Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tây Ban Nha: Lễ Phật đản PL. 2559, Pháp hội Tắm Phật chân thiện mỹ

09/06/201517:54(Xem: 4641)
Tây Ban Nha: Lễ Phật đản PL. 2559, Pháp hội Tắm Phật chân thiện mỹ

Vào ngày 30/05/2015, Phật Quang Sơn Tây Ban Nha tổ chức Đại Lễ Phật đản PL. 2559, cử hành Pháp hội Tắm Phật do Pháp sư Diệu Huấn, Giám Tự Phật Quang Sơn Tây Ban Nha, Trưởng ban Tổ chức, Pháp sư Diệu Diễn, Giám tự Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha đồng tổ chức.

Sự kiện thu hút cộng đồng Đài Loan, Tây Ban Nha cùng đến tham dự lễ có sự hiện diện của Cư sĩ Chu Kiện, Tham tán Cục lãnh sự quán nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Tây Ban Nha, Cư sĩ Loan Phong, Đại sứ nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Tây Ban Nha, Cư sĩ Từ Tùng Hoa, Hội trưởng Hội Xúc tiến Hòa bình Thống nhất Tây Ban Nha, Cư sĩ Lý Nhữ Long, Cố vấn Hội Quốc tế Phật Quang Sơn Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, Cư sĩ Ngô Kim Lan. . . 500 người tham dự lễ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.

Hiến cúng Pháp hội Tắm Phật, các Hội đoàn Văn hóa nghệ thuật như Hội Phật Quang Hội phục, Phật lãng Minh ca vũ, Ấn Độ Sally, Đôn Hoàng vũ y phục . . . trang phục phù hợp với những trang phục khác nhau, đại biểu cổ kim tam thế thập phương nhất thiết chúng sinh đều tôn kính, tri ân chư Phật, vạn chúng nhất tâm, thế giới đại đồng đều một tâm trí, ý tưởng của tình nhân loại.

Dưới sự hướng dẫn của giai điệu sắc nét, trân trọng cung kính chư Phật, thành tâm phụng hiến. Pháp sư Diệu Huấn Chủ lễ và cùng đại chúng đọc tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”, “Vi thế giới hòa bình kỳ nguyện văn” (do Đại lão Hòa thượng Tinh Vân biên soạn), đại chúng cùng hòa âm đọc tụng tôn kinh, pháp âm vi diệu vang khắp trong ngoài Chính điện, cùng nhất tâm cầu nguyện Quốc thái dân an, xã hội hài hòa.

Pháp sư Diệu Huấn khai thị rằng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, chữ “Ngã” ám chỉ Phật tính bình đẳng, bất kể về giai cấp, già trẻ, đều có Phật tính. (sự tự do bình đẳng của tuyệt đối là trung tâm tư tưởng của Phật). Đại chúng khi Tắm Phật, đồng phát nguyện tịnh hóa thân, khẩu, ý, tam nghiệp thanh tịnh, tự lợi, lợi tha.

Hằng ngày đều ứng dụng Phật pháp trong cuộc sống, thân, khẩu, ý cùng tương ứng với chư Phật, Bồ tát, tự nhiên khẩu thuyết hảo thoại, thân tố hảo sự, tâm tồn thiện niệm, hoàn cảnh sinh hoạt trở  thành thế giới Tịnh độ”.

Cư sĩ Chu Kiện, Tham tán Cục lãnh sự quán nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Tây Ban Nha khẳng định rằng: “Gần đây Phật Quang Sơn, Tây Ban Nha, đối với Phật sự luôn phát triển, hoằng truyền Phật giáo Nhân gian rất hiệu quả, người dân Đài Loan ở nước ngoài nhờ Phật pháp hướng dẫn thành tựu cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Hy vọng 10 năm tới, thông qua các nổ lực của chúng ta, Phật giáo đồ Đài Loan ở nước ngoài cùng phát huy chức năng, thúc đẩy xã hội tiến bộ, văn minh, thịnh vượng”. 

Cư sĩ Chu Kiện dẫn lời “Vi thế giới hòa bình kỳ nguyện văn” (do Đại lão Hòa thượng Tinh Vân biên soạn), Tâm, Phật, chúng sanh, tam vô sai biệt, ta, tha nhân và tất cả chúng sinh đều bình đẳng.

Nhân dịp Đại lễ Phật đản PL. 2559, tôi chúc tất cả đại chúng đều đạt đến Chân, Thiện, Mỹ,  tất cả vì sự cống hiến cho Quốc gia và thế giới phát triển”.

Cư sĩ Lý Nhữ Long, Cố vấn Hội Quốc tế Phật Quang Sơn Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha chia sẻ rằng: “Thái tử Tất Đạt Đa rời cung vàng điện ngọc, quyết cầu đạo giải thoát, cuối cùng chứng ngộ đạo Vô thượng Bồ đề, hai nghìn năm lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc Trung Hoa. 

Phật giáo Đài Loan hiện có  năm triệu tín đồ trong dân số 23 triệu người chiếm số lượng lớn nhất trong các tôn giáo tại Đài Loan.

Chùa viện có 4.000 ngôi. Tăng ni 10.000 vị. Các tổ chức Phật giáo lớn gồm: Phật Quang Sơn, Trung Đài Thiền Tự, Pháp Cổ Sơn, Từ Tế Cơ Kim hội, hội Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc, hiệp hội tự viện Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc, hội thanh niên Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).

 Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, vị sáng lập hệ thống Phật Quang Sơn, hoằng dương Phật giáo nhân gian, giảng dạy lịch sử, văn hóa, giáo dục và từ thiện xã hội, làm cho người người phát Tín tâm hoan hỷ, niềm hy vọng. . .

Trên tinh thần hoằng pháp lợi sinh, Phật Quang Sơn đã kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp khắp năm châu lục, với những đóng góp xuất sắc cho vì sự phục hưng dân tộc, nhân dân hạnh phúc, cống hiến cho thế giới hòa bình phát triển”.

Sau đó, Pháp sư chủ lễ Pháp hội, hướng dẫn đại chúng cùng Tắm kim thân Phật, nguyện sở cầu cát tường như ý.

Để bồi dưỡng đạo đức tâm linh cho những mầm non Bồ đề, truyền tuệ đăng Phật pháp cho thế hệ mai sau, Lễ Chúc Phúc Cát tường gồm 100 trẻ mầm non Bồ đề và phụ huynh tham gia, trong đó có hơn 10 vị Phật tử đặc biệt từ hải đảo tham dự.

Pháp sư Diệu Huấn khai thị rằng: “Những bậc cha mẹ là những thầy cô giáo đầu tiên của đứa trẻ, vì vậy mỗi lời nói, hành động của những bậc cha mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp với chúng nó.

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.

Phật thuyết “Tứ tiểu bất khả khinh” Bốn thứ chẳng thể khinh thường:

1. Thái tử tuy nhỏ, nhưng sẽ làm quốc vương đó là bậc chẳng thể khinh thường.

2. Rắn con tuy nhỏ, nhưng nộc độc có thể làm chết người, đó là loài chẳng thể khinh thường

3. Tia lửa tuy nhỏ, nhưng có thể đốt cháy núi rừng đồng cỏ, cũng là thứ chẳng thể khinh thường.

4. Sa Di tuy nhỏ, nhưng có thể thành bậc Thánh và có thần thông, tuyệt đối không được coi khinh.

 

Muốn con cái lớn lên như một trụ cột của xã hội, sự giao tiếp tương tác hằng ngày của những bậc cha mẹ rất ảnh hưởng đối với tương lai của thế hệ trẻ.

 Mong rằng những bậc làm cha mẹ nên chú ý việc này, nếu muốn con cháu thành đạt trong tương lai”.

Tiếp theo là Chương trình biểu diễn Văn hóa nghệ thuật do Đoàn Thanh niên Phật Quang Sơn thực hiện.

Để có món quà kỷ niệm Phật đản PL. 2559, cho quý đại biểu, khách dự hiểu sâu sắc hơn về Phật Quang Sơn, hoằng dương Phật giáo nhân gian. Pháp sư Diệu Huấn tặng một số tác phẩm văn hóa Phật giáo do Đại lão Hòa thượng Tinh Vân trước tác, biên soạn và một số quà lưu niệm.

Kết thúc Đại lễ Phật đản PL.2559, Pháp hội Tắm Phật trang nghiêm trọng thể, thành công viên mãn.

Chùm ảnh đại lễ Phật đản PL 2559 tại Tây Ban Nha






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 5161)
Mỗinăm đến ngày Phật Đản, nhìn hình tượng đức Phật Sơ Sinh tôi có cảm giácrằng sự kiện lịch sử ấy xảy ra dường như không xa lắm. Mớimột ngày nào trong vườn Lâm Tỳ Ni nơi thành Ca Tỳ La Vệ nước Nepal (mộtvương quốc của Ấn Độ), đức Từ phụ của chúng ta vì lợi ích của chúng sanh mà một lần nữa trở lại cõi đời này với hình ảnh một con người bình thường, một thoáng thời gian mà đã 2625 năm trôi qua, nhưng hình ảnh bậcvĩ đại đó vẫn còn sống mãi với dòng thời gian bất tận, và tồn tại mãi trong con tim của người phật tử chúng ta...
20/09/2010(Xem: 6763)
Mùahoa Ưu Ðàm nở, ngày Ðức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản. ÐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Ðại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Ðiệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới...
17/09/2010(Xem: 5077)
Hằng năm, cứ mỗi độ mùa Phật đản về – thì khắp nơi khắp chốn –ở đâu – hình ảnh đức Phật hiện hữu, ngự trị ở đó không khí càng vui tươi, nhộn nhịp. Đó là tất cả những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật đản. Kỷ niệm Phật đản là tưởng nhớ, ôn lại và tri ân về sự rađời vĩ đại của đức Phật... Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
10/09/2010(Xem: 50806)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52348)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51675)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567