Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vận động treo cờ nhân mùa Phật Đản hằng năm - Có những sự cô đơn đáng trân trọng

16/05/201410:49(Xem: 8985)
Vận động treo cờ nhân mùa Phật Đản hằng năm - Có những sự cô đơn đáng trân trọng

Co Phat Giao_5
Năm nay Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc –Vesak 2014 PL 2558, lần thứ hai trong 11 kỳ tổ chức kể từ năm 1999. Đây là sự kiện quan trọng luôn được sự quan tâm trong tinh thần phấn khích của tăng ni và Phật tử Việt Nam.

Với riêng anh em chúng tôi, tuy niềm hân hoan được nhân lên gấp bội nhưng bên dưới đó vẫn cứ là những cộng việc thầm lặng như mọi năm bằng cả một tinh thần trách nhiệm thực sự(dù rằng chả có ai trao và quan tâm). Đó là vận động các nhà dân treo cờ Phật giáo, ít ra cũng phài là những nhà cận kề nơi mình cư ngụ. Nói nhà dân vì ở đây hầu hết không ai là Phật tử, không có chùa chiền và chưa bao giờ biết đọc một câu kinh Phật. Vì thế những cụm từ Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc, Vesak hay những lần Đại Lễ Phật Đản thường niên hãy rất còn xa lạ. Ngược lại, nếu có nhà là Phật tử thì chính từ nơi đó lại buông ra nhiều phát ngôn khó nghe, tất nhiên chẵng thèm treo cờ Phật. Theo những Phật tử loại này thì đi chủa là nét tu chân chính nhất, biểu thị lòng tôn kính đức Phật nhất, và giải thoáthơn là không cần phô trương bề ngoài! Thật hết sức đáng nể.

Hình như với họ, những người quanh năm suốt tháng không biết đi chủa mà mỗi kỳ đại lễ Phật đản lại đi treo cờ Phật kính mừng thì thật là quá sốc. Còn mình là Phật Tử thứ thiệt, hiểu đạo nhiều, cần chi treo ai cũng biết! Bản thân anh em chúng tôi thì không dám đến tận nhà họ vận động như bao nhiêu nhà khác vì nghĩ rằng họ còn có vị Bổn sư kề bên, hằng ngày đến chùa tụng kinh bái sám hoặc một tuần đôi ngày kéo nhau lên chùa thọ Bát Quan Trai (hay tu tập chi đó) lẽ nào không khuyến tấn các Phật tử mình mua một lá cờ Phật về nhà treo ?
Co Phat Giao_2

Nhiều năm rồi vẫn chứng bịnh đó còn hiện hữu, chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Dường như đó cũng là căn bịnh chung, lây lan rất nhanh, không chỉ có ở địa phương anh em chúng tôi, vì vậy mà anh em vẫn phải cần mẫn, âm thầm vận động hằng năm. Làm Phật tử như vậy thì có mệt mõi lắm không?

Những người không phải là Phật tử treo cờ, (ở đây chưa nói đến vấn đề hướng dẫn họ vào đạo và con đường vào đạo ấy có hằng hà sa số ngõ, hằng hà sa số phương cách, dẫn dụ…mà nếu là một người Phật từ ai cũng hiểu rõ điều sơ đẵng đó) hằng năm họ đã cô đơn, lạc lõng với chung quanh, lại phải chịu thêm sự cô đơn khác của chính những Phật tử thứ thiệt dè bỉu và phân biệt; đó là chưa nói đến việc họ đánh giá việc làm của anh em chúng tôi là đi lo lắng, binh vực người hỏng biết đi chùa!

Vâng ! Những người chưa biết đi chùa hân hoan treo cờ kính mừng Phật Đản ! Thì đã sao, và tự thân sự việc nói lên điều gì?

Làm việc này, anh em chúng tôi ý thức với nhau rằng, hãy thương lấy những bà con chòm xóm của mình còn thiếu quá nhiều phước duyên để có thể trở thành một Phật tử như bao nhiêu người khác. Thương hơn nữa là dẫu chưa bước tới chùa nhưng mỗi ngày sớm tối lại phải chịu nghe những hồi chuông đinh tai của hai giáo xứ Gia Tô ở hai đầu, chưa kể thi thoảng từ “đất thánh” gần đó, tiếng loa phóng thanh ca ngợi và cầu xin Chúa vang rền. Những bức ảnh đính kèm dưới đây là những gia đình ở trong vòng vây của hai giáo xứ đó, còn lại thì xa hơn và rãi rác đó đây. Như vậy về nghĩa nào đấy anh em chúng tôi đã tạo mầm móng ban đầu để bà con dần tiếp xúc được với ành đạo vàng, được khởi nguyên bằng bảy bước chân của đức Thế Tôn đặt xuống cõi trần đầy gai nhọn này.

blank

Chính vì xác định được những giá trị đó mà những năm qua, từ 15, 20, 40 cho đến hôm nay, đã vận động được hơn 80 nhà treo cờ Phật kính mừng Phật Đản. Không kể đến những nhà anh em ruột chúng tôi hay những bạn bè thân hữu ở các nơi khác.

Nếu như mỗi khi đi ngang qua một ngôi chùa nào đấy với cờ, lồng đèn treo rợp mát cả góc phố, ta có cảm giác ngộp thở, và khi vừa qua khỏi đó là một sự im ắng đến đối lập, tất nhiên dễ thở hơn, nhưng mà chua chát hơn khi nhìn vào các cánh cổng tư gia chung quanh đó không có lấy một lá cờ nào. Một vài cơ quan thông tin không kiểm chứng vội chụp lầy chụp để những sắc màu ngộp thở ấy rồi gán cho dòng chữ “thành phố rực rở cờ hoa kính mừng Phật Đản” thay vì trung thực hơn là “chùa A-Z rực rở cờ hoa kính mừng Phật Đản”. Lúc trước, có nhiều khi anh em nói với nhau rằng, chỉ cần ngôi chùa đó cho mình một dây cờ, một dây lồng đền trong số đó thôi, sẽ làm cho cả khu xóm nào đó mình vận động, sẽ rực rở và ý nghĩa hơn nhiều.

Co Phat Giao_3

Những ngôi nhà xóm chúng tôi treo cờ mừng Phật Đản trong cô đơn nhưng không lạc lõng vì năm nay có nhiều sự tiếp sức từ những Phật tử ở Hà Nội, Hà Tỉnh …hết lòng hổ trợ, gởi đế tận nơi, giúp sức anh em chúng tôi rất nhiều. Bà con năm nay phần khởi trong lòng , hẹn năm sau con số nhà treo cờ sẽ tăng gấp đôi. Điều này sẽ chắc chắn vì khi chúng tôi đang gõ bài này để kịp đưa lêm mạng thì vẫn còn bàn đến gõ cửa xin hổ trợ cờ và lồng đèn, dù hôm nay 14 rồi, tiếc quá!

Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc-Vesal 2014 của anh em chúng tôi chỉ có thế. Xin vận dụng những thành tựu cỏn con này kính dâng đức Từ Phụ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2010(Xem: 7860)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
24/11/2010(Xem: 12338)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
24/11/2010(Xem: 4331)
Phật giáo Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước đã không như hôm nay nếu không có cuộc vận động tự do tín ngưỡng và công bằng xã hội do Phật giáo phát động ở Miền Nam năm 1963.
20/10/2010(Xem: 6120)
Nó là một đứa bé miền quê, mà người trong làng hay gọi là thằng Moi. Có lẽ vì hồi nhỏ nó hay moi đất sét để nắn cái này cái kia cho nên, mới có cái biệt hiệu đó. Nó nhớ hồi đó, có lần nó nắn tượng mấy ông Phật mà nó thấy trong chùa, bị mẹ nó la cho một trận tơi bời khói lửa, nói là không nên làm vậy vì thất kinh với Phật. Trong đầu óc nó không biết làm như vậy là thất kính với Phật, nó chỉ biết thấy ông Phật trong chùa như thế nào thì nắn lại như vậy. Mà mẹ nó nói cũng đúng. Nó nắn tượng Phật xấu hoắc, không có tướng hảo quang minh gì cả, chỉ làm xấu đi hình tượng phước trí trang nghiêm của Phật mà thôi.
11/10/2010(Xem: 12780)
Hòa cùng với niềm hoan hỷ của hàng trăm triệu người con Phật trên thế giới đón mừng ngày đản sinh của đức Thích Ca Mâu Ni, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và các Chùa, các Tự Viện tại miền Nam California, sẽ long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2558 vào ngày thứ Bảy 3 tháng 5 năm 2014 tại Trường Trung Học Bolsa Grande, 9401 Westminster Avenue, Garden Grove, CA 92844, Orange County, California, Hoa Kỳ.
10/10/2010(Xem: 7402)
Cách đây 2638 năm tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ xứ trung Ấn Độ, giữa loài người chúng ta và trên trái đất xinh đẹp này, một Đức Phật đã ra đời đó là Đức Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết thái tử Tất Đạt Đa khi đản sinh đã bước đi bảy bước có hoa sen đở chân, cùng lúc ấy chư thiên tung hoa trời, trổi thiên nhạc đón mừng thái tử ra đời, trên không trung có chín rồng phun nước ấm mát tắm cho thái tử.
09/10/2010(Xem: 7879)
Mùa Phật Đản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ trong niềm hân hoan và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoan và biết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợp và tiến tu.
08/10/2010(Xem: 6804)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
21/09/2010(Xem: 5976)
Mỗinăm đến ngày Phật Đản, nhìn hình tượng đức Phật Sơ Sinh tôi có cảm giácrằng sự kiện lịch sử ấy xảy ra dường như không xa lắm. Mớimột ngày nào trong vườn Lâm Tỳ Ni nơi thành Ca Tỳ La Vệ nước Nepal (mộtvương quốc của Ấn Độ), đức Từ phụ của chúng ta vì lợi ích của chúng sanh mà một lần nữa trở lại cõi đời này với hình ảnh một con người bình thường, một thoáng thời gian mà đã 2625 năm trôi qua, nhưng hình ảnh bậcvĩ đại đó vẫn còn sống mãi với dòng thời gian bất tận, và tồn tại mãi trong con tim của người phật tử chúng ta...
20/09/2010(Xem: 7676)
Mùahoa Ưu Ðàm nở, ngày Ðức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản. ÐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Ðại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Ðiệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]