Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại sao Đức Phật chọn tái sanh vào xứ Ấn Độ?

08/05/202406:12(Xem: 2417)
Tại sao Đức Phật chọn tái sanh vào xứ Ấn Độ?


phat dan sanh
Tại sao Đức Phật
chọn tái sanh vào xứ Ấn Độ?

 Lê Huy Trứ

 


Tôi xin mạo muội giải thích công án này, trong kiếp nhân sinh cuối cùng lịch sử của Đức Thế Tôn: Như Lai đã có chủ định rất minh bạch, và với mục đích chính yếu, chọn ngay xứ Ấn Độ để tái sinh, đầu thai trong hoàng tộc.

 

Nên lưu ý, kiếp cuối cùng của Đức Thế Tôn là hiện thân của Đức Phật lịch sử.   Tuy nhiên, Ngài đã đắc đạo trong nhiều kiếp trước.  Chính từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, Ngài đã từng giảng pháp cho chúng sinh ngay cả chư thiên, trong những tiền kiếp, có thể còn trong hiện tại, và ngay cả tương lai, ở những khoảng không thời gian nào đó, mà tôi sẽ chứng minh trong một chủ đề pháp luận khác trong tương lai rất gần, dựa vào cả hai kinh điển của Đại Thừa và Nguyên Thủy.

 

Hành trình giác ngộ của hành giả có thể từ vài trăm năm cho đến vài ngàn năm tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh (kể cả người, chư thiên [phạm thiênmini gods], thượng đế [vua của chư thiên, God], …).  Một kiếp bách tuế của nhân sinh chỉ là một chuổi tràng hạt trong vòng tu tập của hành giả.  100 năm trong cõi trần ai chỉ là một niệm trên cõi của chư thiên.  Một kiếp của chư thiên chỉ như một phần ngàn của sátna trong vũ trụ.   Vài tỷ năm tuổi của trái đất (nhỏ hơn hạt lân hư trần trong vũ trụ) không nghĩa lý gì với 14 tỷ năm của vũ trụ, đáng kể gì triệu kiếp của vi khuẩn chúng sinh…muốn tu thành tiên, thành phật.

 

Những điều này đã được khoa học giải thích về thời gian khác nhau trên những vệ tinh có độ quay nhanh chậm khác nhau, chung quanh định tinh.

 

Tự cổ chí kim, Ấn Độ có một xã hội rất phức tạp, kỳ thị giai cấp, kỳ thị tôn giáo với hơn 250 thổ âm trong những quốc gia nhỏ, rất nhiều bất công, và thống khổ trong nhân gian.  Và như thế, Như Lai đã đến, như là một bậc tối thượng Dược Y Vương, để dạy chúng sinh về nguyên nhân của sự Khổ và phương cách để Diệt Khổ. 

 

Như Lai không tái sinh, lần cuối cùng này thôi, ở Tàu, Âu Châu (lúc đó, còn ăn lông ở lỗ,) Phi Châu, Úc Châu, Bắc Nam Cực, hay đầu thai làm Indian ở Châu Mỹ, Tây Tạng, hay ở Việt Nam, những nơi đó đang còn man di, mà Ngài lại đi chọn cái xứ Ấn Độ để tái sinh, tại vì Như Lai, chắc chắn, cũng đã có chủ ý riêng – không có chỗ nào khổ hơn xứ Ấn, ngay cả bây giờ vẫn khốn nạn, không khá gì hơn?

 

Như Lai có nhiều nghĩa, trong Anh Ngữ dịch hai nghĩa trái ngược đó là “one who has thus come ” (Tathā-gata) hoặc “one who has thus gone” (Tathā-āgata), tức là người đã đến như vậy, và người đã đi như vậy.  Theo tôi Như Lai còn là ‘không đến, không đi.’

 

Chư tăng ni của Phật Giáo Bắc Truyền ít có khi giảng về lý tương đồng của danh từ Như Lai, tương tự như quan niệm của Phật Giáo Nam Truyền, qua lời trình bày sau đây của Ngài Long Thọ trong tác phẩm Trung Quán Luận, phẩm Niết Bàn.  

 

Ở trong phẩm Niết Bàn, Ngài Long Thọ dùng phương pháp luận, tứ cú bách phi, nói rằng,

Sở dĩ gọi là “Như Lai” bởi vì không thể nói Như Lai tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Không thể nói Như Lai không tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Không thể nói vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Và cũng không thể nói là không tồn tại và cũng không tồn tại sau khi Niết-bàn”.

 

Cho nên, Như Lai không đến, không đi (vô khứ, vô lai.)

 

Vô khứ vô lai có nghĩa là, “Không đi không đến, chỉ pháp thân của Đức Như Lai vắng lặng thường trụ.”

 

“Theo Kinh Kim Cang thì Như Lai là không từ đâu tới và không đi đâu; theo Khởi Tín Luận thì Như Lai không sinh không diệt, bốn tướng không làm nó di động, không đi không đến, ba đời không làm nó thay đổi —Neither going nor coming—Eternal like the dharmakaya.”10

 

Nên biết, Đức Thế Tôn không cố tâm sáng lập Phật Giáo để được tín đồ quỳ lạy, tụng kinh, và thờ cúng mình mà Ngài chỉ muốn truyền phương pháp diệt khổ cho chúng sinh.   Điều không ngờ là Phật Giáo bành trướng nhanh chóng, với nhiều tín đồ và tu sĩ nam lẫn nữ, nên Ngài phải tổ chức tăng đoàn với những điều luật cần thiết để duy trì trật tự.  Từ đó “đạo” Phật (con đường giác ngộ) trở thành Pht Giáo, tôn giáo bất đắc dĩ, với những nghi thức cúng bái, tụng kinh, cầu xin, và lễ lược phức tạp như chúng ta được chứng kiến hiện nay. 

 

Tôn Giáo Giác Ngộ này, do nhân duyên sinh ra, manh nha, và trưởng thành với những hoàn cảnh rất khó khăn trong một xã hội rất cổ thủ, đầy phong kiến, phân chia giai cấp, và kỳ thị tôn giáo ở Ấn Độ kể cả Pakistan hiện đại, tự cổ chí kim.  Hậu quả, “Tân tôn giáo cải cách, cách mạng phôi thai” này đã bị Hindu và Hồi Giáo truy diệt, tàn sát tới cùng một cách rất dã man sau khi Đức Phật nhập diệt.

 

Phật Giáo ở Ấn, nhất là ở Paksitan, bây giờ cũng không thể bành trướng được như những quốc gia khác trên thế giới, đã được tôi giải thích qua những phân tích kể trên.  Nhưng yếu tố chánh làm cho Phật Giáo hầu như bị tiêu diệt ở Ấn, nguyên nhân bởi vì nhân tâm, nhân tình, nhân tánh, ... từ những tập tục truyền kiếp, và với những hủ tục cuồng tín nên không thể ‘giáo’ hóa hay thay đổi họ được.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2018(Xem: 10301)
Lễ Phật Đản 2642 tại chùa Bắc Linh Nam Úc, ngày Chủ Nhật 3-6-2018
01/06/2018(Xem: 29847)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
31/05/2018(Xem: 7353)
Kính Mừng Phật Đản Sanh Sơ sanh bảy đóa sen nâng Phật từ Đâu Suất giáng trần độ sinh Mười phương trời đất chuyển mình Cùng hoà âm nhạc đón trình Như Lai Lâm Tỳ Ni rạng ánh mai Chim muôn ca hát muôn loài vui tươi
31/05/2018(Xem: 10255)
Lễ Phật Đản 2642 tại Thiền Viện Chân Giác, California (hình ảnh ngày 26-5-2018)
31/05/2018(Xem: 7394)
39. Chùa Giác Nhiên Hòa Thượng Thích Trường Sanh Phó Hội Chủ / Tổng Vụ Trưởng Văn Hóa Giáo Dục 70A Avenue Rd, Otahuhu AUCKLAND, NEW ZEALAND Tel 64.9.2761747 ; 64.9.2761745 Email: [email protected]
31/05/2018(Xem: 9679)
Lễ Phật Đản 2642 tại Thiền Viện Đại Đăng, California
29/05/2018(Xem: 9211)
Lễ Phật Đản 2642 tại TV Minh Quang, Sydney Thứ Ba, Rằm Tháng Tư Âm lịch Mậu Tuất (29-5-2018) *** Tổ Đình Minh Đăng Quang Viện Chủ: Hòa Thượng Thích Minh Hiếu Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Trụ Trì: Thượng Tọa Thích Minh Hội 28-32 Chadderton St CANLEY VALE NSW 2166 Tel 02.97238700 Email: [email protected] Email: [email protected] Website: thienvienminhquang.com
29/05/2018(Xem: 3577)
THẤY PHẬT TRONG GƯƠNG Ta nhìn thấy Phật thảnh thơi Cờ giăng Đèn thắp khắp nơi vui mừng Ta nhìn Thấy Phật trên đường Phật hè phố Phật trong gương soi nhìn
29/05/2018(Xem: 8885)
Lễ Phật Đản 2642 tại Chùa Pháp Vân, Toronto, Canada
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]