Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồng Kông: Lễ Phật đản chân dung và tấm gương gia đình hạnh phúc

02/06/201507:37(Xem: 5723)
Hồng Kông: Lễ Phật đản chân dung và tấm gương gia đình hạnh phúc
Hồng Kông: 
Lễ Phật đản chân dung 
và tấm gương gia đình hạnh phúc

Thích Vân Phong 
(Theo Nhân gian xã  
Ký giả: Uyển Văn, Hồng Kông)

Hôm Chủ nhật, ngày 24/05/2015, đã diễn ra Lễ Kính mừng ngày Phật Đản sinh lần thứ 2639, PL. 2559 và chúc Phúc Cát tường cho trẻ em do Pháp sư Vĩnh Phú, Trụ trì Phật Quang Sơn, Ma Cao chủ trì Pháp hội, có 113 trẻ chưa đầy 1 tuổi và các trẻ cùng gia đình gần một nghìn người tham dự.

Thượng Ngọ, 10:00 giờ, các bố mẹ ôm hôn các em bé, tiếp theo là búp bê "Siddhartha" phát ra giọng nói như trẻ con:

Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử.

Giọng nói to và rõ ràng từ trong Chính điện, Pháp sư Vĩnh Phú kiền thành trang nghiêm trì niệm Quán Âm Bồ tát, tịnh nhiếp Cam lồ quán đỉnh kỳ nguyện Trú dạ lục thì Cát tường:

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ.

Chúc Phúc Cát tường trong bầu không khí trang nghiêm trầm hùng, nhiều bậc bố mẹ cảm động rơi nước mắt.
Pháp sư Vĩnh Phú bày tỏ hy vọng rằng: “Thông qua Lễ hội này, để truyền đạt Từ bi tâm của Phật và ánh quang minh Trí tuệ cho các trẻ em chóng lớn kiện khang, bình an, tương lai Hồng Kông quốc gia và thế giới tận nhất phân lực.

Phật thuyết “Tứ tiểu bất khả khinh” Bốn thứ chẳng thể khinh thường :

1. Thái tử tuy nhỏ, nhưng sẽ làm quốc vương đó là bậc chẳng thể khinh thường.

2. Rắn con tuy nhỏ, nhưng n
ọc độc có thể làm chết người, đó là loài chẳng thể khinh thường

3. Tia lửa tuy nhỏ, nhưng có thể đốt cháy núi rừng đồng cỏ, cũng là thứ chẳng thể khinh thường.

4. Sa Di tuy nhỏ, nhưng có thể thành bậc Thánh và có thần thông, tuyệt đối không được coi khinh.

Vì vậy các bậc làm cha mẹ phải quan tâm chú ý đến các thế hệ tiếp theo, chăm lo giáo dục các em. Trong sự giáo dục chúng ta cần học Tứ nhiếp pháp của Phật giáo: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự. Dùng sự nhu huyễn thay thế cho ác ngôn trách mắng, dùng quyền lực mềm để thuyết minh đại quyền uy của giáo dục”.

Pháp sư Vĩnh Phú nhấn mạnh rằng: “Phật giáo là nền giáo dục bồi dưỡng toàn nhân cách cho trẻ em. Mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là để khám phá cuộc sống, làm thế nào để làm tự làm chủ cuộc sống, vì vậy ngôi Đạo tràng Phật Quang Sơn chuyên tổ chức các lớp học khác nhau, Nhi đồng, Thanh thiếu niên, Thanh niên và cả những người lớn tuổi, đây là nhân duyên rất thuận tiện cho người tu học Phật pháp.

Tất cả mọi thứ đều nghiêm túc, đó là nhân cách giáo dục cẩn thận của những bậc làm cha mẹ, nhưng có những lúc cần phải vui vẻ thoải mái khi con trẻ ngoan. Vì vậy các bậc làm cha mẹ phải tận lực trong bổn phận, trách nhiệm giáo dục trẻ em của mình, khi các em lớn lên, chúng ta nên tập cho các em từng bước tự làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ đất nước tương lai phát triển của chúng nó”

Buổi chúc Phúc Cát tường viên mãn, Pháp sư Vĩnh Phú nâng niu từng em bé và trao cho một kỷ vật trong dịp Đại lễ kính mừng Phật đản PL. 2559, mỗi em bé được một vòng sợi chỉ đỏ với một ảnh Phật, Bồ tát bằng cẩm thạch và khắc tên các trẻ bằng tiếng Anh và thếp vàng lên chữ khắc tên các em.

Để những khoảnh khắc cảm động còn lại, những tình nguyện viên cũng tiếp tục hoạt động như chụp ảnh, chân dung gia đình “Toàn gia phúc”. Kết thúc buổi Đại lễ trong bầu không khí tràn ngập niềm vui, trong đó nhiều cảm xúc rơi lệ. Mọi người ra về với những ấn tượng đẹp khó phai mờ trong tâm thức.






















blank

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2013(Xem: 7593)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 3606)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
18/05/2013(Xem: 5985)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 4665)
Chúng ta kỷ niệm đại lễ Phật Đản, tức là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày ra đời của Đấng Thích Ca Mâu Ni, Đức từ phụ của chúng ta. Ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi Diêm Phù Đề này có những ý nghĩa trọng đại và sâu xa như sau...
10/04/2013(Xem: 7341)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 7156)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 10920)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4502)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567