Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Đản với những tấm lòng không cũ với thời gian

25/05/201616:20(Xem: 3841)
Phật Đản với những tấm lòng không cũ với thời gian

Phat_dan_sanh10
Phật Đản với những tấm lòng không cũ với thời gian



Mãi đến hôm nay tôi mới quyết định gởi tới các bạn những hình ảnh chào đón ngày Đản sanh đức Từ Phụ Thích Ca mâu Ni của những anh em xưa nay vốn âm thầm đi làm cái việc chặng ai khuyến khích hay có lời động viên này. Tuy chưa đầy đủ lắm để nói hết được tấm lòng của họ nhưng qua một vài hình ảnh trông không có vẻ gì hoành tráng hay rôm rả trong không khí hân hoan nhưng đó là tất cả những gì họ đã làm được cho Phật đạo bằng cả sự trân quý thiết tha hằng năm. Chính vì sự nhiệt tâm đó, tấm lòng của họ không hề mòn cũ theo thời gian. Dù màu cờ ít ỏi họ treo hay chiếc lòng đèn chắt chiu từ biết bao tinh thần thiện nguyện, có phai nhệt vì mưa nắng nhưng tấm lòng ấy không bao giờ phai cũ, ngược lại luôn làm sáng đẹp thêm tinh thần của họ và rất đáng ca ngợi hơn bao giờ hết.

Có đi theo họ vận động từng nhà treo cờ Phật giáo kính mừng Phật đản hằng năm, mới thấu hiểu những gian khó và vô vàn chướng duyên vây quanh hơn là những thử thách thường tình ta đã hiểu. Do đó một dãi nhà chỉ lác đác vài ba lá cờ được treo đối với họ là cả một thành tựu cũng như là niềm hoan lạc vô biên biết chừng nào, một phần cũng do số là cờ có được trong tay rất hạn chế. Họ mừng trong vô vàn khó khăn đó, thế thì tại sao chúng ta không ghi những khoảnh khắc đẹp ấy lại để giới thiệu đến bạn bè chung quanh để biết đâu qua đó, nơi này, nơi kia vẫn có những tấm lòng thiện nguyện như họ đang rất cần chờ một nguồn tiếp sức quý báu từ chúng ta, dù đó chỉ là một lời động viên khiêm nhường nhỏ nhoi (ảnh 1-026) .
Phat Dan 2640 (1)
Năm nay mùa Phật đản lại trùng hợp với mùa vận động bầu cử đại biểu quốc hội và HĐND các cấp. là thêm một chướng ngại lớn chồng thêm trên đôi vai họ vốn rất khó khăn gặp phài thường năm. Ngay cả ngôi chùa năm rồi có vận động những Phật tử là tài xế gởi xe hằng ngày tronmg chủa, cúng dường và treo cờ, từ Bệnh viện Quận 2 đường Lê Văn Thịnh đến hết con đường 42 và qua luôn một phần ba con đường số 6 nơi anh em chúng tôi cư ngụ. Năm nay thì im phăng phắc, không biết có phải do lấn cấn việc vận động bầu cử hay không hay là những vị Phật tử tài xế nọ không còn cúng dường nữa nên chùa làm thinh luôn, quay về hình ảnh cố hữu là tự lo cho chùa mình ! Nói chi đến nhóm những anh em thiện nguyện này, khó khăn và cản ngại còn nhiểu hơn gấp bội. Và rồi họ vẫn vận động, treo cờ bình thưpờng từ khu vực xóm nhà họ cư ngụ lan rộng đến những cung đường khác chung quanh. Tất nhiên anh em họ không có ai “cúng dường” cả, tất cả dựa vào ý chí, tinh thần và uy tín để có được vài ba chiếc lồng đèn và số cờ ít ỏi hằng năm ( ảnh 2-028).

Phat Dan 2640 (2)

Các bạn biết không, hằng năm họ làm công việc này, cơ sở pháp lý duy nhất để “lận lưng” là thông tư hướng dẫn tổ chức đại lễ Phật Đàn hằng nam của Ban Trị Sự GHPGVN thành phố HCM, mà trong đó duy nhất chỉ có mỗi hàng cữ đại lọai “ vận động, khuyến khích tư gia Phật tử treo cờ đèn, biểu ngữ...”, cũng đủ an lòng để họ dấn thân. Nếu họ là con dân nhà phật xứ Huế năm nay thì có Thông tư 077/2016/TT-BTS ngày 11/04/2016 do Hòa Thượng Trưởng Ban Thích Đức Phương đã ký để tự hào và vững dạ thể hiện tinh thầh chào đón Đàn sanh tại tư gia hay đường phố nơi mình cư ngụ. Với anh em thiện nguyện chúng tôi, năm nay may mắn còn có Thông tư của HĐTS trung ương GHPGVN số 025/2016/TB-HĐTS ngày 07/03/2016 do Hòa Thượng Trưởng ban đã ký. Trong ở Điều III mục 2 chính là cơ sở để họ tựa vào. Năm nay Phật đản ở thành phố này có lằm điều muốn nói, ngay cả thông tin từ thông tư tổ chức Phật đàn cũng không thấy có thì không còn gì buồn và tủi thân hơn các nơi khác. (ảnh 3-030; ảnh 4-021; ảnh5-031).

Phat Dan 2640 (3)
Theo tâm tư của anh em, họ rất ngưỡng mộ Phật giáo xứ Huế hằng năm tổ chức lễ Phật Đản. Những anh chị bán đèn lồng Phật đản dạo cũng sẽ là bạn đồng hành quý giá nếu ở thành phố Sài gòn này với họ, một thành phố vố luôn đi đầu trong các sự kiện đón mừng Phật Đàn hằng năm nhiều thập kỷ trước. Phật giáo xứ Huế chưa bao giờ để đứt quảng chuỗi tinh thấn hân hoan kính mừng Phật đàn hằng năm, ngay cả khi trùng khớp với Festival Huế, tài biến hóa để hòa nhập được chư Tôn Đức lãnh đạo nơi này thể hiện hết sức nhuần nhuyễn và khéo léo. Chưa khi nào nghe Phật giáo xứ Huế vin vào bất kỳ lý do nào đễ làm đứt quàng chuỗi tinh thần mà theo đó mới chính là thể hiện sự trân trọng công lao hy sinh của liệt tổ tiền nhân để ngày Phật đàn được bình an và rực rở sắc hoa cờ như hôm nay. Phật giáo xứ Huế đáng phài hãnh diện về điều này.

Vài ba lá cờ, hàng đèn lèo tèo của anh em có đáng chi so với một rừng cờ đèn ngộp trời của một ngôi chùa nào đấy, càng chẵng thấm tháp chi so với Huế. Thế nhưng anh em họ đã giữ vững được ý nguyện dù không được ai hỗ trợ (ngay cả văn bản Thông Tư để họ dựa vào )và riêng với Huế, nếu phước báu họ được sinh ra và lớn lên ở đấy chắc chắn rằng họ sẽ được choàng vai nhau hơn cà ý nghĩa một đạo hữu cùng chí hướng. tiếp sức cho nhau trên mỗi chặng đường dài của câu chuyện treo cờ , đẻn, biểu ngữ Kính Mừng Phật Đản hằng năm. Nói hoài, nói mãi mà vẫn chưa thấm ...lá sen !


Phật Đản 2016-Pl 2560
Dương Như Tâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2011(Xem: 3764)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
09/05/2011(Xem: 3692)
NEW YORK, ngày 6 tháng 5 năm 2002 (Trụ sở Trung ương LHQ) – Sau đây là thông điệp của ông Tổng Thư ký Kofi Annan nhân dịp kỷ niệm lễ Vesak ngày 7 tháng 5 năm 2002: “Tôi rất sung sướng được gửi đến quý vị lời chào mừng nồng nhiệt nhất nhân dịp kỷ niệm ngày Đản sanh, Thành đạo và Nhập Niết bàn của Đức Phật. Những lý tưởng đạo đức và nhân đạo cao thượng của Đức Phật đã khai sinh ra một truyền thống tâm linh sinh động mà hơn 2500 năm sau, vẫn tiếp tục làm cho đời sống của hàng triệu người trở nên cao cả. Hôm nay, trên khắp thế giới, Phật tử vui mừng ca ngợi thông điệp Từ bi, Cảm thông và Tương kính mà Đức Phật đã mang đến cho nhân loại.
08/05/2011(Xem: 9220)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
07/05/2011(Xem: 4723)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
07/05/2011(Xem: 4964)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
07/05/2011(Xem: 7344)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
06/05/2011(Xem: 3687)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
06/05/2011(Xem: 6247)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
05/05/2011(Xem: 4958)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
04/05/2011(Xem: 4443)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567