh nào gặp được Phật Pháp tức đã thấy Như Lai”. Chúng ta nên nghĩ, nói, hành động như chúng ta đang sống chính trong thời Phật tại thế. Cầu ơn Tam Bảo xót thương gia hộ cho những Phật sự của chúng ta được viên mãn thành tựu. Nguyện cầu tất cả chúng sanh an lành.



---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2014(Xem: 5769)
Vào tháng 8 tại sa mạc Perris, California, nắng vẫn còn gay gắt trên dưới 100 độ F (= 37 độ C), cây cối quanh chùa nhẫn chịu cơn nắng hắt, cố giữ màu xanh của lá, để tô điểm cho hai ngày lễ: Tịnh Tu Tam Bộ Nhất Bái và khánh thành chùa Hương Sen cũng như Đại Hồng Chung vào ngày 23 & 24/8/2014.
30/08/2014(Xem: 4874)
Mỗi năm, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath được tổ chức tại Thung lũng Kathmandu ở Nepal. Người ta tin rằng sự sùng kính đối với vị thần từ bi này sẽ mang đến lượng mưa thuận lợi, một vụ mùa bội thu và một năm thịnh vượng. Đặc biệt đối với một người Nepal sinh tại huyện Lalitpur của thung lũng, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath là một phần của cuộc sống. Phật tử thờ Machhindranath như vị thần đại từ bi – Lokeshawara Karunamaya – trong khi tín đồ Ấn Độ giáo thì xem ngài như hóa thân của Thần Shiva.
25/08/2014(Xem: 9908)
Vào sáng ngày 14 tháng 9 năm 2014, Hòa thượng Thích Như Minh và tăng chúng chùa Việt Nam tại thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Lễ húy nhật và tưởng niệm lần thứ 8 cố Trưởng lão Hòa thượng thượng Mãn hạ Giác, nguyên Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
21/08/2014(Xem: 4984)
Tôi cũng là người Việt Nam – Ich bin auch ein Vietnamese“ câu mở đầu trong bài nói chuyện của Tiến sĩ Rupert Neudeck trong ngày Đại hội kỷ niệm 35 năm Cap Anamur do Ủy Ban Cap Anamur phối hợp với Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hamburg tổ chức trước Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn CS tại cảng Hamburg ngày 09.8.2014. Câu nói của ông đã gây một ấn tượng thương quý mãnh liệt đối với hơn 3.000 1 người Việt từ khắp nước Đức cũng như từ vài quốc gia lân cận đến tham dự buổi lễ… Đây cũng là câu nói để đời trong ngày sinh nhật 75 tuổi của ông và lần này có thể là lần tổ chức cuối cùng kỷ niệm Cap Anamur theo như Thông Báo của Ban Tổ Chức.
19/08/2014(Xem: 4653)
Sáng thứ hai, vào lúc 09 giờ ngày 18 tháng 08 năm 2014, Hòa thượng Jasung, lãnh đạo Thiền phái Tào Khê và 12 vị chức sắc lãnh đạo Tôn giáo Hàn Quốc đã gặp gỡ giao lưu cùng đức Giáo hoàng Francis tại Bảo tàng tầng trên nhà thờ Myeongdong, Seoul.
18/08/2014(Xem: 15954)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
24/07/2014(Xem: 12248)
Mới đó mà một năm sắp trôi qua và hai năm cũng sẽ đến ngày viên tịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Giáo Hội Âu Châu mong mỏi thực hiện một Kỷ Yếu nhân lễ Đại Tường (2015) nên đã giao phần gom góp và biên tập bài vở cũng như trang trí quyển Kỷ Yếu nầy cho Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ) và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu) thực hiện. Lâu nay chúng ta đã có một số bài tiêu biểu đã được đăng trên các trang nhà như : quangduc.com, viengiac.de, hoavouu.com và một số trang nhà khác.
12/07/2014(Xem: 9270)
“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.
27/06/2014(Xem: 7291)
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo đất nước Myanmar đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tu viện Dharmakirti Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal vào tuần trước. Giáo viên và học sinh Trường Trung học Prabhat địa phương đã kết thành hàng rào danh dự để nhiệt liệt tiếp đón vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, vị lãnh đạo dân chủ của Myanmar, nổi tiếng thế giới. Nhân dịp này, Bà đã có được một chuyến trở về viếng thăm ngôi nhà cũ của mình. Nơi mà trước đây bốn mươi năm (1974) Bà đã từng lưu lại 9 tháng.
19/06/2014(Xem: 16840)
BẢN LÊN TIẾNG Về Việc Trung Quốc Xâm Phạm Lãnh Hải Việt Nam Qua Việc Đưa Giàn Khoan Vào Vùng Đặc Quyền Kinh Tế Của Việt Nam Vào ngày 01 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan gọi là giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cùng với hơn 80 tàu hộ tống gồm nhiều tàu quân sự và máy bay. Trong lúc các tàu cảnh sát biển của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải và ngăn cản việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép thì tàu cảnh sát Trung Quốc đã dùng vòi rồng xịt nước, dùng tàu đâm vào tàu Việt Nam làm bị thương nhiều người Việt Nam. Trung Quốc còn dùng hàng chục máy bay các thứ quần thảo trên không phận thuộc lãnh hải Việt Nam để uy hiếp cảnh sát biển Việt Nam. Sau cuộc họp báo của chính quyền Việt Nam chiều ngày 07 tháng 5 năm 2014 để tố cáo Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam thì các cơ quan chức năng và truyền thông Trung Quốc tố ngược lại Việt Nam dùng tàu cảnh sát biển đụng vào tàu cảnh sát biển
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]