Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. An Lạc Của Hạnh Độc Cư

15/03/201411:05(Xem: 35795)
54. An Lạc Của Hạnh Độc Cư
mot_cuoc_doi_bia_3


An Lạc
Của Hạnh Độc Cư







Vào buổi sáng hôm sau, đức Thế Tôn mang y cầm bát, không nói với ai, đi thẳng vào thành Kosambī để khất thực.

Hơn ai hết, ngài hiểu rằng, hai nhóm chư tăng ngoan cố, cứng đầu này đã không còn cách gì khuyên răn, giáo hóa được nữa. Cả ba lần hòa giải thảy đều vô ích. Lần cuối vừa rồi, chúng im lặng, nhưng là sự im lặng của rừng cây gai với những mắt, những gai nhọn, những dây quấn chằng chịt buộc dính không có cách gì tháo gỡ được. Ta ra đi như thế này là bài học cuối cùng cho chúng. Ta dạy không được thì pháp sẽ dạy. Pháp sẽ dạy cho chúng những bài học đớn đau cả thân lẫn tâm, may ra chúng mới giác ngộ bài học “khổ đế” được.

Vào khoảng cuối xuân, trời mát mẻ, đức Phật cứ một mình thong dong đi mãi. Ngày thì có bát khất thực, đêm thì có cội cây. Hôm kia, đức Thế Tôn nhắm hướng đông bắc cất bước rồi ghé vào làng Bālakaloṇakāraka - nơi đây dân chúng sống bằng nghề làm muối. Lúc đức Thế Tôn tìm một lùm cây để thọ thực thì gặp tỳ-khưu Bhagu đang sống độc cư thiền định ở đây.

Độ ngọ xong, đức Phật hỏi:

- Ông sống một mình thì có cảm giác ra sao? Có chiêm nghiệm được sự lợi lạc nào chăng?

Đại đức Bhagu đáp:

- Chiêm nghiệm được sự thanh bình và an ổn, bạch đức Tôn Sư!

- Thanh bình và an ổn như thế nào, hở Bhagu?

- Thưa, mắt đệ tử chỉ nhìn thấy màu xanh và sự tịch lặng, an ổn của ngôi rừng. Tai đệ tử chỉ nghe tiếng gió, tiếng chim, tiếng nước chảy, tiếng lá rơi hoặc tiếng của muông, thú... Âm thanh của thế giới tự nhiên và thiên nhiên này luôn thanh bình và vô sự. Cả ngũ quan của đệ tử đều như thế. Tâm ý nó cũng tương ưng như thế. Nơi đây lại còn xa vắng chỗ loài người, nghĩa là xa vắng chỗ ồn ào, huyên náo, xa lửa tham, lửa sân. Xa chuyện khẩu tranh, tương tranh, lợi tranh, thô lỗ, ác khẩu, ỷ ngữ và trăm vạn nhố nhương, phiền tạp khác. Bạch đức Thế Tôn! Sống độc cư ở đây, chẳng vào sâu các định mà tâm hồn đệ tử luôn như trú tại thanh tịnh cư thiên!

Đức Phật mỉm cười:

- Quả là vậy! Quả là vậy, này con trai! Lúc nào về các thành phố, thị trấn, ông hãy giảng thuyết những điều lợi lạc vi diệu như vậy về hạnh độc cư (Ekacarikavatta) này cho một nhóm, hai nhóm, ba nhóm... tỳ-khưu nghe!

- Thưa vâng!

- Vậy thì hạnh độc cư có chừng bao nhiêu điều lợi lạc, này con trai!

- Thưa, có chừng mười điều lợi lạc sau đây: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân - tự nhiên được hộ phòng, bảo vệ, thu thúc một cách thanh bình, thoải mái, chứ không cần phải cố gắng ngăn chặn, kềm giữ quá kịch liệt, quá sức, quá mệt mỏi!

- Đúng vậy! Đấy là năm điều lợi lạc hy hữu rồi!

- Thứ sáu là tâm ý cũng sẽ thư xả, nhẹ nhàng mà đi vào hỷ, vào an và vào cả tịnh chỉ!

- Đúng vậy, khá lắm, này con trai! Thuở Như Lai còn là một tiểu nhi năm tuổi hôm lễ hạ điền, đã để tâm trong sáng và hồn nhiên nên dễ dàng đi vào định sơ thiền. Vậy khi năm giác quan được thanh bình, an ổn thì tâm ý của ông nó có giống như tâm ý trẻ thơ không, này con trai?

- Gần như vậy mà hóa ra không phải vậy, bạch đức Thế Tôn.

- Cũng đúng nữa! Và Như Lai rõ biết là ông muốn nói gì rồi. Chúng ta tiếp tục, lợi lạc thứ bảy là gì nào?

- Thưa, là rừng có sẵn năng lượng tứ vô lượng tâm. Vậy khi tâm vắng lặng tham sân, khí huyết điều hòa, hít thở vào ra an nhiên tĩnh tại, thanh bình, siêu thoát, dẫu không miên mật tu tập thiền tứ vô lượng tâm nhưng nếu ta hướng tâm từ thì có từ, hướng tâm bi thì có bi, hướng tâm hỷ thì có hỷ, hướng tâm xả thì có xả. Đấy là thêm bốn lợi ích nữa là thành mười, thưa Tôn Sư!

- Phải! Đức Phật gật đầu - đây là mười điều lợi lạc của hạnh độc cư mà do ông tự chiêm nghiệm bằng sự thực chứng cụ thể, hiện tiền mà nói ra, chứ không phải do Như Lai hoặc hai vị trưởng tử giảng thuyết. Nó đúng vậy đấy, này con trai! Và nếu ông có được trí phân tích biện tài, ông còn đưa ra thêm một chục, hai chục, ba chục, bốn chục... cái lợi lạc của hạnh độc cư nữa đấy, này con trai!

- Xin đức Thế Tôn chỉ dạy thêm.

- Không cần thiết. Một, hai điều mà đôi khi lại là quá dư đủ, nhưng ba bốn chục điều, học thuộc lòng như con vẹt đôi khi cũng còn thiếu rất nhiều đấy! Chính ông phải tự chiêm nghiệm, thẩm sát thêm nữa vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, này con trai!

Nói thế xong, đức Phật đứng lên, từ giã, rời ngôi làng của dân làm muối, trả lại sự thanh bình và an ổn cho vị ẩn sĩ độc cư rồi cất bước nhẹ nhàng như đám mây trời thong dong vô sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2015(Xem: 9566)
Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Chùa Pháp Quang, Úc Châu
31/05/2015(Xem: 7292)
Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Thiền Viện Minh Quang, Sydney
29/05/2015(Xem: 7911)
Hướng đến đệ thất cá niên của quốc gia Liên hoan Phật đản PL. 2559 và Tiết kỵ Mẫu thân, Tiết Khánh chúc đại hội, mùa hè thời tiết dương quang ấm áp, gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân, các hoạt động hài hòa, chia sẻ niềm hoan hỷ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.
29/05/2015(Xem: 7149)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu. Ngài đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni, ngoại thành Ca Tỳ La Vệ, ngày nay là xứ Nepal. Sử sách Ấn Độ cho rằng một người ra đời với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, sau này xuất gia sẽ thành Phật, sẽ đem chánh pháp giáo hoá chúng sanh. Khi Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh, tiên nhân A Tư Đà đoán rằng sau này Ngài sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh Vương hoặc xuất gia sẽ thành Phật; còn ngài Kiều Trần Như cho rằng Đức Thế Tôn sau này chỉ thành Phật và điều ấy đã trở thành sự thật. Lịch sử của Đức Thế Tôn có tính siêu việt giống như đoá hoa Vô Ưu mấy ngàn năm mới nở một lần. Theo tục lệ Ấn Độ, người phụ nữ hoài thai sẽ trở về quê ngoại để sinh nở, Hoàng hậu Ma-Da sắp đến ngày nở nhụy khai hoa đến vườn Lâm Tỳ Ni gặp hoa Vô Ưu nở, đưa tay hái liền hạ sanh Thái tử Sĩ-Đạt-Ta.
28/05/2015(Xem: 9310)
Mừng Phật Đản Bài của Ni Sư Như Đức Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
27/05/2015(Xem: 7838)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
27/05/2015(Xem: 6840)
Đối với tôn giáo độc thần, thần linh là tối thượng và độc nhất, tín đồ không thể nào có thể trở thành thần linh; trong khi đối với Phật giáo, Phật là một bậc thầy, là biểu tượng của giải thoát - giác ngộ, là biểu tượng cho phẩm tính toàn thiện tiềm tàng nơi mỗi chúng sanh; kẻ nào thực hành đúng chánh pháp (con đường mà bậc giác ngộ đã kinh qua), cũng đều có thể thành Phật.
26/05/2015(Xem: 5998)
Mùa Phật đản ( PL2559 - DL2015), Mùa kỉ niệm Phật ra đời, là con cháu của Phật, chúng ta dành thời gian nhớ lại những lời dạy của Ngài. Đức Phật trước khi xuất gia, là thái tử với tên gọi là Tất Đạt Đa. Với tuệ nhãn và tâm từ, thái tử Tất Đạt Đa, từ bỏ cuộc sống gia đình, tìm kiếm một con đường chấm dứt khổ đau cho ngài và cho người khác. Cuối cùng, sau sáu năm tu tập, dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật giác ngộ rằng, chánh niệm là con đường duy nhất để thực hiện giải thoát. Chánh niệm sẽ đưa thân tâm và hơi thở, trở về một mối. Có chánh niệm thì đời sống được soi sáng bởi cái nhìn chân thực (chánh kiến), suy tư chân thực (chánh tư duy), lời nói chân thực (chánh ngữ), hành động chân chính (chánh nghiệp), tu tập trên con đường chánh đạo (chánh tinh tiến) và thiền định giúp đạt mục đích giải thoát (chánh định).
26/05/2015(Xem: 8461)
Lúc Phật còn chín tuổi, Ngài nghe kể lại rằng Một hôm mẹ nằm mơ Thấy voi trắng sáu ngà Với một đóa sen hồng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]