Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Hiện Sinh Đến Đản Sinh

23/04/201716:22(Xem: 5416)
Từ Hiện Sinh Đến Đản Sinh


Duc Phat Dan Sanh-1


Từ Hiện Sinh Đến Đản Sinh

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang


 

Có những bước chân thật lầm lũi, lầm lũi đến mức độ từ khi đến cho tới khi đi đều không tác tạo một âm ba nào, tưởng chừng như không là một hiện hữu! Nhưng cũng có những bước chân qua đi rồi mà vẫn còn vang dội mãi đến ngàn sau, tưởng chừng như muôn ngàn hiện hữu.

Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động. Dòng hiện sinh của nó là những cung bậc hòa điệu với giao hưởng khúc thiên thu của vũ trụ.

 

“Người nằm xuống cho ngàn năm vang bóng

Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần

Tờ sa mạc như bôi phong tẩy địa

Trút linh hồn dường như thể như thân” (Bùi Giáng)

 

Nhưng, hiện hữu là gì? Hiện sinh là gì? Con người là gì? Ta là gì? Ta là ai?

Rõ ràng là một trò đùa lẩn quẩn! Hỏi tức là hỏi về một cái gì. Sự kiện này có nghĩa là có ít nhất hai sự thể hiện hữu, hiện hữu với chủ thể tính và khách thể tính. Hỏi tức là vươn tới một cái gì, tìm tòi một cái gì, chờ đợi một cái gì - một cái gì như là đối tượng. Sự kiện này có nghĩa là chủ thể tính hỏi còn mông muội về đối tượng được hỏi. Từ những sự kiện trên, người ta có thể thấy được rằng đặt tra vấn - Hiện hữu là gì? Hiện sinh là gì? Con người là gì? Ta là gì? Ta là Ai? – là một tra vấn về những tra vấn, hay nói cách khác, là một câu hỏi được hỏi về những câu hỏi. Đây là một bế tắc, một bế tắc không thể vượt qua bằng những tra vấn có tính cách ước lệ.

Trong ý nghĩa đó, ngày nào mà một hiện hữu chưa làm linh hiện được ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó thì ngày đó cuộc đời vẫn còn là một tra vấn, một câu hỏi, một sự lầm lũi phong kín! Đạo Phật gọi tình trạng đó là vô minh, là một cơn đại mộng.

 

“Xử thế nhược đại mộng

Hồ vi lao kỳ sinh” (Lý Bạch)

Trần gian là giấc mộng dài

Làm chi cho mệt một đời phù sinh.

 

Hay như trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa:

 

“Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng, huyễn, bào ảnh,

Như lộ, diệc như điễn;

Ưng tác như thị quán”.

 

Hãy quán sát tất cả các pháp có tạo tác đều như giấc mộng, không thực, bọt nước, sương, điện chớp.

Là một tra vấn, một cuộc hành trình lầm lũi, một cơn đại mộng, kiếp người như là lữ hành mù lòa, quờ quạng trong đêm tối, như là cánh bèo trôi giạt theo dòng thác lũ vô minh, nghiệp lực! Chúng ta không biết mình là gì, không biết mình là ai! Chúng ta vay mượn kiến thức, vay mượn ngữ ngôn của thế giới ước lệ, vay mượn vai trò diễn viên trên sân khấu cuộc đời để thao tác, để múa may quay cuồng một thời rồi ra đi, rồi trở lại. Đâu là chỗ khởi đầu? Đâu là nơi chung cuộc? Không biết! Chúng ta không biết gì về mình, không biết gì về người.

Tại sao chúng ta phải hiện hữu, thay vì không?

Trong cơn đại mộng này, trong cuộc hành trình lầm lũi này, chúng ta thường trực cưu mang những lo âu sợ hãi, những vui buồn phiền muộn, những bất an xáo trộn. Chúng ta vay mượn danh ngôn của thế giới ước lệ để biến chúng thành sự thỏa mãn tạm thời hay mối đe dọa thường xuyên đối với chúng ta. Chúng ta đặt ra những quy ước, những phạm trù cho phương cách tư duy, lý luận và hành động để buộc trói mình, để áp đặt lên tha nhân. Cuối cùng tất cả đều không có lối thoát. Huyễn sinh vì vậy đã thành phù sinh.

 

“Thảo nào khi mới chôn nhau, 

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra ! 

Khóc vì nỗi thiết tha sự thế, 

Ai bày trò bãi bể nương dâu, 

Trắng răng đến thuở bạc đầu, 

 Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần. 

Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc, 

Lớp cùng thông thiêu đốt buồng gan, 

Bệnh trần đòi đoạn tâm can, 

Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da. 

Gót danh lợi bùn pha sắc xám, 

Mặt phong trần nắng rám mùi dâu, 

Nghĩ thân phù thế mà đau, 

Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”.                                                                                                                                                                

(Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, Cung Oán Ngâm Khúc)

 

Giờ đây cuộc hành trình lầm lũi đã lạc sâu vào mê cung tăm tối, cơn đại mộng đã thành cơn ác mộng.

Cũng có thể sự thực không như vậy. Tại sao ta phải tra vấn về mình, tra vấn về hiện hữu, tra vấn về con người? Tại sao ta phải áp đặt những tra vấn lên một thực tại đang sống, đang có mặt sờ sờ ra đó? Ta đang có mặt, có nghĩa là ta đang hiển hiện với ý nghĩa hiện sinh. Tại sao ta phải chối bỏ mình, chối bỏ một hiện hữu đang hiện thực? Không! Ta đang sống có nghĩa là ta đang hiện hữu và ta phải sống trọn vẹn với những gì ta đang có. Ta có quyền buồn, vui, phiền muộn. Ta có quyền say sưa hưởng thụ. Làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn không phải là sống trọn vẹn với giây phút hiện tiền mà ta đang hiện hữu đó sao?

Nhưng có một sự thật mà ta không thể chối cãi. Đó là sau những cơn say, sau những phút giây cuồng nhiệt, ta thấy mình trống rỗng, ta thấy mình mất thăng bằng trên nhịp sống bình thường, như thể ta bị đánh rơi xuống vực thẳm. Trong những trạng thái đó, thế giới chung quanh ta bỗng trở nên xa lạ, cô liêu và quạnh quẽ khác thường. Ta nghe được sự thiếu vắng mênh mông trong thân phận một kiếp người. Thì ra ta chưa hề hiện hữu một cách thường trực và thực tại. Tại sao? Ta là gì? Con người là gì? Ta có thực sự hiện sinh không?

Lại những câu hỏi về những câu hỏi!

Lúc con người chìm sâu trong sự cô đơn, trống vắng là lúc nó đối mặt với chính nó thực sự. Nhưng chúng ta sợ hãi sự cô đơn, sợ hãi sự trống vắng. Chúng ta tìm mọi cách để trốn chạy. Chúng ta khát khao muốn tìm lại mình, nhưng bằng phương thức trốn chạy, nên chúng ta vĩnh viễn không biết mình là gì. Sự khát khao muốn tìm lại mình và muốn biết mình là gì chính là nỗi khát khao muôn thuở của con người, của hiện hữu. Nó còn có thể được coi như là mục tiêu tối thượng của đời sống. Vì mọi tra vấn, mọi khúc mắc, mọi vấn đề của con người, của cuộc đời đều được giải tỏa khi chúng ta làm hiển hiện một cách trọn vẹn ý nghĩa hiện sinh của mình.

Sự Đản Sinh của đức Phật là đánh dấu cho một triêu dương của nhân loại, của vạn hữu trên khai lộ của sự thức giác và làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn. Và cuộc đời của Ngài đã là hình ảnh linh hiện của ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn. Trong đó, tri kiến như thật về thực tại là một trong những thông điệp mà ngài đã trao lại cho nhân loại. Tri kiến như thật về thực tại nghĩa là thực tại như thế nào thì thấy biết như thế đó. Chúng ta đã vay mượn quá nhiều danh ngôn của thế giới ước lệ, những gì chúng ta có về tư duy, lý luận và hành động đều là vay mượn, không có gì đích thực là của chính chúng ta. Rồi hãy lắng nghe thực tại bằng cả tính mệnh của mình:

“Trên tất cả, chàng học từ nó cách lắng nghe, lắng nghe với trái tim bình lặng, với chờ đợi, mở lòng, không cảm xúc, không ham muốn, không phán đoán, không quan điểm.” (Hermann Hesse, Siddhartha)

Lắng nghe thực tại trọn vẹn, con người sẽ giao cảm và hiểu được thực tại. Hiểu được thực tại cũng có nghĩa là hiểu được mình. Hiểu được mình là hiểu được Như-Lai.

 

“Nhược dĩ sắc kiến ngã

Dĩ âm thanh cầu ngã

Thị nhơn hành tà đạo

Bất năng kiến Như Lai”.

(Kinh Kim Cang)

 

Nếu dùng hình sắc tướng để thấy Phật, dùng âm thanh để cầu Phật, thì người đó đã làm sai, không thể thấy được Phật.

Không từ hình danh sắc tướng mà thấy được Như Lai, vì Như Lai là vô tướng. Vô tướng thì sinh mà không sinh, diệt mà không diệt, tức là đệ nhất nghĩa đế, là thực tại.

“Như lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ.” (Kinh Kim Cang) Như lai là không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu.

Đến mà không từ đâu, đi mà chẳng về đâu, tức là đã làm linh hiện được ý nghĩa hiện sinh tuyệt đối.

Trong ý nghĩa đó, Đản Sinh không chỉ là sự ra đời của một bậc vĩ nhân cách đây trên hai ngàn sáu trăm bốn mươi mốt năm về trước. Đản sinh là triêu dương bừng sáng lên ý nghĩa hiện sinh tuyệt đối của vạn hữu qua mọi thời đại.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2016(Xem: 5022)
Người về từ cõi Thái không Và thị hiện với tấm lòng đại bi Hào quang rực Lâm Tỳ Ni Cánh Sen ôm gót Hài nhi mỉm cười
15/05/2016(Xem: 6328)
Vào thời điểm này của các phong trào quần chúng, các cuộc xung đột bạo lực, các vi phạm nhân quyền tàn bạo và những tranh luận đầy hận thù nhằm chia rẽ cộng đồng, ngày lễ Phật Đản cung ứng một cơ hội vô giá để tất cả chúng ta suy nghiệm lại những lời giảng dạy của đạo Phật trong việc giúp cộng đồng thế giới giải quyết những thách thức khẩn cấp. Sự bình đẳng cơ bản của tất cả mọi người, sự cần thiết để mưu tìm công lý, và sự liên thuộc lẫn nhau giữa đời sống và môi trường là thật sự quan trọng hơn bất cứ một khái niệm trừu tượng nào để các học giả tranh luận; họ đang hướng dẫn cho các Phật tử và những người khác con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn.
15/05/2016(Xem: 9410)
Bỏ nhà đi, bỏ phố phường Bỏ một nỗi nhớ lạ thường. Nhớ ai? Bỏ bộn bề nặng hai vai Bỏ bàn phím chữ từng ngày thấm thơ Bỏ lo toan đã bơ phờ Bỏ con tim nhói lơ ngơ yêu đời Bỏ nụ cười, bỏ cuộc chơi Lên chùa Góc vắng
14/05/2016(Xem: 6120)
Clip nhạc: Dưới Đài Sen, thơ của Tuệ Nga, Nhạc sĩ Quý Luân: 0903713090 - 0919373039); Ca Sĩ Vân Khánh trình bày
13/05/2016(Xem: 4930)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục. Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục. Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực. Cũng lại như thế. Một kẻ ăn chơi đàng điếm mà nhốt nó vào tu viện thì đúng là nhốt nó vào địa ngục. Nhưng sau một thời gian thấy quen, rồi yêu thích rồi cuối cùng nhận ra đây mới chính là thiên đàng. Một vị tu hành đạo đức bị đưa vào chốn ăn chơi đàng điếm thì đúng là nhốt ông ta vào địa ngục. Nhưng sau một thời gian thấy quen, rồi yêu thích rồi cuối cùng nhận ra đây mới chính là thiên đàng.
13/05/2016(Xem: 5952)
Mùa Phật Đản Sinh lần thứ 2640 năm nay đã hiện về với người con Phật khắp năm châu. Nơi nơi đều đón mừng ngày Giáng Trần cứu độ của Ngài. Ngay cả UNESCO tại Paris Pháp Quốc và Hoa Kỳ cũng sẽ làm lễ trọng đại để kỷ niệm ngày thiêng liêng tại những trụ sở quan yếu ấy trong tháng 5 nầy. Đặc biệt Tổng Thống Obama của Hoa Kỳ cũng đã vinh danh sự kiện nầy bằng một Thông Điệp tuy rất ngắn; nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa trọng đại cho sự thể hiện lòng Từ và lòng Bi mẫn của Đức Phật. Mỗi Vị Bồ Tát khi xuất thế, các Ngài đều có những hành động và những biểu hiện rất đặc biệt. Ví dụ như ngoài câu nói : ”Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn” ra, Ngài còn bước đi chung quanh hồ nước thiêng tại vườn Lâm Tỳ Ni và dõng dạt tuyên bố rằng : ”Ta việc sanh đã hết, những phạm hạnh đã lập, việc nào cần làm ta đã làm xong và ta biết chắc một điều là kiếp sau ta sẽ không còn tái sanh nữa”. Như vậy Ngài đã chứng minh cho tất cả chúng sanh thấy rằng: Vòng luân hồi sanh tử sẽ không còn hiện hữu nữa với một chúng s
12/05/2016(Xem: 7240)
Theo trang nhà của Phật Giáo Tây Úc đưa tin, ngày 08/05/2016, Thủ tướng Chính phủ Úc, Malcolm Turnbull đã gởi bức Thông điệp để chúc mừng Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 2640, PL.2560 - TL.2016.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]