Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Đản 2645 Trong Mùa Dịch Corona

10/06/202108:23(Xem: 3999)
Phật Đản 2645 Trong Mùa Dịch Corona

phat dan

Phật Đản 2645
Trong Mùa Dịch Corona
 Trần Thị Nhật Hưng

  

  Đã gần hai năm trời, dịch cúp Vũ Hán vẫn chưa dứt sạch, giết chết bao người và hầu như làm tê liệt mọi sinh hoạt trong cuộc sống, ai nấy đều nản lòng, tuy nhiên, là con Phật không ai có thể quên ngày Đản Sanh của Ngài dù đang mùa cách ly giản cách xã hội. Các chùa từ lớn, nhỏ cũng cố gắng thực hiện một buổi lễ để tưởng nhớ Đấng Từ Phụ. Có chùa chỉ tổ chức trong nội bộ, có chùa mạnh dạn mời Phật tử tham dự nhưng theo chỉ thị của chính quyền sở tại tổ chức với số người theo qui định và những điều kiện đề ra. Có chùa phát động thi cắm hoa trang trí bàn Phật tại nhà, một ý tưởng thật hay để nhắc nhớ người con Phật dù không đến chùa trong mùa dịch, những cánh hoa tỉ mỉ tẩn mẩn cắm vào lọ, vào bình để thi chính là lúc tưởng nghĩ đến Phật, nhất là trong mùa Phật Đản.

   Vợ chồng ông bà Tâm, lụ khụ, lù khù, tuổi đời tuy đã trên thất thập cổ lai hy, không ai nhắc nhở, vẫn hướng tâm nghĩ đến Phật mỗi ngày qua những lần tụng kinh lễ lạy trước khi đi ngủ, thì làm sao có thể quên ngày Đản Sanh của Ngài được. Ông bà bàn nhau “làm cái gì đó” tại nhà để mừng sinh nhật Ngài. Tại sao Giáng sinh của Chúa, người Phật tử cũng…a dua mua cây thông về trang trí nhà cửa, gởi cho nhau lời chúc mừng thì Đản Sanh của Phật, lại lơ là được. Sẽ không công bằng tí nào. Do vậy, ông bà Tâm, ngoài phát nguyện ăn chay từ mồng 8 cho đến rằm tháng 4 âm lịch (con số ghi nhận Đản Sanh, Thành đạo và nhập Niết bàn của Phật), trang trí ban thờ là điều đương nhiên, ông bà còn tham dự khóa tu online của anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí thường tổ chức hằng năm liên tiếp bốn ngày trong dịp nghỉ lễ của Thụy Sĩ; kể đến năm nay đúng ra là khóa thứ 13, nhưng kể tổ chức online vì dịch bịnh là lần thứ hai.

  Tham dự với anh em, ông bà khích lệ tinh thần anh em, những bạn trẻ tài cao một lòng qui ngưỡng đến đạo Phật đã luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để duy trì và phát triển Phật Giáo tại xứ người.

  Trồng sen trên xứ tuyết là một điều vô vàn khó khăn, hiếm quí trong thời đại vật chất lên ngôi đòi hỏi thiện chí, kiên trì và nghị lực, như kẻ lội ngược dòng tìm về quê hương dân tộc đạo pháp, thì bà, dù tuổi đời quá đát, cũng chịu khó để đám trẻ lôi sền sệt muốn đứt hơi theo cho kịp nền văn mình công nghệ vào “room” mới tham dự được khóa tu do anh em tổ chức. Ngoài mong muốn khích lệ nói trên, bà hiểu thêm giáo lý nhà Phật, sau đó kể lại cho mọi người nghe và…khoe với Phật như món quà sinh nhật dâng tặng Ngài.

        Khóa tu kéo dài bốn ngày, anh em chia ra làm hai nhóm.

- Nhóm lớn có khoảng 40 người học giáo lý với Thầy Thích Hạnh Tấn từ 20.30 đến 22.30.

- Nhóm nhỏ tuổi từ 13 đến 18 gồm 20 em do Sư Cô Chân Đàn định cư tại Đức đảm trách từ 19 giờ đến 20.15.

 Từ nhiều năm rồi, Sư cô Chân Đàn nhận nhiệm vụ hướng dẫn các em bằng tiếng Đức vì cô thông thạo tiếng Đức lẫn tiếng Việt ngay lúc sinh hoạt tại hội trường và cả trên online.

Đề tài hai nhóm được học và thảo luận:

1- Đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày.

   Theo lời Thầy Hạnh Tấn, nếu chúng ta nhìn đời là một sân khấu, thì tất cả chúng ta đang là diễn viên diễn những vai ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh em, cháu, chắt và có lúc là công nhân, khi là ông bà chủ, kể cả vai xuất gia làm tu sĩ, hay tín đồ..v.v..thì theo Kinh Thiện Sanh, Đức Phật đã chỉ ra những điều cho chúng ta hành trì.

Đối với hàng Phật tử:

1- Thân hành từ.

2- Khẩu hành từ.

3- Ý hành từ.

4- Đúng thời cúng thí.

5- Không đóng cửa khước từ.

Nghĩa là, trong đời sống, là Phật tử, phải lấy hạnh từ bi làm chuẩn thể hiện qua thân, khẩu, ý và hành trì qua hành động bố thí, cúng dường đúng lúc đúng thời, cung kính đón nhận chứ không nên lẫn tránh.

   Ở bên Lào, không phải cứ cúng dường thật nhiều là công đức nhiều, mà họ thể hiện lòng thành vô cùng thiết tha kết nối mạnh mẽ giữa cư sĩ và tu sĩ qua hành động tuy nhỏ nhặt, cứ mỗi lần lấy gạo nấu cơm, họ đều bốc ra một nắm để riêng dành lúc bố thí, cúng dường. Điều đó, như luôn nhắc nhở khơi gợi lòng từ bi trong họ hằng ngày, chứ không phải đợi có lễ lạc hay kêu gọi mới mở lòng ra. Quá tuyệt vời phải không các bạn?

  Đối với hàng Tu sĩ:

1- Ngăn ngừa Phật tử chớ để làm ác.

2- Chỉ dạy điều lành.

3- Khuyên dạy với thiện tâm.

4- Cho nghe những điều chưa nghe.

5- Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ.

6- Chỉ vẽ con đường sanh Thiên.

2-Đạo Phật và tuổi trẻ

Để đạo Phật thâm nhập được vào tuổi trẻ hay nói đúng hơn tuổi trẻ tìm đến đạo Phật, điều tối quan trọng chính là vai trò của phụ huynh trong gia đình tạo chủng tử Phật trong lòng các em ngay lúc các em còn bé, chẳng hạn tập các em lạy Phật trước khi đi ngủ, hình ảnh Phật trên ban thờ sẽ là hạt Bồ Đề chờ đủ nhân duyên sẽ nở cành xanh ngọn, hoặc dẫn dắt các em tới chùa được sinh hoạt trong môi trường lành mạnh chẳng hạn như Gia Đình Phật Tử, hoặc môi trường dành cho thanh thiếu niên sống gần gũi với thiên nhiên, mở lòng hưng phấn kết bạn để học hỏi, thảo luận không chỉ riêng giáo lý Phật mà còn ngoài cuộc sống như trong các trại « Thanh Thiếu Niên Phật Giáo» do Thầy Thích Hạnh Tấn tổ chức bấy lâu. Phải «dụ» chúng thích thú tham gia để «trước dùng dục câu dắt, sau dùng trí để nhổ» là như thế. Thầy Hạnh Tấn còn nhấn mạnh, chính người lớn phải hòa đồng trước với tuổi trẻ, phải như là « con nít » như chúng, và đôn chúng lên như là « người lớn » như mình, học, chơi, gần gũi chúng với những lời khen thưởng, khích lệ, an ủi…có như vậy mới…dụ được chúng. Dụng tâm đầu tư như thế để khi tre có già thì măng đã mọc mới mong đóng góp cho sự phát triển Phật giáo trong tương lai.

 

3- Hạnh Phúc theo quan niệm Phật giáo.

        Hạnh phúc là điều mong mỏi của bao người, không phải tự nhiên mà có, mà đòi hỏi tự mỗi người nên góp phần tạo ra.

   Đối với Phật giáo, niềm hân hoan đem lại hạnh phúc nhất, theo kinh Pháp Cú, đó là:

Hạnh phúc thay Đức Phật ra đời.

Hạnh phúc thay Giáo Pháp cao minh.

Hạnh phúc thay Chư Tăng hòa hợp.

Hạnh phúc thay Tứ Chúng đồng tu.

   Và riêng chúng ta, những người con Phật, may mắn và hạnh phúc hơn nữa, là được mang thân người (đánh mất  khó nhận lại lắm), được gặp Phật pháp và sinh hoạt trong cộng đồng thiện hữu tri thức.

   Trong chiều hướng đó, Đức Phật đã dẫn dắt chúng ta qua Kinh Hạnh Phúc mà khóa tu đã thảo luận sôi nổi dưới sự chứng minh và hướng dẫn của Thầy Thích Hạnh Tấn.

   Để được hạnh phúc, điều kiện ắt có và đủ, người Phật tử phải theo những lời dạy của Đức Phật thể hiện qua Giáo Pháp của Ngài, sự hướng dẫn của Chư Tăng đồng lòng mà tu.

   Trước tiên, tìm môi trường tốt, chọn nơi lành mà ở để phát triển đạo tâm. Gần gũi người hiền, thiện hữu tri thức, tránh xa kẻ ác tà. Tự bản thân không làm điều xấu ác, dứt bỏ tứ đổ tường, phải nói lời ái ngữ, khiêm tốn, kính nhường, biết tri ân, kính lễ người đáng kính, chuyên cần giữ giới trong chánh đạo, siêng năng học hỏi, vận dụng khéo léo khả năng tay chân với sự hiểu biết để giúp đời, giúp mình, giúp xã hội, gia đình…Thêm vào đó, hiếu kính mẹ cha, thương vợ (chồng) con cái, và thương cả chúng sinh, không phân biệt thân sơ huân tập chan hòa mà yêu thương bình đẵng. Ngoài ra phải biết cúng dường, giúp đỡ họ hàng bà con và cả ngay những người không thân thích nhưng kém may mắn hơn mình..v.v.và.v.v..Chao ôi, còn nhiều lắm, nhưng chỉ thực hiện được bấy nhiêu thôi cũng đã là tràn đầy hạnh phúc rồi.

  Bên Thái, Lào và Campuchia, để tạo được hạnh phúc trọn vẹn cho gia đình, người thanh niên đến tuổi phải vô chùa học căn bản làm người tốt, thực hiện nghĩa vụ xuất gia ba tháng trước khi lấy vợ, và đương nhiên sau khi « tốt nghiệp » ra khỏi chùa chắc phải nhuần nhuyễn Kinh Hạnh Phúc. Riêng đối với phụ nữ thì nhẹ nhàng hơn, không học nhiều như thế, chỉ giới hạn trong thọ Bát Quan Trai giới thôi.

   Buổi Phật Pháp vấn đáp sôi nổi rất nhiều câu hỏi, nhưng câu hỏi ấn tượng nhất là người huynh trưởng GĐPT làm thế nào để có được hạnh phúc giữa gia đình riêng của mình và GĐPT. Đây là trường hợp « thân trai hai vợ » có hai gia đình, biết nói sao, ngoài câu ca dao khuyên bảo : « Trồng trầu thì phải khai mương. Làm thân hai vợ phải thương cho đồng », khéo léo cư xử đối đãi dựa vào Kinh Hạnh Phúc, đừng thiên về một bên nào quá đáng thì vui vẻ cả làng.

   

 Một buổi du ngoạn giữa khóa vẫn là truyền thống của khóa tu, dù dịch bịnh covid đang hoành hành, nhưng nhờ chích ngừa, thêm thời tiết nắng nóng, dịch bịnh có chiều thuyên giảm nên chính phủ cũng dễ dàng cho phép tụ tập nhưng không quá đông người. Anh em đã chọn một thắng cảnh thơ mộng tại Morschach bên hồ nước, núi đồi và rừng cây sinh hoạt bên nhau để thắt chặt tình thân qua những lúc quây quần ăn uống, trò chuyện. Ngoài món ăn tự túc, ban tổ chức bồi dưỡng thêm những củ khoai lang, bắp nướng đặc sản quê hương để tìm lại không khí quê nhà.

   Xen kẽ trong chương trình không thể thiếu mục văn nghệ do toàn thể anh em chuẩn bị chu đáo từ trước đó nữa. Nhất là các em ngành Thanh, Thiếu, dựa vào giáo lý, truyện tích Phật giáo từng học để diễn những màn thật ý nghĩa.

   Khóa tu kết thúc sau bốn ngày để lại bao hứa hẹn cho năm tới với mong ước không ngồi trong « room » mà là quây quần trong hội trường như ngày nào để có những sinh hoạt sôi nổi ấm cúng hơn.

                                      ***

   Ngày Đản Sanh tổ chức tại nhà, trước ban thờ với trầm hương thơm ngát, ông bà Tâm chỉnh tề trong chiếc áo tràng tụng kinh Khánh Đản. Với lòng thành tưởng nghĩ đến Đấng Từ Phụ, ông bà thầm khấn cầu sám hối mong Phật Trời gia hộ cho thế giới an lành, dịch bịnh sớm chấm dứt để bao người thoát khỏi đau thương chết chóc xa lìa và mọi sinh hoạt được trở lại bình thường.

   Buổi lễ sau đó, dựa theo chương trình như tại chùa, ông bà tắm Phật dù tắm qua online nhưng ý nghĩa vẫn là gột rửa thân tâm, dội sạch bao phiền não khó tránh được trong cuộc sống. Rồi để kết thúc buổi lễ, bà mở nhạc Đản Sanh, tiếng hát của các ca sĩ vang vọng khắp nhà khiến lòng ông bà Tâm cũng rộn ràng tưởng như Đức Phật đang hiện hữu trong nhà mình vậy.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trần Thị Nhật Hưng

 



***
youtube
  



 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2015(Xem: 6921)
Lễ Phật Đản 2639 tại Chùa Long Quang, Sydney
10/06/2015(Xem: 5501)
Phật Đản đã qua, khởi đầu cho mùa an cư, nhưng dư âm mùa Đại lễ 2639 vẫn còn lưu lại khá sâu trong tâm của người Phật tử. Trên thế giới, những nước có mặt Phật giáo đều long trọng tổ chức đón mừng Khánh đản từ phụ Thích Ca Mâu Ni mà 2559 trước đó được gọi là Thái tử Sĩ Đạt Ta.
09/06/2015(Xem: 5482)
Vào ngày 30/05/2015, Phật Quang Sơn Tây Ban Nha tổ chức Đại Lễ Phật đản PL. 2559, cử hành Pháp hội Tắm Phật do Pháp sư Diệu Huấn, Giám Tự Phật Quang Sơn Tây Ban Nha, Trưởng ban Tổ chức, Pháp sư Diệu Diễn, Giám tự Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha đồng tổ chức. Sự kiện thu hút cộng đồng Đài Loan, Tây Ban Nha cùng đến tham dự lễ có sự hiện diện của Cư sĩ Chu Kiện, Tham tán Cục lãnh sự quán nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Tây Ban Nha, Cư sĩ Loan Phong, Đại sứ nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Tây Ban Nha, Cư sĩ Từ Tùng Hoa, Hội trưởng Hội Xúc tiến Hòa bình Thống nhất Tây Ban Nha, Cư sĩ Lý Nhữ Long, Cố vấn Hội Quốc tế Phật Quang Sơn Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, Cư sĩ Ngô Kim Lan. . . 500 người tham dự lễ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.
07/06/2015(Xem: 9046)
Đại Lễ Phật Đản Và An Vị Phật Tại Chùa Bảo Thành Koblenz Ngày 06.06 Đến 07.06.2015. Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống trên trái đất nói chung và ở nước Đức nói riêng, mọi người đều hân hoan, như muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt. Năm nay 2015 tại Grafen Str 2 Koblenz Chùa Bảo Thành do Ni Sư Thích Nữ Minh Hiếu Trụ trì, phát tâm kiến lập ngôi Tam Bảo mặc dù chưa được hoàn tất nhưng Ni Sư cũng tranh thủ tổ chức đón mừng Đại Lễ Phật Đản, và An Vị Phật tại chùa. Trong 2 ngày đại lễ 06.06.2015 đến 07.06.2015 có Hòa Thượng Thích NHư Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Đức quốc chứng minh, có Thượng Tọa Thích Tâm Huệ trụ trì chùa Trúc Lâm Thụy Điển và Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, Ni Trưởng chùa Bảo Quang cùng Ni chúng chùa Bảo Quang Hamburg. Có Thượng Tọa Thích Giác Trí, các Sư Cô chùa Viên Giác, trên năm trăm (500) Phật tử tại địa phương và v
07/06/2015(Xem: 16027)
Lễ Phật Đản & Lễ Hoàn Nguyện Chùa Giác Hoàng, Victoria
07/06/2015(Xem: 7303)
Lễ Phật Đản lần thứ 2639 tại Tăng Xá Bắc Linh, Nam Úc, Chủ nhậ, 7-6-2015
07/06/2015(Xem: 10561)
Vào sáng chủ nhật ngày 07 tháng 6 năm 2015 (ngày 21 tháng 4 năm Ất Mùi), chùa Bảo Phước tọa lạc tại 270 Senter Road, thành phố San Jose đã tổ chức trang nghiêm, trọng thể Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2.559. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và các thiện nam, tín nữ, Phật tử ở thành phố San Jose và nhiều thành phố ở cả hai miền Bắc, Nam tiểu bang California về dự lễ. Đại lễ bắt đầu bằng tiếng pháo tưng bừng, tiếng trống lân rộn ràng của đoàn lân dẫn đoàn cung thỉnh chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm lễ đài.
06/06/2015(Xem: 6776)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Nha Trang
04/06/2015(Xem: 6317)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới. Theo truyền thống của các xứ Phật Giáo Nam Tông thì Vesak có nghĩa là lễ Tam Hợp, kỷ niệm cả ngày Đản Sanh lẫn ngày Thành Đạo và nhập Niết Bàn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Đây là một điều rất đáng tán dương và ca ngợi, không phải chỉ riêng cho người Phật Tử mà cho cả toàn thể nhân loại hơn 6 tỷ người hiện có mặt trên quả địa cầu nầy. Tuy quá trễ vì Đức Phật đã ra đời tại Ấn Độ, tính từ đó đến nay đã hơn 25 thế kỷ rồi, trong khi đó những Tôn Giáo khác có mặt trễ hơn, nhưng đã được thế giới nhìn nhận sớm hơn. Nếu không nhờ các nước thành viên Phật Giáo như Tích Lan, Thái Lan, Bhutan, Miến Điện v.v... can thiệp, đề nghị với Liên Hiệp Quốc, thì chắc rằng ngày sinh ra đời của Ngài cũng chỉ có giới Phật Tử biết đến mà thôi.
04/06/2015(Xem: 5775)
Phật đản năm nay (2015-2639), tuy chủ trương của Giáo hội không tổ chức xe hoa, vì đang xây dựng Việt Nam Quốc Tự, hẳn nhiên phần lớn quần chúng không ai tán thành quyết định nầy, nhưng rồi cũng phải tuân hành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]