Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Du Quán Tứ Môn

28/04/201113:18(Xem: 3771)
Du Quán Tứ Môn
phat dan sanh2
DU QUÁN TỨ MÔN

Diệu Trân

Suốt chặng đường đời, trong chúng ta, biết bao lần đã cất bước đi về Đông, tạt qua Tây, xuống Nam, lên Bắc; chúng ta đi vì đủ mọi lý do, vì nhu cầu, vì hoàn cảnh, vì sự đẩy đưa của tình thế, vì cả sự tò mò, mạo hiểm... Nhưng chúng ta được sinh ra, rồi đến và đi như mơ, cõi ta-bà là một giấc mơ dài, là một cơn đại mộng vì có mấy ai giữ lại gì, để lại gì được đâu! Và chúng ta, kẻ trước người sau, thường an phận mà tự an ủi rằng “Cát bụi lại trở về cát bụi”

Nhưng không phải thế!

Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm. Chúng ta tôn người đó là siêu phàm vì chúng ta không làm nổi những điều đơn giản mà Ngài đã làm; nhưng chính Ngài, Ngài luôn nhắc nhở “Mọi người, mọi loài đều bình đẳng như nhau”.

Gần 2600 năm, chúng ta còn nhớ về Ngài, còn tôn kính, còn tiếp tục rủ nhau, gắng sức dọ dẫm tìm bước chân Ngài qua giáo pháp Ngài truyền lại. Con đường Ngài chỉ dẫn khởi từ phương Á đã lan tới phương Âu, đã từ những sắc dân da vàng truyền đạt được năng lương Từ Bi nhiệm mầu tới những sắc dân da trắng, da đen; tới con bò được tha chết, tìm về ngôi chùa nhỏ huyện Đằng Xung quỳ xuống, nhận lễ quy y Tam Bảo, con hổ dữ gặp vị sư ngồi thiền, bỗng theo sư về chùa Nam Hoa và sư truyền tam quy ngũ giới cho hổ v.v...

Vậy thì, Ngài không chỉ “đến rồi đi” như đại đa số chúng ta. Ngài vẫn còn đây với chúng sinh vì ngoài nhục thân như chúng ta, Ngài còn có Pháp thân, và Pháp thân mới là thân vĩnh hằng, bất sinh bất diệt.

Ngài có được sinh ra mà sao lại nói là “bất sinh”?
Ngài có chết đi mà sao lại nói là “bất diệt”?

Hàng năm, vào mùa kỷ niệm ngày Ngài ra đời, hàng Phật tử khắp năm châu bốn biển đều được nghe và tụng, lạy câu này:

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên, Vô Ưu Thọ Hạ, Thị Hiện Đản Sinh, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ngài chính là vị Bổn Sư, giòng họ Thích Ca. Ngài ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, dưới cành hoa Vô Ưu. Và Ngài ra đời chỉ là sự “thị hiện”.

Sao lại chỉ là “thị hiện”? Vì Ngài có mặt với đời nhưng không vướng mắc chi với những ràng buộc ở đời. Ngài chỉ “hiển hiện“ ra như vậy thôi, hiện ra như sự tình cờ nhẹ nhàng, mang theo một sứ mạng giải thoát khổ đau cho đời. Cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con khôn là những thứ sẽ trói buộc hầu hết chúng ta thì Ngài đã nhẹ nhàng từ bỏ vì Ngài biết rằng những niềm vui thế gian đó rất ngắn ngủi, rất tạm bợ. Phải có một điều gì đó làm thăng hoa kiếp chúng sinh“ vốn được làm người là rất khó”. Lòng từ bi lân mẫn và trí tuệ tuyệt luân của Ngài luôn suy nghĩ như thế, sau lần “Du quán tứ môn” cùng người xa-nặc thân tín ra thăm ngoài bốn cửa thành. Những gì Ngài nhìn thấy nơi bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc là những hoạt cảnh triền miên tiếp nối trong giòng xoáy khổ đau của đời người từ kiếp này sang kiếp khác; nhưng với địa vị một Thái Tử cành vàng lá ngọc được bảo vệ tuyệt đối bằng nhung gấm lụa là thì lần ra thăm bốn cửa thành chính là lần đầu tiên Ngài chứng kiến cái khổ của người già, cái đau của người bệnh, cái bi thương của người chết và cái thong dong tự tại của một vị sa-môn. Ngài đã nôn nóng bảo xa-nặc:

- Mau lên ! Mau đi con ! Hãy bắt kịp vị sa-môn kia cho ta thăm hỏi.

Và khi đứng trước vị sa-môn áo mỏng, chân trần, Ngài đã sửng sốt mà hỏi rằng:

- Thưa sa-môn, thầy rồi cũng sẽ già, sẽ bệnh, sẽ chết, như những người tôi vừa thấy, nhưng sao thầy không lo lắng, không sợ hãi? Sao sắc thái thầy an lạc, thanh thản thế? Thầy không nón, không giầy, không áo đẹp, sao bước chân của thầy vững chãi, thong dong thế?

Vị sa-môn đã nhìn Ngài mà bảo:

- Vì ta biết giá trị đích thực của phút giây hiện tại.

Trong khi Ngài còn bàng hoàng vì câu nói đó thì vị sa-môn đã chậm rãi hòa nhập vào đám đông dân chúng.

Trở về hoàng cung, Ngài không ngớt suy tư về kiếp nhân sinh mà những cảnh khổ đau, biến diệt ngoài bốn cửa thành chính là những chặng đường tiêu biểu cho kiếp phù du. Ý nghĩ phải tìm ra con đường giải thoát thôi thúc Ngài cho đến một đêm, Ngài đã “Bán dạ du thành, xuất gia tầm đạo”, nửa đêm vượt thành Ca Tỳ La Vệ để đi tìm một điều vô hình nhưng Ngài tin chắc sẽ gặp, sẽ thấy.

Từ đêm mồng tám tháng hai đó, Ngài đã đổi y phục sang trọng của một vị Thái Tử, lấy tấm áo sa môn của gã thợ săn. Đó là bài học đầu tiên về sự dối trá, ác độc khi Ngài hỏi gã thợ săn:

- Ông đeo một gùi đầy cung tên thế kia, chắc ông là thợ săn, nhưng sao lại mặc áo sa môn?

Gã thợ săn thản nhiên trả lời:

- Tôi mặc áo sa môn thì thú rừng, chim chóc không sợ mới tới gần và tôi mới giết chúng được chứ!

Ngài đã nói:

- Ông hãy đổi y phục cho tôi vì tôi đang cần bộ áo sa môn mà ông thì chắc đang muốn có nhiều tiền. Hãy bán bộ áo tôi đi, ông sẽ có vốn để làm nghề khác, đừng săn bắn nữa.

Tuy ngạc nhiên, nhưng gã thợ săn vội vã làm ngay vì sợ Ngài đổi ý.

Với tấm áo nâu cũ bạc, Ngài khởi bước tìm đạo “Tuyết lãnh tu hành, lục niên khổ hạnh”. Sáu năm dài triền miên đây đó dưới mưa gió tuyết sương, vận dụng trí tuệ và sức lực để quán chiếu bao nguyên lý sâu sa qua mọi hình thức khổ hạnh mong tìm ra Đạo Cả nhưng phiền não khổ đau vẫn trùng trùng vây phủ. Phải tới khi sức dường đã tàn, lực dường đã tận, tâm Ngài mới bật sáng, là thân và tâm phải hổ trợ cho nhau, thân có mạnh thì tâm mới tỏ, tâm có tỏ thì sự quán chiếu mới bén nhạy. Và Ngài bỏ pháp tu khổ hạnh, nhận bát sữa cúng dường của một thí chủ để lấy lại sức lực. Rồi, trải cỏ dưới gốc cây Bồ đề làm tọa cụ, Ngài phát nguyện “Nếu không tìm ra Đạo Cả, ta thề không rời khỏi cây này”.

49 ngày sau, “Bồ Đề Thọ Hạ, Hàng Phục Ma Binh, Dạ Đổ Minh Tinh, Đạo Thành Chánh Giác”. Ngài đã tìm ra tên cai ngục hằng giam cầm chúng sinh trong những nhà tù bất tận. Tên cai ngục đó là Vô Minh. Sự ngu tối đã trùm lấp trí tuệ vốn sẵn nơi mỗi người, mỗi loài. Trí tuệ đó, nếu được khai mở sẽ nhìn ra chân diện mục, nhìn ra bản chất tối thượng, vĩnh hằng, vượt thoát mọi sinh diệt, khổ đau vì cái vô thường, ngỡ là thường; cái khổ, ngỡ là lạc; cái vô ngã, ngỡ là ngã; cái không, ngỡ là tịnh...

Từ đó, với ba y, một bát, áo vải, chân trần, Ngài du hóa tất cả những nơi có thể tới, độ cho tất cả những ai có thể độ; Ngài tới đâu là lớp lớp thứ dân thuộc mọi giai cấp, vứt bỏ những ràng buộc thế tục để theo Ngài, tìm cầu giải thoát.

Tứ Thập Cửu Niên, Thuyết Pháp Độ Sinh

49 năm Ngài đã đi, đã thuyết, không ngừng nghỉ cho đến khi nhục thân già yếu, Ngài dừng lại trong rừng cây Ta La. Nơi đây, Ngài đã thuyết bài pháp cuối cùng cho các đệ tử với 4 câu kệ trước phút tịch diệt:

Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp

Sinh diệt diệt dĩ

Tịch diệt vi lạc.

Chính rừng cây hoa trắng này là nơi Ngài:

Ta La Song Thọ, Thị Hiện Niết Bàn

Ngài về Niết Bàn cũng chỉ là “Thị hiện Niết Bàn”, như khi đến với đời chỉ là “Thị hiện Đản Sinh”. Tư tưởng thị hiện “Pratiharia” trong Đạo Phật mang tinh thần nhẹ nhàng, siêu thoát, tưởng như thực mà hư, hư mà thực. Đến như thế, đi như thế chính là “Đến mà không đến; Đi mà không đi”. Cái thực có mà Ngài hết lòng chỉ dạy để chúng ta nhận được, biết được là “ Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” Trên tất cả chỉ có ta là tôn quý. Cái “Ta” ở đây không phải là cái ta kết hợp bởi đất, nước, gió, lửa, mà là cái ta thường hằng bất biến, cái nhận biết mọi hiện tượng không qua lăng kính phân biệt, cái biết, cái thấy “như thị”. Cái ta đó là Phật Tánh sẵn có nơi mỗi chúng sinh. Ai nhận ra, sẽ thành Phật, ai chưa nhận ra, vẫn mãi là chúng sinh.

Từ “Du quán tứ môn” đã thôi thúc Ngài đi tìm giải thoát.
Còn chúng ta “Du quán thiên môn” mà sao quẩn quanh mãi trong luân hồi lục đạo?
Xin chia xẻ cùng quý đạo hữu, chặng đường xuất gia tìm đạo của Đức Thế Tôn qua bài:

Thập Nhị Cẩn Bái Đức Bổn Sư(Mười hai lạy Đức Bổn Sư):

1- A Tì Ngục Tốt, Sơ Phát Thiện Tâm:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
2- Đâu Xuất Giáng Thần, Ma Da Ứng Mộng:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
3- Hoàng Cung Thát Chất, Hiện Trú Thai Tạng:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
4- Lâm Tỳ Ni Viên, Vô Ưu Thọ Hạ, Thị Hiện Đản Sinh:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
5- Du Quán Tứ Môn, Ểm Lão Bịnh Tử:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
6- Bán Dạ Du Thành, Xuất Gia Tầm Đạo:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
7- Thanh Sơn Đoạn Phát, phỏng Đạo Tầm Sư:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
8- Tuyết Lãnh Tu Hành, Lục Niên Khổ Hạnh:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
9- Bồ Đề Thọ Hạ, Hàng Phục Ma Binh, Dạ Đổ Minh Tinh, Đạo Thành Chánh Giác:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
10- Tứ Thập Cửu Niên, Thuyết Pháp Độ Sinh:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
11- Ta La Song Thọ, Thị Hiện Niết Bàn:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
12- Lưu Bố Xá Lợi, Phước Lợi Nhơn Duyên:
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Diệu Trân
Mùa Phật Đản lần thứ 2630
Phật lịch 2550

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2015(Xem: 5673)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2639 (2015) tại Nha Trang
04/06/2015(Xem: 5486)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới. Theo truyền thống của các xứ Phật Giáo Nam Tông thì Vesak có nghĩa là lễ Tam Hợp, kỷ niệm cả ngày Đản Sanh lẫn ngày Thành Đạo và nhập Niết Bàn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Đây là một điều rất đáng tán dương và ca ngợi, không phải chỉ riêng cho người Phật Tử mà cho cả toàn thể nhân loại hơn 6 tỷ người hiện có mặt trên quả địa cầu nầy. Tuy quá trễ vì Đức Phật đã ra đời tại Ấn Độ, tính từ đó đến nay đã hơn 25 thế kỷ rồi, trong khi đó những Tôn Giáo khác có mặt trễ hơn, nhưng đã được thế giới nhìn nhận sớm hơn. Nếu không nhờ các nước thành viên Phật Giáo như Tích Lan, Thái Lan, Bhutan, Miến Điện v.v... can thiệp, đề nghị với Liên Hiệp Quốc, thì chắc rằng ngày sinh ra đời của Ngài cũng chỉ có giới Phật Tử biết đến mà thôi.
04/06/2015(Xem: 4974)
Phật đản năm nay (2015-2639), tuy chủ trương của Giáo hội không tổ chức xe hoa, vì đang xây dựng Việt Nam Quốc Tự, hẳn nhiên phần lớn quần chúng không ai tán thành quyết định nầy, nhưng rồi cũng phải tuân hành.
03/06/2015(Xem: 5584)
Năm nay hân hoan kính mừng Phật đản sanh , tuy PGVN chúng ta không đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc như năm vừa rồi, nhưng cờ Phật giáo cũng đã được tung bay nhiều hơn, nhiều nơi, dù xa thị tứ, xa các chùa và gần…các giáo xứ! Dường như đó là kết quả của những tháng ngày miệt mài vận động, đã tạo nên thói quen bắt đầu từ nền móng chân thành và thánh tâm của những người xứng đáng được mang danh người con Phật .
03/06/2015(Xem: 7036)
Hàng nghìn người rước Phật ở Huế Các tăng ni, Phật tử cùng tham dự nghi lễ rước Phật kéo dài gần 4 km qua nhiều tuyến đường của thành phố Huế trong mùa Phật đản.
03/06/2015(Xem: 5158)
Ngày Phật Đản truyền thống đang về. Mùa Phật Đản đến với nhân loại và quần sanh như mang theo một thế giới thanh tịnh và một bầu trời an lạc trước một điệu sống đầy chao đảo với hiện trạng địa cầu đang nóng lên và sự xung đột chính trị, võ trang giữa các quốc gia và nhóm phái ngày càng nghiêm trọng.
03/06/2015(Xem: 4878)
Ngày 24/05/2015 đã diễn ra buổi Lễ Phật đản PL.2559, Pháp hội Tắm Phật tại Thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo do Phật Quang Sơn tổ chức. Đến tham dự lễ có sự hiện diện của Đại sứ Liên Hiệp quốc tại Thủ đô Vienna, Cộng hoà Áo, đức Tổng Giám mục Peter Zurbriggen, các nhà ngoại giao của Tòa thánh Vatican, Đại sứ Sri Lanka tại Vienna, Tổng Lãnh sự Liên Hiệp Quốc, MEM Weninger, Chư tôn thiền đức trụ trì các tự viện địa phương, cư sĩ Evi Zoepnek, Phó Chủ tịch Quốc tế Phật Quang Sơn tại Áo. . .gần 300 người Trung Quốc và các nước khác đồng tham dự Đại lễ Phật đản PL.2559.
02/06/2015(Xem: 12971)
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2015 thì Đức Phật đã ra đời được 2,639 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,559 năm. Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên ... từ xưa đều làm Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng Tư Âm Lịch. Tên gọi tắt dành cho ngày Lễ Phật Đản là "Ngày mồng Tám tháng Tư" đã lưu truyền hằng bao thế kỷ, trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ghi đậm vào tâm khảm của mọi người kể cả người theo hay không theo Phật giáo.
02/06/2015(Xem: 10972)
Hôm Chủ nhật, ngày 17/05/2015, đã diễn ra Lễ Phật đản PL. 2559 tại Quốc tế Phật Quang Như Lai Tự, gần năm nghìn người tham dự. Buổi Đại lễ đặc biệt có sự hiện diện của Dân biểu William Wu, Bà Dilma Vana Rousseff , Tổng thống Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil và ban hành Nghị định ngày lễ Phật đản là Quốc lễ, Pháp sư Diệu Diễn tiếp nhận Pháp lệnh, công nhận trong các Lễ hội Phật giáo địa phương.
02/06/2015(Xem: 5699)
Hôm Chủ nhật, ngày 24/05/2015, đã diễn ra Lễ Kính mừng ngày Phật Đản sinh lần thứ 2639, PL. 2559 và chúc Phúc Cát tường cho trẻ em do Pháp sư Vĩnh Phú, Trụ trì Phật Quang Sơn, Ma Cao chủ trì Pháp hội, có 113 trẻ chưa đầy 1 tuổi và các trẻ cùng gia đình gần một nghìn người tham dự. Thượng Ngọ, 10:00 giờ, các bố mẹ ôm hôn các em bé, tiếp theo là búp bê "Siddhartha" phát ra giọng nói như trẻ con: Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sinh lão bệnh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567