Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Tình Phụ Tử Thiêng Liêng

19/03/201408:04(Xem: 29604)
29. Tình Phụ Tử Thiêng Liêng
blank

Tình Phụ Tử Thiêng Liêng



Sau cuộc chiến thiệt hại thê thảm tại kinh đô Sāvatthi, đức vua Pāsenadi không những không hạ nhục mà tỏ thái độ cao đẹp “như là quốc vương với quốc vương” đối với kẻ chiến bại làm cho tân vương Ajātasattu rất cảm kích. Tất cả voi ngựa, giáp bào, đao kiếm, quân nhu, quân dụng... không những được ông vua “cậu” cho trả lại mà còn phụ cấp thêm lương thực, thực phẩm, bạc vàng, châu báu hầu mong trở về tái thiết lại xứ sở sau cuộc can qua đã cạn kiệt tất cả tiềm lực. Đất Kāsi cũng được đức vua Kosala trả lại để cho Rājagaha thu thuế, phụ thêm thu nhập hằng năm. Cô công chúa Vajirī cưng yêu, đức vua cũng gả cho Ajātasattu làm sự kết nối thân tộc lâu dài! Đức vua còn khuyên cháu tránh xa, loại bỏ dần bọn quan tham, cúi luồn, dua nịnh, biết gần gũi người trí tài và hiền đức. Ông vua cậu còn nói cái tội giết cha là đại bất hiếu, là đại nghịch bất đạo - thế gian nguyền rủa; nhưng chuyện đã rồi, hãy thành tâm cải sửa, lo chăm sóc mẹ cho chu đáo, hiếu thuận với mẹ để chuộc lại một phần nào lỗi lầm trong quá khứ.

Trở về lại cung điện, suốt mấy ngày đức vua Ajātasattu không tiếp ai, không lâm triều, đóng cửa cung, chỉ muốn cô độc với riêng mình. Sau đó mấy hôm thì tâm tánh của Ajātasattu hoàn toàn thay đổi. Việc đầu tiên, đức vua đi tìm thái hậu, ôm chầm bà rồi khóc ròng rã, lắp bắp, lắp bắp nhiều lần: “Xin mẹ tha thứ cái tội bất hiếu của con!” Thái hậu Videhi cảm nhận những giọt nước mắt chân thật của con, nhưng bà cũng nghẹn ngào không nói được...

Từ hôm đó, Ajātasattu luôn để ý chăm lo cái ăn, cái ngủ và hằng sai thần y Jīvaka thang thuốc cho thái hậu. Nhờ được đức Phật giáo giới, nhờ đứa con ngỗ nghịch đã thay tâm đổi tánh, nhờ sầu buồn đã được nguôi khuây, và cũng nhờ những thang thuốc đúng căn đúng bệnh của thần y nên không bao lâu sau, thái hậu hoàn toàn bình phục, sức khỏe trở nên khang kiện. Thế là nơi này sóng gió không còn nữa, một làn khí thanh bình và mát mẻ như tràn ngập cả cung điện, cảnh và người.

Thỉnh thoảng, đức vua Ajātasattu bỏ hậu, bỏ phi, bỏ cung nga thể nữ để dùng cơm với mẹ cùng tiểu thái tử Udāyibhadda (Udāyibhaddaka)(1)như là với những người thân nhất còn lại trong gia đình. Trẻ Udāyibhadda rất cứng đầu, hoang nghịch, nhưng do được Ajātasattu nuông chiều nên nó lại càng trở tính, trở nết, đôi khi lì lợm, khó dạy bảo, không biết nghe lời bất cứ ai!

Hôm nọ, thái hậu nói:

- Con đừng nên cưng chiều tiểu thái tử quá đáng như vậy! Nó sẽ hư đấy!

- Vì con thương yêu nó quá, thưa mẹ!

- Thương thì có nhiều kiểu thương kia mà!

- Con không hiểu!

Đôi mắt thái hậu chợt xa xăm:

- Tiên đế thương yêu con kiểu khác, con có biết không! Mẹ nghĩ, trên đời này, khó có ai thương yêu con bằng phụ hoàng của con!

Đức vua Ajātasattu chợt động lòng, trái tim như bị chùng xuống, một vết thương đâu đó chợt thốn đau, nhức buốt...

- Mẹ hãy kể cho con nghe đi!

Thái hậu liền nói:

- Khi mẹ đang mang thai con - bỗng dưng có một thèm muốn rất lạ lùng, là muốn uống máu phụ hoàng con! Sự thèm muốn này càng ngày càng mãnh liệt mà không được đáp ứng, thỏa mãn nên mẹ càng ngày càng xanh xao, vàng võ. Phụ hoàng con ân cần săn sóc, han hỏi, cố tìm hiểu nguồn cơn, nhưng mẹ nào có dám nói! Hôm ấy, phụ hoàng con cầm dao gọt trái cây cho mẹ ăn, vô tình, lưỡi dao cắt xâm phạm vào ngón tay nên máu chảy dầm dề. Thấy vậy, mẹ cầm ngón tay máu của phụ hoàng con mà nuốt lấy nuốt để rất là say mê! Từ đó, mẹ bắt đầu ăn được, ngủ được, thần sắc trở lại như xưa. Sau đó, phụ hoàng con thắc mắc, mẹ mới kể thật - kể thật cái chuyện thèm máu ấy! Một số quan đại thần chiêm tinh nghe được chuyện ấy, khuyên phụ hoàng con nên phá bỏ (thai nhi là con) khi đang còn trong thai bào, nếu không, sau này, nó sẽ “uống máu” của đức vua cách này hay cách khác, là đại họa cho vương triều đó! Phụ hoàng con khăng khăng không chịu, nói rằng: “Dầu sao thì nó đã hình thành một sự sống. Ta là đệ tử của đức Thế Tôn, ta không thể nào tước đoạt mạng sống của chúng sanh!” Ngay chính mẹ, mẹ cũng thấy đây là hiểm họa mai này cho phụ vương con, mong phụ vương con quyết định, nhưng phụ vương con nói rằng: “Nếu ta đã gây nhân nào đó trong quá khứ thì ta phải chịu trả quả, chứ trẻ trong thai bào kia, nó đã có tội tình gì!”

Nghe kể lại chuyện xưa, đức vua Ajātasattu gục khóc nức nở!

- Còn nữa, con có biết không! Bà Videhi kể tiếp – Khi con mới chừng ba, bốn tuổi, trên ngón tay trỏ của con có một mụt nhọt, mưng mủ, sưng tấy lên, rất đau, nên con khóc hoài, khóc hủy, khóc ngày, khóc đêm. Phụ hoàng con thương con quá nên bế lên đùi, hôn hít, nựng nịu, lấy miệng thổi nhè nhẹ lên vết thương... Thấy con nín khóc, phụ hoàng con bèn dùng miệng ngậm ngón tay của con, vừa ngậm vừa hít hà nhè nhẹ - thì quả nhiên, nhìn sắc mặt của con thì biết sự đau nhức đã đỡ đi nhiều. Thế rồi, phụ hoàng con không dám bỏ miệng ra khi con đang thiu thiu ngủ. Do hơi ấm ngậm mụt nhọt lâu, cái nhọt vỡ, máu và mủ chảy ra. Phụ hoàng con sợ con tỉnh giấc, ông nuốt luôn cả máu và mủ độc ấy vào bụng mà không nhờm gớm chút nào!

Thái hậu Videhi kể đến ngang đây thì đức vua quăng chén bát, hối hả đứng bật dậy, chạy lao ra khỏi phòng, tiếng nói vọng lại: “Mẹ đừng kể nữa, mẹ đừng kể nữa, con chịu hết nổi rồi!”

Thần y Jīvaka chứng kiến câu chuyện của hai mẹ con từ đầu chí đuôi, ông thở dài: “Nếu Ajātasattu nghe được chuyện này sớm hơn, thì cái ‘quả nghiệp’ của tiên hoàng chắc sẽ xảy ra cách khác chăng? Ôi! Người ta nói rằng tình mẫu tử thiêng liêng, mà ở đây, tình phụ tử cũng thiêng liêng nào có khác gì!”


(1)Xem Dictionary of Pāḷi proper names - quyển 1, trang 374.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2018(Xem: 6272)
Lễ Hội Vesak 2642 (2018) tổ chức tại Sydney, New South Wales, Úc Châu, Thứ Bảy 5-5-2018
04/05/2018(Xem: 8118)
Nhân dịp đi dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi (mùng 10 tháng 3 âm lịch – 25/4/2018), Các anh chị trong Ban Tổ chức (cấp Quận, Huyện) có giúp một chuyến xe đi và về, người viết tranh thủ nhờ bác tài chở dạo quanh các cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo, để xem năm nay có gì mới lạ được tung ta thị trường, phục vụ mùa Phật Đàn 2562-2018. Các cửa hàng lớn, nhất là có gắn mác siêu thịthì không dám vào vì khả năng tài chánh hạn hẹp. May mà ngồi bên là anh tài xế vui tính, rất tốt bụng, sẵn sàng cho xe tới nơi mình muốn đến dù chiếc xe rất xứng đáng đậu bên ngoài sảnh “siêu thị văn hòa Phật giáo” sang trọng , bề thế hơn. Nhưng đi với mình thì rất thiệt thòi cho thân phận chiếc xe và anh tài xế nhọc công để mắt trông giữa mỗi khi dừng đợi.
03/05/2018(Xem: 6601)
Tôi rất hân hạnh tham gia cùng với quý vị trong dịp kỷ niệm Lễ Vesak, một ngày Lễ thiêng liêng cho hằng triệu người Phật tử trên khắp thế giới. Là Chủ Tịch của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vừa đề cập, chúng tôi đánh dấu sự ra đời, giác ngộ, và nhập Niết-bàn của đức Phật. Trong dịp Lễ trọng đại này, những người Phật tử và không phải Phật tử có thể quán chiếu về cuộc đời của Ngài và rút ra nguồn cảm hứng từ những lời dạy của Ngài.
02/05/2018(Xem: 10958)
Victorian United Nations Day of Vesak Inc. Lễ Phật Đản - Vesak Day - tại Melbourne Town Hall, 12-5-2018
02/05/2018(Xem: 5004)
Khi tiết Xuân trở về trên xứ Âu Châu, tạo nên bầu trời quang đãng, muôn hoa khoe sắc, cành lá xanh tươi, cũng là tín hiệu của mùa Tưởng Niệm Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Thị Hiện Đản Sanh Cứu Khổ Độ Sanh. Tưởng Niệm Đức Phật Đản Sanh, là nhắc nhở cho hàng con Phật và muôn loài nhớ lại Thông Điệpcủa Đức Thế Tôn đã tuyên bố trong kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phương Tiện thứ 2như sau: "Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời. Chư Phật Thế Tôn vì muốn khiến chúng sanh được khai mở tri kiến Phật để thanh tịnh mà xuất hiện nơi đời. Vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh mà xuất hiện ở đời. Vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật mà xuất hiện ở đời. Vì muốn cho chúng sanh chứng vào đạo tri kiến Phật mà xuất hiện ở đời".
02/05/2018(Xem: 4238)
Bậc Đại Giác Đấng Từ Tôn Thượng Sĩ Thị hiện đời hoá độ kẻ hữu duyên Mừng Đản Sanh chuyển hoá nỗi ưu phiền Bao hạnh nguyện trải lan cùng tứ chúng .
01/05/2018(Xem: 4311)
Mừng Phật đản - xem lại mình Thôi trồng ganh ghét điêu linh đoạn trường Phật là bản quán hoa hương Là Cha Mẹ trụ tại đường thậm thâm !
01/05/2018(Xem: 7306)
Bồ tát chọn sanh ở cõi trần Vén mây bụt xuống vớt trầm luân Dung nghi tướng hảo trong thai tạng Diện mục căn lành tại pháp thân Bản quán thấm nhuần làn tịnh thủy Quê nhà nương náu phiến tường vân Thế Tôn thị hiện từ muôn thuở Bảy bước an lành độ thế gian
28/04/2018(Xem: 6347)
Cộng đồng Phật Giáo Việt nam tại nước Mỹ không phải chỉ hành lễ Phật Đản trong một ngày, mà chúng ta có một mùa Phật Đản kéo dài hơn tháng. Điều ấy cho thấy nơi châu lục này cần khế thời và thuận lý để Phật giáo, một tôn giáo rất còn xa lạ nơi đây, làm sao được chấp nhận và phát triển. Niềm hoan hỷ vô biên của người đệ tử Phật là tự thân mình tỏa ra Phật chất để cảm hóa người quanh ta. Từ đó giúp họ trở nên người Phật tử mới. Hiện nay các tự viện và hàng cư sỹ của chúng ta đã độ được nhiều người Mỹ. Công đức này lớn lao biết bao trong việc hoằng truyền Phật đạo nơi Châu lục Bắc Mỹ. Cúi xin đức Thế Tôn chứng giám và độ trì, chúng con nguyện một lòng sống Đạo và làm sáng Đạo nơi quê hương mới. Đây cũng là phẩm vật cao quý cộng đồng Phật Giáo Việt chúng con xin dâng lên cúng dường đức Thế Tôn trong mùa Phật Đản năm nay.
22/04/2018(Xem: 6306)
Rằm tháng tư giữa đêm vàng nguyệt bạch Cõi sơn hà phút chốc bỗng nên thơ Đêm lung linh như một thuở ban sơ Bậc du sĩ xuất trần trong quốc độ Đời chìm đắm dòng thời gian cũ kỹ Người đến đây khai mở một con đường Dùng trí huệ, hiểu biết và yêu thương Đem ánh sáng xua tối tăm u ám Đêm tháng tư nguyệt hằng viên mãn Muôm loài hỷ hoan cất tiếng ca vang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]