Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư gia treo cờ mừng Phật Đản, chuyện cũ nhưng vẫn luôn còn mới

02/05/202008:02(Xem: 4812)
Tư gia treo cờ mừng Phật Đản, chuyện cũ nhưng vẫn luôn còn mới
TƯ GIA TREO CỜ MỪNG PHẬT ĐẢN
CHUYỆN CŨ NHƯNG VẪN LUÔN CÒN MỚI

Đến hẹn lại lên, người ta hay thấy các tin liên quan đến công tác chuẩn bị đón mừng đại lễ Phật Đản. Nhưng hầu hết đều mang lại thất vọng vì dường như nhưng người có trách nhiệm đưa tin đã không bước qua được cách nhìn thiếu chuẩn xác một cách trầm kha. Thí dụ tựa đề “Tỉnh X, Thành phố X, hân hoan, náo nức không khí đón chào ngày Phật Đản”, trong khi đó thực chất nội dung chỉ là nhữnghình ảnh hàng cờ, đèn hoa trang trí của các Tổ Đình, Chùa, Niệm Phật Đường mà thôi! Như vậy tại sao không viết “ Các Chùa, Tổ Đình hân hoan …”Chứ có cả tỉnh, thành phố bao giờ. Nếu như thế thì lễ Phật Đản, một ngày vía quan trọng nhất của Phật giáo mà các Tổ Đình, Chùa, Niệm Phật Đường không treo cờ, không hân hoan mới là chuyện lạ !

Cũng trong mùa Phật Đản, nhớ trước đây các cán bộ làm văn hóa PG có sáng kiến độc đáo, tổ chức chấm điểm cho cuộc thi làm Vườn Lâm Tỳ Ni đẹp ở các tư gia, rồi cũng ban bệ đầy đủ rũ nhau đi đến tận nơi chấm điểm. Kết quả giải nhất đều được trao cho các Vườn Lâm Tỳ Ni làm trên… sân thượng !

Nhờ cuộc thi này khiến chúng ta nhớ đến các gia đình Phật tử , nhất là các tình Miền Trung, những Phật tử hiền lành, nghèo khó nhưng giàu lòng hướng Phật, làm hình ảnh vườn Lâm Tỳ Ni đơn sơ, bày biện trước sân nhà , hiên nhà mình trong suốt mùa Phật Đản, ai di ngang qua, dù ngồi trên xe chạy qua vun vút cũng kịp cảm nhận được không khí hân hoan toát ra từ tấm lòng chơn chất của họ. Kính quý tấm lòng của họ làm sao không liên tưởng và ngưỡng mộ đến Tổ Đình, Chùa hay Niệm Phật Đường nào họ từng đến tu học. Không biết rồi có ai, ban hay bệ nào tro phần thưởng cho các Vườn Lâm Tỳ Ni này không nhưng tiếng thơm và việc làm của họ đã được vang xa, xa lắm !

Còn bài viết nàyđang được viết dưới mặt đất, với những hình ảnh đính kèm theo đây được chụp từ mùa Phật đản năm 2019. Việc làm này của một vài đạo hữu Phật tử ai củng từng biết qua rồi, vì vậy vẫn còn giữ mãi đến mùa Phật đản năm nay mới quyết định viết đôi dòng để rồi tiếp tục chia sẻ với mọi người về một chuyện rất cũ mà tính thời sự, củng như ý nghiã vẫn luôn còn rất mới. Bên cạnh đó, do điều kiện dịch bệnh ảnh hưởng chung nên năm nay những hình ảnh này, nói chính xác là những việc treo cờ như thế này sẽ không có cơ hội thực hiện. Không phải do việc làm anh em lâu nay chưa hề nhận được một lời sách tấn, khuyên bảo nào từ nhưng nơi đáng lẽ ra họ phải nhận được, hoặc đã tốn hao từ tiền túi cá nhân quá nhiều và danh dự cá nhân bị hao mòn đáng kể do phải nhiều năm mở lời đi xin, cậy nhờ nhiều nơi hỗ trợ. Một lý do nữa là do việc tư gia tự treo cờ mừng Phật đản như thế ít ai, ít nơi nào làm được và làm từ trong nhà ra khắp ngõ xóm như các anh em đạo hữu này, đặc biệt bao quanh đó là hai giáo xứ Thiên Chúa giáo ở hai bên.

Một động lực rất lớn cũng cần nên nhắc lại, cũng từ những năm cũ, là tâm thư kêu gọi treo cờ, băng rôn kính mừng Phật đàn của Thượng tọa Thích Phước Tiến, viện chủ Tu Viện Tường Vân, Huyện Bình Chánh nhân mùa Phật đản 2561 – 2017. Mọi việc ở đời, việc gì cũng vậy cái gì cần thiết nhưng rất ít; vì rất ít nên rất quý.Động thái của Thượng tọa Viện Chủ như làm tỉnh ngủ các cánh cửa thiền gia, nhìn xa rộng hơn chu vi chung quanh sân chùa rợp bóng đến ngạt thở cờ đèn mỗi mùa Phật đản. Không rõ các năm tiếp theo đó tâm thư tương tự có được tiếp tục hay không nhưng sự việc này, dù chỉ một lần thôi cũng đủ là điểm sáng, rất sáng trên vòm trời hoa đăng Kính Mừng Phật Đản hàng năm.

Có nhiều nghịch lý đến ngỡ ngàng cho đến hôm nay vẫn chưa có ai mạnh dạng đưa ra câu trả lời xác đáng. Đó là các đạo tràng, các khóa tu học nơi này nơi kia, có nơi lên đến hàng trăm, hàng ngàn người tham dự; chưa kể các buồi thuyết giảng ở các điểm , các chùa lớn nhỏ khắp mọi nơi. Vậy mà có ai làm được thống kê với con số, dù là gạn lọc vơi đi phân nửa, rằng có bao nhiêu lá cờ Phật giáo được các Phật tử của mình treo lên trước nhà mỗi mùa Phật Đản ? Hoàn toàn không có !


treo co phat dan (1)treo co phat dan (2)treo co phat dan (3)treo co phat dan (4)treo co phat dan (5)treo co phat dan (6)treo co phat dan (7)treo co phat dan (8)treo co phat dan (9)treo co phat dan (10)treo co phat dan (11)

Từ câu chuyện đó, liên quan đến chuyện thống kê con số tín đồ Phật giáo vừa qua mà có nhiều vị phải thốt lên là “sốc toàn tập”! Tiếp theo sau đó có nhiều ý kiến lẫn bức xúc của không ít chư tôn đức, tăng ni và Phật tử, kề cả có nơi dự định tổ chức một cuộc hội thảo về vần đền này, mà lồng vào trong phần lớn các ý kiến ấy, kề cả dự định hội thảo, đều nhắm vào việc chỉnh đốn, kiện toàn hoằng pháp, giáo dục tăng ni, phật tử .v..v… mà lại quên rằng chỉ mỗi việc kêu gọi Phật tử treo cờ Phật tại tư gia mà lâu nay các đạo tràng , Chùa, Tổ đình lớn nhỏ đều không làm được, nói một cách khác là thất bại toàn tập, thì cải tổ hoằng pháp, chấn chỉnh tu học ấy để làm chi nếu không là mục đích ‘ kêu gọi phật tử hãy mạnh dạng ghi danh xác nhận mình là tín đồ PG đề con số thống kê được đông hơn ? Liệu rồi Phật tử có ngoan ngoãn nghe lời thực hiện không, có thiết thực không ?

Tóm lại, kêu gọi Phật tử treo một là cờ P.G tại tư gia kính mừng Phật đàn hằng năm còn không được thì kêu gọi họ làm các việc khác từ các đạo tràng, khóa tu học lớn nhỏ ấy liệu có thành công ?

Trong một lần, khi nhóm anh em đại hữu đi giăng cờ đèn ngoài ngõ xóm, một vài cô bác bán hàng xin là cờ để treo trước cửa nhà và họ hòi “Tui không phải phật tử, không có đi chùa, treo lên có được không?” Bà Sáu bán hột é đầu ngõ thì nói “Thấy mấy em treo cờ bụng tui cũng nôn nao mầng sao. Vậy tui cũng treo trước cửa nhà tui một lá cờ nha”. Ông Ba bán cháo lòng thì trả lời sau khi anh em thử hỏi, ít ai treo cờ P.G , vậy ông treo ông thấy có ngại không “Mèn ơi, mắc gì mà mắc cỡ ! Mình có mình treo cái mà thiên hạ hỏng có. Họ mới mắc cỡ chớ sao lại mình mắc cỡ?” Thật ngại làm sao vì họ không phải là Phật tử hay có đi chùa !

Dặm ngàn nắng gió, lăn lộn với đời trong những ngày giăng cờ hoa mừng Phật đản, ít nhất anh em đạo hữu cũng cảm hóa được lòng thành của một vài con người buôn bán dọc đường, rất khác xa hình ảnh dè bĩu môi chề của những vị mặc bộ áo lam, vai đeo tai nải đang trên đường đi chùa ngang qua nói vọng lại anh em đạo hữu chúng tôi rằng “ Màu mè hình thức. Tu tại tâm.Phật ở trong lòng.Bày đặt treo cờ để chứng tỏ ta đây”. Đây cũng chính là một trong nhiều lý do mà từ đầu tháng tư âm lịch năm nay, chúng tôi cất tiếng kêu gọi anh em cùng nhau chuẩn bị đi treo cờ, giăng đèn chuẩn bị đón chào Phật đàn nhưng ai cũng thối thoát chối từ.Có đáng buồn không? Thật ra chẳng có gì phải buồn cả, ngược lại đáng mừng là đàng khác vì các vị Phật tử nọ đã lãnh thọ nguyên vẹn những lời dạy từ các đạo tràng, khóa tu của một nơi nào đó. Họ đã biết Tu Tâmvà Phật Tại Tâm- những điều mà chính anh em đạo hữu chúng tôi mấy mươi năm trời nay vẫn còn đang lần mò cầu học!

Xin mời cùng anh em đạo hữu chúng tôi xem lại những hình ảnh thành quả và xin lưu ý những hàng cờ đèn này không gần một ngôi chùa nào mà nằm giữa hai giáo xứ người ta !

Dương Kinh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2010(Xem: 5894)
Hằng năm, cứ mỗi độ mùa Phật đản về – thì khắp nơi khắp chốn –ở đâu – hình ảnh đức Phật hiện hữu, ngự trị ở đó không khí càng vui tươi, nhộn nhịp. Đó là tất cả những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật đản. Kỷ niệm Phật đản là tưởng nhớ, ôn lại và tri ân về sự rađời vĩ đại của đức Phật... Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
10/09/2010(Xem: 58547)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 61375)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 58111)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]