Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông điệp của Bộ Đối thoại Liên tôn gửi Phật tử nhân dịp Đại lễ Vesak 2023

21/05/202317:42(Xem: 1886)
Thông điệp của Bộ Đối thoại Liên tôn gửi Phật tử nhân dịp Đại lễ Vesak 2023

Thông điệp của Bộ Đối thoại Liên tôn
gửi Phật tử nhân dịp Đại lễ Vesak 2023

(Message of the Dicastery for Interreligious Dialogue
to Buddhists on the occasion of the Feast of Vesak 2023)



21.04.2023

Nhân dịp Đại lễ Vesak, kỷ niệm những sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật, Bộ Đối thoại Liên tôn thuộc Tòa thánh Vatican chân thành gửi một thông điệp chào mừng đến các Phật giáo đồ trên toàn thế giới, với tựa đề: “Phật tử và Cơ đốc nhân: Chữa lành vết thương cho nhân loại và hành tinh thông qua Karuna (từ bi tâm) và Agape (lòng bác ái).” (Buddhists and Christians: Healing wounded humanity and the earth through Karuna and Agape)

Sau đây là nội dung của Thông điệp được ký bởi Bộ trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn, Đức Hồng Y Ángel Ayuso Guixot, M.C.C.J., và Thư ký của cùng Bộ Linh mục Indunil Janakaratne Kodithuwakku Kankanamalage:

Phật tử và Kitô hữu

Chữa lành Nhân loại và Hành tinh bị tổn thương thông qua Karuna (từ bi tâm) và Agape (lòng bác ái).

Quý Phật tử thân mến,

Bộ này, trước đây được gọi là Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, gửi đến quý Phật tử lời chào thân ái nhân dịp Đại lễ Vesak, một thời điểm lễ hội mà quý Phật tử kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Hy vọng lễ hội này một lần nữa truyền cảm hứng cho các Đạo hữu tiếp tục hành trình tìm hiểu sâu sắc về bản chất của khổ đau, những điều kiện gây ra khổ đau và cách vượt qua đau khổ.

Cuộc sống có phần đau khổ và vết thương, những dịp lễ hội có thể tạo khoảng cách cần thiết với thói quen thường nhật của chúng ta để tiếp cận chúng với cái nhìn sâu sắc mới. Ngày nay, sự trao đổi thông tin giữa các cá nhân ngày càng gia tăng trong thế giới toàn cầu hóa, đã khiến chúng ta nhận thức được rằng những vấn đề chúng ta gặp phải không phải là cá biệt; chúng là kết quả của những căng thẳng và tệ nạn đang bám víu toàn thể nhân loại. Có rất nhiều vết thương đang gây ra cho thế giới; nghèo đói, phân biệt đối xử và bạo lực; sự thờ ơ đối với người nghèo, tình trạng nô lệ do các mô hình phát triển không tôn trọng con người và thiên nhiên; sự căm ghét được thúc đẩy bởi tác động chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc; trên hết là thái độ tuyệt vọng với cuộc sống thể hiện qua nhiều kiểu lo lắng và nghiện ngập. Tất cả những thực tế này phơi bày lỗ hổng chung của chúng ta một cách đau đớn.

Nhận thức sâu sắc về tính dễ bị tổn thương chung này đòi hỏi những hình thức liên đới mới được định hình bởi các truyền thống tôn giáo tương ứng của chúng ta, qua đó chúng ta tìm kiếm “câu trả lời cho những thắc mắc chưa được giải đáp về thân phận con người vốn đánh động sâu sắc trái tim con người” (xem Nostra Aetate 1). Bởi vì chúng ta cùng chung một đại gia đình nhân loại, nên tất cả chúng ta đều có quan hệ với nhau như anh chị em, những người cùng sống phụ thuộc lẫn nhau trên hành tinh này. Chúng ta đi trên cùng một con thuyền, “nơi vấn đề của cá nhân một người tức là vấn đề của tất cả mọi người. Một lần nữa, chúng ta nhận ra rằng không ai được tự cứu một mình; chỉ có thể cùng nhau được cứu chung cho tất cả chúng ta” (ĐGH Francis, Fratelli Tutti, 32). Đây là lý do tại sao chúng tôi cho rằng việc nhớ lại tiềm năng của các truyền thống tôn giáo tương ứng của chúng ta là có thể đưa ra các phương dược liệu có khả năng chữa lành vết thương trầm trọng của chúng ta, của gia đình, quốc gia và hành tinh của chúng ta.

Các Đạo hữu Phật tử thân mến, các Đạo hữu chữa trị bệnh khi thể hiện Karruna – từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh, được giáo huấn từ kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật (Sutta Nipata 1.8, Sutta Nipata 2.4) hoặc khi các Đạo hữu hành động vị tha như các vị Bồ tát, người đã từ bỏ quả vị Niết bàn và thị hiện tại thế gian để hành đạo Bồ tát giúp tất cả chúng sinh vơi bớt đi những nỗi khổ niềm đau cho đến khi họ được giải thoát, đạt đến an lạc hanh phúc. Đức Phật mô tả một người hoàn toàn được thông báo bởi karuna: “Cuộc sống của vị ấy một hướng tràn ngập suối nguồn từ bi tâm. Ngoài ra, hướng thứ hai, hướng thứ ba, hướng thứ tư cũng vậy. Như thế trên, dưới, xung quanh, khắp nơi, đồng hóa mình với tất cả, vị ấy sống tràn ngập thế giới của tất cả (chúng sinh) với từ bi tâm, bao la, siêu phàm, không giới hạn, không thù hận, không sân hận” (Abhidhamma Pitakaya Vibhanga b). Những người sống với lòng đồng hành với từ bi tâm đưa ra liều thuốc giải độc cho những cuộc khủng hoảng toàn cầu mà chúng tôi đã đề cập, cống hiến từ bi tâm toàn diện để đối phó với những tệ nạn lan rộng và liên kết với nhau.

Tương tự, đối với những Cơ đốc nhân, không có phương thuốc nào hữu hiệu hơn là thực hành agape (lòng bác ái), di sản vĩ đại mà Đức Chúa Giê-su để lại cho các môn đồ. Đức Chúa Giê-su ban cho các môn đệ món quà tình yêu thiêng liêng – agape – và dạy họ yêu thương nhau (x. Ga 15:13). Ngài đã đưa ra ví dụ về một người đàn ông đã bỏ công chăm sóc một người khách lạ, kẻ thù của dân tộc mình, người đã trở thành nạn nhân của bọn cướp: “Một người Sa-ma-ri đi đường, đến nơi anh ta ở; Người chạnh lòng thương, đến gần, băng bó vết thương, thoa bôi dầu và rượu, rồi đặt anh ta lên lưng con vật của mình, đưa vào quán trọ và chăm sóc cho anh ta” (Lc 10,33-34). Người Samari thể hiện sự gần gũi cụ thể với người đang cần giúp đỡ. Tôi muốn ôn lại lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Franciscus hãy phục vụ người khác với lòng trắc ẩn, yêu thương một cách cụ thể chứ không phải trừu tượng, với một tình yêu “là ân sủng, quảng đại ước muốn đến gần, một tình yêu không ngại hy sinh cho người yêu. Trong mọi sự bác ái, tình yêu, là chia sẻ với người mình yêu. Tình yêu làm cho chúng ta như nhau, nó tạo ra sự bình đẳng, nó phá vỡ những bức tường và xóa bỏ khoảng cách” (Sứ điệp Mùa Chay 2014). Tương tự như thế, sự nhấn mạnh của Đức Phật về việc rèn luyện trái tim đặc biệt có giá trị khi chúng ta cùng nhau tiến lên trong nỗ lực mang lại sự chữa lành: “Hãy phát triển thiền định về từ bi tâm; vì khi các vị phát triển thiền định về từ bi tâm, mọi hành động độc ác sẽ tiêu tan” (Maharahulovada Sutta - MN 62).

Mong tất cả chúng ta cố gắng sống với tình yêu thương và từ bi tâm lớn hơn, cùng nhau kiến tạo một thế giới công bằng hòa bình và đoàn kết hơn. Hy vọng các Đạo hữu “lan tỏa tình yêu thương vô lượng đến toàn thế giới – trên, dưới và khắp tất cả - không chướng ngại, không sân hận, không hận thù” (Karaniya Metta Sutta, Sn. 1.8). Cầu nguyện quý Đạo hữu Phật tử thân mến được hưởng phúc lành dồi dào và niềm vui được cống hiến vào việc chữa lành những vết thương của xã hội và hành tinh, ngôi nhà chung của chúng ta.

Từ Vatican, ngày 16 tháng 4 năm 2023

Hồng y Miguel Angel Ayuso Guixot,

Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn

Linh mục Indunil Janakaratne Kodithuwakku Kankanamalage

Thư ký

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Vatican News




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2021(Xem: 6412)
Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Giác Nhiên, Tân Tây Lan
30/05/2021(Xem: 3729)
Kính dâng Thầy bài thơ khi tâm trạng con như bao nhiêu người khác rất khó bình tĩnh khi bị lockdown vì còn bao điều chưa giải quyết được ! Nhất là khi một kiểng hai quê...Quả thật bây giờ con hết lạc quan như trước rồi và nguyện cầu cho thế giới sớm khắc phục được với nạn dịch nhờ vắc xin cung cấp đủ cho mọi người dân tại các quốc gia nhất là VN quê hương ta ! . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Cứ mỗi lần lockdown chắc ai cũng thiệt hại? Bao công trình dự án ... đình chỉ ngay Cắn răng kham nhẫn khó thể tỏ bày Bao người đồng cảnh ngộ ... gần hai năm trời dịch nạn !
30/05/2021(Xem: 4091)
Tuy được học, có vài nghiệm bản thân về nguyên lý Vô Thường, thế mà gần hai năm nay có những lần phong tỏa bất kỳ như sau mùng một Tết Tân Sửu và sau ngày 12 âm lịch tháng tư của Lễ Hội Vesak tại Melbourne lần này, .....vẫn làm tôi ngỡ ngàng bàng hoàng khi đón nhận ... Vì còn nhiều ngôi chùa thân thương đã chuẩn bị cho Lễ Hội Phật Đản 2645 vào cuối tuần (30/5/2021) cho những ai chưa có dịp tham dự lễ Tắm Phật do nhiều lý do hoàn cảnh nhưng đành phải đình chỉ .
29/05/2021(Xem: 6218)
Ngã kim quán mộc chư Như Lai 我今灌沐諸如來 Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ 淨智莊嚴功德聚 Ngũ trược chúng sanh lịnh ly cấu 五濁眾生令離垢 Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân. 同證如來淨法身。 Tỳ Gia thành lý bất tằng sinh 毘耶城裏不曾生 Sa La thọ gian bất tằng diệt 娑羅樹間不曾滅
29/05/2021(Xem: 3396)
Vào sáng ngày 23 tháng 5 năm 2021 (ngày 12 tháng 4 năm Tân Sửu), chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Haywarad, tiểu bang California đã tổ chức trang nghiêm Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2565. Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Trú trì Tổ đình Giác Hải (Khánh Hòa, Việt Nam), Phó Viện trưởng Tu viện Kim Sơn, thành phố Watsonville quang lâm chứng minh, chủ lễ và ban đạo từ. Tham dự buổi lễ có Thượng tọa Thích Từ Lực, Viện chủ chùa Phổ Từ; quý Đại đức, Sư cô trú xứ tu viện Kim Sơn, chùa Phổ Từ, tu viện Hương Từ Bi, trung tâm tu học Phổ Trí cùng đông đảo Phật tử, huynh trưởng và đoàn sinh Gia đình Phật tử (GĐPT) Chánh Tâm, Chánh Đức, Chánh Hòa. Nhân ngày Đại lễ Phật Đản, chùa đã triển lãm hình ảnh hoạt động của Đạo tràng chùa Phổ Từ và 3 Gia đình Phật tử: Chánh Tâm, Chánh Đức, Chánh Hòa 20 năm qua.
24/05/2021(Xem: 4331)
Từ đầu tháng tư âm lịch của Phật lịch 2565 (2021) các nơi theo Phật Giáo đã nôn nao hân hoan chuẩn bị cho ngày lễ hội Khánh Đản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dù đại dịch kinh hoàng nhất của thế kỷ 21 vẫn luôn đe dọa . Riêng tại Melbourne, nhờ vào tình trạng luật lệ ban hành đã được xuống cấp nên có nhiều thuận lợi cho các tự viện tổ chức và Phật tử có thể tham dụ lễ hội miễn là trong nhà và ngoài trời vẫn giữ khoảng cách an toàn nửa mét mỗi người, phải mang khẩu trang và khi vào cửa phải scan “check in barcode” hoặc ghi danh và số phone vào sổ ở bàn tiếp lễ (theo luật của tiểu bang Victoria). Do vậy Đại lễ Vesak lần thứ 2645 đã cử hành tại Ngôi chùa Tích Lan Sakyamuni Sambuddha Vihara vùng Berwick , thuộc Melbourne tiểu bang Victoria trước nhất và đã hoàn mỹ , rồi sau đó lần lượt vào những ngày cuối tuần của những tuần lễ sau ...các chùa tại Melbourne đã và sẽ tổ chức long trọng tại các tu viện trong các tiểu bang của Úc, nhưng .....có lẽ chỉ ngày cuối tuần mới có th
23/05/2021(Xem: 4213)
“Vesak”, ngày trăng tròn vào tháng năm, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu người Phật tử trên khắp thế giới. Ngày Đại lễ Vesak cách đây hai thiên niên kỷ rưỡi (2500 năm), vào năm 623 trước công nguyên, Đức Phật đản sinh. Ngày Đại lễ Vesak cũng là ngày Đức Phật thành đạo, và là ngày vào năm tám mươi tuổi Đức Phật nhập Niết bàn. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, bằng nghị quyết số 54/115 năm 1999, đã công nhận ngày Đại lễ Vesak quốc tế để tỏ lòng biết ơn sự đóng góp mà Đạo Phật, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đã đồng hành hơn hai thiên niên kỷ rưỡi và tiếp tục thích hợp cho tinh thần nhân loại. Ngày Đại lễ này được tổ chức tưởng niệm hằng năm tại trụ sở chính LHQ (New York) và các trụ sở LHQ khác trên thế giới, được tham khảo ý kiến với các trụ sở LHQ các nơi có liên quan và với sứ mệnh thường xuyên cũng muốn được tham khảo.
22/05/2021(Xem: 3524)
Phật Đản lại về khắp thế gian, Trang nghiêm tháp lộng đẹp đàn tràng. Tỳ Ni thị hiện thương nhân loại, Lộc Uyển truyền trao giữ đạo vàng. Thông điệp nghìn năm luôn toả sáng, Tinh thần vạn cõi mãi dương quang. Nguyền nương giáo pháp… bền tâm lực, Tánh lặng nguồn chơn thoát buộc ràng…
22/05/2021(Xem: 10720)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc Ba nghìn thế giới đón Như Lai. Mỗi năm vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, người con Phật khắp nơi hân hoan đón mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, để tưởng nhớ và kỷ niệm về sự xuất hiện của Ngài, mang ánh sáng Chánh Pháp giúp đẩy lùi bóng tối vô minh, khai mở con đường sáng, đưa mọi chúng sanh đến bến bờ an vui giải thoát. Đối với người con Phật tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne ngày Phật Đản là một sự kiện vô cùng trọng đại, tuy nhiên Lễ Phật Đản năm nay lại về trong năm thứ 2 của đại dịch Covid, tạo ra sự khủng hoảng cho loài người và làm tê liệt cho toàn xã hội. Tính đến nay đã có 220 quốc gia bị đại dịch tấn công, với hơn 154 triệu 138,6365 người nhiễm bệnh, 3 triệu 225,929 người chết, riêng quốc gia Úc của chúng ta đã có 29,838 người nhiễm bệnh và 910 người chết và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Đặc biệt tại Victoria vào ngày 4/5/2021 vẫn có 21 người nhiễm Covid-19 từ nước ngoài trở về, hiện đang cách ly ở Quarantin
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]