Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính mừng Ngày Đức Thế Tôn xuất gia (mùng 8 tháng 2 âm lịch)

09/03/202210:25(Xem: 8153)
Kính mừng Ngày Đức Thế Tôn xuất gia (mùng 8 tháng 2 âm lịch)


ngua kien trac


Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Xuất Gia Của Đức Phật

( Mùng 8 tháng 2) kính cúng dường Ngài
những gì thọ nhận từ Kinh Sa Môn Quả (Sàmajjaphala Suttam





Kính bạch Đức Thế Tôn, Đấng Toàn Giác, Bậc Đạo Sư của Trời Người.

Gần 6 năm nay từ khi hiểu được phần nào Giáo pháp của Đức Thế Tôn qua sự giáo truyền của những bậc danh tăng VN thời hiện đại của thế kỷ 20 và 21 con vẫn thầm khấn nguyện vào những ngày đại lễ của Đức Phật và các vị Bồ Tát sẽ dùng những lời thơ, bài viết ngắn diễn tả được niềm tịnh tín bất động của con hầu có thể cúng dường đến quý Ngài. Phải nói thật bất tư nghì ...không biết nhờ Chư Thiên Hộ Pháp hộ trì chăng mà con đã được các bậc hiền trí giúp đỡ một cách thuận duyên trong những năm sau này.

Song song với niềm tin đó con vẫn kiên trì nghe pháp, nghiên cứu các lời chú giải từ những bộ kinh của Phật Giáo Nguyên Thủy, Đại Thừa và các bộ Luận đồng thời vẫn tụng niệm Xưng tán Tam Bảo vào những thời công phu và hồi hướng đến Chư Thiên và Cửu huyền thất Tổ cũng như tự nguyện có được chút phước báu để làm tư lương cho những ngày vị lai.

Có lẽ nhờ đó mà từ ngày đầu của tháng 2 âm lịch con đã nghe được lời mách bảo vi diệu rất nhẹ nhàng vang thoảng bên tai khi tưởng nhớ đến ngày xuất gia của Đức Thế Tôn rằng : “Hãy viết về kinh Sa Môn Quả để cúng dường “ .

Còn nhớ khoảng 10 năm về trước con có đọc qua kinh này một lần, và biết đây là một kinh rất tinh yếu và sâu sắc thuộc về Trường Bộ Kinh nhưng lúc ấy căn cơ con còn quá kém chưa hiểu cái gì là triền cái, làm sao để thu thúc lục căn cũng như chưa biết gì về Thiền Quán, Chánh niệm Tỉnh Giác và cũng chưa gặp được thuận duyên nào để kề cận bậc hiền trí ...cho nên khó thể hiểu rõ được tầm quan trọng của Hạnh Xuất Gia ( con đường bỏ Phàm thành Thánh) và ý nghĩa tuyệt vời của hai chữ Sa Môn .




Cả tuần nay với tiếng vang huyền bí ấy... con đặc biệt dành ra 18 giờ nghe pháp thoại với Giảng Sư Bhikkhu Pasado Sán Nhiên và bản kinh Việt dịch từ Hòa Thượng Thích Minh Châu bản kinh này thì một niềm hỷ lạc dâng tràn khi hiểu được : Thế nào 13 phước báu mà một Sa Môn được thọ hưởng .

Con kính xin dâng đến Đức Thế Tôn với tất cả lòng thành kính tri ân của một người con Phật được sinh ra từ kim khẩu của Ngài sau hơn 2600 năm, và kính nguyện bài viết này như là một phẩm vật dâng cúng đến Ngài nhân ngày lễ trọng đại này .

Thiết nghĩ nếu không có ngày này với công phu tu tập của bản thân Thái Tử Tất Đạt Đa qua sáu năm khổ hạnh nơi rừng già để cuối cùng tìm ra con đường Trung Đạo và đã trở thành một con người toàn thiện, một bậc Thánh giữa thế gian như thi hào Ấn Độ Tagore đã xưng tán “ Bậc vĩ đại nhất sinh ra trong cõi đời này “ làm sao chúng con có thể vén được màn vô minh và gột rửa mọi tập khí trong con từ bao kiếp lâu xa.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Sammasambuddhassa


phat xuat gia



Lời thưa:

Nhiều học giả đi trước đã cho rằng :

Kinh Sa-môn quả này dù đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ nhưng nó vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là Giới – Định – Tuệ. Có thể nói rằng chỉ cần nhớ 3 chữ cốt yếu sau THU-CHẾ -DIỆT ( Thu thúc lục căn – Chế ngự Tham, Sân, Si- Diệt trừ mọi kiết sử )

Với trí tuệ giải thoát siêu việt của Phật, Ngài giải thích tường tận những phương pháp đưa đến diệt tận khổ đau ngầm nêu cao tinh thần, mục đích của người xuất gia và chí nguyện thật cao cả và sau đó kết quả của người tu hành là giải thoát khổ đau, thoát khỏi những triền phược của những kiết sử bám chặt ràng buôc nằm u ẩn trong tâm mỗi người.

Cũng như hạnh Sa Môn phải gồm có hai phần: Hình thức và Nội Dung.
Hình thức Sa Môn hạnh là phẩm mạo xuất gia trong tứ oai nghi
Nội dung Sa Môn hạnh là TU TẬP NHỮNG PHÁP CỦA BẬC CHÂN NHÂN và THÀNH TỰU ĐƯỢC PHÁP THƯỢNG NHÂN
Riêng người viết chưa được cơ duyên xuất gia trong hiện đời này nguyện bài viết này sẽ làm duyên cho những kiếp vị lai sau...
Tư tưởng hạ liệt ...chưa bao giờ dám nghĩ !
Một ngày sẽ xuất gia thành bậc Sa Môn
Đâu biết rằng chủng tử Phật giống vẫn còn
Ngày nào đó....đúng thời, đúng lúc duyên hiện.

Nhờ bậc hiền trí dẫn dắt ..
......Xưng tán Tam Bảo phát nguyện
Chỉ nghe Pháp thoại thay thế âm nhạc du dương
Không hý luận, đọc kinh sách từ sáng tinh sương
Nhờ hồi hướng được hộ trì bởi Chư Thiên Hộ Pháp.

Kinh “Sa Môn Quả “ sau hai tuần thâm nhập
Từ chú giải nhiều học giả cao minh
Giúp tìm ra Ý Phật dạy trong kinh .
Nguyện kiếp nào đó được Xuất gia Cầu Đạo

Kính mạn phép tóm tắt Sa môn 13 phước báu.

( Thơ Huệ Hương )

Và bây giờ xin mời vào nội dung và ý nghĩa của kinh, quý đạo hữu nhé!

Toàn bộ nội dung của kinh có thể được tóm tắt như sau:

Kinh Sa Môn Quả trình bày những sai lệch của 6 chủ thuyết ngoại đạo thời Đức Phật và chúng mang dáng dấp của Chấp Thường, Chấp đoạn, Chủ nghĩa hoài nghi, không tin nhân quả nghiệp báo....Giữa những truyết thuyết đầy kiến chấp như một rừng gai dầy đặc rối ren ... sau đó Đức Phật đã giải đáp tường tận cho Vua A Xà Thế giáo pháp Ngài như một đóa hoa kiên cường tuyệt mỹ và bất diệt.
Cũng cần nhắc lai câu hỏi của Vua A Xà Thế khi tìm đến Đức Phật sau nỗi hối hận triền miên về tội sát hại Phụ Vương mình ( Vua Tần Bà Sa La ) rằng:
“Mỗi một người trong xã hội đầu làm những công việc nào đó, nhưng mỗi một việc đều có mang lại một kết quả cho bản thân họ hoặc bà con, bạn bè… Thế thì, một vị Sa môn sống đời phạm hạnh có đạt được lợi ích gì?” Đây là nghi vấn của Vua.”Thế nào là quả báo cao thượng của bậc xuất gia trong thực tại và những ngày vị lai”
Đức Phật sau khi nghe vua A-xà-Thế thuật lại sự chẳng vừa ý trước những lời phô trương về đường lối tu tập chẳng có kết quả rõ ràng nào của sáu vị Sư trưởng ngoại đạo.

Ngài đã nêu lên những pháp môn căn bản tuần tự thứ lớp trình bày đầy đủ chi tiết về các giai đoạn tu luyện của một vị Sa-môn, cùng các lợi ích thiết thực, hiện có trước mắt, ở mỗi giai đoạn tu chứng, để thành tựu đời sống phạm hạnh của một thượng nhân.

Đó là con đường ngắn nhất cũng là con đường duy nhất mà những ai muốn thoát ra khỏi sinh tử luân hồi không thể không thực hành .

Và sau đây là những gì người viết đã tóm tắt như một pháp hành cho mình trên con đường tu tập vì trộm nghĩ với 13 phước báu của một vị Sa môn, chúng ta càng sớm thực hiện được phần nào theo thứ tự mỗi giai đoạn sẽ được thanh tịnh an vui từng mỗi chặng đường.
Những điều được ghi nhận qua Kinh Sa Môn Quả về 13 phước báu trong hiện tại và vi diệu trong vị lai.

1-Người Xuất gia với một tâm thiện sẵn có bớt dần tập khí Tham, Sân, Si sẽ được sự tôn kính và cúng dường.
2-Nhờ tự nguyện trau dồi tu tập về Tiểu giới, trung giới,đại giới ... Thân,Lời Ý được trong sạch.
3-Tự tín về Chánh Mạng qua tứ thanh tịnh giới.
4-Nhờ Thu thúc và hộ trì sáu căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân,Ý) mà ý thức là căn gốc phải thúc liễm nhiều nhất.
5-Tự chủ lâu dài với Chánh Niệm và Tỉnh Giác.( Thủy thái thanh ắt vô ngư -Nhân đa sự ắt vô trí).
6-Hạnh thiểu dục tri túc trong đời sống giản dị( Thanh bần- Lạc đạo).
7-Thoát khỏi Ngũ Triền cái ( Tham, Sân,Trạo hối, Hôn trầm thùy miên,Hoài nghi )
8-Hỷ lạc thấm nhuần Thân và Tâm do Thiền định chứng đắc Sơ thiền
9- An trú và tu tập chứng đắc được Tứ Thiền
10-Chú tâm đến Thiền Minh-Sát-Tuệ( Vipassana ) đạt được Chánh Tri và Chánh Tri kiến
11-Hiện bày một hóa thân (dùng tâm mình biến hóa ra thân hình khác có đầy đủ thủ túc và các bộ phận, lục căn đều tốt đẹp )
12-Hiện bày Ngũ Thông ( Thiên nhĩ thông, Thiên nhãn thông, thần túc thông, Tha tâm thông và Túc mạng thông)
13-Giác ngộ Lý Tứ Đế và diệt tận Lậu hoặc ( Dục lậu hoặc- Hữu lậu hoặc- Kiến lậu hoặc – Vô Minh).

Lời kết :

Thiết nghĩ lời bộc bạch sau cùng của Vua A Xà Thế khi xin được quy y Phật, Pháp Tăng như sau “Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem ánh sáng vào trong bóng tối để ai có thể thấy có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chúng, con trọn đời quy ngưỡng. Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chơn chánh, để đạt vương quyền. Mong Thế Tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn chận về tương lai".

Và lời chứng minh của Đức Phật thật cao thượng chứa cả Đại Bi Tâm “ Đại vương, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, Đại vương đã hại mạng phụ vương, một vị vua chơn chánh, để đoạt vương quyền. Vì Đại vương đã thấy tội ấy là một tội, đã thú tội đúng với Chánh pháp, Ta nhận tội ấy cho Đại vương. Đó là một sự tiến bộ, này Đại vương, trong luật pháp của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, thú tội đúng với Chánh pháp, và ngăn chận ở tương lai.

Riêng bản thân người viết được học thêm những ý Phật dạy trong Kinh Sa Môn Quả này sau khi nghiên cứu nhiều bài chú giải của quý danh tăng như sau:

1-Sự xuất hiện của Đức Phật đã xóa bỏ được giai cấp bất công nô lệ trong giáo đoàn Ngài
2- Xóa bỏ được quyền lực áp đặt lên con người trong giao tiếp giữa chủ và tớ
3-Thăng hoa tinh thần , khả năng hữu hạn của con người lên tầng cao
4- Xóa bỏ những thống khổ do tham lam, sân hận gây mê mang lại.
5-Xóa bỏ chướng ngại Khổ trong cuộc sống do ràng buộc bởi những triền cái
6- Hiểu được nhân quả và nghiệp báo trong thực tại và quả dị thục trong vòng sinh tử luân hồi.

Với chiếc bát trôi ngược dòng nước cùng hình ảnh Thái tử Tất-đạt-đa ngồi dưới cội Bồ-đề quyết tâm tìm đạo đã minh chứng cho những thế hệ xuất gia sau này tâm hùng liệt, ý chí thấu trời của một người quyết tâm tu hành giải thoát khỏi sinh tử. Cũng vậy, tất cả những bậc Cao Tăng về sau này đều là những người “Nhẫn được những điều khó nhẫn; làm được những việc khó làm”, thậm chí hy sinh cả thân mạng để tìm cầu chánh pháp và làm lợi lạc cho chúng sinh.

Và điều thú vị nhất khi hiểu được định nghĩa về Sa Môn: Tu Sĩ , Khất Sĩ, Ẩn Sĩ
Tu sĩ là người siêng năng ngày cũng như đêm, trong từng phút giây lúc nào cũng chuyên tâm trong Giới học, Định học, Tuệ học. Trong kinh A-hàm có đoạn: “Sở dĩ Ta và các người trôi lăn trong sinh tử vô lượng vô biên ức kiếp là tại vì không thấy được Giới học của Hiền Thánh, Định học của Hiền Thánh, Tuệ học của Hiền Thánh. Do Ta thành tựu được Giới, Định, Tuệ của Hiền Thánh xuất thế, cho nên ngày hôm nay mới chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

Giới-Định-Tuệ là cánh cửa giải thoát muôn đời không thể thay đổi được. Là cánh cửa chung cho tất cả Hiền Thánh quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong khi nghe pháp là đang nhiếp về Tuệ học; lúc tĩnh tọa niệm Phật là nhiếp về Định học; còn khi tụng oai nghi giới luật, thu nhiếp sáu căn thuộc về Giới học.

“Khất sĩ” là người trên cầu chánh pháp của Phật, dưới nhờ sự cúng dường thực phẩm của đàn việt để giáo hóa chúng sinh.

Ẩn sĩ: dù sống giữa chợ vẫn khép tâm, như sống độc cư.

Và cuối cùng Trong kinh Công Đức Người Xuất Gia có nói: “Sự xuất gia dù chỉ trong một ngày một đêm đi nữa cũng được hai trăm vạn kiếp không sa đọa vào đường ác. Thường sinh trong chỗ thanh tịnh, hưởng được phước trí thù thắng, gặp được thiện tri thức,vĩnh viễn không có thối chuyển. Hằng gặp chư Phật được lãnh lời thọ ký Bồ-đề, ngồi tòa Kim Cang thành bậc Đại Giác”. Một ngày chúng ta ở trong đạo tràng tu tập đúng theo những gì đức Phật đã nói ở trên thì phước đức, nhân duyên và quả báo to lớn không thể nghĩ bàn. Khi một người phát tâm xuất gia chân chính với chí nguyện rộng lớn thì sẽ làm chấn động tất cả các cung Ma trong Tam thiên Đại thiên thế giới.

Kính xin mượn bài thơ trong một sách Đạo diễn tả ý nguyện của một Khất Sĩ làm quà tặng đến quý đạo hữu trong ngày lễ Xuất gia của Đức Phật và nhất là Tăng đoàn Thích Tử Như Lai.

Khất là xin ...xin bằng cách không tham
Sĩ là học, học mãi hoài chẳng chán
Xin và học để nâng đời bạc nhược
Dùng ý chí, dùng mục tiêu giúp nước

Nếu chúng sanh biết quay về với Đạo
Biết tôn thờ Chánh Pháp Đức Như Lai
Biết yêu thương, gìn mạng sống muôn loài
Thân tinh khiết, Tâm không còn ái dục

Đi xin để dạy người bố thí
Và nhắc mình biết vong kỷ trừ tham
Ta và người khi diệt hẳn muốn, ham
Là Lặng lẽ chỉ cho đời thấy ra đạo đức

( Không tìm ra tác giả )

Kính trân trọng,

Melbourne 10/3/2022 nhằm ngày mùng 8 tháng hai âm lịch
Phật Tử Huệ Hương




facebook
youtube



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2020(Xem: 5126)
Khi ngày Phật Đản chưa qua hết niềm hân hoan của những người con Phật, hướng tâm thành của mình trong nhiều hạn chế của mùa dịch covid-19, thì đón nhận tin vui từ chỉ thị của chính phủ và Ban tôn giáo chính phủ mở rộng các hoạt động tôn giáo. Trong hoàn cảnh nào Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, sánh bước qua từng nhịp vui, buồn với muôn thuở. Do đó niềm hân hoan vẫn còn nguyên vẹn trong muôn vạn trái tim luôn mang nặng trên vai hai trách nhiệm Dân Tộc – Đạo pháp.
09/05/2020(Xem: 7966)
Vào ngày 07 tháng 5 năm 2020, nhằm ngày Rằm tháng 4 năm Canh Tý, Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã trang nghiêm cử hành Lễ kỷ niệm ngày Phật Đản lần thứ 2644, Phật lịch 2564. Nhằm an toàn cho Phật tử trong mùa đại dịch Covid-19, Ni sư trụ trì cùng Ni chúng cử hành lễ tại tu viện và phát hình trực tiếp trên trang facebook “Huyền Không Monastery”; quý Phật tử ngồi tại nhà kính cẩn cùng tham dự lễ từ 10h-12h sáng và 15h-17h30 chiều.
08/05/2020(Xem: 4726)
Tối ngày Rằm tháng 4 năm Canh Tý, tại Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm diễn ra Lễ Tắm Phật nhân ngày Đản sinh của đức Từ phụ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, PL. 2564 - DL. 2020 và Lễ Khánh tuế Hòa thượng Thích Chơn Tế, Trưởng Môn phái Tường Vân, trú trì Tổ đình Tường Vân - Huế. Quang lâm chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Chơn Tế, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Môn phái Tường Vân, trú trì Tổ đình Tường Vân, Thượng tọa Thích Lương Nguyên, Tri sự Tổ đình Tường Vân cùng Tăng chúng bổn tự và đông đảo quý đạo hữu Phật tử các giới về tham dự buổi lễ.
08/05/2020(Xem: 4573)
Hằng năm cứ vào ngày trăng tròn mà cách nay đã 25 thế kỷ hơn, toàn thể nhân loại đã đón mừng một bậc vĩ nhân xuất hiện, đem ánh sáng vi diệu để cứu khổ ban vui ; Đó là Thái tử Tất Đạt Đa, sau khi tu hành đắc đạo thành Phật có hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ngài thác sinh vào cung vua Tịnh Phạn, trước Tây lịch. Cuộc đời ngài từ khi sinh ra cho đến ngày nhập diệt là một tuyệt tác đầy ý nghĩa và không thể diễn tả. Ngài đã nhập diệt, nhưng đức tính, trí tuệ và lòng từ bi vẫn mãi mãi còn ở trong lòng nhân loại, trong cuộc đời. Cứ mỗi lần hoa phượng nở, ve cất tiếng kêu vang là báo hiệu cho nhân loại chuẩn bị kỷ niệm đóa hoa ưu đàm nở, xóa tan tất cả những mây mù còn tồn đọng với nhân gian ; đó là nhắc nhở cho chúng ta thực hành đạo giải thoát của ngài bằng tứ vô lượng tâm :từ, bi, hỷ, xả ; tức là thực hành con đường tự lợi và lợi tha đúng ý nghĩa. Muốn thực hành con đường đức Phật để lại là giữ gìn tịnh giới. Bởi trong giới là có đủ tất cả. Giữ tịnh giới cho chính mình là đã tự thực hành về
07/05/2020(Xem: 5067)
Vesak thường là thời điểm của lễ kỷ niệm đặc biệt dành cho quý Phật tử trên khắp thế giới. Đó là thời gian để cầu nguyện và suy tư yên tĩnh, lòng bao dung và sự tận tụy. Tuy nhiên, năm nay dịp lễ sẽ rất khác vì tất cả chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng dịch cúm toàn cầu. Quả thật đây là cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử nhân loại một trăm năm qua.
07/05/2020(Xem: 4474)
Tôi gởi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến đồng bào Phật tử ở tại Úc Châu nhân ngày kỷ niệm Vesak. Lễ kỷ niệm quan trọng nhất trong lịch Phật giáo nơi Phật tử trên khắp thế giới dành kỷ niệm ngày Phật Đản Sanh, Thành đạo và Nhập Niết bàn. Ngày lễ Vesak của người Phật tử Úc phụng sự có nhiều cách, bao gồm trang trí tại các ngôi chùa và nhiều Tự Viện, tham dự cung nghinh và cầu nguyện hoặc dành cả ngày trong chùa, tu viện để thiền định và quán chiếu tịch tịnh.
06/05/2020(Xem: 6698)
Bạn biết không, hằng năm cứ đến mùa Phật Đản là lòng người con Phật đang hướng về bậc cha lành từ phụ Thích Ca, dâng trọn tâm thành kính tưởng niệm đến ngài, bậc cha lành từ phụ ngài luôn dang tay từ bi tế độ cho chúng hữu tình,lầm đường lạc lối,quay về chánh đạo một cách chân chánh.
06/05/2020(Xem: 5124)
Lạy Phật ....con không có Pháp danh Không chay trường như các đệ tử Mặc áo xám, áo đà đi lễ Gõ mõ, tụng kinh sáng, trưa, chiều
06/05/2020(Xem: 6362)
Chúc Nguyện Thư Phật Đản lần thứ 2644 (PL 2564) của Viện Tăng Thống (Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ)
05/05/2020(Xem: 4426)
Tháng tư mùa Phật đản về Mang thương yêu đến khắp trời Á-Âu Thắp lên ánh sáng nhiệm mầu Gióng chuông tỉnh thức toàn cầu ngân vang Triệu người con Phật hân hoan Truyền trao thông điệp lạc an hoà bình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]