Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe nhạc Phật Đản

26/05/201812:51(Xem: 5844)
Nghe nhạc Phật Đản

NGHE NHẠC PHẬT ĐẢN

 

Thường như mọi năm, muốn biết  mùa Phật đản  rộn ràng ra sao nhiều người hay tìm vào các trang  nghe nhạc  ở các cổng thông tin đa dạng, dù ở đó chưa phải là nơi  tổng hợp hay  tiêu biểu cho  các hoạt động  âm nhạc Phật giáo (ANPG).

Bây giờ thử gõ vào từ khóa  “nhạc Phật Đản” chúng ta dễ dàng tìm  chọn ra rất nhiều  bài hát  cùng chủ đề. Đó là xu thế tất yếu của thời đại , và cũng từ xu thế ấy , dường như chính là  bàn đạp  khơi dậy thiện duyên tử phía   ca nhạc sĩ đến với ANPG. Trước kia, khi chưa làm quen với  âm nhạc Phật giáo, các ca nhạc sĩ  còn rất nhiều  e ngại khi muốn thể hiện tấm lòng đối với Phật đà, nên dùng những bài  nói về cha, mẹ, về hiếu hạnh và về ca ngợi quê hương. Vì thế cả một thời gian dài  trong ác buổi  văn nghệ cùng dùng ở các chùa ngưởi ta chỉ nghe  toàn  nhạc  hiếu nghĩa và ca ngợi quê hương. Lễ Phật đản cũng ca hát về mẹ, lễ vu lan ngoài ca hát về mẹ cha thì cũng có  những bài ca ngợi quê hương.  Vì thế đã có nhiểu đạo hữu  suy nghĩ : nếu  để nghe những bài hát  như vầy thì ở nhà hằng ngày chúng tôi nghe đã chán chường lắm rồi, đã thế gian lắm rồi. Nếu ở nhà, chỉ cần một  động tác bấm nút là cói thể chọn nghe   các bài khác, đến chùa để  nghe pháp và tu học hoặc nghe những  bài nhạc chứa đựng âm giai  Phật đà, như vậy các vị có  xem thường  Phật giáo chúng tôi lắm không? Vần để cũng đã được nhiều đạo hữu có chút kiến thức  Phật  pháp và nghệ thuật góp ý với các vị trụ trì nhưng  thời gian đó  chùa nào, người nào cũng có thấy thấy phấn khích khi có ngôi sao A, ngôi sao Z đến chùa mình phục vụ dù có ca hát  bài hát  với nội dung gì cũng không quan trọng. Xem ra nhờ thế  người ta mới thấy căn bệnh sủng ái “ngôi sao” đâu chỉ dành cho  người thế gian thường tình !

                          Hiện tại thì tình hình đã khác hẳn, các ca nhạc sĩ đã tự  sáng tác và biểu diễn các  khúc có nội dung  Phật pháp rỏ ràng. Chỉ riêng lãnh vực sáng tác, thể chia ra nhiểu khuynh hướng sáng tác như  cảm tính, chuyên sâubình thường. Trước hết khuynh hướng cảm tính là tuy chưa  thông hiểu sâu Phật pháp, chỉ bằng nhãn quan thế tục  và tình cảm chân thành đành cho Phật giáo,  cho một  nhân vật  Phật hay Bồ Tát nào đó mà mình có thiện duyên ban đầu, ngừời nhạc sĩ thả  tình cảm thiện duyên ấy vào  những nốt nhạc  mình ứng tác để trở thành tác phẩm. tất nhiên có những  sai sót nhất định mà  rồi đây, mai sau, khi ngày càng thâm nhập sâu vào Phật pháp  họ cũng sẽ dần nhận ra  khắc phục để hoàn thiện. Đây là căn nguyên  bước đầu để dẫn dắt  họ vào nẽo đạo nên cánh cửa  mở rộng  khá thoáng. Vì vậy  đây là  thành phần đa dạng, rất đông, vừa là  tín hiệu vui cho ANPG nhưng cũng  gây ra nhiều hệ lụy không ít  từ nội dung diễn đạt. Những điều  bất cập này  từ trước đến nay chưa có một động thái  kiềm soát hoặc chí ít góp ý từ phía  các ban ngành chuyên môn của Phật giáo. Tiếp theo là khuynh hướng Chuyên sâu. Trong khuynh hướng này  hiện đang  này sinh ra hai  góc cạnh  đối lập nhau. Đó là người am hiểu Phật học nhưng yếu  về chuyên môn   âm nhạc và ngược lại người am hiểu chuyên môn âm nhạc thí lại yếu vầu khả năng phật học chuyên sâu. Nếu bổ sung cho nhau được thì quả là hạnh phúc tuyệt vời cho ANPG. Nhưng rất tiếc là  trong lạnh vực nghệ thuật  ai cũng có quyền “ sáng tạo” riêng  khó chấp nhận đồng hành với nhau. Từ đây  xảy ra  vấn đề gần như là một lựa chọn  dù rằng đến với phật pháp  ai cũng  muốn  cống hiến bằng cả cái tâm  tha thiết của mình; đó là  chọn người am tường Phật học để vững  tin hơn , và nếu  sự lựa chọn ấy  là có thật thì rõ ràng  yếu tố nghệ thuật yếu đi – nếu không muốn nói là xem nhẹ. Ngược lại nếu chọn   yếu tố chuyên môn thì  ai cũng dễ dáng nhận ra  kết cục như thế nào. Cho nên ANPG chuyên sâu   thì rất  kén chọn người nghe, chưa nói đến  các nhạc sĩ phổ thơ  nhiều ẩn dụ của chư Tổ, chư Thiền sư xưa một cách cứng nhắc.  Cuối cùng là khuynh hướng bình thường .Đây là sự dung hòa  bất đắc dĩ, muốn có  tác phẩm để làm chương trình hay biểu diễn, chấp nhận tất cả  các khuynh hướng sáng tác và nội dung lõng lẽo  ra sao. Với điều kiện và  danh phận của một tổ chức Phật giáo, mỗi một chương trình biểu diễn là một sự tập hợp, chấp vá, mang hình thức không khác một chương trình đại nhạc hội quy tụ   nhiều  danh ca, ngôi sao và tạp kỷ và quyền lợi sòng phẳng với nhau. Vì sao ? Vì  Phật giáo chúng ta chưa bao giờ đặt ra vấn đề  đào luyện hay gìn giữ những  khà năng  tiềm tàng, vốn có của mình, để có một thực lực nội tại  vững chắc của chính mình, do mình đảo luyện và gìn giữ mà có. Yếu tố cúng dường và nhất là tấm lòng tha thiết dành cho Phật đạo dần bị  bào mòn, tàn lụi  bởi cách làm ANPG hiện nay.

                           Ba khuynh hướng  sáng tác trên, hiện nay có ai làm  một thống kê  hay tổng kết  thành quả gì cho  Phật giáo, và Phật giáo đã được hưởng  lợi lạc gì qua những cách làm ấy ? Thật ra nếu nói không thì  thiếu tôn trọng  một vài cá nhân đã có thành quả cống hiến  thật sự, còn nếu nói có thì tội nghiệp cho  ANPG  đâu phải là một sân cỏ để   mủi giày đinh của các cầu thủ thay nhau dẫm nát mà tính chuyện thắng thua. Có lẽ tốt nhất là chính chúng ta , mỗi  người có một cảm nhận riêng , nên tự đi tìm ra đáp án sẽ khả thi hơn.

                          Trên mặt bằng chung, chúng ta  dễ dàng nhận ra có không ít sự thành tựu  đáng khích lệ, khả dĩ tác động đến mặt tích cực cho ANPG. Với những tác giả nội tại như Chúc Linh, Đức Quảng,  Quý Luân.v…v..thời gian qua cũng có nhiều tác phẩm  có chất lượng  bên cạnh dòng nhạc sinh hoạt xưa nay trong lãnh vực biều diễn. Nói về  nhạc mừng Phật Đàn trước hết phải kể đến tác phẩm “Trăng Tròn Tháng Tư” của Chúc Linh, dù không phải  dòng nhạc sinh hoạt nhưng  bài này  mang tính chất chào đón, hân hoan  thật sự, rất phù hợp với nhiều lứa tuổi mà gần đây chưa thấy có tác phẩm nào đạt được như vậy. Nhạc sĩ Quý Luân có điều đáng quý là  có một tác phẩm  dành riêng cho lứa thiếu nhi mà  ít thấy các nhạc sĩ PG sau này có được, đó là bài “Em Mừng Phật Đản Sanh”. Mong rằng  những tác phẩm như thế này  sẽ được  các nhạc sĩ Phật giáo tiếp tục phát huy để  lứa tuổi các em  không bị  đầy dạt  qua một bên  sân khấu mỗi mùa Phật Đản. Với nhạc sĩ Giác An thì sau bài “Mừng Phật Đản Sanh” với giai điệu Tango rất được   nhiều  ca sĩ chọn ca , nhưng qua sự cố “ Hoàng hậu đản sanh đức Phật nhân tử” ( dù đã lắng nghe, tiếp thu và sửa chữa) thì  dường như bị chìm hằn, có lẽ  bận bịu chén cơm manh áo, đi phổ thơ kiếm sống !

Ca Si Duong LeCa Sĩ Dương Lễ trình bày nhạc phẩm: “Mừng Phật Đản Sanh” 



                         Ở khuynh hướng khác, trước khi  nhắc đến  nhạc sĩ lỗi lạc Hàn Châu, chúng ta nên nhắc đến  ca sĩ Thùy Trang và Nguyễn Đức. Chính hai ca sĩ  này đã tận tâm , chăm chút các tác phẩm của nhạc sĩ Hàn Châu, từ thu âm, phối khí cho đến trực tiếp thể hiện, biến tác phẩm trở nên chuyên nghiệp đáng tự hào. Ban đầu nhạc sĩ Hàn Châu rất ý tứ phổ nhạc từ bài sám cầu an  (Con quỳ lạy Phật chứng minh..) để có được bài “ Lạy Phật Quan Âm” vì vậy sai sót từ ngữ Phật học  không đáng kể. Gần đây nhất nhạc sĩ Hàn Châu gây thêm ngạc nhiên khi viết bài “Hát Mừng Đản Sanh” mà lời thì của Vinh Đại Sơn. Bài này  ca sĩ Nguyễn Đức và Sương Mai thể hiện rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Nhạc sĩ Hàn Châu  phải khiến lớp đàn em  học hỏi và cảm phục. Cũng có  một vài vị  nhận thấy  rằng khi chưa hiểu nhiều  về Phật học thì cũng nên dựa vào  thơ hoặc bài viết của  người đi trước sẽ tránh được nhiều sai sót hơn.

                      Xa thêm chút nữa,  hai năm  trở lại đây, cặp đôi nhạc sĩ Hoàng Y Vũ và ca sĩ Châu Khánh Hà gây được sự chú ý trong làng nhạc ANPG qua nhiều bài  hát  với nhiều phong cách  mới lạ. Đây là cặp đôi sáng tác và biểu diễn theo khuynh hướng cảm tính. Vì vậy có một vài sai sót nhỏ không đáng kể nhưng nếu được khắc phục sớm thì tác phẩm sẽ thêm  hay và đạt chất lượng tốt hơn. Thí dụ  tác phẩm “ Happy Birthday Thích ca Mâu Ni Phật” chỉ nghe tựa đề thôi cũng thu hút các bạn trẻ rổi và nhất là giai điệu trẻ trung , sôi động. Nhưng đáng tiếc là các câu intro và giang tấu lại  cài nhiều lần điệp ngữ “Om mani Padme hum” và còn lập đi lập lại rất nhiều lần trong một bài  nội dung  nói về đức Phật đản sinh. Có lẽ  nhạc sĩ  nghĩ đã là kinh thì cái gì cũng tốt ! Còn lại các bài khác  cũng của chính nhạc sĩ này thì phần lớn đều diễn đạt nội dung  đời là bể khổ, tu  đi và chuyện tội phước theo cảm nhận  của mình.

                       Hôm nay, đã là ngày mùng 10 tháng 4 âm lịch rồi, trên các trang mạnh  vẫn chưa có gì dù là một MV  ngắn của các ca sĩ thực hiện  “mừng Phật Đản” như thường khi. Có chăng là các album “Nhạc Phật giáo “ với  chủ đề ghi rõ ràng “ Nhạc Mừng Phật Đản”  nhưng hầu hết đều là quan âm Bồ Tát,  đời là  Vô thường, Cát bụi….Vì vậy càng khiến chúng ta  cảm kích những tích cực hơn  như  sự kiện nhạc sĩ Phạm Nhật Huy đã tung ra một MV với 22 giọng ca của các ca sĩ , nghệ sĩ, người mẫu trong tác phẩm “Bảy Bước Từ Tâm”, vào đúng mùa Phật đản năm vừa rồi. Khi MV vừa  được lên  mạng, người viết là người đầu tiên  gởi lời tán thán và cảm mến và cũng nhanh như  khi  tôi làm làm, chính nhạc sĩ Phạm Nhật Huy hồi âm  thay mặt tập thể “Bảy Bước Từ Tâm” gởi lời cảm ơn. Còn lại vài ngày ngắn ngủi , biết đâu sẽ có ai đó tung ra  một công trình tương tự  dâng lên đức Từ Phụ ngày đản sanh !
7 buoc tu bi tam




                      Chúng tôi là  những thế hệ từng sinh hoạt và trưởng thành  trong màu áo thanh niên Phật giáo, nên đã từng tận hưởng và thấm nhuần nhiều  dòng nhạc Phật giáo  bao la, nên dù hôm nay  có đứng trước  những  tác phẩn thượng vàng hạ cám thì vẫn nghe lại  được từ trong ký ức của mình những nguồn ANPG đẹp, mà thương cho các bạn trẻ ngày nay. Thôi thì nghe đỡ  những tác phẩn trên đây và  ghi nhận  tấm lòng của những  người sáng tác và thể hiện.

 

                                                 Sài gòn mùa Phật Đản lần thứ 2642 - PL 2562

                                                                        Dương Kinh Thành

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2014(Xem: 7472)
Xuân tới trăng tròn, Tất Đạt Đa Thái tử ra đời, họ Thích Ca Gia thế vốn dòng Sát Đế Lợi Phụ Hoàng, Tịnh Phạn, Mẫu, Ma Da.
16/05/2014(Xem: 6116)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường. Mây trời ngũ sắc cúng dường, Hoa đàm bừng nở mười phương, an bình. Vòm trời sáng rực bình minh,
16/05/2014(Xem: 7476)
Các nhà lãnh đạo Phật giáo từ 80 quốc gia khác nhau trên thế giới đã tham gia Đại lễ Vesak LHQ 2014 được tổ chức tại trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, tỉnh Ayutthaya
16/05/2014(Xem: 8975)
Năm nay Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc –Vesak 2014 PL 2558, lần thứ hai trong 11 kỳ tổ chức kể từ năm 1999. Đây là sự kiện quan trọng luôn được sự quan tâm trong tinh thần phấn khích của tăng ni và Phật tử Việt Nam.
16/05/2014(Xem: 5857)
Nghi Lễ Ba Miền Cầu Nguyện Thế Giới Hòa Bình và Quốc Thái Dân An tại Đại Lễ Vesak 2014
15/05/2014(Xem: 8796)
Chiều tối ngày 13-5-2014, nhằm ngày 15 tháng 4 năm Giáp Ngọ, BTS. GHPGVN tỉnh Quảng Nam tổ chức Đại Lễ Phật Đản (Vesak) PL. 2558 (2014) tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam (08 Trần Hưng Đạo, TP. Tam Kỳ).
15/05/2014(Xem: 8014)
Năm 2013 vừa qua nhân lễ kỷ niệm 50 Bồ Tát Quảng Đức tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Strassburg Pháp Quốc, cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNAC đã có nhã ý đề nghị với vị Đại Diện của Quốc Hội Âu Châu là mỗi năm chúng ta mong muốn được tổ chức tại trụ sở Quốc Hội một ngày Đại Lễ để mừng Đức Phật ra đời. Do lời đề nghị ấy của cố Hòa Thượng mà năm nay và những năm sau nữa, cứ đến ngày rằm tháng tư âm lịch là Phật Tử chúng ta đều có thể về Strassburg để cử hành Đại Lễ tại đây.
15/05/2014(Xem: 7532)
Ngày 12-5 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam (08 Trần Hưng Đạo, TP. Tam Kỳ), Ban Văn hóa Phật giáo tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc triển lãm nghệ thuật Phật giáo đất Quảng với chủ đề: “Mùa Sen Nở” để chào mừng Đại Lễ Phật Đản (Vesak) PL.2558 – DL.2014.
15/05/2014(Xem: 7620)
Tối ngày 12-5-2014, nhằm ngày 14 tháng 4 năm Giáp Ngọ, BTS Phật giáo huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Đại lễ Phật Đản PL 2.558 tại chùa Long Hoa, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức. Đông đảo chư Tăng Ni, đại diện chính quyền địa phương và bà con, Phật tử trong huyện đã về dự lễ, nhất tâm cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, gia đình hạnh phúc. Buổi lễ được diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính, thấm tình đạo vị của bà con Phật tử ở vùng sâu trong tỉnh.
14/05/2014(Xem: 5886)
-Đại lễ cầu hòa bình cho thế giới - Quốc thái dân an lớn nhất; Bức tranh về chủ đề Phật giáo lớn nhất VN; Hội diễn văn nghệ Phật giáo có quy mô lớn nhất; Lô đèn hoa đăng dâng cúng chư Phật nhiều nhất VN; Liên hoan phim Phật giáo đầu tiên, chiếu và giao lưu phim Phật giáo có quy mô lớn nhất VN; Câu đối chào mừng các đoàn đại biểu, Phật tử trong nước và quốc tế về dự Đại lễ Vesak LHQ 2014 lớn nhất. Ngoài ra còn có một kỷ lục được thiết lập trước giờ khai mạc Vesak 2014: Lá cờ Phật giáo bằng hoa tươi lớn nhất châu Á
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]