Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

16/05/202218:17(Xem: 3265)
Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

le phat dan-2022-tv quang duc (5)

Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

Nguyên Giác

 

Nếu không có mặt trời, chúng ta sẽ chìm trong bóng đêm, không thể nhìn thấy gì nữa. Thế giới đã có sẵn trước mắt, nhưng chỉ khi ánh mặt trời bừng chiếu, chúng ta mới thấy trọn vẹn trước mắt. Tương tự, nếu Đức Phật không xuất hiện trong đời này, chúng ta sẽ chìm trong tà kiến, không biết tới khi nào mới nhìn thấy Pháp để tìm ra lối giải thoát. Do vậy, ngày Phật Đản cũng là ngày một thế giới giải thoát trọn vẹn được hiển lộ trước mắt cho chúng sinh trong cõi này.

So sánh Đức Phật như ánh mặt trời là từ sách Luận Đại Trí Độ của Bồ Tát Long Thọ. Bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), trong Tập 1, Chương 7, bản do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1997 giải thích về ý nghĩa Đức Phật ra đời: “…người tuy có phước đức, trí tuệ, nhưng nếu Phật không ra đời, thì chỉ thọ báo trong thế gian mà không thể đắc đạo. Nếu gặp Phật ra đời mới có thể đắc đạo, ấy là một lợi ích lớn. Ví như người có mắt, lúc không có mặt trời, thì không thể trông thấy được, cần phải có ánh sáng mặt trời, mới trông thấy được, nên không được nói: “Ta có mắt, cần gì mặt trời”…”

Do vậy, khi ánh sáng mặt trời chói rạng, là lúc chúng ta phải bước đi trên đường giải thoát được hiển lộ ra, không phải để thuần túy vui chơi. Chính ngay trong những Kinh nói về những điều hy hữu, trong nhóm Kinh vị tằng hữu, Đức Phật cũng nhấn mạnh và khuyến tấn về pháp tu. Truyền thống chúng ta mừng Lễ Phật Đản thường nhắc cho nhau về các sự tích phi thường để tăng tín tâm và mời nhau cầu nguyện, đôi khi lại quên nói về lời Đức Phật dạy pháp tu sau khi kể các hiện tượng rấr mực bất khả tư nghì.

Như trường hợp trong Trung Bộ, Kinh MN 123, còn gọi là “Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp” Ngài A Nan nói tuần tự các hiện tượng phi thường khi Đức Phật ra đời, mỗi lần bắt đầu kể một chuyện phi thường là nói câu “Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn” và khi kể xong là nói câu “con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.” Thọ trì tức là ghi nhớ, tin nhận, giữ mãi trong lòng, không quên. Kinh MN 123 ghi rằng Ngài A Nan nói 19 lần như thế. Tuy nhiên, Đức Phật cuối Kinh lại nhấn mạnh về pháp tu.

Kinh MN 123, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu (1918–2012), trích vài đoạn như sau:

"Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Bồ-tát khi sanh ra, này Ānanda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn."…(…)

“Do vậy, này Ānanda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai. Ở đây, này Ānanda, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Này Ānanda, hãy thọ trì việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.” (ngưng trích)

Nghĩa là, trong khi Ngài A Nan liên tục gọi các hiện tượng vượt ngoài các định luật vật lý (như Đức Phật mới sinh đã bước đi 7 bước, và nói một câu…) là hy hữu, Đức Phật đã kéo Ngài A Nan về đúng chỗ phải tu: phải liên tục thấy cảm thọ sinh, trụ, dị, diệt, tương tự thấy như thế với tưởng và tầm (niệm). Trong Kinh này, Đức Phật nhấn mạnh về quan sát 3 đối tượng nơi thân tâm (thọ, tưởng, tầm). Cả hai bản Anh dịch của Sujato và Thanissaro đều dịch ba chữ này là: thọ (feelings), tưởng (perceptions), niệm (thoughts). Ngắn gọn, có thể gọi chung là các hiện tượng sinh diệt trong tâm. Tức là, liên tục thấy tâm.

Kinh tương đương bên Tạng A Hàm là Kinh MA 32, kể rằng Đức Phật mới sinh bước đi 7 bước, nhưng không kể chuyện chỉ tay lên trời và nói. Thêm nữa, Kinh này ghi lời Ngài A Nan kể rằng Đức Phật liên tục bảy năm suy niệm về thân không gián đoạn, và yêu cầu chư Tăng thọ trì như thế. Nghĩa là, Kinh MA 32 là lời dạy rằng phải liên tục quán sát thân và tâm không gián đoạn, và như thế mới là hy hữu, là vị tằng hữu tối thắng. Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, trích như sau:

Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, liền đi bảy bước không khiếp sợ, không kinh hãi, quan sát các phương. Nếu Thế Tôn vừa mới sanh ra, liền đi bảy bước không khiếp sợ, không kinh hãi, quan sát các phương; thì con xin thọ trì pháp vị tằng hữu này của Đức Thế Tôn.

“Con nghe rằng Đức Thế Tôn, trong suốt bảy năm suy niệm về thân, luôn luôn suy niệm không gián đoạn. Nếu Đức Thế Tôn trong suốt bảy năm suy niệm về thân, luôn luôn không gián đoạn; con xin thọ trì pháp vị tằng hữu ấy của Đức Thế Tôn.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng: “Này A-nan, ngươi hãy nghe Như Lai nói mà thọ trì thêm pháp vị tằng hữu này nữa. Này A-nan, Như Lai biết thọ sanh, biết trụ, biết diệt, luôn luôn biết, chẳng có lúc nào chẳng biết. Này A-nan, Như Lai biết tư và tưởng sanh, biết trụ, biết diệt, luôn luôn biết. Không lúc không biết. Cho nên, này A-nan hãy nên từ nơi Như Lai mà thọ trì thêm pháp vị tằng hữu này.” (ngưng trích)

Hơn hai thiên niên kỷ sau, các bậc long tượng đã nhận được ý chỉ của Đức Phật, nên khi viết sách hoằng pháp đã giảm yếu tố siêu nhiên để tập trung nhấn mạnh về pháp giải thoát.

Trong sách “Đức Phật Lịch Sử” – bản Việt dịch của GS Nguyên Tâm Trần Phương Lan dựa vào bản tiếng Đức của ngài H.W. Schumann và bản Anh dịch của ngài M.O'C. Walshe, đã xóa các chi tiết siêu nhiên hy hữu, chuyện y hệt như ở một làng quê Việt Nam, trích:

“...hoàng hậu Màyà đã bốn mươi tuổi, ngay trước thời kỳ lâm sản đã lên đường trở về quê song thân ở Devadaha để sinh con và nhờ mẫu thân Yasodharà bảo dưỡng. Cuộc hành trình bằng xe ngựa hay xe bò cọc cạch lắc lư trên những con đường đất bụi nóng bức khiến cho việc lâm sản xảy ra sớm trước khi về đến Devadaha. Gần làng Lumbini (Lâm-tỳ-ni, nay là Rumindai) giữa trời không có nhà cửa che chở, chỉ có được tàng cây sàla (tên khoa học Shorea Robusta) và cũng không có thầy thuốc nào lo việc hộ sản, hoàng tử ấu nhi Siddhattha sinh ra đời khoảng tháng năm, năm 563 trước CN.” (ngưng trích)

Tương tự, trong sách “Đường Xưa Mây Trắng” Thầy Nhất Hạnh (1926-2022) soạn, nơi quyền 1, phần 2, chương 6, cũng không ghi lại các hiện tượng phi thường của Đản Sanh, trích:

“…Tục lệ của nước bà là người con gái có chồng phải về sinh con tại nhà cha mẹ. Trên đường đi, bà đã ghé vào nghỉ tại vườn Lumbini. Trong vườn muôn hoa đang nở rộ, chim chóc đang ca hát vang lừng. Những con công xòe đuôi rực rỡ trong nắng mai. Thấy một cây Vô ưu hoa nở rực đầy cành, bà bước tới. Khi tới gần cây này, bà thấy hơi lảo đảo. Bà vội đưa tay nắm chặt một cành cây vô ưu. Một giây sau đó, bà sinh em bé. Thái tử Siddhatta được các thị nữ nâng lên và bọc lại trong một tấm khăn choàng bằng lụa màu vàng. Các thị nữ biết rằng chuyến đi Ramagama không cần thiết nữa cho nên dìu hoàng hậu ra xe bốn ngựa đi trở về Kapilavatthu. Thái tử được đem tắm bằng nước ấm rồi được đặt lên giường bên cạnh hoàng hậu…” (ngưng trích)

Trong sách “Đức Phật và Phật Pháp” của Đại Đức Narada Maha Thera (1898–1983), qua bản Việt dịch của ngài Phạm Kim Khánh, cũng không có hiện tượng siêu nhiên nào trong việc đản sanh, trích:

Nhằm ngày trăng tròn tháng năm, năm 623 trước D.L., trong vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) tại Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ) bên ranh giới Ấn Độ của xứ Nepal ngày nay, có hạ sanh một hoàng tử mà về sau trở thành vị giáo chủ vĩ đại nhất trên thế gian. Cha hoàng tử là Đức Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) thuộc quý tộc Sakya (Thích Ca) và mẹ là Hoàng Hậu Maha Maya (Ma Da). Sau khi hạ sanh hoàng tử được bảy ngày thì hoàng hậu thăng hà. Em bà là Maha Pajapati Gotami, cũng cùng kết duyên với Vua Tịnh Phạn, thay thế bà để dưỡng dục hoàng tử và gởi con là Nanda cho một bà vú nuôi chăm sóc.” (ngưng trích)

Sách “Phật Học Phổ Thông” của HT Thích Thiện Hoa (1918 – 1973), trong ấn bản Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997, trong Khóa Thứ Nhất: Nhân Thừa Phật Giáo, Bài Thứ 2 cũng viết đơn giản, trích:

Đến sáng ngày mồng tám tháng tư âm lịch (trước Tây lịch 624 năm), tại vườn Lâm Tỳ Ni, cách thành Ca Tỳ La Vệ 15 cây số, Hoàng hậu Ma Da đang ngoạn cảnh, trông thấy cành hoa Vô Ưu mới nở, thơm ngát, bà đưa tay phải với hái, thì Thái Tử cũng vừa xuất hiện ngay đấy. Ngày đản sanh Thái Tử, trong thành Ca Tỳ La Vệ, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa trổ trái; sông, ngòi, mương, giếng nước đều trong đầy; trên hư không chim chóc và hào quang chiếu sáng cả mười phương. Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn siết mời các vị tiên tri đến xem tướng Thái Tử.” (ngưng trích)

Tương tự, sách “Phật Học Cơ Bản” của Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nơi Tập 1, Phần 1, Bài 3, ghi cũng rất đơn giản, trích:

Đến thời khai hoa nở nhụy, theo tục lệ thời bấy giờ, Hoàng hậu phải trở về quê cha là trưởng giả Anjana ở nước Koly (Câu Ly) để an dưỡng, chờ ngày lâm bồn. Trên quãng đường đi, Hoàng hậu Màyà vào vườn Lumbini thưởng ngoạn mùa hoa đang đua nở. Bên tàng cây asoka (vô ưu) che rợp mát, sắc màu tươi sáng, hương thoảng nhẹ bay, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Tin lành Thái tử chào đời nhanh chóng được loan truyền trong dân chúng.” (ngưng trích)

Tại sao quý ngài khi viết sách đã cắt bỏ các chi tiết truyện cổ tích ly kỳ hấp dẫn như thế? Kinh SN 12.20, bản dịch của Thầy Minh Châu ghi như lời Đức Phật giải thích, nhấn mạnh vào lý duyên khởi, nghĩa là phải thấy thực tướng vô ngã:

Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): “Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?”…”(ngưng trích)

Đối với Thiền Tông, các hiện tượng siêu nhiên cũng được giản lược, có khi bỏ quên, để Đại Lễ Phật Đản trở thành một câu hỏi đơn giản: “Thế nào là mẹ của chư Phật?” Nghĩa là, pháp nào là mẹ của giác ngộ. Trong “Lâm Tế Ngữ Lục” của ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867), bản Việt dịch của Thầy Thích Duy Lực (1923-2000), trích:

Chỉ có Đạo nhân vô y (tự tánh) đang nghe pháp, là mẹ của chư Phật, bởi vì chư Phật đều từ vô y sanh. Nếu ngộ được hai chữ vô y (không chỗ nương), Phật cũng vô đắc. Nếu thấy được như thế, tức là kiến giải chân chính… Các ngươi, nếu muốn đi ở tự do trong sanh tử, thì phải nhận thức người đang nghe pháp đây, vốn là vô hình, vô tướng, vô căn, vô bản, không trụ xứ, mà hoạt bát rõ ràng, ứng dụng muôn thứ, chỗ dùng chỉ là không chỗ (vô sở trụ)... Nếu niệm đã khởi chớ nên tiếp tục, nếu niệm chưa khởi đừng cho sanh khởi. Làm được như thế thì hơn đi hành cước mười năm. Đừng để bất cứ nội ngoại vật nào trói buộc…” (ngưng trích)


Đó cũng là ý chỉ của ngài Bồ Đề Đạt Ma trong Thiếu Thất Lục Môn: Bên ngoài dứt bặt muôn duyên, bên trong không còn tư lường tăm hơi manh mối gì, tâm y hệt như tường vách, mới có thể vào đạo (Ngoại tức chư duyên, Nội tâm vô đoan, Tâm như tường bích, Khả dĩ nhập đạo).

Như thế, khi đọc kỹ hai Kinh Vị Tằng Hữu, chúng ta thấy Đức Phật nhấn mạnh rằng chính liên tục nhìn thấy quán sát tâm (Kinh MN 123), liên tục quán sát thân và tâm (Kinh MA 23) mới thực sự là thông điệp đản sanh, là chiếu tia sáng mặt trời để thấy Tâm Giải Thoát hiển lộ. Và nơi Tâm Giải Thoát đó, theo Thiền Tông, chính là tâm không dựa vào đâu, tâm không trụ vào đâu, tâm lặng lẽ tỉnh thức lìa trói buộc, mới chính là khi Đức Phật ra đời. Đó mới thực sự là Hoa Đàm Ngát Hương.


THAM KHẢO:

Kinh MN 123: https://suttacentral.net/mn123/vi/minh_chau

Kinh MA 32: https://suttacentral.net/ma32/vi/tue_sy

Kinh SN 12:20: https://suttacentral.net/sn12.20/vi/minh_chau



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2016(Xem: 6952)
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cung thỉnh chư tôn thiền đức Tăng Ni và quí Thiện tín, Cư sĩ Phật tử hiệp lực tổ chức Đại lễ Phật đản năm nay ở các nơi thật trang nghiêm, có chiều sâu và đánh thức được mục đích Đản sanh của đức Thế tôn. Mục đích đó là gì? Như Lai vì hòa bình, an lạc và giải thoát mà Đản sanh giữa thế gian. Chúng ta tổ chức lễ Phật đản không chỉ để kính mừng Ngài mà còn thiền tư về mục đích của Ngài. Khát vọng đó như người tìm lõi cây, chúng ta chớ nhầm lẫn cành lá.
15/04/2016(Xem: 7403)
Nhạc phẩm: NHỊP VUI KHÁNH ĐẢN - Tác giả: Trần Tâm Hòa - Phối âm: Tâm Trí Quang Vui -Ca đoàn A Dật Đa.
13/04/2016(Xem: 4486)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, nên mỗi chúng ta đều có Phật tánh, là Phật sẽ thành. Như vậy “Mừng Phật Đản” là mừng ngày sinh của Phật, cũng là dịp nhắc nhỡ mỗi chúng sanh hãy sống lại với Phật tánh đang sẵn có của mình, mừng Phật đản cũng là mừng Phật tánh của mỗi chúng sanh được hiển lộ.
07/04/2016(Xem: 8864)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện “Thị hiện”, là muốn và đến các quốc độ Trời, Người (cõi người nhiều hơn) đã định sẵn trong tâm để hóa độ. Sau đó, quán chiếu vào để tìm kiếm, chọn cho mình một người Mẹ trong những gia đình có tâm từ bi, thánh thiện, đạo đức, rồi nhập Thánh thai. Sau khi chào đời, bản thể lớn khôn, trí tuệ cao vời, liền Thị hiện vào dòng đời, dấn thân, lê gót khắp nơi trên mọi nẻo đường bản xứ mình, giáp mặt với mọi giai cấp, để hiển bày các đạo lý mang tính Thánh giáo, Thiện đạo, Thiện nghiệp, giáo lý giải thoát vốn đã và đang có mà khai thị, thị giáo cho các chủng loại chúng sanh Trời, Người thật bình đẳng, ai cũng được thăng tiến lên các nấc thang Chân, Thiện, Mỹ, giải thoát siêu lên các cảnh giới Phật, Thiên, Tiên sau khi xả bỏ ba
04/04/2016(Xem: 9166)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
13/03/2016(Xem: 9211)
Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh Hạnh phúc thay Giáo Pháp cao minh Hạnh phúc thay Tăng Già hòa hợp Hạnh phúc thay Tứ Chúng đồng tu. 197. Vui thay, chúng ta sống Không hận giữa hận thù Giữa những người thù hận Ta sống không hận thù. 198. Vui thay, chúng ta sống, Không bệnh giữa ốm đau! Giữa những người bệnh hoạn, Ta sống, không ốm đau.
09/10/2015(Xem: 32536)
Chùa Pháp Quang 12 Freeman Road, Durack, QLD 4077. Australia Tel 07.33721113 ; Mobile 0402.442431 Website: www.phapquang.com.au Email: [email protected] Ấn hành Lễ Phật Đản 2640 - Bính Thân 2016 Phật Lịch 2560 - Việt Lịch 4895 Tỳ kheo Thích Nhật Tân soạn *** Đệ tử hôm nay Gặp ngày Khánh Đản Một dạ vui mừng Cúi đầu đảnh lễ Thập phương Tam thế Điều Ngự Như Lai Cùng Thánh Hiền Tăng Chúng con cùng pháp giới chúng sinh Bởi thiếu duyên lành Thảy đều sa đọa Tham thân chấp ngã Quên hẳn đường về Tình ái si mê Tù trong lục đạo
13/08/2015(Xem: 10186)
Một bài phóng sự của nữ ký giả Nathalie Lamoureux về Lâm-tì-ni (Lumbini), khu vườn nơi đản sinh của Đức Phật, đã được đăng tải và đưa lên trang mạng của tạp chí hàng tuần Le Point của Pháp số ngày 21 tháng 7 năm 2015. Lâm-tì-ni đã từng rơi vào sự quên lãng của con người từ bao thế kỷ và không còn ai biết là ở đâu. Mãi đến năm 1896, dựa theo những lời thuật lại trong nhật ký của nhà sư Trung Quốc Pháp Hiền, sau chuyến hành hương và tu học ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ V, các nhà khảo cổ người Anh đã khám phá ra một trụ đá của hoàng đế A-dục (từ -304 đến -232, trước Tây Lịch) cạnh một ngôi làng nghèo nàn là Rummindei của xứ Népal. Trên trụ đá có ghi khắc các dòng chữ cho biết Đức Phật đản sinh ở nơi này.
14/06/2015(Xem: 9575)
Vào sáng chủ nhật ngày 14 tháng 6 năm 2015, Tu viện Huyền Không tọa lạc tại 14335 Story Road, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản 2.639, Phật lịch 2.559. Khoảng 700 thiện nam, tín nữ, Phật tử ở San Jose và các thành phố lân cận đã về tu viện nghe giảng pháp, tụng kinh, tắm Phật và xem văn nghệ.
14/06/2015(Xem: 7780)
Tu Viện Linh Sơn Pháp Bảo tọa lạc tại số 8962 Emerald Ave. Thành Phố Westiminster, CA 92683. (Góc Magnolia, Giữa Mc fadden & Edinger) do Thượng Tọa Thích Tâm Bình làm Viện Chủ. Đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật Đản PL.2559-2015 tại Tu Viện Linh Sơn Pháp Bảo vừa qua dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng Ni và rất đông đồng hương Phật tử tham dự. Nhân dịp nầy, Thượng Tọa Viện Chủ xin thành kính cảm tạ tri ân chư tôn đức Tăng, tri ân và tán thán công đức của quý Phật Tử đạo tràng Linh Sơn Pháp Bảo, quý Phật Tử Chùa Địa Tạng Santa Ana, Đài Hồn Việt TV, Ông George Canfield, Ca sỹ Đỗ Thanh, Triệu Mỹ Ngân, Nhóm Dhrama.Care, và các vị ân nhân đã đóng góp vật chất và tinh thần trong Phật sự được thành tựu viên mãn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]