Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ô Hay !Bất Chợt Phật Đản Về Rồi !

21/05/201608:28(Xem: 9690)
Ô Hay !Bất Chợt Phật Đản Về Rồi !

Ô HAY !BẤT  CHỢT PHẬT ĐẢN VỀ RỒI !

 o-hay-4

                  Sáng nay trên đường về, vẫn tuyến xe buýt  88 thường  khi được chọn. Đến trạm “Cây Xăng - Chung Cư Mười Mẫu” bước xuống, từ bên vệ đường gió thổi bay nhẹ miếng “ăng-sing” cài áo và bản tụng  kinh Khánh Đản ai đó  làm rơi ( hay liệng bỏ), bay vướng vào vào chân. Thấy ảnh  Phật Đàn Sanh  tôi vội cúi xuống nhặt lên phủi bụi và giữ chặt trong tay. Điều này dễ hiểu thôi vì nơi này, chổ tôi ở là  hai khu giáo xứ rất lớn, không cùng tín ngưỡng với mình,  hình ảnh Phật bay  loạn sạ như vậy  cũng đâu có gì ngạc nhiên,  đâu đó còn có vài tiếng cưới  nhẹ  vang sau lưng tôi. Hiểu mà !

                  Từ trạm xe đó, trên đường thả bộ  vào nhà, lòng tôi chợt  hân hoan lạ. Tôi thầm reo lên : Ồ! Phật Đản về rồi đó ư?

                 Lấy khăn lau sạch bụi đất dính  vào hai tấm hình  và lấy bàn ủi, ủi lại cho thẳng tấp đàng hoàng để  nối tiếp lòng trân trọng  hình ảnh Phật Đản sanh.Từ hình ảnh và nội dung in trong hai  tấm hình đó,  tôi có ba điều suy tư; hai vui và một  băn khoăn !

                Thứ nhất: Vui vì hình ảnh đức Phật Đàn Sanh in trong “ăng-sing” cài áo (ảnh 34) là mẫu tượng hiện rất được  các nước Phật giáo Châu Á sử dụng, rất  dễ thương  và gẩn gũi. Chỉ có  PGVN là chưa sử dụng rộng rãi hình tượng này thôi. Do đó theo tôi  đây là một  tín hiệu vui.o-hay-2

                 Thứ hai: Vui vì bản tụng kinh Khánh Đản được in để phát trong ngày đại lễ cho mọi người nhìn vào đọc, đã in bài tụng Khánh Đản  truyền thống xưa nay, không có sử dụng  bài khánh đản  “sáng tác” mới.

                Và thứ ba: Tôi băn khoăn, hình ảnh Phật đản sanh được in  trang bìa bản tụng này lại cũng chính là tượng mà  PG thành phố thường dùng để “rước Phật”  từ chùa Ấn Quang sang Việt Nam Quốc Tự (ảnh 33). Đây là mẫu tượng Phật Đản Sanh  đứng trên hoa sen  độc đáo, có thể  xòe nở hay búp lại, thuộc quần thể  Linh Sơn Đại Tự ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (ảnhIMG-1496).

                 Từ băn khoăn này, tức là  loại tượng  mang phiên bàn  tương tự  hiện đang được sử dụng rộng rải và l

o-hay-1

à điểm nhấn chính cho các cuộc “rước Phật” của PG thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, phải chăng Phật giáo thành phố đang xúc tiến đồng loạt  hóa cho Phật giáo các Quận, Huyện  lấy đó là  mẫu chung  tượng Dản Sanh trên  các lễ đài, như trước đây  Thành Hội đã cho  sản xuất  hàng loạt tượng Đản Sanh  cung cấp cho các Quận Huyện làm lễ  hằng năm?

                     Đây là mẫu tượng Đản Sanh  trước đây  của Thành Hội cung cấp cho các Quận Huyện thành phố (ảnh:DSC00100).

                    Nơi tôi ở thuộc Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, có lẽ vị Phật tử nào đấy đi dự lễ về làm rơi xuống đất, bà con khác dẫm lên. Nghỉ đến đấy tôi thấy dườngnhư chính trái tim mình bị dẩm đạp ! Phật đàn về rồi mà tôi nào hay giữa mươn ngàn bận bịu  và lo toan  thế sự. Cái thế sự này ngày nay đang  xâm thực sâu vào   tấm lòng của mình , ngăn trở mịt mờ cho ngày Phật Đàn  nôi thành phố này phảng phất một  màu đen của  buổi sớm ban mai chưa có ánh mặt trời vậy.

                    Phật Đàn về rồi đó ư?

 

Đêm Phật Đản 14/04 PL 2560

Dương Kinh Thành

 o-hay-3

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2019(Xem: 9034)
Dưới gốc cây vô ưu Đản sanh thân thanh tịnh Ngọt tiếng chim thư cưu Trời, người cùng ca vịnh.
18/03/2019(Xem: 4948)
Nửa đêm hôm đó, cổng thành Ca Tỳ La Vệ nhẹ nhàng hé mở. Nhịp vó khẽ khàng của hai con ngựa thong thả lách ra. Hình như chúng cũng biết ý chủ, phải rất từ tốn để không gây tiếng động làm phiền bao người đang an giấc, nhất là đám lính canh ngoài cửa thành. Tuy nhiệm vụ là canh cửa thành, nhưng thời buổi thanh bình thịnh trị quá, có gì bất trắc đâu mà phải lo lắng. Thế nên, vào thời khắc đã quá nửa đêm này, họ đều say ngủ, có khi đang chìm trong bao giấc mộng đẹp không chừng!
11/03/2019(Xem: 5891)
Sáng nay là mồng tám tháng tư Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt Chín rồng phun nước ngoài trời đến Đón mừng giáng thế bậc Thánh nhân. Nam Mô Đẩu Xuất Giáng Trần, Lâm Tì Ni Thị Hiện, Ta Bà Giáo Chủ, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
11/03/2019(Xem: 4996)
Lễ Phật đản và lễ Giáng sinh đều là những ngày lễ tôn giáo lớn nhất. Phật đản (rằm tháng tư) là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật (người thành lập đạo Phật) đản sinh, trong khi Giáng sinh (ngày 25 tháng 12) là lễ kỷ niệm đức Chúa Jesus (người thành lập đạo Thiên Chúa)ra đời.
07/12/2018(Xem: 12477)
Câu này chưa có câu trả lời chính xác. Có một sự chấp nhận rộng rãi là Phật sống khoảng 80 tuổi. Tiếng Anh dùng chữ BCE (Before Common Era) hay BC (Before Christ) đều có nghĩa trước Tây lịch (TrTL). Chữ BCE khách quan hơn. Tiếng Việt viết tắt là tcn. Bài này sẽ dùng từ “Phật sinh năm” chứ thực ra phải nói “Tất Đạt Đa sinh năm” thì đúng hơn. Ngôn ngữ là tương đối… Phật sinh năm nào thì có vài quan điểm khác nhau thế này mình xin sắp theo thứ tự từ thời gian Phật sinh lâu hơn đến thời gian gần đây hơn.
12/06/2018(Xem: 13136)
Lễ Phật Đản 2642 tại Chùa Vạn Phước, San Diego, Hoa Kỳ
08/06/2018(Xem: 9593)
Hình ảnh Đại Lễ Vesak 2018 chung của 22 Tự Viện PG tại Mississauga, Toronto, Canada Sunday 3-6-2018 với trên 100 Tăng Ni, Quan Khách và khoảng 6000 Phật tử các giới tham dự Đại Lễ này
05/06/2018(Xem: 8678)
Bức hình của về cụ bà đứng chắp tay khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế (TT-Huế) đi ngang đã lay động hàng triệu trái tim. Sau khi đăng hình ảnh này trong chùm ảnh Phật đản xứ Huế, mọi người đã chia sẻ rất nhanh.
05/06/2018(Xem: 11271)
Lễ Phật Đản 2642 tại Thiền Tự Hương Hải, Canada Chủ Nhật 3-6-2018
04/06/2018(Xem: 9160)
Lễ Phật Đản 2642 tại Chùa Bảo Minh, Victoria Ngày Chủ Nhật 3-6-2018
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]