Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học làm Phật

27/05/201506:39(Xem: 6779)
Học làm Phật

hoa_sen (42)


HỌC LÀM PHẬT

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Đối với tôn giáo độc thần, thần linh là tối thượng và độc nhất, tín đồ không thể nào có thể trở thành thần linh; trong khi đối với Phật giáo, Phật là một bậc thầy, là biểu tượng của giải thoát - giác ngộ, là biểu tượng cho phẩm tính toàn thiện tiềm tàng nơi mỗi chúng sanh; kẻ nào thực hành đúng chánh pháp (con đường mà bậc giác ngộ đã kinh qua), cũng đều có thể thành Phật.

Quan điểm ấy của Phật giáo, về mặt xã hội, mặc nhiên phủ nhận sự phân chia giai cấp bất bình đẳng giữa giới cầm quyền và nhân dân, giữa tăng lữ và tín đồ, giữa giới giàu có và thành phần nghèo cùng, giữa tầng lớp trí thức và quần chúng bình dân, giữa nam phái và nữ giới…

Về mặt tâm linh, tinh thần, Phật giáo phủ nhận uy quyền tối thượng của thần linh, của các đấng chúa tể ở cõi người hay cõi trời (mà đối với tín ngưỡng dân gian Ấn-độ thời ấy, Phạm Thiên là một); đồng thời nâng cao phẩm giá con người, đặt vị thế con người ngang tầm hoặc vượt hơn thần linh - nếu con người ấy có thể thành tựu tuệ giác giải thoát, trở thành toàn thiện như một vị Phật.

Để trở nên toàn thiện, Đức Phật dạy rất đơn giản: “Đừng làm các việc xấu-ác, hãy làm các điều tốt-lành, giữ gìn tâm ý trong sạch.” Đơn giản nhưng không dễ thực hiện, nhất là đối với tâm-ý, là cái vô hình, khó kiểm soát, khó nhận biết. Hơn nữa, cũng cần phải biết thế nào là đúng nghĩa xấu, ác, tốt, lành.

Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạch và ấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.” Lời này nghe qua cũng đơn giản, bổ túc cho lời Phật nói trên, nhưng vẫn cần phải giải thích, cần hiểu rõ những điều Phật nói, làm và nghĩ. Thật khó mà biết được điều đó. Nhưng ít ra, áp dụng vào thực tế, khi nói ra điều gì, hãy cân nhắc xem một vị Phật có nói như thế không; khi làm một điều gì, hãy suy xét xem Phật có thể làm việc ấy không; khi khởi lên một ý nghĩ, hãy tự nghiệm rằng một vị Phật có suy nghĩ như thế không. Ý nghĩ, lời nói và hành động nếu bị dẫn dắt bởi vô minh, tham ái, sân hận thì đều không phải là của Phật. Học làm Phật thì nên học như thế. Nghĩa là không nói, làm, và nghĩ những gì không tương hợp với phẩm tính Phật có sẵn của mình. Nhưng mỗi người chúng ta vốn quen đắm nhiễm trong trần tục, có thể nào làm được như Phật và có khả năng để được toàn thiện như Phật chăng?

Nghi vấn này đưa ta trở về với tiền đề đã nêu: tất cả chúng sanh đều tiềm tàng phẩm tính toàn thiện của Phật. Nếu không có sẵn phẩm tính ấy, dù trải vô lượng kiếp thực hành chánh pháp, chúng sanh cũng sẽ không bao giờ thành Phật. Vậy, điều tiên quyết của người học làm Phật là phải xác tín rằng tất cả chúng sanh đều hàm hữu trí tuệ và phẩm tính của Như Lai. Hãy cùng đọc một đoạn kinh để kiên định niềm tin tưởng nơi khả năng thành tựu sự toàn thiện của tất cả chúng ta:

Bấy giờ Đức Thế Tôn nghe bài kệ khuyến thỉnh của Đại Phạm vương, vì chúng sinh khởi lòng từ bi, quán sát trong thế gian, dùng Phật nhãn quán sát rồi, thấy có chúng sinh sinh ra và lớn lên trong thế gian: Có kẻ thông minh, có kẻ đần độn. Những chúng sinh như vậy, có người dễ thành tựu đạo quả, có người thấy tất cả tội khổ đời vị lai, nên sợ sệt không dám phóng dật, thì ở đời vị lai cũng có thể thành đạo. Ví như có ao sen xanh, ao sen hồng, ao sen trắng và ao sen trắng lớn, trong đó có các loại hoa: hoặc xanh, hoặc hồng, hoặc trắng, hoặc hoa trắng lớn, từ dưới đất mọc lên chưa ra khỏi nước còn chìm trong nước chưa xuất hiện, cần bn đại hòa hợp nuôi dưỡng, rồi sau đó mới ngoi lên khỏi mặt nước. Hoặc có những hoa sen xanh, hoa sen trắng... lên ngang mặt nước. Hoặc có những hoa sen xanh, hoa sen trắng... nở vượt lên trên mặt nước, không còn dính nước… (*)

Đoạn kinh mô tả thế giới chúng sinh bằng hình ảnh đầy màu sắc, đẹp đẽ và thơ mộng, qua đó, tất cả ao sen lớn hay nhỏ, tất cả sen xanh, sen hồng, sen vàng, sen trắng, lớn hay nhỏ… đều có chung phẩm cách của sen, và đều có thể vươn lên khỏi vũng lầy thống khổ của trần gian.

 

 

 

 

_________________

 

(*) Kinh Phật Bản Hạnh Tập, quyển 33, phẩm 36, phần 2, Phạm Thiên Khuyến Thỉnh; nguyên tác Hán ngữ của Tam Tạng Pháp Sư Xà-na-quật-đa, bản dịch của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh (trích nguồn: tangthuphathoc.net)



frontpagenew 43

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2019(Xem: 5266)
Thương kiếp sống chúng sanh đầy nhiệt não Nẻo luan hồi sanh tử mãi vào ra Lìa cung vua Đâu Suất giánh Ta bà Đem ánh đạo mở khai chân giác lộ
10/05/2019(Xem: 5032)
Đất thiên rung chuyển nhạc trời, Ngàn hoa rộ nở sáng ngời Tỳ Ni. Đóa sen bảy báu bước đi, Đạo vàng lan tỏa khắp vì độ tha.
09/05/2019(Xem: 7934)
Thư Mời Tham Dự Đại Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa Pháp Quang, Brisbane, Chủ Nhật 19/5/2019
07/05/2019(Xem: 4952)
Hình Ảnh Đại Lễ Phật Đản lần Thứ 2643 - 2019 Tại Chùa Giác Nhiên, New Zealand, Chủ nhật, ngày 5/5/2019 ( 1/4/ kỷ hợi
07/05/2019(Xem: 5342)
Kính dâng Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa về tham dự Đại Lễ Phật Đản 2643 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu Niềm hỷ lạc ...dự đón mừng Lễ Hội ! Khánh Đản lần hai sáu bốn ba, Thị hiện trần gian ...Thái tử Sĩ Đạt Ta Ngài thành Phật ...thể nghiệm lý chân vô tận.
07/05/2019(Xem: 5096)
Mừng Phật Đản (Phật lịch 2016 năm 1974) Hoa-nghiêm chợt tỉnh kiếp nào xưa, cho tấm lòng Xuân đẹp mấy bờ! Chuông khánh Hàn-san đêm Nhiệt đới, thuyền vào… tay ngọc rắc như mưa.
07/05/2019(Xem: 5083)
Đã chín trăm ngàn kiếp phù du trôi qua Từ phút Tình thương nhập thể chói loà. Trên giòng Thời gian hợp tan bao nhiêu đời tinh đẩu; Tới nay: thế kỷ Hai mươi sáu Vừa Tám tuổi phương phi. Lũ chúng con ngửa mặt chắp tay quỳ Hướng nẻo sông Hằng nước Phật, Cất tiếng niệm ngân vang chín tầng trời đất: Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu Ni!
05/05/2019(Xem: 6201)
Thông Điệp Phật Đản PL 2549 (TL 2005) của Đức Đệ Tứ Tăng Thống HT Thích Huyền Quang
05/05/2019(Xem: 9363)
The 2019 Australian Observance of the United Nations Day of Vesak, commemorating the birth, enlightenment and passing away of The Lord Buddha was held over two days, Friday May 3 and Saturday May 4, at Parliament House and Belmore Park, Sydney, respectively.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]