Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Ngũ Uẩn trong Bát Nhã Tâm Kinh

16/01/201202:11(Xem: 9346)
08. Ngũ Uẩn trong Bát Nhã Tâm Kinh

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
NGŨ UẨNTRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài Bát Nhã Tâm Kinh không phải là một bộ kinh to lớn và nhiều quyển như “Đại Tạng Kinh, Hoa Nghiêm Kinh hay Pháp Hoa Kinh...”. Đây chỉ là một bài Kinh Bát Nhã chỉ có (262) chữ, ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và triết lý rộng bao la, không bút nào tả xiết, bản kinh này không những là phần cô kết nhất của những tinh hoa trong tư tưởng triết học Phật Giáo, mà còn trình bày con đường tu tập thực tiễn, đó là con đường hiện quán, đi vào suối nguồn tuệ giác vô thượng; một con đường duy nhất có thể thoát ly tất cả khổ đau ngay tại cuộc đời này, bài kinh được ngài Huyền Trang đời Đường dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán vào năm 649 tây lịch. Hầu hết các Phật Tử đều thuộc lòng vì đó là một bài Kinh tụng niệm hàng ngày. Tuy nhiên, ít người hiểu biết một cách sâu rộng và thấu triệt được ý nghĩa của từng câu, từng đoạn trong bài Kinh này.

Để giúp cho một số Phật Tử hiểu rõ thêm về ý nghĩa của bản Tâm Kinh, tôi cố gắng sưu tầm và biên soạn ra đây một câu mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất, và có liên quan trực tiếp với mỗi con người, hầu góp phần trong việc phổ biến Phật Pháp, nếu quí vị cao tăng hoặc trí thức Phật Giáo nào có thêm các dữ kiện hay nhận xét gì xin chỉ giáo theo địa chỉ E-Mail [email protected], để tôi học hỏi thêm.

Trước hết tôi xin sơ lược về lịch sử Kinh Bát Nhã. Về mặt lịch sử tư tưởng, kinh Bát Nhã là một bộ kinh đầu tiền truyền bá tư tưởng Đại thừa (Mahayana), bắt nguồn từ miền Nam Ấn Độ, thuộc trung tâm truyền giáo của Đại chúng bộ (Mahàsamghikà) và biểu tượng trung tâm của kinh này là Tánh Không (Sùnyata). Về nội dung, Tâm kinh được xem như là “Trái Tim” của toàn bộ Đại Bát Nhã, cũng như của tư tưởng Phật Giáo được nói ra bởi Tuệ giác Vô thượng của Phật, bởi vì chỗ giác ngộ của Phật là “Biết tất cả mà không chấp” nhằm dẫn dắt chúng sinh đi vào thực tại giải thoát. 

Trong câu đầu tiên của bài “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” ta thấy Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Nếu dịch ra tiếng Việt ta thấy = Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác Vô thượng (1) Người tỉnh thức bình yên (2) soi sáng như thật rằng tự tính của 5 hợp thể (3) đều là không (4) liền thoát ly mọi khổ ách. Trong đoạn trên kỳ này tôi chỉ bàn tới “Ngũ Uẩn” (năm hợp thể đều là không). Tôi muốn nói tới con người. Tạo Hóa (xin xem bài Tạo Hoá là gì? trong tập sách này). Sinh ra con người đã cấu tạo thành hai phần đó là thể xác và linh hồn mới thành thực thể của con người hiện hữu trên thế gian đó là:

“NGŨ UẨN”. Năm Uẩn là: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Bây giờ ta hãy tìm hiểu về Sắc Uẩn (Rupa ajkandha), trước hết tôi muốn nói tới ý nghĩa của chữ UẨN (skandha) “thuật ngữ”. Tiếng Phạn là Tắc-kiện-đà. cách dịch cũ là Ấm, nghĩa là che lấp, che khuất, ý nói các pháp sắc tâm che lấp chân lý. Cách dịch mới là UẨN, nghĩa là tích tập chứa nhóm, ý nói các pháp sắc tâm lớn nhỏ trước sau tích tập mà tạo ra tự thể, chẳng hạn như Sắc Uẩn, Tâm Uẩn... (thể xác và linh hồn).

SẮC UẨN: Sắc uẩn gồm có 4 thể chất đó là: Đất, nước, gió, lửa, (tứ đại) hay nói cách khác gồm có 4 đại năng tạo, bốn đại sở tạo, và bốn biểu sắc. Bốn đại có 2 nghĩa là 4 đại chúng và chấp thọ đại.

1.- Đại chúng: Tứ đại là đất, nước, gió, lửa. Chúng là hạt giống. Tất cả sự vật chất đều do tứ đại mà có nên gọi là chúng, tứ đại cũng như hạt giống. Cây được sinh ra từ hạt giống. Cũng vậy, tứ đại là cái gốc, từ đó sinh ra tất cả sự vật khác, vật chất khác, nên gọi là tứ đại chúng. Gọi tắt là tứ đại. Bốn thứ này có tính chất rộng lớn, hiện diện khắp tất cả vạn vật, nó có bốn đặc tính:

a.- Sở ý đại: Chỗ nương rộng lớn; tất cả sắc pháp, mọi sự vật, mọi hiện tượng đều nhờ có 4 đại mà hiện hữu và tồn tại. 

b.- Thể đại: Thể của bốn đại là rộng lớn, cũng có thể nói nó là bản thể của sự vật.

c.- Tướng đại: Tướng của bốn đại rộng lớn, đó là những biểu tướng hiện hữu nơi mỗi sự vật khiến ta có thể nhận thức được. Ví dụ: Đất có biểu tướng là cứng, có biên giới, có hình tướng rõ ràng. Nước có biểu tượng là thấm ướt, lưu chuyển. Lửa có biểu tượng là nóng bức và thiêu đốt. Gió có biểu tượng là cuốn hút và co giãn, lay động. Tướng của đất là đại địa, tướng của nước là đại hải, tướng cuả gió là cuồng phong, tướng của lửa là đại hỏa.

d.- Dụng đại: Là tác dụng, là hoạt dụng của bốn đại. Đất: có tác dụng nâng đỡ và chứa nhóm. Nước: có tác dụng nối kết, nâng đỡ và dung hóa sự vật; Gió: vừa có tác dụng trưởng dưỡng vừa có tác dụng phá hủy: Như gió nhẹ làm cây xanh tốt, nẩy nở, hơi thở đều hòa làm người khỏe mạnh nhưng gió mạnh quá thì sẽ làm cây gãy đổ. Lửa: có tác dụng thiêu đốt và làm chuyển hóa tứ đại lẫn nhau (từ địa chuyển hóa thành thủy phải nhờ sự nung chẩy của hỏa, như nấu sắt, đồng chảy thành thể lỏng).

Do bốn đặc tính của tứ đại ấy mà kinh thường nói đến đại tam tai tức là ba tai nạn phá hủy lớn: Thủy tai, Hỏa tai và Phong tai. Bốn đặc tính của Đất, Nước, Gió, Lửa có thể nói tóm tắt với các từ là tính chắc cứng, tính ướt nhuyễn, tính chuyển động, và tính nung nóng (cố thể là đất, dịch thể là nước, động lực là gió và nhiệt lực là lửa) hay gọn hơn thì nói là Thể và Lực.

2.- Chấp Thọ: Nói cho đủ là “chấp vi tự thể linh sanh giác thọ”. Nói tắt là chấp thọ. Vậy chấp cái gì và thọ cái gì? Cơ thể của chúng ta được nuôi dưỡng bằng chén cơm, bình nước hay các chất bột khác như bánh, bún, mì v.v... những thứ ấy đều là tứ đại cả. Khi chén cơm, bình nước, cái bánh.. để giữa bàn nó là vật vô tri vô giác, ai muốn đánh đập gì cũng được. Nhưng khi nó được đưa vào cơ thể của chúng ta, tứ đại ấy đã biến thành tự thể của chúng ta, nếu có ai đến vuốt ve, nịnh hót thì ta thọ vui, đến chửi rủa hay đánh đập thì ta thọ khổ. Như vậy từ tứ đại mà sanh ra tự thể và tự thể mà sanh ra có cảm giác, biết vui, biết buồn là giác thọ. Thuận với nó thì nó vui, (thọ lạc); nghịch với nó thì nó khổ (thọ khổ). Như thế là “Chấp vi tự thể linh sanh giác thọ”, nói tắt là chấp thọ. Nói tóm lại khi thân ta thọ một pháp gì thuận hợp với ta thì ta cảm thọ vui, Thọ pháp gì trái với ta thì ta cảm thọ khổ, buồn. Vui thì biết vui, buồn thì biết buồn chứ không so sánh phân biệt gì cả.

3.- Tưởng: Nhưng đến khi tường thủ tướng ấy thì nó gom lại tất cả các tướng đã lãnh thọ nó rồi nó đối chiếu, so sánh, phân biệt, rồi nó sắp đặt lại.

Nếu không có sự so sánh, phân biệt của tưởng thì tất cả các Pháp đều bình đẳng như nhau trong một tương quan trùng trùng duyên khởi ở trong bể pháp giới, không có cái gì tách biệt. Thế nhưng tưởng đem cắt nó ra, riêng biệt từng phần, sắp đặt phân biệt; so sánh pháp này với pháp khác và đặt tên riêng cho nó. Vì thế mà có tướng núi, tướng sông, hoa, lá, cây, cỏ con người con vật v.v... Đó là tác dụng của Tưởng.

Vì vậy, ta thấy người có học thức, kiến thức rộng rãi với người ít học và trình độ hiểu biết kém nó khác nhau nếu hai loại người này ngồi chung với nhau để thảo luận một đề tài nào đó thì thật khó có thể hòa hợp được. Trên đây tôi chỉ phân biệt đơn giản nhưng rõ ràng để ta có thể thấu hiểu được sự khác biệt của hai chữ Thọ và Tưởng. Ngay trong kinh dậy người tu thiền quán nên có một cái tâm luôn luôn sống trong hiện tại. Khi Thọ mà không đem tưởng vào thì ta mới sống trong hiện tại được. Thí dụ khi ăn cơm, ta chỉ biết miếng cơm, ta đang nhai trong miệng là ta đang sống với hiện tại. Còn ta biết so sánh cơm bây giờ ngon hơn cơm hôm qua hay ngược lại thì đã có tưởng vào nên sinh ra lắm chuyện khen chê. Con người lúc sơ sanh sống với tiền ngũ thức nhiều hơn, khi có tưởng vào mới có ý thức phân biệt, so sánh và đặt tên cho sự vật; đó tức là lý trí.

4.- Hành: Như trên đã nói hành uẩn là thiên lưu, tạo tác. Tạo tác này lấy “Tư tâm sở” làm chủ yếu. Tư đây là ý chí. Tưởng mới chỉ là ý nghĩ thôi, còn khi quyết định làm, quyết định hành động là thuộc về hành thuộc về Tư Tâm Sở.

5.- Thức: Là liễu biệt, là nhận thức. Nó khác với vô tri vô giác. Năm thứ trên đây: Thọ, Tưởng, Hành, Thức là thuộc về Tâm. Sắc Uẩn thuộc về Thân. Thân Tâm hợp lại thành con người có đủ thể xác và tâm linh. Khi phân tách ra thì gọi là ngũ uẩn, gom lại thì gọi là danh sắc hay sắc tâm. Ta nói sắc pháp, tâm pháp hai thứ ấy cũng giống như khi nói về con người nói chung lại là thể chất và tâm hồn. Cho nên đây là phần căn bản nhất.

Trong duy thức học có chia ngũ vị bách pháp (5 vị 100 pháp). Năm vị là gì? Là sắc vị, tâm vị, tâm sở vị, tâm bất tương ưng vị, và vô vi vị, mà 5 vị ấy gồm có 100 pháp, ngũ uẩn này cũng gồm có 100 pháp. Tuy chỉ có 5 nhưng trong đó gồm cả 100 pháp. Nếu chi tiết hóa ra thì nó còn rất bao la.

Trên đây tôi chỉ phân tách đại cương về ngũ uẩn, hầu giúp cho một số Phật tử hiểu rõ về sự cấu tạo nên con người do hợp thể của năm uẩn ở trên. Từ đó quí Phật tử thấy rõ khi con người đã chết tức là hồn lìa khỏi xác, cái thân xác đó là sắc, thần thức hay linh hồn đã ra khỏi xác và đi lên một thế giới khác tuỳ theo cái nghiệp của người đó khi còn sinh tiền đã tạo được bao phước báu để lên một thế giới an lành, niết bàn hay địa ngục, ngạ quỷ đều do cái nghiệp của người đó đã có. Tuy nhiên để trợ lực cho hương linh của người quá vãng sớm cao đăng Phật Quốc rất cần sự nguyện cầu của chư Tăng, Ni và Phật tử hiệp lực (tha lực) nhất tâm đảnh lễ cầu xin Đức Phật A-Di-Đà tiếp dẫn hương linh người quá cố sớm vãng sanh cực lạc quốc. Còn cái xác không hồn đưa đi thiêu hay an táng nơi nghĩa trang đó là sự tiêu hủy cái Sắc “Cát bụi trở về với cát bụi”. Không có gì liên quan đến thần thức (linh hồn) của người đã chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2021(Xem: 3710)
Vào sáng ngày 30 tháng 5 năm 2012 (ngày 19 tháng 4 năm Tân Sửu), chùa Việt Nam - ngôi chùa lịch sử do Hòa thượng Thích Thiên Ân sáng lập vào năm 1975, là ngôi chùa Việt Nam đầu tiên ở Hoa Kỳ - tọa lạc tại số 857-871 S. Berendo Street, thành phố Los Angeles, tiểu bang California đã long trọng cử hành Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2565. Quang lâm Chứng minh Đại lễ có Hòa thượng Thích Như Minh, Viện chủ chùa Việt Nam, chư Tăng chùa Việt Nam và chư Tăng thiền viện Phật giáo Quốc tế (International Buddhist Meditation Center). Đông đảo Phật tử, thiện tri thức, Gia đình Phật tử Long Hoa, Hội Ái hữu Viện Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn), nhạc sĩ, ca sĩ … ở nhiều thành phố hai miền Nam - Bắc tiểu bang California đã về chùa dự lễ. Đặc biệt có sự tham dự của Huynh trưởng Nguyên Tịnh Trần Tư Tín, Cố vấn và chỉ đạo Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ; Huynh trưởng Thiện Tánh Lý Văn Hùng, Liên Đoàn Trưởng Gia đình Phật tử Long Hoa chùa Việt Nam. Chương trình buổi lễ như sau: Thỉnh chuông
02/06/2021(Xem: 6218)
Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Giác Nhiên, Tân Tây Lan
30/05/2021(Xem: 3653)
Kính dâng Thầy bài thơ khi tâm trạng con như bao nhiêu người khác rất khó bình tĩnh khi bị lockdown vì còn bao điều chưa giải quyết được ! Nhất là khi một kiểng hai quê...Quả thật bây giờ con hết lạc quan như trước rồi và nguyện cầu cho thế giới sớm khắc phục được với nạn dịch nhờ vắc xin cung cấp đủ cho mọi người dân tại các quốc gia nhất là VN quê hương ta ! . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Cứ mỗi lần lockdown chắc ai cũng thiệt hại? Bao công trình dự án ... đình chỉ ngay Cắn răng kham nhẫn khó thể tỏ bày Bao người đồng cảnh ngộ ... gần hai năm trời dịch nạn !
30/05/2021(Xem: 3992)
Tuy được học, có vài nghiệm bản thân về nguyên lý Vô Thường, thế mà gần hai năm nay có những lần phong tỏa bất kỳ như sau mùng một Tết Tân Sửu và sau ngày 12 âm lịch tháng tư của Lễ Hội Vesak tại Melbourne lần này, .....vẫn làm tôi ngỡ ngàng bàng hoàng khi đón nhận ... Vì còn nhiều ngôi chùa thân thương đã chuẩn bị cho Lễ Hội Phật Đản 2645 vào cuối tuần (30/5/2021) cho những ai chưa có dịp tham dự lễ Tắm Phật do nhiều lý do hoàn cảnh nhưng đành phải đình chỉ .
29/05/2021(Xem: 6130)
Ngã kim quán mộc chư Như Lai 我今灌沐諸如來 Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ 淨智莊嚴功德聚 Ngũ trược chúng sanh lịnh ly cấu 五濁眾生令離垢 Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân. 同證如來淨法身。 Tỳ Gia thành lý bất tằng sinh 毘耶城裏不曾生 Sa La thọ gian bất tằng diệt 娑羅樹間不曾滅
29/05/2021(Xem: 3315)
Vào sáng ngày 23 tháng 5 năm 2021 (ngày 12 tháng 4 năm Tân Sửu), chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Haywarad, tiểu bang California đã tổ chức trang nghiêm Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2565. Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Trú trì Tổ đình Giác Hải (Khánh Hòa, Việt Nam), Phó Viện trưởng Tu viện Kim Sơn, thành phố Watsonville quang lâm chứng minh, chủ lễ và ban đạo từ. Tham dự buổi lễ có Thượng tọa Thích Từ Lực, Viện chủ chùa Phổ Từ; quý Đại đức, Sư cô trú xứ tu viện Kim Sơn, chùa Phổ Từ, tu viện Hương Từ Bi, trung tâm tu học Phổ Trí cùng đông đảo Phật tử, huynh trưởng và đoàn sinh Gia đình Phật tử (GĐPT) Chánh Tâm, Chánh Đức, Chánh Hòa. Nhân ngày Đại lễ Phật Đản, chùa đã triển lãm hình ảnh hoạt động của Đạo tràng chùa Phổ Từ và 3 Gia đình Phật tử: Chánh Tâm, Chánh Đức, Chánh Hòa 20 năm qua.
24/05/2021(Xem: 4167)
Từ đầu tháng tư âm lịch của Phật lịch 2565 (2021) các nơi theo Phật Giáo đã nôn nao hân hoan chuẩn bị cho ngày lễ hội Khánh Đản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dù đại dịch kinh hoàng nhất của thế kỷ 21 vẫn luôn đe dọa . Riêng tại Melbourne, nhờ vào tình trạng luật lệ ban hành đã được xuống cấp nên có nhiều thuận lợi cho các tự viện tổ chức và Phật tử có thể tham dụ lễ hội miễn là trong nhà và ngoài trời vẫn giữ khoảng cách an toàn nửa mét mỗi người, phải mang khẩu trang và khi vào cửa phải scan “check in barcode” hoặc ghi danh và số phone vào sổ ở bàn tiếp lễ (theo luật của tiểu bang Victoria). Do vậy Đại lễ Vesak lần thứ 2645 đã cử hành tại Ngôi chùa Tích Lan Sakyamuni Sambuddha Vihara vùng Berwick , thuộc Melbourne tiểu bang Victoria trước nhất và đã hoàn mỹ , rồi sau đó lần lượt vào những ngày cuối tuần của những tuần lễ sau ...các chùa tại Melbourne đã và sẽ tổ chức long trọng tại các tu viện trong các tiểu bang của Úc, nhưng .....có lẽ chỉ ngày cuối tuần mới có th
23/05/2021(Xem: 4023)
“Vesak”, ngày trăng tròn vào tháng năm, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu người Phật tử trên khắp thế giới. Ngày Đại lễ Vesak cách đây hai thiên niên kỷ rưỡi (2500 năm), vào năm 623 trước công nguyên, Đức Phật đản sinh. Ngày Đại lễ Vesak cũng là ngày Đức Phật thành đạo, và là ngày vào năm tám mươi tuổi Đức Phật nhập Niết bàn. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, bằng nghị quyết số 54/115 năm 1999, đã công nhận ngày Đại lễ Vesak quốc tế để tỏ lòng biết ơn sự đóng góp mà Đạo Phật, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đã đồng hành hơn hai thiên niên kỷ rưỡi và tiếp tục thích hợp cho tinh thần nhân loại. Ngày Đại lễ này được tổ chức tưởng niệm hằng năm tại trụ sở chính LHQ (New York) và các trụ sở LHQ khác trên thế giới, được tham khảo ý kiến với các trụ sở LHQ các nơi có liên quan và với sứ mệnh thường xuyên cũng muốn được tham khảo.
22/05/2021(Xem: 3389)
Phật Đản lại về khắp thế gian, Trang nghiêm tháp lộng đẹp đàn tràng. Tỳ Ni thị hiện thương nhân loại, Lộc Uyển truyền trao giữ đạo vàng. Thông điệp nghìn năm luôn toả sáng, Tinh thần vạn cõi mãi dương quang. Nguyền nương giáo pháp… bền tâm lực, Tánh lặng nguồn chơn thoát buộc ràng…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]