Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vui thay Phật ra đời

09/05/201223:56(Xem: 4126)
Vui thay Phật ra đời

vuithayphatradoi-trihienPhật đản sanh nhân thế hân hoan mừng vui vì Phật là chân, là thiện, là an lạc. Phật hiền thiện an lạc nên ai nghĩ tưởng đến Phật tức là an lạc trong lòng.

Này Visàkhà Thánh đệ tử niệm nhớ về Phật: Đây là Thế Tôn, bậc A-la-há, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Do vị ấy niệm Phật như vậy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận”1. Hơn 2.500 năm về trước Phật ra đời ở Ấn Độ “vì hạnh phúc an lạc cho số đông”. Ngày nay chúng sinh trên cõi trần thế này vẫn may mắn tìm thấy niềm tin và nguồn an ủi lớn nhờ những lời dạy hiền thiện của Phật. Kinh Tăng Chi Bộ nói rằng Phật ra đời là vận may lớn cho nhân thế, vì Phật có đủ uy đức “Khiến cho số đông xa lìa ác pháp, an trú vào tiện pháp”2.

Quả thực như vậy. Bức tranh các hoạt động tôn giáo ở Ấn Độ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch cho thấy giữa lúc các vị đạo sư khác cố tìm mọi cách chứng minh và xiển dương học thuyết của mình bằng các cuộc tranh luận đả phá gay gắt khiến lòng người càng thêm hoang mang nghi ngờ về tính chân thực của chân lý thì Phật lặng lẽ đi hết làng này đến làng khác, hết thị trấn này đến thị trấn khác, để khuyên dạy mọi người bỏ ác làm lành, sống tiết độ, ngay thẳng, không gian dối, sống với tâm hiểu biết, thương yêu và hòa bình. Phật là bậc giác ngộ, thấu suốt mọi nguồn của cái tâm vọng động mê lầm dẫn đến khổ đau nên không dự phần vào những gì gợi thêm mê lầm đau khổ, khổ cho mình và khổ cho người. Phật có trí tuệ minh mẫn không ai sánh bằng, nhưng Phật không ưa tranh biện triết lý. Phật cũng không can dự vào vòng thị phi tranh chấp. Suốt 45 năm, Phật lặng lẽ thực hiện cái hoài bão thuyết pháp độ sinh, ân cần chỉ bảo cho con người về sự thật khổ đau và cách thức diệt trừ khổ đau để cho cuộc sống được thảnh thơi an lạc. Phật sống cuộc đời giản dị, chân thực, hiền lành và khuyên dạy những điều hết sức giản dị, chân thực, hiền lành nên ai cũng sẵn lòng tin theo lời Phật, nhà nhà sống theo Phật, xứ sở nhờ đó mà được thái bình. Sử gia Will Durant nói rằng cứ từ từ, dịu dàng không cần tranh biện, Đức Phật thành lập một tôn giáo không tín điều và tuyên bố rằng con đường giải thoát mở ra cho mọi người, kể cả những người không theo đạo 3. Giáo sư Rhys Davids thì cho rằng đặc điểm nổi bật của Đức Gotama là Ngài không chỉ tìm hạnh phúc an lạc, và Ngài có đủ khả năng để giúp cho mọi người khác hiểu rõ ước muốn và chứng nghiệm điều đó 4. Câu chuyện đàm đạo sau đây, giữa đấng Giác ngộ và dân chúng Khàlàmà cho thấy Phật ra đời là hạnh phúc lớn cho thế gian, vì Phật mãi mãi là nơi nương tựa an ổn cho cuộc đời vẫn chơi vơi, không nơi nương tựa; và những lời dạy hiền thiện của Phật thực sự là kim chỉ nam cho cuộc sống đạo đức và hạnh phúc của nhân thế :

“ Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỳ-kheo, đi đến thị trấn của những người Kàlàmà tên là Kesaputta. Những người Kàlàmà ở Kesaputta hay tin: “ Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca đã đến Kesaputta …” Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị A-la-hán như vậy.

Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên ; có người im lặng và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên,các người Kàlàmà ở Keasputta bạch Thế Tôn :

- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế tôn, đi đến Kesuputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm của người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc.Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân : “ Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo ?”.

- Đương nhiên, này các Kàlàmà, các người có những nghi ngờ ! Đương nhiên, này các Kalàmà, các người có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các người đương nhiên khởi lên phân vân.

- Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thông ; chớ có tin vì nghe người ta nói ; chớ có tin vì Kinh tạng truyền tụng ; chớ có tin vì nhân lý siêu hình ; chớ có tin vì đúng theo một lập trường ; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện ; chớ có tin vì phù hợp định kiến ; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự biết mình rõ như sau : “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này các Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!

- Các người nghĩ như thế nào, này các Kàlàmà, lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh ?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kala mà, các phap1nay2 là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Có tội hay không có tội?

- Có tội, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không, hay ở đây, là như thế nào?

- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng ta đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy …

- Này các Kàlàmà, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình, nhưng này các Kàlàmà, kh nào tự mình biết như sau : “ Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các Kàlàmà, hãy đạt đến và an trú!

Phần tiếp theo, Đức Thế Tôn có hỏi các Kàlàmà về các pháp không tham, không sân, không si và các Kàlàmà khẳng định khi không tham, không sân, không si nổi lên trong nội tâm người nào thì đều mang đến hạnh phúc an lạc cho người đó; rằng các pháp không tham, không sân, không si là các pháp thiện; rằng các pháp ấy là không có tội; rằng các pháp ấy được người trí tán thán; và khi thực hiện, dược chấp nhận; các pháp ấy đưa đến hạnh phúc, an lạc. Và Đức Thế Tôn nói tiếp:

- Này các Kàlàmà, vị thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác chánh niệm , với tâm câu hữu từ …với tâm câu hữu vớ bi …với tâm câu hữu với hỷ …với tâm câu hữu với xả, biến mãn một phương, cũng vậy, phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư ; như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm hữu cầu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Thánh đệ tử ấy, này các Ka là mà, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt đươc bốn sự an ủi:

“ Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung ta sẽ sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này” ; đây là an ủi thứ nhất vị ấy có được.

“ Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, ngay trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân không phiền não, được an lạc”, đây là an ủi thứ hai vị ấy có được.

“ Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”, đây là an ủi thứ ba vị ấy có được.

“ Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”, đây là an ủi thứ tư vị ấy có được.

- Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy,với tâm không sân như vậy ; với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị ấy có được bốn an ủi này.

- Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn ! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không si như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại có được bốn an ủi này.

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái bị che kín, hay chỉ đường cho người lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama thuyết giảng với nhiều pháp môn. Nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy y ngưỡng”.

Chú thích :

1- Kinh Các lễ Uposatha, Tăng Chi Bộ.

2- Kinh Một pháp, Tăng Chi Bộ

3- Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử văn minh Ấn Độ, tr 84.

4- TW, Rhys Davids, Lectures on some Points in the Hiatory of Buddhism, tr 162.

5- Kinh những người ở Keraputta, Tăng Chi Bộ

Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2015(Xem: 8126)
Lòng từ bi kết hợp cùng trí tuệ Thương chúng sanh từ Đâu suất giáng trần Chốn Ta bà thị hiện tiếng chuông ngân Ngài thức tỉnh biết bao người giác ngộ
18/05/2015(Xem: 4270)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul. Lễ hội năm nay còn có sự hiện diện của lãnh đạo Phật giáo hơn 20 quốc gia đến dự Hội Nghị Hòa Bình Thế Giới và Thống Nhất Nam-Bắc Hàn, trong đó có phái đoàn của Phật giáo Việt Nam.
17/05/2015(Xem: 14911)
Để kỷ niệm ngày Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2639 năm nay, Tu Viện Quảng Đức long trọng cử hành Đại Lễ vào lúc 10.30am, Chủ Nhật 31/5/2015, nhằm ngày trăng tròn 14 tháng 4 âm lịch Ất Mùi. Đồng thời chúng ta có buổi lễ cầu an, đánh dấu một chặng đường 40 năm. Nhắc nhở những người con Phật nói riêng, và toàn thể đồng hương xa gần, nên nhớ ơn và tri ơn nước Úc Đại Lợi đã cưu mang cho Cộng Đồng người Việt chúng ta sống và làm ăn thành đạt nhiều mặt trên xứ sở này trong 40 năm qua.
14/05/2015(Xem: 6488)
Ngày chủ nhật vừa rồi vào bịnh viện thăm người bạn đạo đang nằm điều trị căn bịnh suy nhược thần kinh (!), người con trai cả của anh, cháu Nguyên Hà Nguyễn Hoài Dũng, hiện cũng là huynh trưởng cấp Tín của GĐPT, chìa ra cho tôi xem một tờ báo bị xé làm đôi. Khi chưa hết ngạc nhiên thì cháu Dũng nói “Hồi sáng này mấy đứa em mua hai gói xôi bắp đem vô cho con và ba con ăn, vô tình con thấy tờ giấy gói xôi có in bản tin này nên ba biều con xếp giữ lại, chờ đưa cho bác”.
14/05/2015(Xem: 6053)
Với bốn câu kệ thường được vang lên trong mỗi mùa Phật Đản, những người con Phật trên khắm năm châu ngày càng hiểu thêm giá trị và ý nghĩa tích cực sự ra đời của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật. Bốn câu kệ ấy được chư thiên các cõi trời, người và chúng sanh cất lên theo suốt chiều dài lịch sử của bánh xe pháp lăn đi một cách am lành và vi diệu. Đó là những thanh âm mang giá trị ngàn đời , làm nguồn càm hứng của biết bao thế hệ văn thơ nhạc họa đó đây; những Bổ tát Diệu Âm tuyệt luân, những Càn Thát Bà điêu luyện mang cả chí nguyện vào đời ca ngợi và tán dương sự kiện có một không hai này ở thế gian.
14/05/2015(Xem: 6202)
Trong cuộc sống con người, hoài niệm vẫn miên man và tốn tại trong mỗi ký ức, bất chấp dòng chảy của từng thân phận lặn ngụp giữa biển khổ trần lao hay đang trong tột đỉnh của vinh quang. Nhưng với ước mơ thì sẽ già đi theo từng vết ma sát nghiệt ngã của thời gian, mà thời gian thì luôn luôn trung thành với định luật vô thường sinh diệt. Nhất là những ước mơ đó chưa bao giờ trở thành hiện thực. Thế nhưng! Những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực đó lại luôn tồn tại và có sức truyền lưu lâu dài, nó như đánh đố với những quan niệm, chủ trướng, định kiến của chính con người.
13/05/2015(Xem: 5521)
Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn. ‘Nếu ta có thể thấy sự nhiệm mầu của một đóa hoa thì cả cuộc đời ta sẽ thay đổi.’ [-Bụt Thích Ca.] Sau đây là 25 bài học làm thay đổi cả cuộc đời từ Bụt: 1. Yêu quý hết thảy muôn loài "Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời." 2. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm. "Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan."
07/05/2015(Xem: 6038)
Trong giờ phút trang nghiêm tưởng niệm ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, chúng con xin nhất tâm đê đầu đảnh lễ xưng tán sự thị hiện hy hữu của bậc Đại Giác Thế Tôn giữa trần gian khổ lụy này. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ thành tâm kính chúc chư tôn Trưởng Lão, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa Đại Đức Tăng, Ni cùng quý nam nữ Phật tử được pháp lạc vô biên trong ngày Khánh Đản của đức Phật. Năm nay, ngày đại lễ Đản Sanh của Đức Thế Tôn lại về trong bối cảnh đầy bất an và khổ não của nhân loại trước hiểm nguy trùng trùng của thiên tai và nhân họa, từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đưa tới bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, mùa màn thất thoát, thực phẩm thiếu thốn, đến nạn khủng bố hoành hành gây hoảng sợ khắp nơi, chiến tranh bùng nổ nhiều chỗ trên thế giới lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người dân vô tội.
29/04/2015(Xem: 6593)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567