Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Vô thường (Anitya)

16/01/201202:11(Xem: 10119)
05. Vô thường (Anitya)

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
THƯỜNG

Vô thường (Anitya), tiếng Phạn là A-Nhi-Dat. Tất cả các Pháp thế gian, sinh diệt trôi chảy, một sát-na không ngừng nghỉ, gọi là Vô Thường. Vô Thường có hai nghĩa:

1.- Sát-Na vô thường, chỉ sự biến hoá từng sát-na có sinh, trụ, dị, diệt.
2.- Tương tục vô thường, chỉ trong một kỳ có 4 tướng sinh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau.

Đức Phật cũng đã chỉ rõ và định nghĩa hai chữ Vô Thường là: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi hư hoại đều là vô thường”. Vậy vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định; luôn luôn thay hình đổi dạng; đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã... Đạo Phật gọi những giai đoạn thay đổi của một vật là: Thành, Trụ, Hoại, Không (hay sinh, trụ, dị, diệt). Như một làn sóng khi mới nhô lên gọi là thành (hay sinh), khi nhô lên cao nhất thì gọi là trụ; khi hạ dần xuống thì gọi là hoại (hay dị), khi tan rã thì gọi là không (hay diệt). Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt bụi, đến lớn như núi, rừng, sông, biển... đều phải tuân theo 4 giai đoạn đó, nên gọi là Vô Thường.

Bây giờ quí vị hãy cùng tôi quán chiếu lại chính mình xem cái thân, tâm và cái hoàn cảnh chúng ta đang sống, tự soi sáng lại mình và tìm hiểu thì sẽ rõ: “Thân tôi mạnh khoẻ luôn, trẻ đẹp mãi cuộc đời giống như một bức tranh tuyệt đẹp...” Đấy là quan niệm nông nổi của một số thanh, thiếu niên nam nữ, quá yêu chuộng thân thể, họ sống một cách vô tư, cứ tưởng thân mình trẻ mãi không già. Không ngờ rằng nó già, nó chết, từng giây từng phút. Hãy đọc câu thơ sau đây của người xưa để lại:

Quân bất kiến, cao đường minh cảnh bì bạch phát!
Triều như thanh ti, mộ như tuyết?”

Tạm dịch:

Anh không thấy cha già soi gương buồn tóc bạc!
Sớm còn như tơ xanh, tối đã trắng như tuyết?”.

Vạn vật trên không gian này đều là tướng di động biến thiên, không một vật nào tạm yên và đứng nguyên một trạng thái. Sự di động biến thiên ấy gọi là vô thường. Vô Thường là một lẽ bao trùm trên vạn vật. Đã có vô thường phải có biến hoại (khổ), đã biến hoại phải bị diệt mất (không). Ba trạng thái này luôn luôn liên hệ mật thiết với nhau. Đã thừa nhận vô thường là thừa nhận KHỔ, thừa nhận khổ phải chấp nhận KHÔNG. Vạn vật cứ như thế mà diễn tiến liên miên bất tận.

Đời là vô thường! Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân xác cũng vô thường,. Chúng ta mỗi người đều là vô thường, nếu chỉ gặp một tích tắc nghịch cảnh nào đó thì hồn lìa khỏi xác. Thế mà hầu hết mọi người đều sống trong trạng thái đua chen về danh vọng, sắc dục, tiền tài, chẳng qua vì mỗi con người sinh ra sống chung trong một xã hội vô cùng phức tạp và hỗn loạn, ganh đua cũng chỉ vì cái tâm Tham, Sân, Si, Mạn nghi, Ác kiến.

Nếu kể chi ly có đến 84.000 thứ trần lao phiền não. Các thứ đó gọi chung là Tập Đế. Do si mê không biết chân tâm như thật nên khởi tham ái thân tâm. Bởi tham ái thân tâm nên tham cầu mọi sự khoái lạc, gặp sự chống đối liền khởi tức giận. Do ái ngã nên khinh khi lấn lướt người. Bởi si mê nên nghi ngờ lẽ thực mà khởi kiến chấp tà ác. Tụ hợp những nguyên nhân mê lầm tạm bợ làm ngã, quả thực là nhân của khổ. Nên gọi là Tập Đế hay Khổ Tập.

Muốn cho quả khổ tan hoại, ta chỉ cần đập thẳng nơi tập nhơn. Tập nhơn đã tiêu diệt gọi là Diệt đế hay Khổ diệt. Bởi Tập nhơn là nguồn si mê, biến hoại, nên khi diệt sạch chúng thì, trí tuệ phát sinh, nhân sinh diệt cũng phải chấm dứt. Thế là chứng tứ quả Thanh Văn được tịch diệt Niết Bàn.

Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bệnh tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì mầu sắc tốt xấu, vì tiếng khen chê, vị mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vì vật thích thân vừa ý. Nay chúng ta uống thuốc “giáo lý vô thường”, để trừ bệnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn.

Biết được vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh đổi thay bất ngờ. và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật, cái tánh chân thường vẫn có, nhưng nó nằm bên trong những giả dối tạm bợ, vô thường của cõi đời này, nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả tạo ấy. Thì tất nhiên cái giá trị chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2020(Xem: 4330)
Cuộc khủng hoảng hiện nay, là thời điểm thích hợp để chúng ta suy ngẫm lại lời dạy quý báu của Đức Phật, đây có thể là ánh quang minh từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng soi đường dẫn bước cho một thế giới đang tìm kiếm hòa bình, hòa hợp và bền vững.
10/05/2020(Xem: 5058)
Khi ngày Phật Đản chưa qua hết niềm hân hoan của những người con Phật, hướng tâm thành của mình trong nhiều hạn chế của mùa dịch covid-19, thì đón nhận tin vui từ chỉ thị của chính phủ và Ban tôn giáo chính phủ mở rộng các hoạt động tôn giáo. Trong hoàn cảnh nào Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, sánh bước qua từng nhịp vui, buồn với muôn thuở. Do đó niềm hân hoan vẫn còn nguyên vẹn trong muôn vạn trái tim luôn mang nặng trên vai hai trách nhiệm Dân Tộc – Đạo pháp.
09/05/2020(Xem: 7760)
Vào ngày 07 tháng 5 năm 2020, nhằm ngày Rằm tháng 4 năm Canh Tý, Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã trang nghiêm cử hành Lễ kỷ niệm ngày Phật Đản lần thứ 2644, Phật lịch 2564. Nhằm an toàn cho Phật tử trong mùa đại dịch Covid-19, Ni sư trụ trì cùng Ni chúng cử hành lễ tại tu viện và phát hình trực tiếp trên trang facebook “Huyền Không Monastery”; quý Phật tử ngồi tại nhà kính cẩn cùng tham dự lễ từ 10h-12h sáng và 15h-17h30 chiều.
08/05/2020(Xem: 4649)
Tối ngày Rằm tháng 4 năm Canh Tý, tại Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm diễn ra Lễ Tắm Phật nhân ngày Đản sinh của đức Từ phụ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, PL. 2564 - DL. 2020 và Lễ Khánh tuế Hòa thượng Thích Chơn Tế, Trưởng Môn phái Tường Vân, trú trì Tổ đình Tường Vân - Huế. Quang lâm chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Chơn Tế, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Môn phái Tường Vân, trú trì Tổ đình Tường Vân, Thượng tọa Thích Lương Nguyên, Tri sự Tổ đình Tường Vân cùng Tăng chúng bổn tự và đông đảo quý đạo hữu Phật tử các giới về tham dự buổi lễ.
08/05/2020(Xem: 4500)
Hằng năm cứ vào ngày trăng tròn mà cách nay đã 25 thế kỷ hơn, toàn thể nhân loại đã đón mừng một bậc vĩ nhân xuất hiện, đem ánh sáng vi diệu để cứu khổ ban vui ; Đó là Thái tử Tất Đạt Đa, sau khi tu hành đắc đạo thành Phật có hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ngài thác sinh vào cung vua Tịnh Phạn, trước Tây lịch. Cuộc đời ngài từ khi sinh ra cho đến ngày nhập diệt là một tuyệt tác đầy ý nghĩa và không thể diễn tả. Ngài đã nhập diệt, nhưng đức tính, trí tuệ và lòng từ bi vẫn mãi mãi còn ở trong lòng nhân loại, trong cuộc đời. Cứ mỗi lần hoa phượng nở, ve cất tiếng kêu vang là báo hiệu cho nhân loại chuẩn bị kỷ niệm đóa hoa ưu đàm nở, xóa tan tất cả những mây mù còn tồn đọng với nhân gian ; đó là nhắc nhở cho chúng ta thực hành đạo giải thoát của ngài bằng tứ vô lượng tâm :từ, bi, hỷ, xả ; tức là thực hành con đường tự lợi và lợi tha đúng ý nghĩa. Muốn thực hành con đường đức Phật để lại là giữ gìn tịnh giới. Bởi trong giới là có đủ tất cả. Giữ tịnh giới cho chính mình là đã tự thực hành về
07/05/2020(Xem: 4994)
Vesak thường là thời điểm của lễ kỷ niệm đặc biệt dành cho quý Phật tử trên khắp thế giới. Đó là thời gian để cầu nguyện và suy tư yên tĩnh, lòng bao dung và sự tận tụy. Tuy nhiên, năm nay dịp lễ sẽ rất khác vì tất cả chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng dịch cúm toàn cầu. Quả thật đây là cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử nhân loại một trăm năm qua.
07/05/2020(Xem: 4403)
Tôi gởi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến đồng bào Phật tử ở tại Úc Châu nhân ngày kỷ niệm Vesak. Lễ kỷ niệm quan trọng nhất trong lịch Phật giáo nơi Phật tử trên khắp thế giới dành kỷ niệm ngày Phật Đản Sanh, Thành đạo và Nhập Niết bàn. Ngày lễ Vesak của người Phật tử Úc phụng sự có nhiều cách, bao gồm trang trí tại các ngôi chùa và nhiều Tự Viện, tham dự cung nghinh và cầu nguyện hoặc dành cả ngày trong chùa, tu viện để thiền định và quán chiếu tịch tịnh.
06/05/2020(Xem: 6372)
Bạn biết không, hằng năm cứ đến mùa Phật Đản là lòng người con Phật đang hướng về bậc cha lành từ phụ Thích Ca, dâng trọn tâm thành kính tưởng niệm đến ngài, bậc cha lành từ phụ ngài luôn dang tay từ bi tế độ cho chúng hữu tình,lầm đường lạc lối,quay về chánh đạo một cách chân chánh.
06/05/2020(Xem: 5048)
Lạy Phật ....con không có Pháp danh Không chay trường như các đệ tử Mặc áo xám, áo đà đi lễ Gõ mõ, tụng kinh sáng, trưa, chiều
06/05/2020(Xem: 6269)
Chúc Nguyện Thư Phật Đản lần thứ 2644 (PL 2564) của Viện Tăng Thống (Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]