Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồi Ức nhân Ngày Phật Đản

15/05/201907:40(Xem: 4763)
Hồi Ức nhân Ngày Phật Đản

Phat Dan Sanh 23

Hồi Ức nhân Ngày Phật Đản


Còn nhớ lại những năm còn ở Việt Nam thuở còn nhỏ, cứ mỗi khi vào tháng năm gia đình tôi thường có tiệc vì ba tôi theo Tây học và làm ăn giao thiệp buôn bán nên hay tổ chức sinh nhật cho ông, nay từ khi được định cư Úc và có dịp tham gia các buổi lễ mùng Phật Đản ở các chùa tôi mới thấy nhiều điều trùng hợp cho ba má tôi và ngày lễ Phật Đản.

Sinh nhật của Ba tôi là 12 tháng 5 mà ngày Phật Đản nhằm ngày rằm tháng tư ta và thông thường ngày Mother’s Day ( ngày của Mẹ ) ở Úc lại cũng khoảng này và vì thế từ khi ổn định đi vào nhịp sống mới rồi chúng tôi luôn tổ chức cho ba má chung một ngày để thuận tiện cho quà biếu và làm tại nhà tiệc mừng chứ lúc đó chưa biết gì về Phật Đản, thật là tội lỗi !!!

Mãi đến khi ba mất đi rồi nhờ đến chùa trong suốt 3 tháng, mà má tôi và tôi mới có dịp tìm hiểu thêm về Phật Pháp và điều kỳ diệu làm sao lễ 100 ngày của ba tôi cũng trùng vào tháng 5 và chúng tôi được tham dự đại lễ Phật Đản 2636, lần đầu tiên trong đời.

Từ đó tôi ra sức học tập về giáo lý và kinh điển nên đã nhận ra mình đã hưởng được nhiều ân đức từ Đức Phật, cha mẹ mình và còn nhiều nhiều nữa … có điều lạ càng tìm hiểu Phật pháp tôi thấy tâm tư mình mở ra theo một lộ trình mới, chung quanh tôi ai ai cũng sẵn sàng để chỉ dẩn và giúp tôi hoàn thành điều tôi muốn kiếm tìm, và không hiểu vì lý do gì mà một người bạn đồng sở theo đạo công giáo một hôm gọi điện thoại cho tôi, “Chị ơi, Em đi chợ trời thấy tượng hài nhi này đẹp quá, biết chị tin theo Phật giáo, em vội mua làm quà tặng biếu chị, chút nữa em mang đến chị nha”.

Thế là Phật Đản 2637 tôi đã có bức tượng Thái tử Tất Đạt Đa trên đóa sen hồng bằng đồng oai nghi trên bàn thờ Phật, mỗi khi nhìn thấy tượng không hiểu sao tôi nhủ thầm đường tu phải trãi bao vạn ức kiếp hà sa mới được ngày đản sanh để làm bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thế thì mình mới bắt đầu vậy phải học cho nhiều, noi gương theo sự chỉ đạo của Ngài để bước đần ra chỗ tối tăm hiện nay rồi từ từ chuyển hoá từng kiếp vậy. Càng học và nghe nhiều pháp thoại đần dần tôi cũng biết nếu trong đời không tìm ra Phật ở đâu thì về nhà cha mẹ mình chính là Phật vậy và mình cũng có trong tâm một ông Phật hãy lắng nghe sự chỉ dạy của 3 vị Phật này.



Năm nay còn một tuần nữa đến ngày đại lễ này mà lòng tôi sao nôn nào rộn rã tôi kính cẩn thĩnh Ngài từ bàn thờ để lau chùi cho bức tượng cho thật bóng láng thì hình ảnh cha tôi lại hiện ra, nước mắt rơi tuôn vì tôi chợt nhớ lại bao lần người đã trãi thân trong lao tù sau những lần vượt biên hụt và cuối cùng cũng đã đem được chúng tôi đến một thế giới huy hoàng như ngày nay dù phải bỏ hết danh vọng sự nghiệp tài sản lại và chưa một lần được trở về thăm mộ.bà nội tôi , người mẹ mà theo ba tôi là một vị Phật đã một đời nuôi năm đứa con nheo nhóc khi chồng qua đời vào tuổi ba bảy của nàng xuân nữ …..

Tôi thần thờ một hồi lâu rồi nhớ lại bài hát Papa do Paul Anka hát thuở xưa chúng tôi thường nghe mà lời dịch thật ấm lòng.

“Ngày ngày cha cặm cụi chắt chiu từng nguồn sống , cha trở về khi đêm mù sương …” đúng như hoàn cảnh của Cha trong những năm đầu tiên định cư nơi xứ người để rồi quá kiệt sức do những dư âm của thời gian khổ trong tù và đã giả từ khi chúng tôi chưa có cơ hội báo đền được phần nào chữ hiếu đạo.

Có lẽ mãi mãi hình bóng cha tôi vẫn hiện về với tôi mỗi khi tôi đãnh lễ Phật và được dự lễ tắm Phật nên lần nào tôi khi tôi dâng nước lên mình Thái Tử mà nước mắt như mưa làm mọi người chung quanh chú ý không biết nguyên nhân gì …

Trong một lúc nhớ sinh nhật cha và nhớ đến ngày đại lễ Phật Đản tôi đã suy tư đến bảy bước chân sen của Phật lúc mới sanh như 70 năm hạnh phúc nhất được sống cùng cha cũng thậm thâm vi diệu mà chỉ có bây giờ tôi mới hiểu được… thì đã quá muộn màng… Cha ơi…



Kính đa tạ  ân Đức Phật đã dùng phương tiện hoá độ chúng sinh trong 80 năm xuất hiện trên đời đã truyền lại cho hậu thế những bài học vô giá.



Bạch Đức Thế Tôn, Vesak tháng tư ...về lại, 

Như luật tuần hoàn, có đến ....có đi .

Trân trọng cử hành Thánh Lễ ...Ân tri 

Ngài thị hiện ...chỉ điều hay ...Chân lý ! 

Tự mình thắp đuốc ...rọi soi nẻo ...bí *** 

Nhìn gương lòng ...lau sạch bụi vô minh.

Tập khí dần dần.. dừng ....khởi phát sinh 

Kính bạch Phật, diệu dụng này ....công phu mãi


Huệ Hương

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2014(Xem: 9988)
Theo Trường Bộ, Kinh Đại Bổn Nhân Duyên (số 1), Đức Phật Thích Ca đã giảng về một số phương pháp thông thường khi một thánh nhân đản sanh khác với một phàm phu bình thường tức loài người chúng ta. Chẳng những Đức Phật Thích Ca trong thời hiện tại (thế kỷ thứ 5 trước công nguyên) mà chư Phật trong quá khứ như Đức Phật Tỳ-bà-thi, Thi-khí,
29/04/2014(Xem: 6201)
Xứ California bị hạn hán nặng nề. Người ta không sợ thiếu nước uống hay để tắm gội hàng ngày mà sợ không có đủ nước tưới cây cỏ quanh vườn. Thiên nhiên không có màu xanh cũng giống như dòng sông không có nước và một người về già bị bệnh lạc trí quên đi tình mẹ. Giữa đợi chờ, bỗng đâu mưa ập đến. Mưa lớn, mưa nhỏ kéo nhau về cả tuần lễ. Màu xanh trỗi dậy. Người người hả hê mà vạn vật cũng chan hòa tươi mát lại.
27/04/2014(Xem: 14815)
Tháng tư về đó – Em ơi ! Vàng trong ánh ngọc, Sạch ngời tuyết mây. Bốn phương Trời tạnh mưa bay Hoa ưu đàm nở, Phương nầy nguyệt viên.
26/04/2014(Xem: 14547)
Cha lành, Phật Tổ Thích Ca Giáng trần cứu khổ, Ta Bà trầm kha Lời Cha ban bảo thiết tha: “Nước mưa một vị, Pháp Ta nhiệm mầu” “Ai ai tín nguyện tu mau”
24/04/2014(Xem: 5650)
Là một trong những vị thầy, bậc đạo sư sống và hành động tốt về giáo lý của Đức Phật, ở miền Đông Tây Tạng, đó là Za Patrul Rinpoche, Ngài đã có lời phát biểu đến với chúng ta rằng : “ Chúng ta cần hiểu rằng: chúng ta đã có phước đức được sanh trong một thế giới nơi đã có một Đức Phật đến và dạy Pháp, và chúng ta đã gặp một vị thầy tâm linh và những giáo huấn của Ngài. Bấy giờ là lúc chúng ta phải dùng cuộc đời làm người quí báu nầy để tiến bộ trên con đường giải thoát.”
23/04/2014(Xem: 6142)
Nhân ngày lễ Đản Sanh của bậc đại giác Thế Tôn, chúng tôi trang trọng gửi đến quí Ngài cùng quí vị lời cầu chúc an lành, thành tựu đạo quả giác ngộ, để cùng nhau kiến tạo nền hòa bình thật sự cho nhân loại và quần sanh.
13/04/2014(Xem: 17266)
Vui thay ! Phật ra đời ! Cho người được làm Người Cho Người cùng làm Phật Du hí thần thông ơi !
13/04/2014(Xem: 14711)
Kính mừng Đại lễ VESAK Phật lịch 2558 Do Tổ chức Văn Hóa Giáo Dục Liên Hiệp Quốc tỗ chức tại Việt Nam Ngày Phật Đản ngày người được sống Từng phút giây thanh tịnh bình yên Từng hơi thở trời xanh cao rộng Tự thân mình giới thể trang nghiêm.
13/04/2014(Xem: 20310)
Hôm nay Phật Đản trở về Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào Từ trời Đâu Xuất trên cao Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân. Ma Gia mộng ứng điềm lành Voi ngà sáu chiếc hóa sanh Thánh hiền Bảy đóa sen quý kim liên Ưu đàm một đóa Thánh hiền Đản sanh.
10/04/2014(Xem: 13929)
Vào ba ngày Tết của người Thái, các bức tượng Phật được đặt bên ngoài hiên chùa để người dân đến làm lễ tắm Phật, dâng hương và cầu may mắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]