Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ký ức mùa Phật Đản

16/05/201809:37(Xem: 3764)
Ký ức mùa Phật Đản

Ký ức mùa Phật Đản:

          MỘT KỶ NIỆM SUÝT BỊ LÃNG QUÊN


Trước hết, xin chân thành cảm ơn anh Hau Pham Ngoc, nguyên Đoàn phó Đoàn Học sinh Phật tử (HSPT) Mục Kiền Liên, sáng sớm hôm nay đã chia sẻ về một kỷ niệm tuyệt vời  nhân mùa Phật Đản mà những tưởng mình đã lãng quên với bao lo toan trong hiện tại… 
Tôi giật mình và có chút bàng hoàng khi phát hiện ra rằng cái thời Đoàn HSPT chúng tôi tồn tại, tất cả anh chị em, từ Huynh trưởng cho đến đoàn sinh, ai cũng có nhiều việc làm rất thiết thực cho thanh niên Phật giáo nói chung và Phật giáo địa phương nói riêng. 


duong kinh thanh


Những mùa Phật Đản đến với anh em chúng tôi đều rộn ràng khôn tả. Ai có khả năng gì thì đóng góp. Phần lớn anh chị Huynh trưởng và đoàn sinh chúng tôi đều định cư ở Cây Bàng (Thủ Thiêm), cho nên bằng khả năng của mình và muốn tạo ra không khí Phật Đản cho nơi mình sinh ra và trưởng thành biết đến Phật đạo. Cũng xin nhắc thêm rằng cho đến sau 1975, khoảng đầu thập niên 80, khu vực Cây Bàng và An Lôi Đông mới có chùa và bà con bắt đầu biết học kinh tu Phật thay cho trước đó chỉ có đình miếu là nơi sinh hoạt tâm linh duy nhất. Chính anh em đoàn sinh chúng tôi là những người đầu tiên làm xáo động tinh thần ấy khi mà ngay cả từ chợ Thủ Thiêm, An Khánh biết đến Cây Bàng, An Lợi Đông nhưng những địa danh bất ổn, dữ dằn! Bằng tinh thần đó, cùng sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh anh em đoàn sinh, anh em chúng tôi đã dựng các cổng chào (khi ấy  gọi là “Huyền Môn”) từ cầu Ông Cậy (vị trí đường hầm vuột sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm hiện nay) cho đến Cầu Phao 5. Tính theo bây giờ là bao trọn địa giới phường Thủ Thiêm. Tất cả có đến bốn cổng chào Kính Mừng Phật Đản. 
Những cổng chào khi ấy “thiết kế” rất đơn giản. Vật liệu cũng chẳng có gì, chỉ với sáu hoặc tám cây cừ tràm hay cừ đước, có tre lớn càng tốt. Hai trụ hai bên đường, mỗi trụ trồng hai cây cừ, hai cây khác vắt ngang phía trên để chịu lực cho tấm băng rôn có dòng chữ “Kính Mừng Phật Đản”, hai bên là hai lá cờ Phật giáo, chính giữa là hình Phật Đản sinh do chính anh em tự vẽ. Bất kể mưa nắng, anh em “thi công” không sợ đói, khát vì các ngôi nhà có dựng cổng chào trước đường đều ủng hộ hết mình, từ ăn uống, cơm nước và cho câu điện một cách rất hoan hỷ và còn giữ nhiệm vụ bảo vệ cổng chào cho mấy ngày Đại lễ... Đáng nhớ nhất cổng chào ngay trước cửa hiệu của nhà ba em đoàn sinh Kiều Nga, Kiều Nghi, Kiều Hương, hai bác phụ huynh rất tuyệt vời, cho đến bây giờ nhớ lại vẫn thích nụ cười hiền lành ấy. Những hình đó đã hun đúc tinh thần tu học và hân hoan kính mừng Phật Đản của anh em chúng tôi thêm rạo rực và ý nghĩa. Bên cạnh còn có hình ảnh bà Hai Nghĩa, là bà ngoại của hai em đoàn sinh Hòa và Nhã cũng hết lòng hỗ trợ, vận động cho anh em chúng tôi. Một kỷ niệm khó quên là bên cạnh những hình ảnh tích cực hết lòng vì Phật Đản của mọi người dân Cây Bàng đang hòa nhịp cùng anh em chúng tôi, còn có những tín đồ Gia Tô (Ở đường hẻm “Bà Ba Xã”- Phao 3) sáng sớm lên uống cà phê nơi quán Bác Hai Nhự (gần nhà tôi) tỏ ra khó chịu vì “dám” treo hình Phật giữa đường để họ “chui qua chui lại”. Ba má tôi nhắc nhở nhưng đường ta, ta cứ đi, mặc…! Cứ thế đến mùa Phật Đản 1975, khi ngày 30/04 khi bộ đội về còn ngơ ngác trước các cổng chào của anh em chúng còn đang làm dang dở...


cong chao phat dan

Bây giờ, đang vào mùa Phật Đản, Phật lịch 2562 - 2018, mỗi mùa Phật đản hiện tại có đủ đầy phương tiện, tối thiểu nhất cũng có một lá cờ nhỏ treo trước cửa nhà, để bày tỏ tấm lòng người con Phật hướng đến đức Từ Phụ. Bản thân tôi thì vẫn nguyên chí nguyện “tối thiểu” trong muôn thuở là đi vận động bà con treo cờ, đèn, ít ra là quanh thôn xóm mình. Tất nhiên, so với khả năng thì không thể lo toan tất cả, phải dựa vào quen biết và nhất là uy tín sẵn có - dù là chẳng to lớn gì hơn ai, nhưng cũng đi xin được vài ba chiếc lồng đèn, vài hàng cờ dây để treo khắp phố phường. Một việc làm không ai xui bảo, không ai “tuyên dương” và dĩ nhiên nhiều năm rồi chẳng ai thèm để ý! Trong tâm trạng đó, anh Đoàn phó của chúng tôi lại nhắc về thời trai trẻ của chúng tôi trước năm 1975, mỗi mùa Phật Đản, làm bản thân mình ngẩn ngơ không kém xúc động khi theo dòng ký ức của anh nhớ lại chuyện năm xưa. Té ra hồi đó mình cũng đã từng “đi xin” từng lá cờ, từng lon sơn để làm cổng chào rồi! Vậy mà mấy năm nay, cũng mỗi mùa Phật Đản, mình cũng đi ngửa tay, khom lưng đi xin như vậy mà quên những chuyện đi xin năm xưa. Hồi đó với bây giờ có khác nhau không, thưa các bạn hữu của tôi?
Đất Cây Bàng, vùng Thủ Thiêm bây giờ không còn lưu dấu những bước chân chúng tôi năm ấy, nhưng đúng là trong ký ức không có đường mòn khuất nẻo mà chỉ có những vầng sáng lung linh đầy ý nghĩa theo nhịp khúc mừng Phật Đản sinh hằng năm.
Một lần nữa xin cảm ơn anh Đoàn phó Hau Pham Ngọc đã nhắc lại một ký ức suýt bị lãng quên, cảm ơn tất cả anh chị em huynh trưởng, đoàn sinh Mục Kiền Liên thân yêu đã cùng đồng hành trong những tháng ngày lung linh ấy và vô cùng cảm ơn quý ông, bà, cô, bác Cây Bàng, Thủ Thiêm đã hết lòng đồng hành  với anh em trong những ngày ấy để bây giờ sẽ là hành trang rất đẹp trên bước đường lưu bước ngàn xa. Tất cả hình ảnh đẹp bỗng hôm nay ùa về trong mùa Phật đản sung túc của mọi người…
Và, xin cho nói một lời cuối trong dòng ký ức này: Hy vọng đâu đó, xưa nay hay hiện tại cũng có những người, những việc làm như anh em chúng tôi ngày ấy, để cho sức mạnh Kính mừng Phật đản thêm nhiều ý nghĩa.
Nhớ quá tuổi thanh xuân tôi!

Phật Đản 2641 – PL 2562

Dương Kinh Thành



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2017(Xem: 5244)
May mắn thay, chúng ta đang sống trên một đất nước thịnh vượng, đa chủng, dân chủ và tự do. Cộng đồng Việt và Phật giáo Việt đã đem đến vùng đất Bắc Mỹ một nền văn hóa mới trong một châu lục đa văn hóa. Ngày lễ hôm nay đã nói lên điều đó. Giáo pháp của Phật về tương tức, tương duyên và tương sanh đã mang lại sự hiếu hòa và trách nhiệm của dân tộc Việt trải ngàn năm qua. Do vậy, dù sống ở đâu người con Phật cũng thường quán niệm rằng, tôi có mặt trong một dân tộc và dân tộc đó có mặt của tôi. Sự an bình của tôi là sự an bình của một cộng đồng và ngược lại. Đến Đạo Phật để tìm sự sống của an lạc và hòa bình cho chính mình và nơi chốn mình đang sống.
19/04/2017(Xem: 10107)
Kính mừng Phật Đản - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ HT Thích Viên Lý
18/04/2017(Xem: 8364)
Thiêng liêng mầu nhiệm ánh dương tràn , Ban rải tình thương đến muôn vàn, Diễn giảng kinh vàng lan khắp chốn, Hoàng dương chánh pháp dứt kêu than.
16/04/2017(Xem: 11973)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc Ba nghìn thế giới đón Như Lai. Thật vậy, lại một lần nữa mùa Phật Đản lại trở về với những người con Phật tha hương tại Úc Châu. Đức Thế Tôn với hình ảnh đản sinh quen thuộc trên bảy đóa sen là một thông điệp khai thị về hành trình vượt thoát luân hồi sinh tử.
04/04/2017(Xem: 10007)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2561 Miền Nam California do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cộng tác với các chùa tại địa phương tổ chức vào ngày chủ nhật 23.04.2017 tại Mile Square Park, 16801 Euclid Street, Fountain Valley, CA 92708; (714) 973-6600
04/04/2017(Xem: 3343)
Mỗi hàng năm Phật Đản về vạn nẻo Chư Tăng, Ni, Phật Tử lễ kính mừng Hào quang Ngài chiếu tỏa khắp, sáng trưng “Phật Tri Kiến” Ngài “Khai Thị Ngộ Nhập” Vì thương chúng sanh, mãi hướng ngoại tìm cầu, để chìm đắm hoài trong luân hồi sinh tử, nên Phật mới “thị hiện” xuống trần, với mục đích duy nhất là: ‘Mở bày chỉ cho chúng sanh, nhận thấy rõ và sống được với Chân Tâm Phật Tánh của mình’. Tức là nhắc nhở cho chúng sanh hãy “quay về với chính mình”.
04/04/2017(Xem: 3274)
Xin chắp tay hướng về Mùa Phật Đản năm nay Nguyện cầu cho thế giới Hoà bình giữa nắng mai .
01/04/2017(Xem: 3363)
Đấng Pháp Vương bậc xuất trần thượng sĩ Vượt cổng thành vào rừng núi xuất gia Ngài chẳng màng chức tước vị vương gia Bỏ tất cả mong tìm phương lối thoát .
14/03/2017(Xem: 4373)
Trong kinh Hoa nghiêm, Đức Phật dạy rằng: “Ai thọ và trì Phật giới tức nhập chư Phật vị”. Phật giới nghĩa là giới do Đức Phật chế ra cho cả chúng xuất gia và tại gia. Do giữ giới sẽ đưa chúng ta thành thánh hiền, đạt quả Phật, đặc biệt Năm Giới, Thập Thiện và Bồ Tát Giới sẽ là nấc thang, là hạt giống giúp quý Phật tử giữ mãi “chất Phật hiền lương” của chúng ta trong hôm nay và nhiều kiếp vị lai. Đây là nếp sống thánh hiền và khả năng thánh thiện mà người cư sĩ tại gia dù cuộc sống còn nhiều ràng buộc, vẫn có thể trì giữ, để hạnh phúc mãi mãi. Do công năng vô cùng đó, chùa Hương Sen sẽ tổ chức truyền Năm Giới, Thập Thiện và Bồ Tát Giới nhân dịp mừng lễ Phật đản lần thứ 2641, Phật lịch 2561 này. Chương trình như sau:
18/06/2016(Xem: 5508)
Lũ trẻ lại tụ tập ở đầu xóm. Cuối tuần rảnh việc chúng nó vẫn thường hẹn gặp nhau ở đây. Khoảnh đất hẹp chỉ có mấy trăm mét vuông còn lại giữa hai xóm sau thời gian xây dựng chung cư hạng sang kế bên cái xóm nghèo này coi vậy mà được việc. Tuy không phải là công viên nhưng cũng còn vài lùm cây, là nơi tụ họp của cư dân trong cả hai xóm. Sáng sớm thì mấy ông bà lớn tuổi đến tập thể dục, tập dưỡng sinh, sau đó mấy tiểu thư nhà giàu bên kia dắt chó đi dạo. Rồi sau giờ học là nơi chơi đùa của đám con nít. Chơi u mọi, vật lộn nhau hoài cũng chán, tự dưng có một đứa, rồi cả bọn, cùng ngồi dùng tay gom những miếng đất s
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567