Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Ý Chữ 卍 Trên Ngực Đức Phật Sơ Sanh Trong Tín Ngưỡng Phật Giáo Bắc Truyền

26/04/201200:59(Xem: 7159)
Lược Ý Chữ 卍 Trên Ngực Đức Phật Sơ Sanh Trong Tín Ngưỡng Phật Giáo Bắc Truyền

Chu_TrenNgucDucPhat-thichtamman-01Nâng gót Thích Tôn sen vàng dũng khai bảy đóa. Đón mừng Từ Phụ đại địa rung chuyển sáu lần." Đức Thích Ca Mâu Ni xuống trần trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, trời người hoan hỷ. Ngài dụng thân thái tử của cỏi Ta Bà nhưng vẫn lưu dấu vết của Bậc Đại Giác. Trong Thập Địa Kinh Luận quyển 16 chép: "tại thái tử Tất Đạt Đa chưa thành Phật, trên ngực đã có tướng công đức trang nghiêm kim cang chữ 卍 vạn". Trong Kinh Đại Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết quyển thứ 6 chép: "tướng chữ 卍 vạn thuộc trong 80 tướng tốt của Phật, vị trí nằm trên ngực."

Làm thế nào để biết được tướng chữ 卍 Vạn trên ngực của Phật là tướng của Bậc Đại Giác, trong sách Thích Ca Như Lai Ứng Hóa Sự Tích chương Tiên Nhân Chiêm Tướngchép: "Bấy giờ vua Tịnh Phạn triệu tập các vị chiêm tướng sư lại xem tướng cát hung cho Thái Tử, tất cả các vị chiêm tướng sư nhất tâm quan sát hình tướng của Thái Tử... thân thể Thái Tử đầy đủ 32 tướng tốt... sau này nếu làm vua thì là vị chuyển luân thánh vương, nếu đi tu thì thành Như Lai ứng chánh biến tri."

Trong Kinh Bổn Hạnh chép: "Bấy giờ có vị tiên tên là A Tư Đà xin phép vào xem tướng cho Thái tử... tiên ông báo rằng Thái tử thân tướng có màu hoàng kim, đầu tròn mũi thẳng, chân đầy vai rộng... lại có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, nhất định sẽ xuất gia học đạo, đắc quả A nậu đa la tam miệu tam bồ đề...".

Chữ 卍 Vạn trên ngực của Phật Đản là một trong 32 tướng tốt của các bậc Đại Giác, Trong Kinh Kim Cang Bát Nhãchép: "Phật là Pháp vương trong thánh vương, cho nên đầy đủ 32 đại nhân tướng." Trong Phật Học Đại Từ Điển chép: "trong kinh Phật dạy tướng chữ 卍 vạn trên ngực, đây là tướng thứ 28 trong 32 tướng tốt của chư Phật, tướng này thể hiện công đức viên mãn...". Trong Kinh Trường A Hàm dạy: "Tướng chữ 卍 Vạn thuộc 16 đại nhơn tướng, vị trí nằm ngay trước ngực của Phật. "

Trong rất nhiều Kinh Điển của Đại Thừa đều có nói đến tướng chữ vạn 卍 trên thân của Phật. Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Lập tức ánh sáng báu từ chữ 卍 trên ngực của Đức Như Lai phóng ra, trăm ngàn màu sắc, sáng như ánh sáng của mặt trời". Trong Kinh Quán Phật quyển thứ 3chép: "cho đến chữ vạn 卍 trên ngực, cũng nói lên 8 vạn 4 ngàn công đức và hạnh nguyện của Phật..". Trong Kinh Hoa Nghiêm quyển 39cũng có chép: "đều từ trong ngực của đức 卍 tướng trang nghiêm kim cang, phóng ánh sáng lớn, gọi là năng trừ tất cả ma oán".

Trong Kinh Hoa Nghiêm quyển 48 chép: "Trong ngực của Như Lai có Đại Nhân Tướng, hình chữ 卍 tên gọi là Cát Tường Vân Hải." Trong Kinh Vô Lượng Nghĩa chép: "Trên Ngực có chữ 卍 là tướng ngực của Sư Tử. Trong bộ Thập Địa Luận của Ngài Bồ Đề Lưu Chi quyển 12chép: "trên ngực của Bồ Tát có tướng công đức trang nghiêm chữ 卍 vạn, gọi là Vô Tỉ.".

Theo quan niệm của Bắc Truyền Phật Giáo, cho rằng chữ vạn 卍 nổi trên ngực của chư Phật là tướng cát tường, còn theo Phật Giáo Nam Truyền thì cho rằng chữ 卍 vạn trên người của Phật không chỉ có ngực mà còn có ở nhiều nơi khác. Trong Đại Tạng Kinh Cao Lyvà trong sách Huệ Lâm Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa đời Đường quyển 21 có chép: "Đều là dấu của tướng hữu chuyển. Nhưng Đại Thừa Kinh cho rằng, đây là một trong 32 tướng tốt, là tướng cát tường trên ngực của chư Phật và Thập Địa Bồ Tát.

Theo thuyết của Tiểu Thừa, thì tướng này không những chỉ có ở trên ngực...". Trong Tỳ Nại Gia Tạp Sự quyển 13 chép: "Đức Thế Tôn đưa bàn tay có hình chữ 卍 vạn hình tròn biểu hiện thành tựu đức tướng của vô lượng trăm ngàn công đức, có thể trừ diệt hết các sự sợ hãi, đem đến an ổn cho tất cả chúng sanh...". Trong Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển thứ 3chép: "trên tóc của Phật có 5 tướng chữ 卍 vạn". Trong Hữu Bộ Tỳ Nại Gia Tạp Sự quyển 29 chép: "ở nơi hông của Đức Phật có tướng chữ 卍 vạn .". Trong Kinh Đại Bát Nhã quyển thứ 381chép: "ở ngực và tay chân của Phật đều có tướng chữ 卍 vạn".

Tướng chữ 卍 vạn là phù hiệu của điềm lành được xưng là "Cát Tường Hải Vân" hoặc là "Cát Tường Hỷ Thí". Chữ 卍 vạn nguyên thủy có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ Giáo dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải hoặc tay trái đều có sự phân định khá biệt rõ ràng, các nam thần thường dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải, các nữ thần thường dùng chữ 卐 vạn chuyển theo tay trái, ngày nay trong Phật Giáo dấu tích của chữ 卍 vạn được tìm thấy đa phần thuộc thời kỳ của Vua A Dục, trên tháp cổ ở vườn lộc uyển hoặc trong các kiến trúc cổ thuộc thời kỳ vua A Dục, đều dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải.

Trong sách Thuật Ngữ chép: "chữ 卍 là hình vậy, là tiêu tướng chỉ cho cát tường của người Ấn Độ, tiếng Phạm gọi là Thất Lợi Mạt Sa Lạc Sát Nẵng, nghĩa là tướng cát tường rộng lớn như biển mây vậy. Ngài Cưu Ma La Thập và Ngài Huyền Trang dịch là chử Đức. Ngài Bồ Đề Lưu Chi đời Ngụy trong Thập Địa Kinh Luận quyển thứ 12 dịch là chữ Vạn, vì theo âm Thất Lợi Mạt Sa có nghĩa là công đức viên mãn, cho nên cũng có nghĩa biển mây lành vì được dịch là Vạn, từ Lạc Sát Nẵng được dịch là chữ 卍 vậy. Còn có một danh từ nữa của chữ Vạn là Lạc Sát Nẵng Ác Sát Na, hai danh từ này là do sự hỗn hợp giữa Phạm Âm và tiếng của Ác Sa Na ở đây Lạc Sát Nẵng được dịch là Tướng và Ác Sát Na được dịch là chữ 卍 vậy, theo sự sắp đặt của thứ tự thì Vạn là tướng cát tường vậy."

Chu_TrenNgucDucPhat-thichtamman-02

Chữ 卍 Vạn thường có hai cách viết, một là chữ vạn "卍" chuyển theo bên phải, hai là chữ vạn "卐" vòng theo bên trái, nhưng theo quan niệm của Phật Giáo lấy chữ Vạn vòng theo bên phải làm chuẩn, vì tất cả các nghi thức của Phật Giáo đa phần dùng hữu nhiểu là hướng các tường. Trong sách Thuật Ngữ chép: "vì hình chữ 卍 chuyển theo tay phải nên có nghĩa lễ kính chư Phật, đi nhiễu ba vòng vậy, tướng lông trắng giữa chặn mày của Phật cũng chuyển theo tay phải. Cho nên chuyển theo tay phải là hàm ý cát tường vậy..."

Trong sách Chánh Trai Tỏa Lục của Lý Điều Nguyên đời Thanh có chép: "chữ 卍 không có đem vào Kinh truyện, duy chỉ có trong Kinh tạng của Phật Giáo. Phật gia tin rằng, những vị Phật ra đời trên ngực đều có chữ 卍, người đời sau nhân vì Phật Giáo mà biết đến chữ này, vì vậy họ Mai ở Tuyên Thành không nhập chử này vào tự khố, từ Ngô Nhậm Thần ở Tiền Đường làm sách Nguyên Vận Thống Vận, trong quyển cuối có đưa chử này vào..." điều này cho ta thấy được chữ 卍 không phải là chử của người Trung Hoa. trong Sấm Đoàn Tân Trước quyển 7 chép: "chử vạn là lấy từ ý 卍 vân (biển mây lành) vậy". Trong sách Vạn Lư Đạo Nhân chép: "chữ 卍 là chử của người Tây Vực, là tướng cát tường trên ngực của Phật."

Theo Phật Giáo Bắc Truyền thì chữ 卍 vạn được truyền vào Đông Độ lúc nào thì có nhiều thuyết khác nhau, có sách cho rằng chữ 卍 của Phật Giáo được phiên thích thành chữ vạn của người Trung Hoa vào thời Bắc Ngụy, có sách cho rằng chữ 卍 được ngài Huyền Trang và các nhà dịch Kinh đời Nhà Đường, vì muốn tán thán công đức vô lượng vô biên của Phật, nên dịch thành nghĩa như chữ Đức của Trung Hoa. Đến triều đại của nữ hoàng Võ Tắc Thiên, sắc lịnh chữ Đứccủa Phật Giáo định thành chữ Vạn với ý nghĩa "Đầy đủ hết thảy công đức, điềm lành trong thiên hạ". Trong sách Danh Nghĩa Tập Lục Hoa Nghiêm Âm Nghĩa chép: "Đời nhà Châu niên hiệu Trường Thọ thứ 2, Chúa thượng ra lịnh, vì chữ này có ý như sao xu (ngôi sao thứ nhất trong sao Bắc Đẩu) trên trời, kết tập hết thảy đức lành Cát Tường, cho nên âm gọi là Vạn vậy."

Hình tướng của chữ 卍 vạn trên ngực của Đức Phật sơ sinh cũng được rất nhiều Kinh sách của Đại Thừa nhắc đến, hình chữ 卍 là hoa văn của tướng cát tường trên thân của Phật chứ không phải là văn tự. Trong sách Hoa Nghiêm Âm Nghĩa chép: "hình của chữ 卍 vạn, nay xem lại trong Phạm bổn, là hình văn của đức tướng, chứ không phải chữ vậy.". Trong sách Huệ Lâm Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩachép: "...đời nhà Đường gọi là tướng cát tường, còn gọi là chữ 卍 vạn...không phải là chữ, mà là những hoa văn kiết tường trong một số điểm trên thân Đức Phật, là tướng đại phúc đức vậy.".

Trên thân một số tượng Phật trước đời nhà Đường không có chữ 卍 vạn, vì trước đó khi Phật Giáo mới được truyền vào Đông Độ, do trình độ quần chúng, cũng như khó khăn trong chuyển thể ngôn ngữ, khi dịch kinh Phật có một số dịch giả vì thời đó, do văn tự của Phật Giáo chưa đủ phong phú để diễn tả cho nên có lược bớt vì vậy thời kỳ đầu Phật tượng thường không có tướng chữ 卍 vạn trên ngực.

Chu_TrenNgucDucPhat-thichtamman-03

Trong sách Hoa Nghiêm Âm Nghĩa thời Nhà Minh quyển 1 chép: "chữ 卍 Vạn của Phạm thư, tướng các tường trên ngực của Phật là chữ Vạn vậy. Sao lại có nơi không có? theo chỗ biết, vào thời nhà Ngụy khi phiên dịch Thập Địa Luận, người dịch có lược bớt, do vậy có chỗ sai lệch, Lạc Sát Nẵng được dịch là Tướng và Ác Sát Na được dịch là chữ, nên tướng này đọc thành hai âm, vì thế đọc theo âm mà không có hình tướng vậy...".

Chữ 卍 vạn là hiện tướng của kiết tường, là chứng tích của các bậc giác ngộ, tất cả mọi người chúng ta trong tâm luôn có nhân duyên của chữ 卍 vạn, nếu một ngày nào đó chúng ta phát tâm tu hành, nếu như thành chánh quả, thì tin chắc rằng chữ 卍 vạn sẽ nổi lên trên ngực của chúng ta, vì nhân duyên gì mà tin chắc như vậy, bởi vì Đức Phật đã dạy "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành."

Đại lễ Phật Đản trong tinh thần từ bi vô lượng, trong ánh hào quang trí tuệ tỏa sáng của "Vạn Đức Trang Nghiêm", trong công đức vô lượng của "Vạn Đức Từ Tôn" chúng con nguyện cầu Phật nhựt tăng huy, Pháp luân thường chuyển, Việt Nam quốc tộc thạnh trị thái bình, bách tánh trăm họ an cư lạc nghiệp. Vạn Đức Thế Tôn xuống trần trong tâm tế độ. Trăm họ chúng dân ngẩng đầu kính lễ Đản Sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/04/2024(Xem: 179)
Đã 2568 năm qua, kể từ ngày Đức Thế Tôn thị hiện Niết Bàn, giáo pháp của Ngài vẫn còn giá trị thực tiễn cho nhân loại, cho những ai tìm nguồn hạnh phúc an lạc chân thật. Giáo lý thậm thâm như dòng sữa pháp nuôi lớn và tắm mát những tâm hồn biết bỏ bến mê quay về bờ giác. Ngày nay âm vang tiếng giảng pháp trên non Linh Thứu vẫn còn vọng lại, nhưng lòng của hậu thế chúng sanh như những lữ khách tha phương, mải cất bước rong ruổi xa xăm đuổi theo những ảo tưởng phù du hư giả không thật. Là đệ tử chân truyền nối dòng chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tất cả thành viên của Giáo Hội tùy duyên, tùy xứ sở sắm sửa hương hoa trai nghi lễ phẩm cúng dường ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ. Nguyện cầu thế giới an bình, đao binh chấm dứt, thiên tai động đất dịch bệnh không còn. Chúng sanh buông bỏ tham sân si, sớm ngộ vô thường, khổ, không, vô ngã mà chuyên tâm tu tập theo đạo giải thoát. Cầu cho tất cả chúng sanh chứng thành đạo quả.
23/03/2024(Xem: 845)
Đêm mùng tám tháng hai, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi, sau đó vượt sông Anoma để hướng về phương trời cao rộng. Đây là một cuộc vượt thoát vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Ngài từ địa vị một ông hoàng với đầy đủ ngũ dục lục trần, có tất cả những gì mà con người mong cầu nhưng ngài buông bỏ tất cả. Ngài vượt thành và trở thành bậc xuất trần vĩ đại. Vượt thành, vượt sông đã khó nhưng thiên hạ cũng làm được, duy vượt qua ngũ dục lục trần, vượt thoát luân hồi sanh tử thì cho đến lúc này cũng chỉ có ngài mà thôi. Cuộc vượt thành của ngài đã mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Ngài đã khai phá con đường sáng, con đường giải thoát, giác ngộ đi đến niết bàn.
11/03/2024(Xem: 781)
Thị hiện dương trần… Phật xuất gia Nhân lành cõi thế… giảng sanh già (*) Nhìn quanh khắp chốn thường đau khổ Ngộ thấu trong cung chẳng ngọc ngà… Bởi lấy tâm từ mà thoát khỏi Do tường nghĩa lớn biết vần qua Nguyền cho thảy thảy lên đường giác Đức hạnh khuyên tu chớ vướng tà
21/06/2023(Xem: 2238)
Đức Phật đến với thế giới chúng ta, với cõi Diêm-phù-đề của tất cả chúng ta bằng tâm đại bi. Bởi vì Ngài đến bằng tâm ấy cho nên tất cả các loài chúng sinh sinh ra từ bào thai, sinh ra từ trứng, sinh ra từ sự ẩm ướt, sinh ra từ sự biến hóa, sinh ra từ tưởng, sinh ra từ không phải tưởng, sinh ra từ hình sắc, sinh ra từ không phải hình sắc, tất cả những chúng sinh như vậy, Ngài đều thương yêu, che chở, nâng đỡ và tìm đủ mọi phương tiện để giáo hóa khiến cho tất cả đều được đi vào biển cả giác ngộ rộng lớn của chư Phật. Ngày Đản sanh của đức Thế tôn, chúng ta quán chiếu một cách sâu sắc như thế.
21/06/2023(Xem: 13204)
Vào sáng ngày 18/6/2023, kính mừng Đại lễ Phật Đản PL. 2567, đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử đã diễu hành trên đường phố Ottawa, thủ đô Canada với các xe hoa rước Phật Đản Sanh và kiệu thỉnh Đại Tạng Kinh Việt Nam.
16/06/2023(Xem: 2345)
Sáng ngày 11/6/2023, trong khung cảnh hùng vĩ và tiết trời se lạnh ở núi rừng Los Gatos, tu viện Hương Từ Bi tọa lạc tại số 14136 Long Ridge Road, thành phố Los Gatos, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2567.
15/06/2023(Xem: 12209)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/06/2023(Xem: 1499)
Thiên nhiên giúp chúng ta được thả lỏng thân thể và tâm trí hít một hơi thật sâu mỉm cười và nhìn trời xanh mây trắng nó làm cho tâm trạng chúng ta được cởi mở và ta được lắng nghe tim mình, nhìn sâu vào những mảnh đời khốn khổ nhìn sâu vào cuộc đời này một cách bao dung và độ lượng.Như vậy cuộc đời của bạn sẽ ý nghĩa hơn.
15/06/2023(Xem: 1772)
Lễ Phật Đản 2647 (11/6/2023) tại Tu Viện Như Ý, Kentucky, USA
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567