Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bí ẩn sức mạnh đại bàng – “chúa tể bầu trời”

30/08/201017:15(Xem: 6795)
Bí ẩn sức mạnh đại bàng – “chúa tể bầu trời”

Úc: Đại bàng ngang nhiên bắt trẻ em giữa đám đông


Thứ Tư, ngày 13/07/2016 11:31 AM (GMT+7)

Khó chịu vì hành động của cậu bé, con đại bàng lao tới cắp và khiến em bị thương.


Trong một buổi biểu diễn các loài động vật hoang dã “Birds of Prey” (tạm dịch: những loài chim săn mồi), một cậu bé đã trở thành “mồi” của một con chim đại bàng tham gia biểu diễn.

Tại một công viên hoang dã ở thị trấn Alice Springs, Úc, giữa hàng chục người xem, con chim đại bàng đã sà xuống và dùng móng vuốt để quắp lấy đầu đứa trẻ. Được biết đứa trẻ khoảng 7 tuổi, đã bị xước mặt sau khi con đại bàng lao vào em, thay vì đậu trên một cành cây như kế hoạch.

Tất cả người xem đều hoảng hốt khi nhìn thấy chiếc áo xanh của cậu bé suýt bị con đại bàng kéo đi.

Úc: Đại bàng ngang nhiên bắt trẻ em giữa đám đông - 2

Đại bàng tấn công một em nhỏ 7 tuổi ở Úc (Ảnh: Christine O'Connell)

Cậu bé đã bị thương ở mặt sau khi bị đại bàng tấn công (Ảnh: Instagram/55CHRIS)

Một nhân chứng tên Christine O'Connell đăng tải bức ảnh này lên trang Instagram của mình. Cô nói rằng chương trình đã bị hủy bỏ sau khi vụ tai nạn diễn ra.

"Tại một công viên hoang dã ở Alice Springs, chúng tôi quyết định đi xem một buổi trình diễn của các loài chim. Ngồi ngay trước chúng tôi là một cậu bé liên tục kéo phéc-mơ-tuya của chiếc áo”, cô viết lời bình cho bức ảnh.

“Vì một lý do nào đó, con đại bàng không thích điều này. Thay vì bay về chỗ cành cây như quy định, nó đã bay thẳng đến chỗ cậu bé áo xanh và tấn công cậu.”

Úc: Đại bàng ngang nhiên bắt trẻ em giữa đám đông - 3

Con đại bàng đáng lẽ ra phải đậu ở cành cây (Ảnh: Facebook/Alice Springs Desert Park)

“Buổi biểu diễn nhanh chóng bị hủy bỏ và cậu bé được đưa đến trung tâm y tế. Móng vuốt của con đại bàng rất lớn, em quả là một cậu bé may mắn".

Nhân viên của công viên hoang dã cho biết sức khỏe cậu bé không gặp vấn đề gì và vết thương trên mặt cậu rất nhẹ, theo Herald Sun.

Cậu bé và gia đình đến từ Albury Wodonga và đang trong chuyến du lịch đến Trung Úc.

Úc: Đại bàng ngang nhiên bắt trẻ em giữa đám đông - 4

Mọi người rất hào hứng trước buổi biểu diễn (Ảnh Facebook/Alice Springs Desert Park)

 Trà My





Bí ẩn sức mạnh đại bàng – “chúa tể bầu trời”

Được mệnh danh là “chúa tể bầu trời”, đại bàng là loài chim săn mồi cỡ lớn, sinh sống ở nơi núi cao, rừng nguyên sinh. Sức mạnh của chúng khiến các loài động vật khác cũng phải e dè.

Loài chim săn mồi cỡ lớn

Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi... nhưng chủ yếu là Lục địa Á-Âu với khoảng 60 loài, còn lại 11 loài khác tìm thấy tại các lục địa còn lại bao gồm 2 loài ở Lục địa Bắc Mỹ, 9 loài ở Trung và Nam Mỹ và 3 loài ở Úc.

Có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài. Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg. Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg. Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%.

Theo một số tài liệu chưa được chứng minh thì đại bàng có sải cánh hơn 3m và nặng tới 30kg.Thực tế thì đại bàng nhỏ hơn thế. Sải cánh của chúng chỉ dài từ 1,5m cho đến 2m.

Thức ăn của đại bàng có thể là một con nai Philippines

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật có kích thước nhỏ từ dơi đến kích thước to bằng một con nai Philippines tùy theo địa điểm sinh sống. Ví dụ như ở đảo Luzon thì thức ăn chủ yếu là khỉ, chim, cáo bay, cá còn ở đảo Mindanao thì là vượn cáo, rắn, thằn lằn... thậm chí chúng ăn cả các loài động vật móng guốc như lợn con, chó nhỏ. Từ trên cao, đại bàng có thể bổ xuống với tốc độ cực nhanh để tóm gọn và nhanh chóng hạ gục con mồi.

Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.

Quyền lực thống trị bầu trời

Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, Đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đầy đau đớn.

Năm 40 tuổi, đại bàng trải qua một cuộc lột xác đau đớn

Năm 40 tuổi, mỏ Đại bàng trở nên yếu đi. Bộ lông trở nên quá dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao lên không trung.

Đây là lúc mà Đại bàng phải đưa ra 2 quyết định: nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày.

Tại tổ Đại bàng trên đỉnh núi, nó sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra. Khi mỏ mới hình thành, nó lại bắt đầu bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Một quá trình lột xác đầy đau đớn... mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua…

Không những vậy, Đại bàng còn được biết đến như một loài động vật thông minh và sẵn sàng đối đầu với thử thách, thể hiện rõ nhất qua cách chúng đối đầu với mỗi cơn bão. Không như tất cả mọi loài đều chạy trốn cơn bão, Đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, Đại bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với Đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ. Nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời cho Đại bàng.

Đại bàng biển Steller

Đại bàng biển Steller là loài lớn nhất trong tổng số gần 100 loài đại bàng trên khắp thế giới. Cân nặng của chúng lên tới 10kg. Đại bàng biển Steller có tên khoa học là Haliaeetus pelagicus. Chúng còn được gọi là đại bàng vai trắng, đại bàng Thái Bình Dương.

Đại bàng biển Steller

Nó sống ở vùng ven biển ở Đông bắc Á bao gồm vùng ven biển Viễn Đông của Nga, ven biển Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản, với thức ăn chủ yếu là các loài cá và một số loài chim biển (chim mòng biển, ó biển, hải âu cổ rụt..).

Đây là loài đại bàng lớn nhất thế giới kể từ khi loài Đại bàng Haast tuyệt chủng

Loài đại bàng này đang bị đe dọa bởi sự thay đổi môi trường sống, ô nhiễm công nghiệp và khai thác quá mức cá làm giảm lượng thức ăn của chúng. Hiện nay có khoảng 5.000 cá thể nhưng đang giảm dần.

Tổ của đại bàng biển Steller cao khoảng 15 – 20 m

Tổ của đại bàng biển Steller cao khoảng 15 – 20 m, được xây trên các cây lớn (cao tới 150 m, đường kính 2,5 m). Mùa sinh sản thường vào tháng 2 - 3, còn trứng được đẻ vào tháng 4 - 5.

Đại bàng dạy con biết bay như thế nào?

Đại Bàng chuẩn bị cho quá trình sinh sản và dạy kỹ năng cho Đại Bàng con. Khi đã sẵn sàng đẻ trứng, con Đại Bàng đực và con cái xác định một vị trí rất cao trên vách đá nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được.

Quá trình tập bay cho con của đại bàng cũng hết sức khắc nghiệt

Cả hai con Đại Bàng đực và cái tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, Con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Bởi vì các con non đang sợ hãi, nó sẽ lại nhảy vào tổ.

Trước tiên khi con của nó được vài tháng tuổi, con đực và con cái sẽ dạy cho các con qua những kỹ năng hàng ngày.

Tiếp theo, Đại Bàng mẹ ném chúng ra lại và sau đó nó tiếp tục trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, để lại các gai trần. Khi các Đại Bàng con sợ hãi và một lần nữa nhảy lại vào tổ thì chúng bị vết chích bởi các gai. Nó thét lên và bị chảy máu. Nó phải nhảy ra khỏi tổ và trong lúc này nó tự hỏi tại sao mẹ và người cha yêu thương nó rất nhiều bây giờ lại tra tấn nó.

Tiếp theo, mẹ con Đại Bàng đẩy chúng ra khỏi vách đá vào không trung. Khi tiếng thét trong sợ hãi, Đại Bàng cha bay ra ngoài và bắt chúng trở lại trước khi nó bị rơi và đưa chúng trở lại vào vách đá. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi các con Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được. Nó cần phải tiếp thu những kiến thức này thì mới có thể bay được.

 

Nguồn Ngày Nay

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2010(Xem: 49642)
Chùa Việt HẢI NGOẠI-ẤN ÐỘ | ANH | ÁO BỈ | CANADA ÐÀI LOAN | ÐAN MẠCH | ÐỨC HOA KỲ | HÒA LAN NA UY | NÉPAL | NGA | NHẬT | NOUVELLE-CALEDONIE PHẦN LAN | PHÁP TÂN TÂY LAN | THỤY ÐIỂN | THỤY SỸ ÚC ÐẠI LỢI | Ý
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]