Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Ngũ Minh(1) Cũng Chưa Đủ

26/10/201320:14(Xem: 29735)
13. Ngũ Minh(1) Cũng Chưa Đủ
Mot cuoc doi bia 02




Ngũ Minh(1)

Cũng Chưa Đủ




Đầu tháng ba, năm năm trăm tám tư trước Tây lịch, tôn giả Sāriputta bỏ lại sau lưng Kỳ Viên đại tịnh xá đang xây dựng chưa hoàn chỉnh, lên đường đi đón đức Phật. Bây giờ là cuối tiết xuân, trời không nóng lắm, có thể dễ dàng đi lại; nhưng sực nghĩ đến khoảng cách hơn bảy mươi do-tuần (trên dưới 840 km hiện nay) từ Rājagaha đến Sāvatthi, nếu mỗi ngày đi một do-tuần thì phải mất gần ba tháng nên ngài phải sử dụng thần thông. Tuy nhiên, lúc dừng tại Vesāli định trì bình khất thực thì tôn giả thoáng thấy hình bóng các vị sa-môn áo vàng. Hướng tâm, biết đức Phật và chư tăng đã đến đây từ ba hôm trước, đang nghỉ tại Mahāvana (Đại Lâm), tôn giả tìm đến, đảnh lễ và vấn an sức khỏe của ngài.

Đức Phật mỉm nụ cười hoan hỷ:

- Biết ông sẽ đi đón Như Lai, nên Như Lai chỉ giữ lại Moggallāna, Bhaddiya (cũ), Uruvelā-Kassapa trông coi Trúc Lâm với chừng năm trăm tỳ-khưu! Số còn lại, hơn một ngàn rưỡi tỳ-khưu đã cùng với Như Lai đi gặp ông đây! Thế nào rồi? Công việc xây dựng Kỳ Viên đại tịnh xá đến đâu rồi hả ông giáo thọ bậc thầy các kiến trúc sư?

Tôn giả Sāriputta nghe cách hỏi của đức Phật, biết là ngài đã tận tường tất cả, nhưng tôn giả cũng tuần tự trình tâu lại tất cả mọi việc.

- Lành thay! Đức Phật tán thán – Ông đã có công thiết kế Kỳ Viên quy mô hơn, thuận lợi sinh hoạt hơn, có cái nhìn xa rộng hơn... Rất tốt, rất tốt... Đấy đúng là thủ phủ thứ hai, căn cứ địa thứ hai để cho giáo pháp phát triển sâu rộng cả miền Tây bắc châu Diêm-phù-đề!

Độ ngọ xong, tôn giả Sāriputta được gặp lại tôn giả Assaji, tôn giả Vappa, tôn giả Mahānāma, tôn giả Nadīkassapa, tôn giả Gayākassapa, tôn giả Mahā Kassapa và cả tôn giả Kāḷudāyi, Bhaddiya, Ānanda, Devadatta... cùng một số các vị trong hoàng tộc Sākya nữa!

Đức Phật nói với Sāriputta:

- Các ông Kāḷudāyi, Bhaddiya (dòng Sākya) cùng mấy trăm tỳ-khưu đi du hóa tại các tiểu bang Licchavī, Vajjī, Videha, Mallā, Moriya... thấy rằng, quần chúng rất tốt, rất nhiều tín tâm; nhưng khi đi khất thực, gặp duyên thuyết giáo, họ lại va vấp hai khó khăn trở ngại lớn: Thứ nhất là giới quý tộc, tướng lãnh ở đấy rất ngã mạn; không dễ gì nói lọt tai, không dễ gì làm cho những cái đầu rất cứng ấy nhu thuận, quy phục được! Thứ hai là “vấn đề” lý luận của các giáo phái chủ, giáo phái sư cùng một số học giả, bà-la-môn gia chủ trong và ngoài truyền thống; họ trườn uốn như con lươn, rất điêu toa, xảo quyệt; chúng có thể lý luận dẫn voi qua lỗ kim, có thể lý luận con lạc đà thành con chó trắng một cách khá dễ dàng! Thế rồi, các ông ấy bảo là vì chưa học môn lý luận, đành phải lép vế, bây giờ họ đang cầu viện Như Lai đấy! Là đại đệ tử, ông có ý kiến gì không?

Tôn giả Sāriputta nhũn nhặn:

- Đệ tử không dám! Đức Thế Tôn rõ biết tất cả! Và đức Thế Tôn còn biết rõ hơn là còn nhiều môn học – mà các sứ giả Như Lai trên đường hoằng hóa cần phải học sâu, hiểu rộng mới mong nhiếp hóa ngoại đạo, tà giáo, thu phục nhiều thành phần giai cấp khác nhau để đi vào lòng thế gian và lòng người được!

- Đấy là những môn học gì hở Sāriputta? Đức Phật có vẻ quan tâm - Ông có thể trình bày cho Như Lai, các vị cao túc cùng đại chúng ở đây nghe được không?

Biết đức Phật không phải kiểm tra kiến văn của mình, mà chỉ muốn nhân đó, giáo giới đến mọi người nên tôn giả đã mạnh dạn phát biểu:

- Bạch đức thế Tôn! Tôn giả cất giọng hùng hồn như tiếng chuông đồng vang ngân rất xa cho đại chúng cùng nghe - Lý luận, ngay chính môn học lý luận thôi cũng đã không đơn giản! Các hiền giả Kāḷudāyi và Bhaddiya đâu phải là nhân vật tầm thường. Một vị xuất thân là quan đại thần lỗi lạc. Một vị là quan tổng trấn kiêm quan chánh án uy danh lừng lẫy! Thế nhưng, khi đi vào “đấu trường” lý luận, khả dĩ có khả năng đối thoại với bọn thức giả, trí giả, học giả xảo biện; chúng ta phải kinh qua học phái lý luận Nyvāya, một trong sáu phái truyền thống Vedā để biết cách sử dụng từ, ngữ, khiếm chủ từ, có mặt chủ từ, động từ chủ động và bị động, câu cú, cách hỏi, cách đặt vấn đề, thi thiết, giả định, thiết định, cách lập mệnh đề, mệnh đề hở, mệnh đề kín, phản mệnh đề, thuận mệnh đề... rất là nhiêu khê, phức tạp! Thường thì cách nói theo ngôn ngữ phổ thông của chúng ta, nhằm để trao đổi thông tin là chính; nhưng chỉ cần một tay xảo biện, miệng lưỡi hỏi lại, chúng ta lúng túng ngay! Vậy thì trước nhất, các sứ giả Như Lai phải biết trang bị toàn hảo môn học lý luận này; và chỉ có đức Thế Tôn mới có khả năng giáo giới cho tất thảy chúng đệ tử tới nơi, tới chốn mà thôi!

Đức Phật mỉm cười:

- Ví như câu nói như thế nào, câu hỏi lại như thế nào có thể làm cho chúng đệ tử Như Lai lúng túng, hở Sāriputta?

- Có thể bất kỳ câu nói nào, bạch đức Thế Tôn! Ví dụ, đệ tử nói, tôi đi khất thực; kẻ kia liền chế giễu, đi thì làm sao mà khất, mà thực! Lại nữa, khất là khất cái gì, thực là thực cái gì? Vậy là họ bảo, câu nói đó sai lầm, mệnh đề ấy tối tăm, ngôn ngữ mù mờ, chẳng rõ trao gởi thông tin gì! Ví dụ đệ tử nói, hạt mưa rơi! Kẻ kia liền bắt bẻ, cái gì là hạt? Hạt ngô, hạt thóc; hạt bao giờ cũng thể đặc hàm chỉ một hạt giống, một cái mầm hữu cơ! Mưa là thể lỏng, chẳng có hạt giống nào trong đó cả! Lại nữa, mưa là động từ hay chủ từ? Nếu là động từ thì nguyên động lực nào mà nó rơi? Nếu là chủ từ thì mưa cũng không thể tự rơi? Thế là lập ngôn “hạt mưa rơi” không đứng vững, từ và nghĩa sai lầm, mệnh đề ấy là sai lầm! Chúng có thể lôi ra từng từ, từng chữ để ngược xuôi, điên đảo rất khó chịu, đa phần chỉ để chọc tức, làm cho ta mất bình tỉnh, mất cảnh giác! Vậy là chúng vỗ tay, huênh hoang, cười hì hì hà hà để nhạo báng và coi như mình đã thắng cuộc!

Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử có thể đưa ra hằng trăm hằng ngàn ví dụ tương tự. Môn học lý luận cổ xưa đã trang bị cho những bà-la-môn luận sư, những du sĩ lang thang những kiến thức căn bản; đồng thời, điêu toa chỉ bày cách nói, cách hỏi ngoa ngoắt, lắt léo để chúng nắm xảo thuật trổ tài miệng lưỡi, bắt bẻ nhau từng ly, từng tý như vậy. Do thế, môn học ấy, những sa-môn đệ tử Phật cũng phải biết rõ để khỏi bị thất thố, mắc mưu họ!

- Đúng thế! Đức Phật nói – Môn học lý luận thì dường như ông, Moggallāna, Mahā Kassapa đã được trang bị rất chu đáo từ thuở thiếu niên, do vậy rất dễ dàng đi đây đi đó để hoằng pháp. Tuy nhiên, Như Lai muốn bổ túc cho sự thiếu sót của môn học ấy (sau này gọi là nhân minh) là phải biết phân biệt rõ ràng chánh tà, đúng sai, chân ngụy; và, khả năng lý luận, luận giải, lập biện đòi hỏi phải rời kiến thức suông để trở về với đời sống tu tập, chứng nghiệm, liễu ngộ thật sự, mới là mặt mạnh, sở đắc của đệ tử Như Lai. Vậy còn những môn gì cần phải học nữa, Sāriputta?

- Môn thứ hai thì giáo dục truyền thống đã có sẵn rồi, đấy là các môn học nghệ, toán học (số học, đo lường, hình học) văn chương (thơ, kệ), khoa học (vật lý, sinh học, tự nhiên học), sử học, tư tưởng triết học trong và ngoài truyền thống Vedā (sau này gọi là công xảo minh) để có kiến thức đa dạng, phong phú để dễ dàng nói chuyện với nhiều thành phần giai cấp trong xã hội. Môn học thứ ba nó nằm trong bốn tuệ phân tích, tức là khả năng về ngôn ngữ, phải thông thạo văn phạm, cú pháp, cách diễn đạt phải chính xác, minh bạch (sau này gọi là thanh minh). Thứ tư là phải học để biết căn bản về cơ thể con người, sự vận hành của khí huyết, các kinh mạch, các huyệt liên hệ đến lục phủ ngũ tạng để biết cách xoa bóp, bấm huyệt tự chữa bệnh cho mình và cho huynh đệ. Lại nữa, cần phải biết một số dược liệu để chữa trị những căn bệnh phổ thông. Nếu không được như thế thì cũng biết cách điều tiết ăn ngủ, biết giữ gìn thân thể qua các mùa tiết hoặc khi nóng rét thất thường (sau này là y phương minh). Thứ năm là phải chịu khó nghe nhiều, học nhiều qua những bài giảng của đức Thế Tôn, qua những vị đã được đức Thế Tôn cho phép giáo giới chư tăng (sau này gọi là nội minh).

Bạch đức Thế Tôn! Tôn giả Sāriputta thưa tiếp - Quả là đệ tử đã lắm lời! Năm môn học ấy, hiện tại chưa cần thiết lắm! Vì sao vậy? Vì chư vị tôn túc trưởng lão và hằng trăm chúng đệ tử của đức Thế Tôn đều là thành phần trí thức ưu tú; họ đã tự trang bị đầy đủ cho mình rồi. Lại nữa, họ còn có thể thuyết giáo giới đức, định đức, tuệ đức đến cho mọi người, đấy là bài thuyết pháp sống động và hiện thực nhất. Họ còn có thể thuyết giáo về nhẫn, về từ, về xả trên lộ trình độ sanh. Họ còn có thể thuyết giáo đời sống vô sản, bần hàn, thiểu dục, tri túc, chánh niệm, tỉnh giác trong mỗi bước đi, trong mỗi hơi thở. Chúng còn cao đẹp gấp trăm lần, ngàn lần mọi phương pháp độ sinh bằng lý luận, bằng ngôn ngữ, bằng văn chương hoặc bằng nghề thầy thuốc!

- Hay lắm, tuyệt vời lắm, Sāriputta! Đức Phật tán thán – Ông đã rất hiểu về pháp; pháp sâu, pháp cạn, pháp trong, pháp ngoài, pháp trước, pháp sau nên đã trình bày rất chân xác! Các vị tỳ-khưu phải thành tâm thọ trì câu chuyện hôm nay. Thật ra, này Sāriputta, này chư tỳ-khưu! Như Lai còn biết nhiều hơn thế nữa, ví dụ như chỉ cần bốn nhiếp pháp là đủ, ví dụ như sáu hòa kỉnh là đủ, ví dụ như bốn niệm xứ là đủ, ví dụ như bảy giác chi là đủ, ví như năm căn năm lực là đủ, ví như tám đạo chi là đủ, ví dụ như các ba-la-mật là đủ... nhưng nói ra thì chưa phải lúc, chưa đúng thời... Nghỉ hơi một lát, đức Phật tiếp - Sớm mai chúng ta lên đường đến Sāvatthi, bây giờ Như Lai phân chia như sau: Mahā Kassapa với hai trăm năm mươi vị tỳ-khưu thì chia nhau ở rải rác trong tiểu bang Licchavī này, nơi có những vị tướng lãnh cứng đầu nhất và một số bà-la-môn miệng lưỡi nhất! Nadīkassapa và Gayākassapa còn rất khỏe, nên dẫn hai trăm năm mươi vị tỳ-khưu đến du hóa miền xa nhất là tiểu bang Moriya! Tại Mallā, phía trước mặt gần đây thì Kāḷudāyi và Bhaddiya cùng hai trăm năm mươi vị tỳ-khưu đảm trách. Phía Đông bắc bên kia là tiểu bang Videha thì xin hai ông Assaji và Vappa cùng hai trăm năm mươi vị tỳ-khưu nhận nhiệm vụ cho. Còn Như Lai, Sāriputta, Mahānāma cùng nhóm Lộc Uyển, Ānanda, Devadatta, Kimbila, Bhagu, Anuruddha ... cùng với năm trăm tỳ-khưu, chưa cần ghé Kapilavatthu mà hãy trực chỉ Sāvatthi, ở đấy có rất nhiều công việc phải làm!



(1)Mượn từ của bộ phái phát triển sau này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2015(Xem: 14053)
" Phật về mở cửa vô minh Khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh Phật về cho đất thêm lành Cho cây thêm nhụy, cho cành trổ bông." Nhờ Phật lực gia hộ, nhờ năng lực chú nguyện của chư Tăng và sự ủng hộ của Phật tử xa gần, Chùa Hội PhướC tọa lạc tại địa chỉ : 8624 Zuni Rd SE, Albuquerque, NM 87108 đã được Tiểu Bang và Liên Bang cấp giấy phép Nonprofit. Chùa được Thành Phố chính thức cấp giấy phép xây dựng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh và các khóa tu học Phật Pháp. Hòa trong không khí hân hoan của người con Phật, Bổn tự sẽ long trong tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật Lịch 2559 vào Chủ Nhật ngày 24 tháng 05 năm 2015: Dưới sự chứng minh và chủ lễ của HT Thích Nguyên Trực, HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Nhuận Hải cùng chư tôn đức Tăng Ni, quý Cư Sĩ Phật tử Thành Viên GHPGVNTNHK với chương trình như sau:
16/04/2015(Xem: 9739)
Kính thưa Quý Đồng Hương Phật Tử, Thiện Nam Tín Nữ xa gần, Sáng nay là mồng tám tháng tư Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt Chín rồng phun nước ngoài trời đến Đón mừng giáng thế bậc Thánh nhân. Nam Mô Đẩu Xuất Giáng Trần, Lâm Tì Ni Thị Hiện, Ta Bà Giáo Chủ, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ô hay! Một mùa Phật đản nữa đang đến với mọi người con Phật chúng ta. Khắp nơi tưng bừng rộn rã đón mừng Bậc Thánh Nhân xuất hiện ở thế gian. Ngài đã mang ý nghĩa của Khai, Thị, Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật, mở đường đi vào nếp sống thánh thiện từ bi, trí tuệ, để tất cả chúng ta nhận ra mình là Phật sắp thành. Nhân ngày Đại Lễ Kỷ Niệm Sinh Nhật lần thứ 2559 của Ngài, Chư ni chùa Hương Sen chúng con xin trân trọng kính mời quý đạo hữu Phật tử và đồng hương về tham dự Một Ngày Tu Học Cúng Dường Đức Từ Phụ và tham dự ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN tại bổn tự với chương trình như sau:
15/04/2015(Xem: 9531)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhận và tuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
27/03/2015(Xem: 17028)
Tiệc Chay Gây Quỹ 2015 Buổi tiệc chay gây quỹ tại chùa Quang Minh được tổ chức để hổ trợ cho việc cử hành Đại Lễ Tam Hợp Đa văn hóa Vesak theo Liên Hiệp Quốc tại Victoria. Ngày Đức Phật Thích Ca Đản Sanh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn Xin Chào đón tất cả mọi người - Với giá vé $25 Thứ Bảy 04 Tháng Tư. Bắt đầu lúc 6.30pm (Cửa mở lúc 6.15pm) Tại Chùa Quang Minh, Hội Trường Quán Tự Tại, Số 18 Burke St, Braybrook Victoria Với tinh thần hổ trợ Đại Lễ kỷ niệm Vesak, một thực đơn ngon đặc biệt được chuẩn bị do các đầu bếp trẻ tại chùa Quang Minh . Hãy đến tham dự , làm quen với nhiều bạn mới cùng tìm hiểu xem chương trình tuyệt diệu của ngày Đại Lễ Vesak nâm nay, nhằm ngày 23 tháng Năm 2015 ở vài địa điểm tại Trung Tâm Thương Mại của Thành phố Melbourne. Vé bán tại cửa vào. Email cho chúng tôi nếu bạn cần đặt nguyên bàn Để biết thêm chi tiết xi
27/03/2015(Xem: 12438)
Lễ Hội Vesak tại Melbourne city ngày 23-5-2015, Frank Carter, Julian Bamford, Steve Lowe, Ranjith Soysa and Van Binh Thieu. Vesak Multicultural Procession Organising Team 2015.
24/12/2014(Xem: 18451)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
24/06/2014(Xem: 7284)
Thành công của Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc 2014 tại Việt Nam được các cơ quan truyền thông tường thuật khá đầy đủ, nhưng có một đề tài ít được nhắc tới là các buổi hội thảo khoa học của đại lễ này. Là người Việt duy nhất thuyết trình tại diễn đàn Phật giáo xây dựng hoà bình thế giới, là biên tập viên Anh ngữ cho các ấn phẩm khoa học và Bản Tuyên Bố Ninh Bình, tôi muốn nhân dịp này tường thuật những gì mà tôi tham gia với hy vọng sẽ là một đóng góp nhỏ và dĩ nhiên trong cái nhìn của một cộng tác viên đến từ bên ngoài.
21/06/2014(Xem: 6211)
Hằng năm, cứ vào dịp trăng tròn tháng 5 âm lịch, Phật giáo Sri Lanka long trọng tổ chức Lễ hội Poson Poya. Lễ hội năm nay được diễn ra vào ngày 12 tháng 6 năm 2014. Mười hai triệu Phật tử ở khắp nơi đều tựu hội về, cùng hân hoan đón mừng lễ hội văn hóa Poson Poya lần thứ 2317. Đây là lễ hội đặc biệt mang đậm tính truyền thống văn hóa của Phật giáo Sri Lanka.
16/06/2014(Xem: 6619)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building, Most Ven. Dr. Thich Nhat Tu and Most Ven. Dr. Thich Duc Thien (Eds.), Vietnam Buddhist University Press Series 24, 2014, 251-294. Bản Việt dịch của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Viên Ngạn được đăng tại ấn phẩm IV của Đại lễ VESAK LHQ 2014 Việt Nam, trang 247-291. Bản lược dịch sau đây là của tác giả.
25/05/2014(Xem: 8671)
Lễ Phật Đản lần thứ 2638 tại Tu viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu Chủ Nhật 25-5-2014 Địa chỉ Liên Lạc: Tu Viện Từ Ân Trụ Trì: Đại Đức Hạnh Phẩm 26 Jacques Rd, Narre Warren North, Vic 3804 Mobile: 0406 608 886 Email: [email protected]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]