Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38-2. Phẩm Lực (2)

02/05/201111:10(Xem: 13446)
38-2. Phẩm Lực (2)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2

XXXVIII.2.Phẩm Lực(2)

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở thành La-duyệt, trong núi Kỳ-xà-quật, cùngchúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy có thấy núi Linh Thứu này chăng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Dạthấy, bạch Thế Tôn.

- CácThầy nên biết, thời quá khứ lâu xa, núi này có tên khác,chẳng như bây giờ. Các Thầy lại thấy núi Quảng Phổ chăng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Dạthấy, bạch Thế Tôn.

- CácThầy nên biết, thời quá khứ lâu xa, núi này lại có tênkhác, chẳng giống bây giờ. Các Thầy thấy núi Bạch Thiệnchăng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Dạthấy, bạch Thế Tôn.

- Quákhứ lâu xa, núi này lại có tên khác, chẳng như bây giờ.Các Thầy có thấy núi Phụ Trọng này không?

CácTỳ-kheo đáp:

- Dạthấy, bạch Thế Tôn.

- CácThầy có thấy núi Tiên Nhân Quật này chăng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Dạthấy, bạch Thế Tôn.

- Núinày từ quá khứ lâu xa vẫn chỉ tên này không có tên khác.Vì sao vậy? Núi Tiên nhân này thường có Bồ-tát thần thông,La-hán đắc đạo, là chỗ của chư tiên ở, các Bích-chi Phậtcũng dạo nơi đây. Nay Ta sẽ nói về danh hiệu Bích-chi Phật.Các Thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ.

Cóchư Phật Bích-chi tên là A-lợi-tra, Bà-lợi-tra, Thẩm ÐếTrùng, Thiện Quán, Cứu Cánh, Thông Minh, Vô Cấu, Ðế Xà NiệmQuán, Vô Diệt Vô Hình, Thắng Tối Thắng, Cực Ðại, CựcLôi, Ðiện Quang Minh. Này Tỳ-kheo! Khi Như Lai chưa xuất hiện,trong núi này có năm trăm Bích Chi Phật ở. Như Lai ở trêntrời Ðâu-suất, lúc muốn hạ sanh, Thiên tử Tịnh Cư sẽtự đến đây thông báo, ra lệnh khắp thế gian hãy làm sạchcõi Phật. Sau hai năm Như Lai sẽ xuất hiện ở đời. CácBích-chi Phật nghe Thiên nhân nói xong, bay lên không trung nóikệ:

'Lúcchư Phật chưa ra,
Xứnày Hiền Thánh ở,
Bích-chiPhật tự ngộ,
Hằngở trong núi này.
Ðâygọi núi Tiên Nhơn,
NơiBích-chi Phật ở,
Tiênnhân và La-hán,
Trọnkhông có lúc trống'.

Khiấy, các Bích-chi Phật ở trong không, thiêu thân nhập Niết-bàn.Vì sao thế? Ðời không có hai danh hiệu Phật nên các Ngàidiệt độ. Trong một đoàn khách buôn, không có hai ngườidẫn đường; trong một nước, không hai vua; một cảnh giớiPhật, không có hai tên hiệu. Vì sao thế? Quá khứ lâu xa,trong thành La-duyệt này có vua Hỷ Ích hằng nghĩ đến sựđau khổ của địa ngục, cũng nhớ sự khổ đau của ngạquỷ, súc sanh. Lúc ấy vua nghĩ rằng: 'Nay ta hằng nhớ sựkhổ đau của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chẳng nên vàolại ba đường ác này, hãy bỏ hết ngôi vị quốc vương,vợ con, tôi tớ, đem lòng tin kiên cố xuất gia học đạo'.

Khiấy, Ðại vương Hỷ Ích chán sự khổ đau, liền bỏ ngôivua, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, ởchỗ vắng vẻ, tự khép mình, quán năm thạnh ấm, quán vôthường. Nghĩa đây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắcdiệt; thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế, thảy đềuvô thường. Ngay lúc quán ngũ thạnh ấm, các pháp có thểtập, đều là pháp diệt. Quán pháp này xong, sau thành Bích-chiPhật. Khi ấy, Bích-chi Phật Hỷ Ích đã thành Phật quả liềnnói kệ:

Tanhớ khổ địa ngục,
Súcsanh trong năm đường,
Xảbỏ, nay học đạo,
Riêngđi mà chẳng lo.

Khiấy vị Bích Chi Phật này ở trong núi Tiên Nhân.

Tỳ-kheonên biết! Do phương tiện này mà biết, trong núi này thườngcó Bồ-tát, thần thông tự tại chân nhân đắc đạo và ngườihọc đạo tiên ở. Thế nên gọi là núi Tiên Nhân, không cótên khác. Lúc Như Lai chưa xuất hiện ở đời, trong núi TiênNhân này, chư Thiên thường đến cung kính. Vì sao thế? Trongnúi toàn là bậc chân nhân, không có lẫn lộn người khác.Lúc Phật Di-lặc giáng trần, tên các núi đều thay đổi,chỉ núi Tiên Nhân này không có tên khác. Trong Hiền kiếpnày, tên núi này cũng chẳng khác. Tỳ-kheo các Thầy nên gầngũi núi này, phụng sự cung kính thì sẽ được tăng thêmcác công đức. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy hãy chuyên niệm mà tự tu chính mình. Thế nào là nênchuyên niệm? Ở đây, này Tỳ-kheo! Khi đi biết mình đi, cácphép tắc cử động, tiến dừng, co duỗi, cúi ngước, mặcáo, ngủ nghỉ, thức tỉnh, nói hoặc im, thảy đều phảibiết lúc. Nếu Tỳ-kheo tâm ý chuyên chính, Tỳ-kheo ấy dụclậu chưa sanh liền chẳng sanh, đã sanh liền diệt, hữu lậuchưa sanh khiến chẳng sanh, đã sanh liền diệt, vô minh lậuchưa sanh khiến chẳng sanh, đã sanh khiến diệt.

Nếuchuyên niệm phân biệt lục nhập, trọn sẽ không rơi vàoác đạo. Thế nào là lục nhập ác đạo? Mắt quán sắc nàyhoặc đẹp hoặc xấu, thấy đẹp thì vui, thấy xấu chẳngvui. Tai nghe tiếng hoặc hay hoặc dở, nghe hay thì vui, nghe dởthì chẳng vui; mũi, miệng, thân, ý cũng lại như thế. Vínhư có sáu loại thú chó, dã hồ, khỉ, cá, rắn, chim, mỗiloại tính nết chẳng đồng, nếu có người lấy dây cộtchúng lại, cột chung một chỗ rồi buông ra thì bấy giờsáu con, mỗi con một tính hạnh, con chó thì muốn chạy đếnxóm làng, dã hồ thì muốn chạy ra gò mả, cá thì muốn xuốngnước, khỉ thì muốn vào rừng núi, rắn muốn bò vào hang,chim thì muốn bay lên trời. Sáu loại thú, mỗi con có tínhhạnh chẳng giống nhau. Nếu có người đem sáu con vật nàycột vào một nơi, khiến không cho chạy Ðông, Tây, Nam, Bắcgì được thì khi ấy sáu con tuy cũng chuyển động mà chẳnglìa chỗ cũ. Lục tình cũng lại như thế, mỗi thứ chỉ mỗiviệc chẳng đồng. Sự quán khác biệt hoặc tốt, hoặc xấu.Bấy giờ các Tỳ-kheo cột sáu tình này để vào một chỗ.Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nhớ tinh chuyên, ý chớ lầm lẫn,thì tệ ma Ba-tuần trọn sẽ không được tiện lợi, các côngđức sẽ được thành tựu. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nhớđầy đủ các căn, đắc nhị quả; ở trong hiện pháp đượcquả A-na-hàm, hoặc đắc quả A-la-hán. Như thế, các Tỳ-kheo,nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại vườn Lộc Dã, nước Ba-la-nại, cùngchúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nêntư duy, tưởng vô thường, quảng bá tưởng vô thường. Ðãtư duy tưởng vô thường, quảng bá tưởng vô thường thìsẽ đoạn dục ái, sắc ái, vô sắc ái, đoạn kết kiêu mạn,vô minh. Vì cớ sao?

Ngàyxưa, trong thời quá khứ lâu xa, có Bích-chi Phật tên là ThiệnMục, nhan mạo đoan chánh, mặt như màu hoa đào, ngắm mãikhông chán, miệng thơm hương hoa sen, thân có mùi chiên-đàn.Khi ấy, Bích-chi Phật Thiện Mục, đến giờ đắp y ôm báovào thành Ba-la-nại khất thực, dần dần đến nhà đại trưởnggiả, yên lặng đứng ngoài cửa. Cô con gái trưởng giả thấycó đạo sĩ đứng ngoài cửa, đoan chánh vô song, nhan mạokỳ đặc hiếm có ở đời, miệng tỏa hương sen, thân thơmchiên-đàn, liền động lòng dục nói với Tỳ-kheo ấy rằng:

- NàyThầy đoan chánh, mặt như màu hoa đào, hiếm có ở đời.Nay tôi tuy là phận đàn bà, nhưng cũng đoan chánh, nên cùngnhau sum vầy. Trong nhà tôi dồi dào châu báu, tài sản vô lượng;còn làm Sa-môn thật chẳng dễ.

Bích-chiPhật bèn hỏi:

- NàyCô! Nay Cô bị đắm nhiễm chỗ nào?

Côgái trưởng giả đáp:

- Naytôi chính là để ý con mắt thầy, miệng lại thơm mùi sen,thân có mùi chiên-đàn.

Bích-chiPhật liền duỗi tay trái, dùng tay phải móc mắt đặt vàobàn tay, bảo:

- Conmắt đáng yêu đây! Này Cô, bây giờ đắm nhiễm chỗ nào?Ví như mụn nhọt, chẳng có chút nào đáng ưa. Mà con mắtnày cũng rỉ chảy chẳng sạch. Cô nên biết! Mặt như bọtnổi chẳng kiên cố gì, huyễn ngụy không thật, dối gạtngười đời. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, đều không kiêncố, lừa dối chẳng chơn thật. Miệng là chỗ khạc đờmdãi bất tịnh, toàn là xương trắng. Thân là vật khổ, làpháp hoại diệt, hằng chứa đồ hôi thúi, các trùng quấynhiễu. Cũng như trong cái bình vẽ, chứa đầy bất tịnh.Này Cô! Hôm nay Cô bị dính mắc chỗ nào? Thế nên, Cô nênchuyên tâm suy nghĩ, pháp này huyễn ngụy không chân. Nếu Côsuy nghĩ nhãn sắc vô thường, thì dục tưởng đắm trướcsẽ tự tiêu diệt; tai, mũi, miệng, thân ý thảy đều vôthường, suy nghĩ như thế rồi, dục ý sẽ tự tiêu trừ,tư duy lục nhập sẽ không dục tưởng.

Khiấy, cô gái trưởng giả khiếp sợ, liền đến trước lạyBích-chi Phật, bạch rằng:

- Từnay trở đi, con xin sửa lỗi làm lành, không khởi dục tưởngnữa. Cúi mong Ngài cho con hối lỗi.

Nhưthế hai ba phen. Bích-chi Phật bảo:

- Thôi!Thôi! Này Cô! Ðây chẳng phải là lỗi của Cô mà là do tộicũ của ta khiến thọ thân hình này, làm cho người khởi tìnhý tham muốn. Hãy nhìn kỹ con mắt này. Mắt này chẳng phảita, ta cũng chẳng phải do kia có, cũng chẳng phải ta tạo,cũng chẳng phải kia làm, do từ trong chỗ không có mà sanh,đã có sẽ bị bại hoại, cũng chẳng phải đời trước,đời này, đời sau, mà đều do nhân duyên hội họp.

Nhânduyên hội họp là: duyên cái này có cái này, đây khởi thìkia khởi, đây không thì kia không, đây diệt thì kia diệt.Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý cũng lại như thế, thảy đềukhông tịch. Thế nên, Cô chớ dính mắc nhãn sắc; vì khôngdính sắc thì sẽ đến chỗ an ổn, không có tình dục nữa.Như thế, Cô nên học điều này.

Khiấy Bích-chi Phật thuyết bốn pháp vô thường cho cô gái rồi,bay lên hư không, hiện mười tám pháp thần biến rồi vềchỗ mình. Cô gái kia quán mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý trọnkhông có gì, liền ở chỗ vắng vẻ, suy tư pháp này. Cô lạitư duy sáu tình không có chủ tể, được bốn bình đẳngtâm (từ, bi, hỷ, xả). Khi thân hoại mạng chung, Cô sanh lêntrời Phạm thiên.

Tỳ-kheonên biết! Nếu tư duy tưởng vô thường, quảng bá tưởngvô thường, sẽ đoạn hết dục ái, sắc ái, vô sắc ái;kiêu mạn, vô minh thảy đều trừ sạch. Thế nên, Tỳ-kheo,nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc bảo người đánh xe rằng:

- Nayngươi sửa soạn xe vũ bảo. Ta muốn ra ngoài dạo xem.

Ngườikia vâng lệnh vua sửa soạn xe xong đến trước tâu vua:

- Ðãsửa soạn xe vũ bảo xong. Vua nên biết đúng thời.

VuaBa-tư-nặc bảo người này đánh xe ra khỏi thành Xá-vệ. Ðếnvườn cảnh xem thấy cây cối không một tiếng động, khôngmột bóng người, lặng lẽ vắng không. Vua thấy rồi chợtnhớ Như Lai nói về gốc của các pháp. Khi đó người hầucầm quạt, quạt vua. Vua nói:

- Vườntrái cây cối này không có tiếng động, không có bóng người,lặnglẽ, vắng vẻ. Ta muốn thỉnh đức Thế Tôn Chí Chân ÐẳngChánh Giác đến du hóa ở đây. Nhưng chẳng biết Như Lai nayở đâu, Ta muốn đến thăm hỏi.

Ngườihầu tâu:

- HọThích có làng tên Lộc Ðường. Như Lai đang du hóa ở đó.

VuaBa-tư-nặc bảo:

- LộcÐường cách đây bao xa?

Ngườihầu tâu:

- Trụxứ của Như Lai cách đây không xa. Ði đường chừng ba dotuần.

VuaBa-tư-nặc bảo:

- Maulấy xe vũ bảo, ta muốn gặp Như Lai.

Ngườihầu vâng lệnh vua, liền chuẩn bị xe, đến trước vua tâu:

- Nayxe đã sẵn sàng, vua nên biết đúng thời.

Vualiền lên xe đến làng kia. Khi ấy, chúng Tỳ-kheo đang kinhhành ngoài trời. Vua liền xuống xe đến chỗ các Tỳ-kheocúi lạy, rồi đứng một bên. Vua thưa các Tỳ-kheo:

- NhưLai ở đâu? Tôi muốn gặp.

CácTỳ-kheo đáp:

- ThếTôn đang ở trong giảng đường, hãy đến gặp, chẳng khókhăn gì.

Vuachầm chậm nhấc chân, không để có tiếng động. Vua quaylại nhìn người hầu, người này liền nghĩ: 'Nay vua đi mộtmình đến gặp Thế Tôn. Ta nên đứng đây'. Và vua đi mộtmình đến chỗ Thế Tôn. Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhãnxem thấy vua Ba-tư-nặc đứng ngoài cửa, Ngài liền đứnglên mở cửa cho vua. Vua thấy Thế Tôn, cúi lạy và xưng tênhọ ba lần.

- Conlà vua Ba-tư-nặc.

ThếTôn bảo:

- NayNgài là vua, còn Ta họ Thích, xuất gia học đạo.

Vuathưa:

- Cúimong Thế Tôn sống lâu vô cùng, để cho Trời Người đượcan ổn.

ThếTôn bảo:

- ChúcÐại vương được thọ vô cùng, đem Chánh pháp trị dân,chẳng dùng phi pháp. Những vị dùng pháp cai trị đều sanhlên trời, cõi lành; sau khi chết, tên tuổi bất hủ, ngườiđời sẽ truyền nhau rằng: 'Xưa có quốc vương dùng pháptrị dân chưa từng ép uổng'. Nhân dân trong nước đều cangợi công đức của vua; nhớ mãi chẳng quên. Thân vua ởtrên trời tăng thêm sáu việc công đức. Thế nào là sáu?Thiên thọ; thiên sắc; thiên lạc; thiên thần túc; thiên hao;thiên quang. Thế nên, Ðại vương, hãy dùng pháp trị chớdùng phi pháp... Ngày nay chính Ta có công đức nầy nên đượcngười cung kính lễ bái.

Vuabạch Phật:

- Côngđức Như Lai đáng nhận người lễ bái.

ThếTôn bảo:

- Vìsao nay vua nói rằng Như Lai đáng nhận người lễ bái?

Vuabạch Phật:

- NhưLai có sáu công đức, đáng được người lễ bái. Thế nàolà sáu? Chính pháp Như Lai rất hòa nhã, được người trítu hành. Ðó là công đức đầu tiên của Như Lai.

Lạinữa, Thánh chúng của Như Lai rất hòa thuận, pháp pháp đềuthành tựu, giới thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoátthành tựu, giải thoát tri kiến thành tựu. Thánh chúng làbốn đôi, tám bậc. Ðây là Thánh chúng của Như Lai, đángkính, đáng quý, là đại phước điền của thế gian. Ðólà công đức thứ hai của Như Lai.

Lạinữa, bốn bộ chúng của Như Lai đều học tập thực hànhcác pháp nên thi hành, không xúc nhiễu Như Lai nữa. Ðó làcông đức thứ ba của Như Lai.

Lạinữa, Thế Tôn! Con thấy dòng Sát Lợi, Bà-la-môn, Cư sĩ, Sa-môncao tài cái thế đều đến tụ tập luận nghị: 'Chúng tahãy đem luận này đến hỏi Như Lai. Nếu Sa-môn Cù-đàm khôngđáp luận này tức là ông ta có khuyết điểm. Nếu trả lờiđược chúng ta sẽ khen hay'. Bấy giờ, bốn dòng họ đềuđến chỗ Thế Tôn để hỏi luận, cũng có người làm thinh.Thế Tôn thuyết pháp cho họ. Nghe pháp xong, không ai hỏi gìnữa, huống là muốn luận. Họ đều thờ Như Lai làm thầy.Ðó là công đức thứ tư.

Lạinữa, những người có sáu mươi hai kiến chấp dối gạt thếgian, chẳng hiểu Chánh pháp; do đó đến chỗ ngu si. NhưngThế Tôn có thể trừ các nghiệp tà kiến nầy, khiến họtu chánh kiến. Ðó là công đức thứ năm của Như Lai.

Lạinữa, chúng sanh thân, miệng, ý hành ác, nếu khi mạng chungnhớ công đức của Như Lai liền lìa ba đường ác, đượcsanh lên trời, cho dù người cực ác cũng được sinh Thiên.Ðó là công đức thứ sáu của Như Lai. Chúng sanh nào thấyNhư Lai cũng đều khởi tâm cung kính, cúng dường.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Ðại vương có thể ở trước Như Lai làm sưtử rống diễn nói các công đức của Như Lai. Thế nên, Ðạivương, nên thường nghĩ đến Như Lai. Như thế, Ðại vương,nên học điều này.

Bấygiờ, Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho vua Ba-tư-nặc, khiếncho vua hoan hỷ. Ðại vương nghe Phật thuyết xong, từ chỗngồi đứng lên cúi lạy rồi lui đi. Chưa bao lâu, Phật bảocác Tỳ-kheo:

- CácThầy nên trì pháp nầy cúng dường, khéo tụng niệm. Vì saothế? Ðây là lời của vua Ba-tư-nặc. Các Thầy cũng nên giảngrộng nghĩa cho bốn bộ chúng. Như thế, các Tỳ-kheo, nên họcđiều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

11.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở thành La-duyệt, trong vườn trúc Ca-lan-đà,cùng chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ, vua A-xà-thế bảo quần thần:

- CácNgươi mai sửa soạn xe vũ bảo, ta muốn đến gặp Thế Tôn.

Quầnthần vâng lệnh vua, sửa soạn xe vũ bảo, rồi đến trướcvua tâu:

- Xagiá đã xong, vua nên biết thời.

Vuangồi xe vũ bảo, đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy và ngồi mộtbên. Khi ấy, vua A-xà-thế bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn nhận lời thỉnh của con mà ở thành La-duyệtnhập hạ chín mươi ngày.

ThếTôn làm thinh nhận lời. Vua thấy Thế Tôn im lặng nhận lờithỉnh, liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy và lui đi.Rồi vua A-xà-thế tùy thời cúng dường y phục, thức ăn uống,giường nằm, thuốc men.

Khiấy, tại thành Tỳ-xá-ly, quỷ thần hưng thịnh; nhân dânchết chóc vô kể, trong một ngày cả trăm người chết. Quỷthần, La-sát, đầy dẫy ở đó. Người mặt mũi vàng khè,trải qua ba, bốn ngày rồi chết. Nhân dân Tỳ-xá-ly kinh hoàng,tụ tập một nơi bàn luận:

- Ðạithành này rất thịnh đạt, dân chúng giàu có, vui sướng vôhạn, như trụ xứ của Trời Ðế-thích thế mà ngày nay bịquỷ thần hại, rồi sẽ chết hết, hoang sơ ví như núi rừng,ai có thần đức để trừ tai nạn này?

Mọingười bảo nhau:

- Chúngta nghe nói Sa-môn Cù-đàm hễ đi đến đâu thì những quỷtà ác không thể đến gần quấy nhiễu. Nếu Như Lai đếnđây thì quỷ thần này sẽ chạy tan. Nhưng hôm nay Thế Tônở trong thành La-duyệt, được A-xà-thế cúng dường, sợrằng Ngài không đến đây du hóa.

Cóngười lại nói:

- NhưLai có lòng từ bi rộng lớn, thương nhớ chúng sanh, xem khắptất cả, người chưa độ sẽ khiến được độ, không bỏtất cả chúng sanh, như mẹ yêu con. Nếu có người thỉnhthì Như Lai đến ngay. Vua A-xà-thế chẳng giữ được đâu!Ai chịu đến nước vua A-xà-thế bạch với Thế Tôn rằng:'Trong thành chúng con gặp việc nguy khốn, cúi mong Thế Tôntừ mẫn chiếu cố?'.

Khiấy, có đại trưởng giả Tối Ðại ở trong chúng ấy. Mọingười mới bảo Trưởng giả:

- Chúngtôi nghe Sa-môn Cù-đàm đi đến đâu, các quỷ tà ác khôngthể hại được. Nếu Như Lai đến đây thì tai nạn nầycó thể trừ được. Ông hãy đến chỗ Thế Tôn bạch vớiNgài đầy đủ ý nầy, để thành quách còn tồn tại mãi.

Trưởnggiả lặng thinh theo lời mời mọi người; từ chỗ ngồi đứnglên đi về nhà, sửa soạn hành trang lên đường. Trưởnggiả dẫn người làm đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy, rồi ngồimột bên. Khi ấy, Trưởng giả bạch Thế Tôn:

- Nhândân trong thành Tỳ-xá-ly gặp tai nạn, người chết rất nhiều,trong một ngày, xe chở xác chết có đến cả trăm. Cúi xinThế Tôn thương xót tiếp độ, để những người còn lạiđược an ổn vô sự. Chúng con lại nghe, Thế Tôn đi đếnđâu. Thiên long quỷ thần không dám bén mảng quấy nhiễu.Mong Ngài rũ lòng chiếu cố đến thành kia, độ cho dân chúngan ổn vô sự.

ThếTôn bảo:

- NayTa đã nhận lời thỉnh của vua A-xà-thế ở thành La-duyệt.Chư Phật Thế Tôn chẳng nói hai lời. Nếu vua A-xà-thế bằnglòng thì Như Lai sẽ đến.

Trưởnggiả Tối Ðại bạch Phật:

- Việcnày rất khó, vua A-xà-thế chắc chắn không để Như Lai đếnnước kia. Vì sao thế? Vua A-xà-thế chẳng có mảy may thânthiện với nước con, ông luôn luôn tìm phương tiện muốnhại dân nước con. Nếu vua A-xà-thế trông thấy con là giếtngay, huống là cho bày tỏ việc này. Nếu vua ấy nghe đượcnhân dân nước kia bị quỷ thần hại, thì vui mừng khônglường.

ThếTôn bảo:

- Chớsợ hãi! Nay Ông hãy đến tâu vua việc này: 'Như Lai thọ kýcho vua hoàn toàn không hư vọng, không hai lời. Phụ vươngngài vô tội mà bị giết. Ðáng lẽ ngài phải sanh vào địangục A-tỳ suốt một kiếp. Nhưng ngày nay, ngài đã lìa bỏtội này, sửa đổi tội lỗi, có tín căn thành tựu đốivới pháp Như Lai. Do đức bổn này, diệt được tội kia,không còn sót mảy may. Ðời này ngài mạng chung, sẽ sanh vàođịa ngục Phách Cừu. Ở đó mạng chung sẽ sanh lên trờiTứ Thiên vương, rồi sanh lên trời Diệm Thiên. Ở đó mạngchung, ngài sanh lên trời Ðâu-suất, trời Hóa-tự-tại, trờiTha hóa tự tại, rồi trở lại đến trời Tứ Thiên vương.Ðại vương nên biết! Trong hai mươi kiếp ngài không đọađường ác, hằng sanh trong loài người, thân cuối cùng dolòng tin kiên cố, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất giahọc đạo tên là Phật Bích-chi Trừ Ác'. Vua kia nghe xong sẽmừng rỡ không kềm được, cũng sẽ bảo Ông rằng: 'TùyNgươi cầu xin điều gì, ta sẽ không trái ý'.

Trưởnggiả bạch Thế Tôn:

- Naycon sẽ nương oai thần của Thế Tôn để đến chỗ vua.

Rồi,ông từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy, đi đến chỗ vua.Bấy giờ, vua A-xà-thế cùng các quần thần đang ở trên điệncao bàn luận. Ðại trưởng giả đi đến trước vua. Vua từxa trông thấy, bảo quần thần:

- Nếungười này đến đây, các Ngươi muốn bắt làm gì?

Cóngười nói:

- Chúngta sẽ bắt đem xẻo năm chỗ.

Cóngười nói:

- Sẽbêuđầu.

VuaA-xà-thế nói:

- CácNgươi cứ giục bắt giết đi, chẳng cần gặp ta.

Trưởnggiả nghe xong kinh sợ, vội lớn tiếng nói:

- Tôilà sứ giả của Phật.

Vuanghe tiếng Phật liền xuống tòa, quỳ gối phải, hướng vềchỗ Phật, hỏi trưởng giả ấy rằng:

- NhưLai dạy dỗ điều gì?

Trưởnggiả đáp:

- ThếTôn thọ ký trước cho Thánh vương, không có hư vọng, lờidạy không có hai lời. Như Lai nói: 'Vua giết hại vua cha, dotội này đáng vào địa ngục A-tỳ suốt một kiếp. Sau, vualại biết hối lỗi với Như Lai nên sẽ sanh trong địa ngụcPhách Cừu. Ở đó, khi vua chết, sẽ sanh lên trời Tứ Thiênvương, lần lượt sanh lên trời Tha hóa tự tại, rồi lạitrở về trời Tứ Thiên vương. Trong hai mươi kiếp vua khôngrơi ba đường ác, hằng sanh trong loài người. Thân cuối cùngdo lòng tin kiên cố, vua xuất gia học đạo, tên là Phật Bích-chiTrừ Ác, xuất hiện ở đời.

Vuanghe xong mừng rỡ, liền bảo đại trưởng giả:

- NayÔng muốn xin điều gì, ta sẽ cho.

Trưởnggiả tâu:

- Xinvua chớ trái lời cầu xin.

VuaA-xà-thế bảo:

- NayÔng nếu nói cần gì, ta cũng chẳng trái ý.

Trưởnggiả tâu vua:

- Nhândân thành Tỳ-xá-ly gặp tai nạn, bị quỷ thần làm hại vôkể. La-sát quỷ thần rất hung bạo. Cúi mong Ðại vương đểThế Tôn đến nước đó cho quỷ thần chạy tan. Vì sao thế?Chúng tôi từng nghe, Như Lai đến đâu thì Trời, Rồng, Quỷthần, chẳng được tiện lợi. Cúi mong Ðại vương chấpthuận để Thế Tôn đến nước kia.

Vuanghe xong thở dài nói:

- Ðiềuyêu cầu này rất lớn, chẳng phải tầm thường. Nếu Ôngxin ta thành quách, làng xóm, của cải quốc gia hay vợ con thìta chẳng tiếc. Ta không ngờ Ông xin đến Thế Tôn, nhưng trướcta đã hứa, thì thôi! Ðành theo ý Ông!

Trưởnggiả hết sức vui mừng liền đứng lên cáo từ lui đi. Ôngđến chỗ Thế Tôn thưa:

- VuaA-xà-thế đã chấp thuận để Thế Tôn đến nước kia.

ThếTôn bảo:

- Ngườivề trước đi. Như Lai sẽ tự biết đúng lúc.

Trưởnggiả cúi lạy, nhiễu Phật ba vòng rồi lui đi.

Sángsớm, Thế Tôn đem các chúng Tỳ-kheo vây quanh trước sau rakhỏi vườn trúc Ca-lan-đà, đến thành Tỳ-xá-ly. Vua A-xà-thếđang ở trên lầu cao với một người cầm lọng, trông thấyThế Tôn đi về phía nước kia liền than thở bảo tả hữu:

- Chúngta bị Trưởng giả kia lừa rồi. Nay ta sống làm gì mà đểThế Tôn ra khỏi nước.

VuaA-xà-thế đem năm trăm lọng tiễn đưa Thế Tôn, sợ bụibặm lấm thân Ngài. Người trong thành La-duyệt cũng đem nămtrăm lọng báu theo sau Thế Tôn. Thích-đề-hoàn-nhân biếtý Thế Tôn cũng đem năm trăm lọng báu ở trên hư không sợbụi đất lấm thân Như Lai. Các thần sông cũng cầm năm trămlọng báu ở trên hư không. Nhân dân Tỳ-xá-ly nghe tin hômnay Thế Tôn sẽ vào thành, lại đem năm trăm lọng báu đếnrước. Bấy giờ, có hai ngàn năm trăm lọng báu treo ở hưkhông.

KhiThế Tôn trông thấy các lọng báu này, Ngài bèn mỉm cười,miệng phóng hào quang năm màu: xanh, vàng, trắng, đen, đỏ.Thị giả A-nan thấy ánh sáng này liền suy nghĩ: 'Ðây là cớgì? Thế Tôn cười ắt có lý do, không phải việc thường'.

Tôngiả A-nan liền quỳ xuống chấp tay bạch Thế Tôn:

- NhưLai không có cười suông, cười ắt phải có duyên cớ.

ThếTôn bảo:

- NayThầy có thấy hai ngàn năm trăm lọng báu cúng dường NhưLai chăng?

Tôngiả A-nan bạch:

- Dạthấy, thưa Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- NếuNhư Lai không xuất gia học đạo thì trong hai ngàn năm trămkiếp sẽ làm Chuyển luân Thánh vương cai trị nhân dân. VìNhư Lai xuất gia học đạo nên không nhận lọng báu này. A-nannên biết! Quá khứ lâu xa có vua tên Thiện Hóa Trị, ở nướcMật-hy-la, dùng pháp cai trị, có cách thức tiếp nạp, thốnglãnh cõi Diêm-phù-đề, mọi người đều tùng phục.

Bấygiờ, vua có tám vạn bốn ngàn phu nhân, thể nữ đều thuộcdòng Sát-lợi. Ðệ nhất phu nhân tên Nhật Quang, cũng khôngcó con nối dõi. Vua liền nghĩ: 'Nay ta thống trị cõi Diêm-phù,mà không có con'. Vua liền cầu khẩn thần núi, thần cây,thần minh trong trời đất mong được một đứa con. Chưa đượcmấy ngày, phu nhân hoài thai. Phu nhân Nhật Quang báo cho vuahay:

- 'Ðạivương nên biết! Nay tôi biết được mình mang thai, hãy nêngìn giữ cho'.

Quatám chín tháng, phu nhân sanh một thái tử, nhan sắc đoan chánhnhư màu hoa đào. Phu nhân trông thấy hết sức vui mừng đếnbáo cho vua. Vua cũng mừng rỡ không kềm được. Cả tám vạnbốn ngàn phu nhân thấy sanh thái tử cũng đều vui mừng. Quốcvương cho mời quần thần, quốc sư, đạo sĩ đến xem tướngcho thái tử, lại đặt tên tự để đời xưng hô. Các thầytướng tâu vua:

- 'Naysanh thái tử rất đoan chánh khác đời, ai trông thấy cũngyêu mến. Bây giờ, đặt tên là Ái Niệm'.

Ðặttên tự xong, mọi người ra về.

Quốcvương thương yêu thái tử chưa hề rời mắt. Ngài xây giảngđường ba mùa cho thái tử, cùng đông đảo thể nữ đểthái tử vui chơi. Bấy giờ, thái tử liền nghĩ:

- 'Thểnữ ở đây có thường còn không lìa thế gian, cũng khôngbiến đổi chăng? Nay ta xem tất cả bọn họ đều vô thườnghết, chả ai còn mãi ở đời, tức là huyễn ngụy, khôngchân thật mà khiến nhân dân đắm nhiễm yêu thích, khôngai biết xa lìa. Nay ta dùng họ làm gì? Nên bỏ mà học đạo'.

Ngayngày đó, thái tử Ái Niệm cạo bỏ râu tóc, mặc ba phápy, xuất gia học đạo. Ngay đêm ấy, thái tử dứt hết mọitrói buộc, suy nghĩ pháp có tập đều là pháp hoại diệt.Rồi Thái tử thành Phật Bích-chi. Thành Phật rồi, Ngài liềnnói kệ:

'Dụclà pháp vô thường,
Biếnđổi không chắc thật,
Biếtđây là hoạn lớn,
Khôngchung, đi một mình'.

PhậtBích-chi nói kệ xong, bay lên hư không, vòng quanh thành Mật-hy-laba vòng. Bấy giờ, Quốc vương đang ở trên điện cao cùngvui chơi với các cung nhân, thấy Phật Bích-chi nhiễu thànhba vòng, hết sức vui mừng bảo:

- 'Naythái tử của ta bay trên không trung như chim bay'.

Vuakhông biết thái tử thành Phật Bích-chi, nên bảo:

- 'Conhạ xuống điện này cùng ta vui chơi'.

Bấygiờ, A-nan! Phật Bích-chi hạ xuống điện, muốn độ cha mẹ.

Vuabảo:

- 'Hômnay vì sao thái tử mặc y thể nữ, lại cạo râu tóc khácngười?'.

PhậtBích-chi đáp:

- 'Naycon mặc rất thanh nhã, chẳng phải theo thói người thường'.

Vuabảo:

- 'Vìsao không vào cung?'.

PhậtBích-chi nói:

- 'Từnay về sau, con không tập dục nữa, cũng không ưa ngũ dục'.

Vuanói:

- 'Nếukhông ưa ngũ dục thì đến ở sau vườn của ta'.

Quốcvương đích thân đến vườn, tạo dựng nhà cửa. Phật Bích-chivì muốn độ cha mẹ nên đến ở nhà trong vườn. Ngài nhậnsự cúng dường của vua một thời gian rồi nhập Vô dư Niết-bàn.Vua đem Xá-lợi trà tì, rồi lập thần tự lớn ở đó. Ngàykhác, vua lại đến vườn xem xét, thấy thần tự ấy hư hỏngđiêu tàn, liền nghĩ: 'Ðây là thần tự của con trai ta, naybị hư hoại'. Vua bèn lấy lọng của mình che lên thần tự.Ðó là vì lòng yêu thương chưa hết.

Thếnên, A-nan! Chớ cho như thế! Vua Thiện Hóa bấy giờ chínhlà Ta. Ta vì con mà lấy lọng che trên thần tự. Do công đứcnày lưu chuyển trong trời người, mấy trăm ngàn lần làmChuyển luân Thánh vương, hoặc làm Ðế-thích, Phạm thiên.Lúc ấy, Ta không biết con Ta là Phật Bích-chi. Nếu Ta biếtlà Phật Bích-chi thì công đức không thể đo lường. NếuNhư Lai không thành đạo Vô Thượng Chánh Chân, thì lại thêmhai ngàn năm trăm lần làm Chuyển luân Thánh vương cai trịthiên hạ. Vì Ta thành đạo, nên nay có hai ngàn năm trăm lọngtự nhiên ứng hiện.

Vìthế, A-nan! Do nhân duyên này Như Lai cười. Thừa sự chư Phật,công đức không thể kể xiết. Thế nên, A-nan! Hãy tìm phươngtiện cúng dường chư Phật, Thế Tôn. Như thế, A-nan! Hãyhọc điều này.

RồiThế Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo vào thành Tỳ-xá-ly, Ngài đứnggiữa cửa thành nói kệ:

Nayđã thành Như Lai,
Thếgian cao trọng nhất,
Ðemlời chí thành này,
Tỳ-xá-lykhông khác.
Lạiđem Pháp chí thành,
Ðượcđạt đến Niết-bàn,
Ðemlời chí thành này,
Tỳ-xá-lykhông khác.
Lạiđem Tăng chí thành,
ChúngHiền thánh đệ nhất,
Ðemlời chí thành này,
Tỳ-xá-lykhông khác.
Haichân được an ổn,
Bốnchân cũng như thế,
Ðiđường cũng tốt lành,
Ðếnnơi cũng lại thế.
Ngàyđêm được an ổn,
Khôngcó bị xúc nhiễu,
Ðemlời chí thành này,
KhiếnTỳ-xá không khác.

NhưLai nói xong, La-sát quỷ thần đều bỏ chạy không yên chỗ,không vào thành Tỳ-xá-ly nữa, những người bệnh tật đềuđược trừ lành.

Bấygiờ Thế Tôn đi dạo bên hồ Di Hầu, nhân dân trong nướcthừa sự cúng dường y phục, thức ăn, giường nằm, thuốcmen, tùy sức mà cúng dường Phật và Tỳ-kheo Tăng. Họ cũngthọ bát quan trai không lỡ thời tiết.

Lúcấy, trong thành Tỳ-xá-ly có lục sư ngoại đạo du hóa ởđó. Lục sư là Bất-lan Ca-diếp, A-di-chuyên, Cù-da-lâu, Bỉ-hưu-ca-chiên,Tiên-tỷ-lô-trì, Ni-kiền Tử. Các lục sư nhóm lại một chỗ,nói:

- Sa-mônCù-đàm ở thành Tỳ-xá-ly được nhân dân cúng dường, cònchúng ta chẳng được cúng dường, chúng ta hãy đến luậnnghị với ông ta, xem ai thắng ai thua.

Bất-lanCa-diếp nói:

- Cócác Sa-môn, Bà-la-môn không nhận lời ông ta mà đến cậtvấn. Ðây chẳng phải là pháp của Bà-la-môn, Sa-môn. Chúngta chưa nhận lời của Sa-môn Cù-đàm mà đến vấn nạn thìđâu được luận nghị với ông ta.

A-di-chuyênnói:

- Khôngthí, không nhận, cũng không người cho, cũng không đời này,đời sau. Chúng sanh cũng không có quả báo thiện ác.

Cù-da-lâunói:

- Ởbên này sông Hằng giết hại người vô số, thịt chất thànhnúi; ở bên trái sông Hằng tạo các công đức. Do đó, đềukhông có quả báo thiện ác.

Bỉ-hư-ca-chiênnói:

- Dùcho ở bên trái sông Hằng bố thí, trì giới, tùy thời cungcấp không cho thiếu thốn, cũng chẳng có phước báo.

Tiên-tỷ-lô-trìnói:

- Khôngcó nói năng, cũng không có quả báo của ngôn ngữ. Chỉ cóim lặng là sung sướng.

Ni-kiềnTử nói:

- Cóngôn ngữ, cũng có quả báo của ngôn ngữ, Sa-môn Cù-đàmcũng là người, chúng ta cũng là người, Sa-môn Cù-đàm biếtgì, chúng ta cũng biết, Sa-môn Cù-đàm có thần túc, chúngta cũng có thần túc, nếu Sa-môn kia hiện một thần túc, chúngta sẽ hiện hai thần túc, Ông ta hiện hai thần túc, ta sẽhiện bốn thành túc, Ông ta hiện bốn thần túc, ta sẽ hiệntám thần túc, Ông ta hiện tám, ta hiện mười sáu, Ông tahiện mười sáu, ta hiện ba mươi hai, hằng khiến tăng thêmnhiều, hoàn toàn không chịu thua ông ta, đủ sức cùng ôngta thi thố. Nếu ông ta không chịu luận với chúng ta, đólà lỗi của ông ta, nhân dân nghe được sẽ không cúng dườngông ta nữa, chúng ta sẽ được cúng dường.

Bấygiờ, có Tỳ-kheo-ni nghe được các lục sư tụ họp một chỗbàn luận: 'Sa-môn Cù-đàm nếu không chịu nghị luận cùngngười, chúng ta đủ thắng được'. Tỳ-kheo-ni Du-lô liềnbay lên hư không hướng về lục sư nói kệ:

Thầyta không ai bằng,
Tốitôn không người hơn,
Talà đệ tử Ngài,
Tênlà Du-lô Ni.
Ngươinếu có cảnh giới,
Hãycùng ta nghị luận,
Tasẽ đáp từng việc,
Nhưsư tử chụp nai.
Lại,ngoài thầy ta ra,
Vốnkhông có Như Lai,
Nayta Tỳ-kheo-ni,
Ðủhàng phục ngoại đạo.

Tỳ-kheo-ninói xong, ngoại đạo chẳng thể ngước nhìn thấy mặt, huốnglà luận nghị.

Bấygiờ, nhân dân thành Tỳ-xá-ly từ xa trông thấy Tỳ-kheo-niở trên hư không luận nghị với lục sư mà lục sư khôngđáp được. Ai nấy đều hoan hỷ reo mừng vô lượng:

- Hômnay lục sư bị khuất phục rồi.

Nhómlục sư buồn bã ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, không vào thành nữa.Khi ấy, rất đông Tỳ-kheo nghe Tỳ-kheo-ni Du-lô tranh luậnthắng lục sư, liền đến chỗ Thế Tôn cúi lạy, rồi bạchđầy đủ nhân duyên này với Thế Tôn. Thế Tôn bảo cácTỳ-kheo:

- Tỳ-kheo-niDu-lô có đại thần túc, có đại oai thần, trí huệ, đa văn.Ta vẫn thường nghĩ: 'Không có ai tranh luận với lục sư nổi,chỉ có Như Lai và Tỳ-kheo-ni này'.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy có thấy Tỳ-kheo-ni nào khác có thể hàng phục ngoạiđạo như Tỳ-kheo-ni này không?

CácTỳ-kheo đáp:

- Thưakhông, bạch Thế Tôn!

ThếTôn bảo:

- Nàycác Tỳ-kheo! Trong hàng Thanh văn của Ta, Tỳ-kheo-ni hàng phụcngoại đạo đệ nhất là Tỳ-kheo-ni Du-lô.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

12.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cósáu xúc thọ nhập. Thế nào là sáu? Nghĩa là nhãn, nhĩ, tỷ,thiệt, thân, ý nhập. Ðó là sáu nhập.

Ngườiphàm phu nếu mắt thấy sắc, liền khởi tâm dính mắc, khôngthể xa lìa. Họ vì thấy sắc, dính mắc cùng cực nên lưuchuyển trong sanh tử, không có lúc giải thoát. Lục tình cũngvậy, họ khởi ý dính mắc, không thể xa lìa, do đó lưu chuyểnkhông có lúc giải thoát.

Nếulà đệ tử Hiền Thánh của Thế Tôn, thì khi mắt thấy sắckhông dính mắc, không có tâm ô trược. Họ có thể phân biệtngay: Mắt này là pháp vô thường, là pháp khổ, không, chẳngphải thân ta. Lục tình cũng vậy, không khởi tâm nhiễm ô,phân biệt được lục tình này là pháp vô thường, khổ,không, vô ngã. Ngay khi tư duy điều này, họ liền đắc Tư-đà-hàmquả. Ở trong hiện pháp họ đắc A-na-hàm hoặc A-la-hán. Vínhư, có người đói quá, muốn chà vỏ lúa, quạt cho sạchrồi nấu ăn để hết đói khát. Bậc đệ tử Hiền thánhcũng vậy, đối lục tình nầy nên tư duy là ô uế bất tịnh,thì liền thành đạo quả, vào Vô dư Niết-bàn. Thế nên,Tỳ-kheo! Hãy tìm phương tiện diệt lục tình này.Như thế,các Tỳ-kheo! nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]