Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật đản sinh: Sự xuất hiện của quang minh

22/04/201102:09(Xem: 5099)
Phật đản sinh: Sự xuất hiện của quang minh
Phat Dan Sanh 21

Thêm một lần nữa chúng ta hân hoan chào đón ngày Đản sanh của đức Từ Phụ, Đấng đã thị hiện nơi cõi Ta bà này với sở nguyện đem lại lợi ích an vui cho chư thiên và loài người, đem lại tình thương và niềm tin cho cuộc đời. Sự kiện ra đời của đức Phật đã được kinh ghi lại như sau:

“Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ-kheo, khó gặp được ở đời. Người ấy là ai? Là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Sự xuất hiện của người này, này các Tỳ-kheo, khó gặp được ở đời.

“Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu. Người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Chính người này, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu.

“…Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, của đại quang, đại minh, là sự xuất hiện của thù thắng, và sự chứng ngộ vô ngại giải, là sự chứng đạt các giới và các giới sai biệt, là sự chứng ngộ minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-hán. Người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán.”

Sự ra đời của đức Phật được xem là sự kiện hi hửu trong lịch sử nhân loại, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc phát triển tư tưởng loài người khi khai sáng nên một con đường tâm linh huyền nhiệm. Sự xuất hiện của đức Phật như kinh nói là sự xuất hiện của “đại quang, đại minh,” là sự xuất hiện của ánh sáng với cái nhìn thấu suốt về con người và cõi đời bằng “mắt lớn.”

Mắt lớn là cái nhìn thấy biết như thật về cuộc đời để từ đó khai mở những con đường giúp nhân loài vượt thoát khổ đau, tự mình vươn lên tìm lấy ánh sáng “đại quang, đại minh.” Mắt lớn để nhìn thấu suốt vạn vật, và giúp con người tìm lại viên ngọc quý giá chôn giấu bên trong mình, để từ đó có thể thấy rõ bản thân và cuộc đời bằng cái thấy biết của chư Phật. Và do đó như kinh Pháp Hoa nói, sự ra đời của đức Phật nhằm “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.”

Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt qua biên giới quốc độ để soi rọi khắp nơi. Và việc đem ánh sáng giáo pháp đức Phật đến với cuộc đời đã trở thành sứ mệnh của những người đệ tử Phật từ bao đời nay. Nhớ niệm về ngày Đản sinh của đức Phật, do đó là nhớ niệm về sự xuất hiện của ánh sáng quang minh Phật pháp trong việc đẩy lùi bóng tối vô minh, khai mở Phật tính trong mình và người.

Người đệ tử Phật tưởng nhớ đến Ngài do đó không phải bằng vào vái lạy hay cầu xin, mà bằng vào những lời dạy của Ngài để tìm lại Phật tính nơi mình, và tưởng nhớ đến Ngài bằng việc thấy rõ trách nhiệm của mình khi bước theo dấu chân của Ngài. Trách nhiệm đó là vừa hoàn thiện bản thân và vừa hoằng dương giáo pháp. Nếu tự mỗi người đệ tử luôn mang lấy tinh thần đó thì tất yếu giáo pháp của đức Phật sẽ được soi sáng đến nhiều nơi, và như vậy đã tưởng nhớ đến Ngài theo cách có ý nghĩa nhất. Và cõi đời này, không chỉ vào thuở xa xưa kia, luôn luôn có sự xuất hiện của ánh quang minh, của vi diệu và thù thắng.

Ánh quang minh Phật pháp không phải dành riêng cho những người xuất gia, không phải dành riêng cho những người già, và không nên bị đóng khung trong phạm vi tự viện, chùa chiền... Ánh quang minh Phật pháp tự thân nó là một nguồn sống, nguồn sống đó giúp hoá giải khổ đau cho con người và đem đến sự bình yên cho các loài sống khác.

Xã hội, dù bất cứ thời đại nào, vẫn luôn chứa đựng nhiều khổ đau và bất an. Trước đây khi xã hội còn sơ khai, lạc hậu thì con người sợ hãi thú dữ, sợ hãi các hiện tượng thiên nhiên, sợ gươm đao… Ngày nay xã hội đã phát triển hơn, khoa học công nghệ đã đạt đến một tầm mức cao, con người đã có những tiến bộ vượt bậc về mặt tri thức, nhưng dẫu thế vẫn chưa hề vơi đi khổ đau và sợ hãi. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, những vụ khủng bố kinh hoàng, những xung đột ý thức hệ, bệnh tật, thiên tai…luôn khiến cho con người phải thường xuyên đối mặt với chết chóc và sợ hãi.

Nhân loại do đó vẫn còn cần đến những giá trị giáo pháp của đức Phật. Nhưng những giá trị đó không phải ai cũng có thể nhận ra và ai cũng có thể đón nhận. Con người có quá nhiều rào cản: tôn giáo, tín ngưỡng, ý thức hệ… Những rào cản đó đã ngăn cản tầm nhìn của con người, đã khiến con người khó bỏ đi những gì không thích hợp để đón nhận những gì có giá trị hơn, để tìm tới ánh sáng đại quang, đại minh. Vậy nên trách nhiệm của người đệ tử Phật thật vô cùng lớn lao là phải đem ánh quang minh đó đến với mọi người.

Đức Phật đã từng nhắc nhở các vị Tỳ-kheo rằng hãy đi khắp mọi nơi để truyền bá giáo pháp. Mỗi người con Phật ngày hôm nay không thể quên được lời dạy đó khi bước theo dấu chân của Ngài. Vì lợi ích của tha nhân, của xã hội, giáo pháp cần đước truyền bá bằng đủ mọi phương cách. Phật giáo không thể bị đống khung, không chỉ dành riêng cho một vài hạng người; Phật pháp cần phải được ứng dụng rộng rãi vào xã hội rộng lớn này.

Như vậy cách chúng ta tưởng nhớ đến ngày Đản sanh của đức Từ phụ ý nghĩa nhất là bằng vào sự nhiệt tâm của mình đối với Đạo pháp, bằng vào sự tu tập tinh tấn trong việc đoạn trừ vô minh phiền não, loại trừ đi ba độc tham sân si luôn mang lại xung đột và khổ đau. Chúng ta cần phải thể hiện được phẩm hạnh của người đệ tử Phật như lời kinh đã tán thán: “Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn…”

Phật giáo đã trải qua một lịch sử dài lâu, đã hình thành nên nền tảng văn hoá vững chắc ở nhiều xã hội khác nhau, và Phật giáo cũng đã trở thành lẽ sống cho nhiều thế hệ tiếp nối ở nhiều quốc độ. Những chân giá trị của Phật giáo được minh chứng qua sự tồn tại lâu dài của nó và ngày nay những giá trị đó đang được nhân loại đón nhận nhiệt thành. Không ít người ngày hôm nay xem Phật giáo như là một tôn giáo của hòa bình, của tình thương. Và họ đang hướng về Phật giáo, tìm thấy ở Phật giáo những giá trị sống thiết thực có thể đem đến cho họ sự an bình ngay trong cuộc sống hiện tại.

Chúng ta, những người đệ tử của Phật, cần phải biết đến những giá trị mà tôn giáo mình đang có để từ đó có một niềm tin vững chắc kiên cố trong việc xác lập lý tưởng của mình, như đức Phật đã từng dạy cho Tôn giả A-nan: “Này A-nan, dầu cho bốn đại chủng: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại có thay đổi, vị Thánh đệ tử thành tựu tín tâm bất động đối với Phật…đối với Pháp… đối với Tăng vẫn không thay đỗi.” Vì thế chúng ta cần phải gìn giữ niềm tin thanh tịnh đối với Tam bảo, và định hướng niềm tin đó cho những thế hệ đi sau, mà cụ thể và gần gũi nhất là những người thân của chúng ta.

Kỷ niệm ngày Đản sanh của đức Phật, chung ta cùng hướng về Ngài với tất cả lòng tri ân, nguyện sẽ noi theo hạnh nguyện của Ngài và thực hành theo những gì Ngài dạy, và chúng ta cũng không quên nguyện cầu cho pháp giới chúng sinh luôn được sống an lành trong hào quang từ bi của Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2016(Xem: 6051)
Dòng sông đen ngòm chảy quanh thành phố; lặng lờ trôi bên những lầu đài và những căn nhà tồi tàn xiêu vẹo; luồn dưới những cây cầu nhỏ bắc qua hai bờ rác rến. Ai người thức/ngủ bên sông. Đêm ngày lao xao tiếng nói, giọng cười, và đôi khi là tiếng gầm thét của bão giông, sấm chớp. Lang thang đầu ghềnh, cuối bãi. Vời vợi mắt nhìn trời xanh. Ngồi một chỗ lắng nghe sông dài chuyển động. Quyện theo gió vẫn là hương thơm quen thuộc từ đồng nội kéo về. Ôi, nhớ nụ cười của Cha.
23/04/2016(Xem: 7089)
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cung thỉnh chư tôn thiền đức Tăng Ni và quí Thiện tín, Cư sĩ Phật tử hiệp lực tổ chức Đại lễ Phật đản năm nay ở các nơi thật trang nghiêm, có chiều sâu và đánh thức được mục đích Đản sanh của đức Thế tôn. Mục đích đó là gì? Như Lai vì hòa bình, an lạc và giải thoát mà Đản sanh giữa thế gian. Chúng ta tổ chức lễ Phật đản không chỉ để kính mừng Ngài mà còn thiền tư về mục đích của Ngài. Khát vọng đó như người tìm lõi cây, chúng ta chớ nhầm lẫn cành lá.
15/04/2016(Xem: 7524)
Nhạc phẩm: NHỊP VUI KHÁNH ĐẢN - Tác giả: Trần Tâm Hòa - Phối âm: Tâm Trí Quang Vui -Ca đoàn A Dật Đa.
13/04/2016(Xem: 4580)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, nên mỗi chúng ta đều có Phật tánh, là Phật sẽ thành. Như vậy “Mừng Phật Đản” là mừng ngày sinh của Phật, cũng là dịp nhắc nhỡ mỗi chúng sanh hãy sống lại với Phật tánh đang sẵn có của mình, mừng Phật đản cũng là mừng Phật tánh của mỗi chúng sanh được hiển lộ.
07/04/2016(Xem: 8918)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện “Thị hiện”, là muốn và đến các quốc độ Trời, Người (cõi người nhiều hơn) đã định sẵn trong tâm để hóa độ. Sau đó, quán chiếu vào để tìm kiếm, chọn cho mình một người Mẹ trong những gia đình có tâm từ bi, thánh thiện, đạo đức, rồi nhập Thánh thai. Sau khi chào đời, bản thể lớn khôn, trí tuệ cao vời, liền Thị hiện vào dòng đời, dấn thân, lê gót khắp nơi trên mọi nẻo đường bản xứ mình, giáp mặt với mọi giai cấp, để hiển bày các đạo lý mang tính Thánh giáo, Thiện đạo, Thiện nghiệp, giáo lý giải thoát vốn đã và đang có mà khai thị, thị giáo cho các chủng loại chúng sanh Trời, Người thật bình đẳng, ai cũng được thăng tiến lên các nấc thang Chân, Thiện, Mỹ, giải thoát siêu lên các cảnh giới Phật, Thiên, Tiên sau khi xả bỏ ba
04/04/2016(Xem: 9478)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
13/03/2016(Xem: 9447)
Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh Hạnh phúc thay Giáo Pháp cao minh Hạnh phúc thay Tăng Già hòa hợp Hạnh phúc thay Tứ Chúng đồng tu. 197. Vui thay, chúng ta sống Không hận giữa hận thù Giữa những người thù hận Ta sống không hận thù. 198. Vui thay, chúng ta sống, Không bệnh giữa ốm đau! Giữa những người bệnh hoạn, Ta sống, không ốm đau.
09/10/2015(Xem: 32690)
Chùa Pháp Quang 12 Freeman Road, Durack, QLD 4077. Australia Tel 07.33721113 ; Mobile 0402.442431 Website: www.phapquang.com.au Email: [email protected] Ấn hành Lễ Phật Đản 2640 - Bính Thân 2016 Phật Lịch 2560 - Việt Lịch 4895 Tỳ kheo Thích Nhật Tân soạn *** Đệ tử hôm nay Gặp ngày Khánh Đản Một dạ vui mừng Cúi đầu đảnh lễ Thập phương Tam thế Điều Ngự Như Lai Cùng Thánh Hiền Tăng Chúng con cùng pháp giới chúng sinh Bởi thiếu duyên lành Thảy đều sa đọa Tham thân chấp ngã Quên hẳn đường về Tình ái si mê Tù trong lục đạo
13/08/2015(Xem: 10351)
Một bài phóng sự của nữ ký giả Nathalie Lamoureux về Lâm-tì-ni (Lumbini), khu vườn nơi đản sinh của Đức Phật, đã được đăng tải và đưa lên trang mạng của tạp chí hàng tuần Le Point của Pháp số ngày 21 tháng 7 năm 2015. Lâm-tì-ni đã từng rơi vào sự quên lãng của con người từ bao thế kỷ và không còn ai biết là ở đâu. Mãi đến năm 1896, dựa theo những lời thuật lại trong nhật ký của nhà sư Trung Quốc Pháp Hiền, sau chuyến hành hương và tu học ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ V, các nhà khảo cổ người Anh đã khám phá ra một trụ đá của hoàng đế A-dục (từ -304 đến -232, trước Tây Lịch) cạnh một ngôi làng nghèo nàn là Rummindei của xứ Népal. Trên trụ đá có ghi khắc các dòng chữ cho biết Đức Phật đản sinh ở nơi này.
14/06/2015(Xem: 9714)
Vào sáng chủ nhật ngày 14 tháng 6 năm 2015, Tu viện Huyền Không tọa lạc tại 14335 Story Road, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản 2.639, Phật lịch 2.559. Khoảng 700 thiện nam, tín nữ, Phật tử ở San Jose và các thành phố lân cận đã về tu viện nghe giảng pháp, tụng kinh, tắm Phật và xem văn nghệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]