Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Ngũ Uẩn trong Bát Nhã Tâm Kinh

16/01/201202:11(Xem: 9579)
08. Ngũ Uẩn trong Bát Nhã Tâm Kinh

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
NGŨ UẨNTRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài Bát Nhã Tâm Kinh không phải là một bộ kinh to lớn và nhiều quyển như “Đại Tạng Kinh, Hoa Nghiêm Kinh hay Pháp Hoa Kinh...”. Đây chỉ là một bài Kinh Bát Nhã chỉ có (262) chữ, ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và triết lý rộng bao la, không bút nào tả xiết, bản kinh này không những là phần cô kết nhất của những tinh hoa trong tư tưởng triết học Phật Giáo, mà còn trình bày con đường tu tập thực tiễn, đó là con đường hiện quán, đi vào suối nguồn tuệ giác vô thượng; một con đường duy nhất có thể thoát ly tất cả khổ đau ngay tại cuộc đời này, bài kinh được ngài Huyền Trang đời Đường dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán vào năm 649 tây lịch. Hầu hết các Phật Tử đều thuộc lòng vì đó là một bài Kinh tụng niệm hàng ngày. Tuy nhiên, ít người hiểu biết một cách sâu rộng và thấu triệt được ý nghĩa của từng câu, từng đoạn trong bài Kinh này.

Để giúp cho một số Phật Tử hiểu rõ thêm về ý nghĩa của bản Tâm Kinh, tôi cố gắng sưu tầm và biên soạn ra đây một câu mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất, và có liên quan trực tiếp với mỗi con người, hầu góp phần trong việc phổ biến Phật Pháp, nếu quí vị cao tăng hoặc trí thức Phật Giáo nào có thêm các dữ kiện hay nhận xét gì xin chỉ giáo theo địa chỉ E-Mail [email protected], để tôi học hỏi thêm.

Trước hết tôi xin sơ lược về lịch sử Kinh Bát Nhã. Về mặt lịch sử tư tưởng, kinh Bát Nhã là một bộ kinh đầu tiền truyền bá tư tưởng Đại thừa (Mahayana), bắt nguồn từ miền Nam Ấn Độ, thuộc trung tâm truyền giáo của Đại chúng bộ (Mahàsamghikà) và biểu tượng trung tâm của kinh này là Tánh Không (Sùnyata). Về nội dung, Tâm kinh được xem như là “Trái Tim” của toàn bộ Đại Bát Nhã, cũng như của tư tưởng Phật Giáo được nói ra bởi Tuệ giác Vô thượng của Phật, bởi vì chỗ giác ngộ của Phật là “Biết tất cả mà không chấp” nhằm dẫn dắt chúng sinh đi vào thực tại giải thoát. 

Trong câu đầu tiên của bài “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” ta thấy Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Nếu dịch ra tiếng Việt ta thấy = Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác Vô thượng (1) Người tỉnh thức bình yên (2) soi sáng như thật rằng tự tính của 5 hợp thể (3) đều là không (4) liền thoát ly mọi khổ ách. Trong đoạn trên kỳ này tôi chỉ bàn tới “Ngũ Uẩn” (năm hợp thể đều là không). Tôi muốn nói tới con người. Tạo Hóa (xin xem bài Tạo Hoá là gì? trong tập sách này). Sinh ra con người đã cấu tạo thành hai phần đó là thể xác và linh hồn mới thành thực thể của con người hiện hữu trên thế gian đó là:

“NGŨ UẨN”. Năm Uẩn là: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Bây giờ ta hãy tìm hiểu về Sắc Uẩn (Rupa ajkandha), trước hết tôi muốn nói tới ý nghĩa của chữ UẨN (skandha) “thuật ngữ”. Tiếng Phạn là Tắc-kiện-đà. cách dịch cũ là Ấm, nghĩa là che lấp, che khuất, ý nói các pháp sắc tâm che lấp chân lý. Cách dịch mới là UẨN, nghĩa là tích tập chứa nhóm, ý nói các pháp sắc tâm lớn nhỏ trước sau tích tập mà tạo ra tự thể, chẳng hạn như Sắc Uẩn, Tâm Uẩn... (thể xác và linh hồn).

SẮC UẨN: Sắc uẩn gồm có 4 thể chất đó là: Đất, nước, gió, lửa, (tứ đại) hay nói cách khác gồm có 4 đại năng tạo, bốn đại sở tạo, và bốn biểu sắc. Bốn đại có 2 nghĩa là 4 đại chúng và chấp thọ đại.

1.- Đại chúng: Tứ đại là đất, nước, gió, lửa. Chúng là hạt giống. Tất cả sự vật chất đều do tứ đại mà có nên gọi là chúng, tứ đại cũng như hạt giống. Cây được sinh ra từ hạt giống. Cũng vậy, tứ đại là cái gốc, từ đó sinh ra tất cả sự vật khác, vật chất khác, nên gọi là tứ đại chúng. Gọi tắt là tứ đại. Bốn thứ này có tính chất rộng lớn, hiện diện khắp tất cả vạn vật, nó có bốn đặc tính:

a.- Sở ý đại: Chỗ nương rộng lớn; tất cả sắc pháp, mọi sự vật, mọi hiện tượng đều nhờ có 4 đại mà hiện hữu và tồn tại. 

b.- Thể đại: Thể của bốn đại là rộng lớn, cũng có thể nói nó là bản thể của sự vật.

c.- Tướng đại: Tướng của bốn đại rộng lớn, đó là những biểu tướng hiện hữu nơi mỗi sự vật khiến ta có thể nhận thức được. Ví dụ: Đất có biểu tướng là cứng, có biên giới, có hình tướng rõ ràng. Nước có biểu tượng là thấm ướt, lưu chuyển. Lửa có biểu tượng là nóng bức và thiêu đốt. Gió có biểu tượng là cuốn hút và co giãn, lay động. Tướng của đất là đại địa, tướng của nước là đại hải, tướng cuả gió là cuồng phong, tướng của lửa là đại hỏa.

d.- Dụng đại: Là tác dụng, là hoạt dụng của bốn đại. Đất: có tác dụng nâng đỡ và chứa nhóm. Nước: có tác dụng nối kết, nâng đỡ và dung hóa sự vật; Gió: vừa có tác dụng trưởng dưỡng vừa có tác dụng phá hủy: Như gió nhẹ làm cây xanh tốt, nẩy nở, hơi thở đều hòa làm người khỏe mạnh nhưng gió mạnh quá thì sẽ làm cây gãy đổ. Lửa: có tác dụng thiêu đốt và làm chuyển hóa tứ đại lẫn nhau (từ địa chuyển hóa thành thủy phải nhờ sự nung chẩy của hỏa, như nấu sắt, đồng chảy thành thể lỏng).

Do bốn đặc tính của tứ đại ấy mà kinh thường nói đến đại tam tai tức là ba tai nạn phá hủy lớn: Thủy tai, Hỏa tai và Phong tai. Bốn đặc tính của Đất, Nước, Gió, Lửa có thể nói tóm tắt với các từ là tính chắc cứng, tính ướt nhuyễn, tính chuyển động, và tính nung nóng (cố thể là đất, dịch thể là nước, động lực là gió và nhiệt lực là lửa) hay gọn hơn thì nói là Thể và Lực.

2.- Chấp Thọ: Nói cho đủ là “chấp vi tự thể linh sanh giác thọ”. Nói tắt là chấp thọ. Vậy chấp cái gì và thọ cái gì? Cơ thể của chúng ta được nuôi dưỡng bằng chén cơm, bình nước hay các chất bột khác như bánh, bún, mì v.v... những thứ ấy đều là tứ đại cả. Khi chén cơm, bình nước, cái bánh.. để giữa bàn nó là vật vô tri vô giác, ai muốn đánh đập gì cũng được. Nhưng khi nó được đưa vào cơ thể của chúng ta, tứ đại ấy đã biến thành tự thể của chúng ta, nếu có ai đến vuốt ve, nịnh hót thì ta thọ vui, đến chửi rủa hay đánh đập thì ta thọ khổ. Như vậy từ tứ đại mà sanh ra tự thể và tự thể mà sanh ra có cảm giác, biết vui, biết buồn là giác thọ. Thuận với nó thì nó vui, (thọ lạc); nghịch với nó thì nó khổ (thọ khổ). Như thế là “Chấp vi tự thể linh sanh giác thọ”, nói tắt là chấp thọ. Nói tóm lại khi thân ta thọ một pháp gì thuận hợp với ta thì ta cảm thọ vui, Thọ pháp gì trái với ta thì ta cảm thọ khổ, buồn. Vui thì biết vui, buồn thì biết buồn chứ không so sánh phân biệt gì cả.

3.- Tưởng: Nhưng đến khi tường thủ tướng ấy thì nó gom lại tất cả các tướng đã lãnh thọ nó rồi nó đối chiếu, so sánh, phân biệt, rồi nó sắp đặt lại.

Nếu không có sự so sánh, phân biệt của tưởng thì tất cả các Pháp đều bình đẳng như nhau trong một tương quan trùng trùng duyên khởi ở trong bể pháp giới, không có cái gì tách biệt. Thế nhưng tưởng đem cắt nó ra, riêng biệt từng phần, sắp đặt phân biệt; so sánh pháp này với pháp khác và đặt tên riêng cho nó. Vì thế mà có tướng núi, tướng sông, hoa, lá, cây, cỏ con người con vật v.v... Đó là tác dụng của Tưởng.

Vì vậy, ta thấy người có học thức, kiến thức rộng rãi với người ít học và trình độ hiểu biết kém nó khác nhau nếu hai loại người này ngồi chung với nhau để thảo luận một đề tài nào đó thì thật khó có thể hòa hợp được. Trên đây tôi chỉ phân biệt đơn giản nhưng rõ ràng để ta có thể thấu hiểu được sự khác biệt của hai chữ Thọ và Tưởng. Ngay trong kinh dậy người tu thiền quán nên có một cái tâm luôn luôn sống trong hiện tại. Khi Thọ mà không đem tưởng vào thì ta mới sống trong hiện tại được. Thí dụ khi ăn cơm, ta chỉ biết miếng cơm, ta đang nhai trong miệng là ta đang sống với hiện tại. Còn ta biết so sánh cơm bây giờ ngon hơn cơm hôm qua hay ngược lại thì đã có tưởng vào nên sinh ra lắm chuyện khen chê. Con người lúc sơ sanh sống với tiền ngũ thức nhiều hơn, khi có tưởng vào mới có ý thức phân biệt, so sánh và đặt tên cho sự vật; đó tức là lý trí.

4.- Hành: Như trên đã nói hành uẩn là thiên lưu, tạo tác. Tạo tác này lấy “Tư tâm sở” làm chủ yếu. Tư đây là ý chí. Tưởng mới chỉ là ý nghĩ thôi, còn khi quyết định làm, quyết định hành động là thuộc về hành thuộc về Tư Tâm Sở.

5.- Thức: Là liễu biệt, là nhận thức. Nó khác với vô tri vô giác. Năm thứ trên đây: Thọ, Tưởng, Hành, Thức là thuộc về Tâm. Sắc Uẩn thuộc về Thân. Thân Tâm hợp lại thành con người có đủ thể xác và tâm linh. Khi phân tách ra thì gọi là ngũ uẩn, gom lại thì gọi là danh sắc hay sắc tâm. Ta nói sắc pháp, tâm pháp hai thứ ấy cũng giống như khi nói về con người nói chung lại là thể chất và tâm hồn. Cho nên đây là phần căn bản nhất.

Trong duy thức học có chia ngũ vị bách pháp (5 vị 100 pháp). Năm vị là gì? Là sắc vị, tâm vị, tâm sở vị, tâm bất tương ưng vị, và vô vi vị, mà 5 vị ấy gồm có 100 pháp, ngũ uẩn này cũng gồm có 100 pháp. Tuy chỉ có 5 nhưng trong đó gồm cả 100 pháp. Nếu chi tiết hóa ra thì nó còn rất bao la.

Trên đây tôi chỉ phân tách đại cương về ngũ uẩn, hầu giúp cho một số Phật tử hiểu rõ về sự cấu tạo nên con người do hợp thể của năm uẩn ở trên. Từ đó quí Phật tử thấy rõ khi con người đã chết tức là hồn lìa khỏi xác, cái thân xác đó là sắc, thần thức hay linh hồn đã ra khỏi xác và đi lên một thế giới khác tuỳ theo cái nghiệp của người đó khi còn sinh tiền đã tạo được bao phước báu để lên một thế giới an lành, niết bàn hay địa ngục, ngạ quỷ đều do cái nghiệp của người đó đã có. Tuy nhiên để trợ lực cho hương linh của người quá vãng sớm cao đăng Phật Quốc rất cần sự nguyện cầu của chư Tăng, Ni và Phật tử hiệp lực (tha lực) nhất tâm đảnh lễ cầu xin Đức Phật A-Di-Đà tiếp dẫn hương linh người quá cố sớm vãng sanh cực lạc quốc. Còn cái xác không hồn đưa đi thiêu hay an táng nơi nghĩa trang đó là sự tiêu hủy cái Sắc “Cát bụi trở về với cát bụi”. Không có gì liên quan đến thần thức (linh hồn) của người đã chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2022(Xem: 4979)
Vào hôm thứ Tư, ngày 16 tháng 5 năm 2022, lần thứ hai Tòa Bạch Ốc, Hoa Kỳ long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566, kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Năm ngoái đánh dấu đầu tiên một năm lịch sử khi các đại diện từ ba truyền thống Phật giáo lớn vân tập để thắp nến cầu nguyện. Năm nay tiếp tục diễn ra Quốc tế lễ Vesak trong một thời khắc quan trọng đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới.
21/05/2022(Xem: 4928)
Nhằm để hàn gắn những vết đau thương và tạo phúc đức nhân duyên cho nhân loại trên thế giới, vào ngày 15 tháng 5 năm 2022 (15/5/Nhâm Dần), tại khu tổ chức sự kiện Marina Bay Convention, Singapore, Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly (Lapis Lazuli Cultural Association, 淨琉璃文化協會) đã long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566 và thành lập Hiệp hội VHTLL và Khánh điển, công bố toàn cầu “Kinh Thất Phật Dược Sư”.
18/05/2022(Xem: 3235)
Tu Viện Bồ Đề long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản 2022 vào đúng ngày Rằm Tháng Tư âm lịch và nhằm ngày Chủ Nhật 15/5/2022. Mặc dù dự báo thời tiếc cho biết trước bầu trời Renton hôm nay mua rất nặng hạt suốt ngày và lạnh, nhưng Phật tử các nơi bất chấp mưa gió đã vân tập về cùng với Phật tử Tu Viện Bồ Đề cùng vui mừng kỷ niệm ngày Đức Chí Tôn Thích Ca Mâu Ni ra đời. Phật tử đã đông mà chư tôn đức tăng ni đến tham dự chứng minh cũng rất đông.
17/05/2022(Xem: 2438)
Cuối cùng ngày đó đã đến rồi Ước mộng về thăm quê hương tôi Nửa vòng trái đất còn xa lắm Tiếng Việt đâu đây thắm những lời Cám ơn Chú Thím Dương Hồng Đạo Mà cháu được vui duyên đạo đời Chuyến này khởi xướng cũng nhờ Thím Quyết định nhanh chóng một tháng thôi
17/05/2022(Xem: 3133)
Vào lúc 10g sáng ngày 14/5/2022, Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm tọa lạc tại số 2553 Darwin Street, thành phố Hayward đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật lịch 2566.
17/05/2022(Xem: 3134)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Quan Thánh, Nha Trang
17/05/2022(Xem: 3459)
Mỗi năm vào trung tuần giữa tháng tư hoa sen nở rộ báo hiệu là mùa Phật Đản đến. Toàn thể Phật tử Thế giới năm châu đều hân hoan đón mừng ngày kỷ niệm đấng Đại bi Thích Ca Mâu Ni xuất hiện đem lại ánh sáng trí tuệ cho nhân loại. Rằm tháng tư cũng là ngày mà hàng Tăng sĩ khắp mọi nơi trên các Thế giới ở các chùa, tòng lâm hay thiền viện đều y theo lời Phật dạy chuẩn bị An cư kiết hạ để trau dồi giới đức, thúc liễm thân tâm, tấn tu, Tam vô lậu học (Giới, định , huệ).
17/05/2022(Xem: 2728)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Hoa Quang, Nha Trang
17/05/2022(Xem: 2583)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Nha Trang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]