Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Vài Điểm Chính Yếu Về Giới Luật, Vị Tỳ Kheo Cần Biết

19/11/202012:23(Xem: 2995)
Một Vài Điểm Chính Yếu Về Giới Luật, Vị Tỳ Kheo Cần Biết

phat thanh dao

Một Vài Điểm Chính Yếu
Về Giới Luật, Vị Tỳ Kheo Cần Biết

Thích Tín Nghĩa sưu tầm


Giới Tỳ kheo được gọi là giới Cụ túc, tiếng phạn là Upasampàda, dịch là Cận viên, nghĩa là gần với sự viên mãn ; hay nói cách khác là gần với quả vị cao thượng của A La Hán. Đời sống của một vị A La Hán có 4 sự thanh tịnh :

          a. Biệt giải thoát luật nghi,

          b. Căn luật nghi,

          c. Mạng luật nghi,

          d. Chánh niệm tỉnh giác.

          Đầy đủ 4 sự thanh tịnh này gọi là Cụ túc giới. Tổng kết các trường hợp đắc giới Cụ túc, Luật tạng nêu ra 10 trường hợp :

          1. Tự nhiên đắc giới :  Đây là trường hợp của Đức Phật hay Độc Giác Phật, do tự mình chứng ngộ, không có ai truyền.

          2. Kiến đế đắc giới :  Như trường hợp của năm anh em Kiều Trần Như, thấy được 4 chân lý bước vào thánh đạo mà đắc giới.

          3. Thiện lai Tỳ kheo :  Được Đức Phật gọi là Thiện lai Tỳ kheo mà đắc giới.

          4. Do xác nhận Phật là thầy : Đây là trường hợp của Tôn giả Ca Diếp khi gặp Đức Phật liền tuyên bố :  “Đây là bậc đạo sư của tôi” mà đắc giới Cụ túc.

          5. Do khéo trả lời :  Đây là trường hợp của Tô Đà Di mới 7 tuổi đã trả lời một cách khéo léo câu hỏi của Phật rằng : “Nhà con ở đâu ?”. Đáp : “Ba cõi không đâu là nhà” Đức Phật cho thọ giới Cụ túc .

          6. Do thọ Bát kỉnh pháp :  Đây là trường hợp bà Mahapajapati, di mẫu của Đức Thế Tôn, chấp nhân 8 phép tôn trọng đối với Tăng mà đắc Cụ túc giới.

          7. Do gởi đại diện :  Đây là trường hợp của ni cô Pháp Thọ ; do có sắc đẹp nổi tiếng nên khi hay tin nàng xuất gia thọ giới, nhiều thanh niên tổ chức đón đường bắt cóc. Phật cho phép nàng gởi người đại diện đến giữa Tăng mà thọ, sau đó về truyền lại .

          8. Do người thứ 5 là người trì luật :  Trường hợp ở biên cương không đủ túc số 10 Tăng, được cho phép chỉ đủ 5 người, nhưng 1 trong 5 người phải biết pháp yết ma truyền giới.

          9. Thọ giới đủ 10 Tỳ kheo truyền :  Đây là trường hợp thông thường bắt buộc đối với vùng đô thị và nơi đủ túc số Tăng.

          10. Tam ngữ đắc giới :  Đây là trường hợp thọ Cụ túc giới bằng cách đọc 3 lần : “Quy y Phật, quy y pháp, quy y Tăng”.

          Giới luật Phật chế và chư Tổ tương truyền tuy không phải bí truyền hay biệt truyền, chưa tìm ra kinh sách nào ghi chép là Phật cấm hàng Phật tử tại gia không được xem học luật của hàng xuất gia. Nhưng không vì thể mà chư Tổ tán đồng hay khuyến khích hàng Phật tử tại gia được xem học luật của hàng xuất gia.

          Theo nguyên tắc, người cư sĩ tại gia phải có đủ 2 điều kiện để trở thành một phật tử chân chính. Đó là thọ nhận 3 pháp quy y và hành trì 5 giới cấm, 5 giới cũng được truyền và thọ đúng nguyên tắc.

          Năm giới cấm của người phật tử tại gia do Đức Phật chế và trở thành giới điều thực sự có lẻ khoảng năm thứ 12 sau ngày thành đạo trở lên ; nghĩa là hình thành cùng khoảng thời gian hình thành giới bổn của người xuất gia .

          Thật ra, như chúng ta thấy, dù nói 5 giới là của người phật tử tại gia nhưng lại là giới nền tảng, căn bản cho cả người xuất gia. Năm giới Đức Phật dạy được ghi chép lại trong kinh Trung A Hàm 128 là bài kinh Ưu-bà- tắc (bản kinh do Sanghadeva dịch ra chữ hán), tương đương với kinh gia chủ trong Anguttava Nikàya. Kinh này Đức Phật dạy cho cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với 500 cư sĩ bằng hữu của Cấo Cô Độc tại tịnh xá Kỳ Hoàn thuộc nước xá vệ (Savatthi).

          Đối với người xuất gia, giới nhỏ nhất là sa di giới gồm có 10 giới. Người được coi là vị sa di đầu tiên của giáo hội là La Hầu La, Ngài theo Phật từ lúc Đức Phật về thăm hoàng cung lần đầu tiên kể từ khi bỏ thành ra đi, khoảng năm 526 BC. Bấy giờ, La Hầu La đã được 9 tuổi. Đức Phật giao La Hầu La cho Tôn giả Xá Lợi Phất dạy dỗ. Tôn giả Xá Lợi Phất chỉ hướng dẫn La Hầu La những đức hạnh căn bản của người xuất gia và phương pháp luyện tâm đơn giản, tuân thủ lý tưởng tu tập bản thân như một vị tỳ kheo ; chưa có gì khác biệt chỉ ở chổ tuổi tác, chưa đủ 20 tuổi thì chưa thành Tỳ kheo được .

         
       Luật tạng gồm các bộ luật ghi chép các giới điều ngăn cấm và phương cách xử lý khi có ai vi phạm giới tướng của Tỳ kheo giới có 250 điều, Tỳ kheo ni có 348 điều. Sau khi Đức Phật diệt độ, lần kết tập thứ nhất Tôn giả Ưu Ba Ly đã đọc tụng 80 lần mới hoàn thành, nên gọi là :  “Bát Thập Tụng Luật”. Sau này thời kỳ phân phái luật tạng chia ra nhiều bộ nữa. Luật tạng được hình thành không theo hệ thống mà dựa theo các sự kiện thực tế. Ngài Ưu Ba Ly sắp xếp theo mức độ nặng nhẹ tuần tự 8 phần như sau :

          1. Baladi (Paràjika) có 4 tội :  Hành dâm, đạo tặc, sát nhân và đại vọng ngữ. Gọi là Baladi nghĩa là thất bại, sẽ bị tẩn xuất ra khỏi giáo hội (Ni có 8 tội).

          2. Tăng già bà thi sa (Sanghàdisesa) : nghĩa là yêu cầu hội họp tăng chúng. Giới này Tăng có 13, Ni có 17. Vị nào phạm các giới này, người có tội phải thú nhận trước cuộc họp tăng chúng.

          3. Bất định (Aniyatà) : Những sự vi phạm giới này là trường hợp cần phải diều tra để quyết định xem chúng thuộc một hay hai. Cách xử phạt sẽ khác nhau tuỳ theo trường hợp. Có 2 giới bất địng cho Tỳ kheo.

          4. Ni tát kỳ ba dật đề (Nissaggaya- Pàcittiya)  Nghĩa là : “Xả đọa” người phạm phải đem tài vật ấy xả cho tăng rồi đến trước Tăng sám hối. Có 30 giới cho tăng và Ni.

          5. Ba dật đề (Pàcittiya) :  Nghĩa là cần phải chuộc tội. Đây là giới luật nếu vi phạm là không thanh tịnh cần phải chuộc tội bằng cách thú nhận trước chúng Tăng hay trước vị Tỳ kheo. Có 90 giới cho Tỳ kheo và 166 giới cho tỳ kheo ni.

          6. Ba la đề xá ni (Pàtidesaniya) :  Nghĩa là cần phải thú nhận sám hối trước một vị tăng. Có 4 giới cho Tăng và 8 giới cho Ni.

          7. Pháp chúng học (Sekhiya) :  Nghĩa là những nguyên tắc xử thế, những phép cư xử lịch sử của Tăng ni về y phục, thái độ lúc đi khất thực, vệ sinh cá nhân. Không có hình phạt chính thức nào dành cho vi phạm. Có 100 pháp cho Tăng và Ni.

          8. Pháp diệt tránh (Adhikarama) :  Nghĩa là ổn định thanh chấp, là các giới liên hệ đến phương cách ổn định các mối tranh chấp và loại trừ các sự sai biệt về ý kiến. Có 7 phương pháp (tham khảo Đức Phật lịch sử – VNCPPHVN ấn hành).

          Luật bát Thập Tụng được truyền trì nghiêm cẩn qua 5 Tôn giả : Ca Diếp (Mahakassapa), Anan (Ananda), Mạc Diền Địa (Mad- hyàntika), Thương Na Hòa Tu (Sànavàsa), Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta), Tạng luật vãn không có gì thay đổi. Nhưng Ưu Ba Cúc Đa có 5 đệ tử, mỗi người đều có dị kiến về luật mà chia thành 5 bộ. Về sau kiến giải về luật tạng còn phong phú hơn. Nhưng nhìn chung nội dung của giới điều mà Đức Phật đã dạy từ thời nguyên thuỷ vẫn nguyên vẹn những dị biệt chỉ là tiểu tiết .

          Đối với hàng Phật tử tại gia, một nguyên tắc gần như bất di bất dịch là không được xem, đọc giới luật của hàng xuất gia, huống chi là chuyển ngữ cho mọi người cùng xem. Sa Di Luật Nghi, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni Luật Nghi là giới luật của hàng xuất gia ; do vậy, lẽ đương nhiên người Phật tử tại gia không nên lạm xem, lạm dịch.

          Tổ Ấn Quang khuyên dạy ông Từ Úy Như trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên :

          “Người chưa thọ giới chẳng được xem Luật Tạng” . . . .




***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]