Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Thông Điệp" Phật Đản 2646 (PL 2565, Dl 2021)

09/05/202118:53(Xem: 4049)
"Thông Điệp" Phật Đản 2646 (PL 2565, Dl 2021)

Phat Dan Sanh 30

“Thông Điệp” PHẬT ĐẢN

Kính Mừng Phật Đản 2645 - PL 2565 - 2021



Trên đời này cái “ta” là duy nhất (1)

Phật Thánh Phàm đều quyết định bởi “ta”

Thập pháp giới (2) nếu muốn được an hòa

Tâm phải sống vị tha và hiểu biết

“Tri Kiến Phật” (3) đó là điều đặc biệt

Phật ra đời để “Khai Thị” chúng sanh

“Ngộ Nhập” bằng sự nỗ lực tu hành

Quán chiếu tâm cùng triệt tiêu bản ngã

Hành khất thực bốn chín năm hoằng hóa (4)

Sống dưới cây hằng bảo vệ thiên nhiên (5)

Dùng đạo lực để cảm hóa Thánh hiền

Bình đẳng thảy khi mọi loài đều Phật (6)

Giáo lý Phật chỉ một điều duy nhất

Giải tận cùng những ràng buộc nhân gian

Đưa con người hướng đến cảnh huy hoàng

Sống bao dung với tâm không phân biệt

Kinh Di Giáo (7) những điều dạy tha thiết

Kim chỉ nam cho các bậc tu hành

Đồng thăng hoa trong đời sống tịnh thanh

Qua đơn giản ít muốn và biết đủ

Lấy phụng sự kệ kinh niềm vui thú

Chuyển sáu căn không đắm nhiễm sáu trần

Trong đường đời thường tưởng nhớ tứ ân

Tu tinh tấn chút đền ơn muôn một

 

Phật đản sanh muốn cõi đời đều tốt

Đem công bằng xóa giai cấp bất công

Mang Từ Bi Trí Tuệ sáng soi lòng

Giúp nhân thế cùng hướng về nẻo giác

Ai miên mật hành trì đều thành đạt

        Sống cuộc đời thanh thản rất lạc an

        Biết buông xả tận hưởng cảnh Niết Bàn

        Đấy mục đích Phật ra đời độ chúng

Mừng Phật Đản thể hiện Bi Trí Dũng

Giúp cho nhau Phật tánh mãi lưu truyền

Sống cuộc đời cao đẹp thuận tự nhiên

Hóa giải hết những khổ đau nhân loại

 

Chùa Pháp Hoa SA, 01/05/2021 (20/3/Tân Sửu), những ngày chuẩn bị đón mừng Phật Đản lần thứ 2645, PL 2565.

TK. Thích Viên Thành


Ghi chú: (1) + (2) +(3) Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên: KHAI THỊ CHÚNG SANH NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN “Mở bày tâm ra, chỉ cho chúng sanh thấy, hiểu được Phật”. Nên khi mới vừa sinh ra, Đức Phật Truyền Thông Điệp đầu đời rằng ”Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn – nghĩa là: Trên Trời dưới Trời chỉ có cái Ta này là duy nhất”. Cái “Ta” này cộng với “Tâm” là năng lượng, có thể tạo thành 10 pháp giới (Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Trời, Người, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh). Nếu ai biết vận dụng năng lượng này để phụng sự mọi loài chúng sinh, thì sanh Phước Đức, có thể thành Phật, thành Thánh. Bèn nếu mang năng lượng này, phục vụ riêng cho việc hưởng thụ bản thân, hay gia đình, tộc họ, quốc gia, chủng tộc, thì sẽ đọa lạc vào 3 đường ác, tội lỗi cũng vô biên. Cho nên aiTu hành, để hạ dần, tiến đến không còn “cái ta” là đúng pháp, bèn nếu Tu mà mỗi ngày muốn thể hiện “cái ta” để nó lớn dần, đó là Tu sai. “Phải quán chiếu lại chính mình, mà lo chỉnh sửa, cho “không còn cái ta” đó là nhiệm vụ chính của người Tu, chứ không vì ở ngoài mà được”.

(4)+(5) Phật truyền Thông Điệp xem “cái ta” và thiên nhiên là quan trọng, nên suốt chặng đường hoằng Pháp 49 năm, Đức Phật đã cùng đoàn Đệ tử, hằng ngày phải chọn phương pháp đi bộ “khất thực”, sống dưới gốc cây, đây là Pháp tu thực tiễn để tiêu trừ “bản ngã”, gieo duyên hóa độ chúng sanh, cũng là hình thức bảo vệ thiên nhiên cụ thể nhất.

(6) Đức Phật ra đời truyền Thông Điệp: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, trong xuyên suốt các Kinh, cũng không ngoài mục đích chỉ bày cho mọi loài thấy và sống với Tánh Phật ấy, để tự thân được an lạc, hạnh phúc và lợi ích cho muôn loài.

(7) Đức Phật luôn thương tưởng hàng đệ tử, trước khi nhập Niết Bàn, cũng cố gắng dạy những lời sau cuối, đầy cảm xúc, rất cô đọng, súc tích. Nếu ai không nhớ hết gia tài Phật Pháp trong suốt 49 năm Ngài hoằng hóa, thì chỉ cần nương theo Kinh Di Giáo này, cũng khá đầy đủ để hành trì, đạt được giác ngộ, giải thoát rồi.



facebook-1

***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2013(Xem: 53979)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 11519)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
12/08/2013(Xem: 7438)
Loay hoay mà đã 5 năm kể từ năm 2008 Vesak diễn ra tại Hà Nội; năm nay. GHPGVN chính thức xin phép đăng cai, đã được sự chấp thuận của nhà nước, để chuẩn bị cho năm 2014 diễn ra tại Bãi Đính.
23/07/2013(Xem: 5952)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị. Gần đây mới có một số chùa ở thành thị. Chư Tăng, chư Ni chỉ lo tu, ít đến nơi này nơi kia giáo hóa. Hoặc như đức Phật ngày xưa cứ ôm bình bát đi khất thực, ngày nay hình thức ấy vẫn còn. Qua những hình ảnh ấy, người ta nghĩ đạo Phật bi quan, Tăng Ni không cố gắng, không nỗ lực tạo kinh tế sống cho mình, cứ đi xin hoài. Vì vậy tôi sẽ giải thích câu Phật hóa hữu duyên nhân cho tất cả hiểu. Ðạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên thôi. Nghe thế đa số Phật tử nghi ngờ đạo Phật giáo hóa có sự lựa chọn, không công bằng. Nhưng nhìn cho thấu đáo, có thể nói rằng người Việt Nam chúng ta thấm nhuần đạo Phật rất sâu. Hồi xưa khi còn bé, tôi thích đọc Minh Tâm Bửu Giám, trong đó có câu:
16/07/2013(Xem: 9034)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
30/06/2013(Xem: 6803)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 3835)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 3898)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 5589)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567