- 01. Giới Bổn Tỳ-kheo Của Luật Tứ Phần
- 02. Giới Bổn Tỳ-kheo Ni Của Luật Tứ Phần
- 03. Giới Bổn Thức -Xoa Của Luật Tứ Phần
- 04. Giới Sa-di, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 05. Giới Sa-Di-Ni, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 06. Giới Bồ-tát Cho Người Xuất Gia (Kinh Phạm Võng Bồ-Tát Giới)
- 07. Giới Bồ-tát Cho Người Tại Gia (Kinh Ưu-Bà-Tắc Giới)
- 08. Nghiên Cứu Giới Tỳ-kheo Của Thượng Tọa Bộ (Đối Chiếu Với Năm Phái Luật Phật Giáo)
- 09. Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa-Di
THÍCH NHẬT TỪ
Trợ lý
NGỘ TÁNH HẠNH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
v
MỤC LỤC
Lời giới thiệu - HT. Thích Giác Toàn ......................................... vii
Lời nói đầu.................................................................................... ix
Chương 1: Nghi thức dẫn nhập.................................................. 1
1.1. Bài tán lò hương ............................................................... 1
1.2. Bài kệ khai kinh................................................................. 2
1.3. Kệ xin chỉ dạy . ................................................................. 2
1.4. Đảnh lễ Tam bảo................................................................ 3
1.5. Lời sách tấn tu .................................................................. 4
1.6. Biểu quyết đọc giới . ......................................................... 5
1.7. Lời tựa giới Bồ-tát trong Kinh Phạm võng........................ 6
Chương 2: Kinh Phạm võng, phẩm Phật lô-xá-na nói về giới
mảnh đất tâm của Bồ-tát thứ 10................................................. 9
2.1. Mười giới quan trọng....................................................... 10
2.2. Bốn mươi tám giới nhẹ.................................................... 27
Chương 3: Phần sám nguyện.................................................... 71
3.1. Kinh tinh hoa trí tuệ......................................................... 71
3.2. Niệm Phật........................................................................ 73
3.3. Hồi hướng công đức........................................................ 74
3.4. Đảnh lễ Ba ngôi báu........................................................ 75
Phụ lục: Kinh Phạm võng giới Bồ-tát bằng chữ Hán................... 77
Vài nét về Thầy Nhật Từ.............................................................. 89
vi
vii
LỜI GIỚI THIỆU
“Giới Bồ-tát cho người xuất gia” do Thượng tọa Thích Nhật Từ dịch từ nguyên tác Hán văn “Phạm võng Bồ-tát giới kinh” (梵網 菩薩戒經), gọi tắt là “Phạm võng kinh” (梵網經), mang số hiệu T.1484 trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh. Đây là một trong 5 quyển Luật1 mang dấu ấn đặc biệt của Phật giáo Đại thừa.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được cá nhân Tôn giả nào hoặc tập thể tác giả của một trường phái Phật giáo Đại thừa nào đã có công soạn thuật Giới bổn này vào thời kỳ nào. Chỉ biết rằng Giới bổn này được ngài Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) học thuộc lòng bằng bộ nhớ siêu việt của mình và dịch sang tiếng Hán vào giai đoạn Phật giáo đang hình thành và phát triển rực rỡ ở Trung Hoa.
Tại Việt Nam, bên cạnh thọ trì giới luật theo truyền thống Phật giáo Pháp Tạng bộ (Dharmaguptaka), các Tăng Ni của Phật giáo Đại thừa đã có truyền thống thọ trì Giới bổn này từ rất lâu, như là một sự bổ trợ giới pháp một cách chi tiết và ứng với thời duyên thực hành Bồ-tát đạo.
Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và thọ trì giới luật bằng ngôn ngữ thuần Việt, từ lâu các nhà dịch giả như Trưởng lão Thích Trí Tịnh, Trưởng lão Thích Trí Quang đã dịch Giới bổn này sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong chốn thiền môn, tự viện để ứng dụng hành trì.
Năm Giới bổn của Phật giáo Đại thừa gồm: (i) Bồ-tát Anh Lạc bổn nghiệp kinh (菩薩 瓔珞本業經), (ii) Phạm Võng kinh Bồ-tát giới bổn (梵網經菩薩戒本), (iii) Du-già Bồ-tát giới bổn (瑜伽菩薩戒本), (iv) Bồ-tát Địa Trì kinh (菩薩地持經), (v) Bồ-tát Thiện giới kinh (菩薩善戒經), (vi) Ưu-bà-tắc giới kinh (優婆塞戒經).
Phật giáo Khất sĩ, một trong những tông phái Phật giáo nội sinh do đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập tại miền Nam Việt Nam, giai đoạn 1945-54, đã sử dụng bộ Luật này ngay thuở mới thành lập Hệ phái (lúc bấy giờ gọi Đạo Phật Khất sĩ). Mặc dù việc thọ trì là điều tự nguyện, không có quy định bắt buộc phải thọ trì khi đăng đàn thọ giới Cụ túc, nhưng từ rất lâu, Giới bổn này được tụng đọc trang trọng như Giới bổn Thanh văn tại các tịnh xá mỗi tháng một lần. Lệ này trở thành một truyền thống tốt đẹp của Hệ phái Khất sĩ.
Cụ thể hơn, trong 69 chủ đề Phật pháp do Tổ sư Minh Đăng Quang thuyết giảng từ năm 1946-54, mà về sau đó được biên tập thành bộ Chơn lý, có quyển “Giới Phật tử”2 thật chất là bản dịch của Giới bổn này. Ngày nay, quyển “Giới Phật tử” được in trong cuốn “Luật nghi Khất sĩ”, cuốn Luật gối đầu giường của các hành giả khi mới bước chân vào giáo pháp Khất sĩ.
Giống như các tác phẩm trước trong tùng thư về Luật học Phật giáo, ngoài văn phong tiếng Việt trong sáng, bản dịch này còn đóng góp nhiều chú thích ngay dưới mỗi trang sách, giúp người nghiên cứu và người học có thể hiểu nghĩa lý của từng điều giới trong Giới bổn này, cũng như những điểm tương đồng với quyển Giới Bồ-tát cho người tại gia (優婆塞戒經, Ưu-bà-tắc giới kinh), một dịch phẩm khác được Thượng tọa Nhật Từ trong các sách về Luật học Phật giáo.
Tôi trân trọng giới thiệu Giới bổn này đến với các Tăng Ni và Phật tử. Rất mong các Tăng Ni ứng dụng Giới bổn này vào đời sống, làm hành trang cho sự nghiệp tu tập và nhập thế độ sanh, với tinh thần của vị Bồ-tát “hộ quốc an dân, lợi đạo ích đời, hoằng dương Phật pháp, lợi lạc nhân sinh.”
Mùa An cư, năm Tân Sửu, 2021.
HT. THÍCH GIÁC TOÀN
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam)