Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật đản sinh: Sự xuất hiện của quang minh

22/04/201102:09(Xem: 4996)
Phật đản sinh: Sự xuất hiện của quang minh
Phat Dan Sanh 21

Thêm một lần nữa chúng ta hân hoan chào đón ngày Đản sanh của đức Từ Phụ, Đấng đã thị hiện nơi cõi Ta bà này với sở nguyện đem lại lợi ích an vui cho chư thiên và loài người, đem lại tình thương và niềm tin cho cuộc đời. Sự kiện ra đời của đức Phật đã được kinh ghi lại như sau:

“Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ-kheo, khó gặp được ở đời. Người ấy là ai? Là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Sự xuất hiện của người này, này các Tỳ-kheo, khó gặp được ở đời.

“Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu. Người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Chính người này, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu.

“…Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, của đại quang, đại minh, là sự xuất hiện của thù thắng, và sự chứng ngộ vô ngại giải, là sự chứng đạt các giới và các giới sai biệt, là sự chứng ngộ minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-hán. Người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán.”

Sự ra đời của đức Phật được xem là sự kiện hi hửu trong lịch sử nhân loại, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc phát triển tư tưởng loài người khi khai sáng nên một con đường tâm linh huyền nhiệm. Sự xuất hiện của đức Phật như kinh nói là sự xuất hiện của “đại quang, đại minh,” là sự xuất hiện của ánh sáng với cái nhìn thấu suốt về con người và cõi đời bằng “mắt lớn.”

Mắt lớn là cái nhìn thấy biết như thật về cuộc đời để từ đó khai mở những con đường giúp nhân loài vượt thoát khổ đau, tự mình vươn lên tìm lấy ánh sáng “đại quang, đại minh.” Mắt lớn để nhìn thấu suốt vạn vật, và giúp con người tìm lại viên ngọc quý giá chôn giấu bên trong mình, để từ đó có thể thấy rõ bản thân và cuộc đời bằng cái thấy biết của chư Phật. Và do đó như kinh Pháp Hoa nói, sự ra đời của đức Phật nhằm “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.”

Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt qua biên giới quốc độ để soi rọi khắp nơi. Và việc đem ánh sáng giáo pháp đức Phật đến với cuộc đời đã trở thành sứ mệnh của những người đệ tử Phật từ bao đời nay. Nhớ niệm về ngày Đản sinh của đức Phật, do đó là nhớ niệm về sự xuất hiện của ánh sáng quang minh Phật pháp trong việc đẩy lùi bóng tối vô minh, khai mở Phật tính trong mình và người.

Người đệ tử Phật tưởng nhớ đến Ngài do đó không phải bằng vào vái lạy hay cầu xin, mà bằng vào những lời dạy của Ngài để tìm lại Phật tính nơi mình, và tưởng nhớ đến Ngài bằng việc thấy rõ trách nhiệm của mình khi bước theo dấu chân của Ngài. Trách nhiệm đó là vừa hoàn thiện bản thân và vừa hoằng dương giáo pháp. Nếu tự mỗi người đệ tử luôn mang lấy tinh thần đó thì tất yếu giáo pháp của đức Phật sẽ được soi sáng đến nhiều nơi, và như vậy đã tưởng nhớ đến Ngài theo cách có ý nghĩa nhất. Và cõi đời này, không chỉ vào thuở xa xưa kia, luôn luôn có sự xuất hiện của ánh quang minh, của vi diệu và thù thắng.

Ánh quang minh Phật pháp không phải dành riêng cho những người xuất gia, không phải dành riêng cho những người già, và không nên bị đóng khung trong phạm vi tự viện, chùa chiền... Ánh quang minh Phật pháp tự thân nó là một nguồn sống, nguồn sống đó giúp hoá giải khổ đau cho con người và đem đến sự bình yên cho các loài sống khác.

Xã hội, dù bất cứ thời đại nào, vẫn luôn chứa đựng nhiều khổ đau và bất an. Trước đây khi xã hội còn sơ khai, lạc hậu thì con người sợ hãi thú dữ, sợ hãi các hiện tượng thiên nhiên, sợ gươm đao… Ngày nay xã hội đã phát triển hơn, khoa học công nghệ đã đạt đến một tầm mức cao, con người đã có những tiến bộ vượt bậc về mặt tri thức, nhưng dẫu thế vẫn chưa hề vơi đi khổ đau và sợ hãi. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, những vụ khủng bố kinh hoàng, những xung đột ý thức hệ, bệnh tật, thiên tai…luôn khiến cho con người phải thường xuyên đối mặt với chết chóc và sợ hãi.

Nhân loại do đó vẫn còn cần đến những giá trị giáo pháp của đức Phật. Nhưng những giá trị đó không phải ai cũng có thể nhận ra và ai cũng có thể đón nhận. Con người có quá nhiều rào cản: tôn giáo, tín ngưỡng, ý thức hệ… Những rào cản đó đã ngăn cản tầm nhìn của con người, đã khiến con người khó bỏ đi những gì không thích hợp để đón nhận những gì có giá trị hơn, để tìm tới ánh sáng đại quang, đại minh. Vậy nên trách nhiệm của người đệ tử Phật thật vô cùng lớn lao là phải đem ánh quang minh đó đến với mọi người.

Đức Phật đã từng nhắc nhở các vị Tỳ-kheo rằng hãy đi khắp mọi nơi để truyền bá giáo pháp. Mỗi người con Phật ngày hôm nay không thể quên được lời dạy đó khi bước theo dấu chân của Ngài. Vì lợi ích của tha nhân, của xã hội, giáo pháp cần đước truyền bá bằng đủ mọi phương cách. Phật giáo không thể bị đống khung, không chỉ dành riêng cho một vài hạng người; Phật pháp cần phải được ứng dụng rộng rãi vào xã hội rộng lớn này.

Như vậy cách chúng ta tưởng nhớ đến ngày Đản sanh của đức Từ phụ ý nghĩa nhất là bằng vào sự nhiệt tâm của mình đối với Đạo pháp, bằng vào sự tu tập tinh tấn trong việc đoạn trừ vô minh phiền não, loại trừ đi ba độc tham sân si luôn mang lại xung đột và khổ đau. Chúng ta cần phải thể hiện được phẩm hạnh của người đệ tử Phật như lời kinh đã tán thán: “Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn…”

Phật giáo đã trải qua một lịch sử dài lâu, đã hình thành nên nền tảng văn hoá vững chắc ở nhiều xã hội khác nhau, và Phật giáo cũng đã trở thành lẽ sống cho nhiều thế hệ tiếp nối ở nhiều quốc độ. Những chân giá trị của Phật giáo được minh chứng qua sự tồn tại lâu dài của nó và ngày nay những giá trị đó đang được nhân loại đón nhận nhiệt thành. Không ít người ngày hôm nay xem Phật giáo như là một tôn giáo của hòa bình, của tình thương. Và họ đang hướng về Phật giáo, tìm thấy ở Phật giáo những giá trị sống thiết thực có thể đem đến cho họ sự an bình ngay trong cuộc sống hiện tại.

Chúng ta, những người đệ tử của Phật, cần phải biết đến những giá trị mà tôn giáo mình đang có để từ đó có một niềm tin vững chắc kiên cố trong việc xác lập lý tưởng của mình, như đức Phật đã từng dạy cho Tôn giả A-nan: “Này A-nan, dầu cho bốn đại chủng: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại có thay đổi, vị Thánh đệ tử thành tựu tín tâm bất động đối với Phật…đối với Pháp… đối với Tăng vẫn không thay đỗi.” Vì thế chúng ta cần phải gìn giữ niềm tin thanh tịnh đối với Tam bảo, và định hướng niềm tin đó cho những thế hệ đi sau, mà cụ thể và gần gũi nhất là những người thân của chúng ta.

Kỷ niệm ngày Đản sanh của đức Phật, chung ta cùng hướng về Ngài với tất cả lòng tri ân, nguyện sẽ noi theo hạnh nguyện của Ngài và thực hành theo những gì Ngài dạy, và chúng ta cũng không quên nguyện cầu cho pháp giới chúng sinh luôn được sống an lành trong hào quang từ bi của Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2020(Xem: 4968)
Phải đợi đến hơn 10 lần tham dự lễ Phật Đản , và năm nay tự thiết lễ một mình tại tư gia tôi mới nhận ra được trong tôi có sự chuyển hoá lớn . “Tình thương của Phật bao la và vĩ đại thì một người mang danh Phật tử đáp lại cũng phải rộng mở đối với mọi loài chúng sinh và ngày ngày phải cảm nhận được Đức Phật đã cùng sống trong ta từ vô thỉ “ hãy vui mừng như ngày hội lễ Khánh Đản mỗi ngày vì sự biểu trưng của Đấng Toàn Giác bằng sự ra đời nơi thế gian .
01/05/2020(Xem: 3699)
Năm nay, Đại lễ kỷ niệm ngày Đản Sinh lần thứ 2644 của Đức Thế Tôn lại về với người con Phật trong bối cảnh thế giới đang giữa mùa dịch Corona Virus, là một loại bệnh cấp tính, loại vi rút này có tên là Covid-19, phát xuất từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tính đến nay đã ảnh hưởng và lây nhiễm cho 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo thống kê đến ngày 1/5/2020, đã lên đến hơn 3 triệu người nhiễm bệnh và hơn 200 ngàn người chết trên toàn thế giới và con số này không dừng tại đó.
30/04/2020(Xem: 4388)
Lá Thư Mùa Phật Đản 2644
30/04/2020(Xem: 8882)
Milan, ngày 6/4/2020, Nhân mùa Phật đản PL. 2564, 90 tổ chức thuộc Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba (Organizzazioni del Terzo Settore) trong xã hội, đã được nhận phần đặc biệt của quỹ 1,5 triệu euro do Liên minh Phật giáo Ý (L'Unione Buddhista Italiana) phân bổ, nhằm hỗ trợ cho những người cam kết phòng chống sự lây lan của đại dịch Covid-19.
24/04/2020(Xem: 5991)
Kính bạch Đức Thế Tôn! Mấy hôm nay sau buổi toạ thiền, con ngước nhìn lên tôn tượng Phật Đản Sanh trong lòng lại có những cảm xúc rất lạ. Đặc biệt là lòng Tri Ân và Thương Kính Ngài thật sâu lắng. Ngài thật vĩ đại, sự xuất hiện của Ngài đã làm thế giới đổi thay và mầu nhiệm. Ngài đã bỏ lại tất cả những gì thuộc cá nhân và đi tìm con đường chấm dứt khổ đau cho nhơn loại. Và cuối cùng Ngài đã tìm thấy. Từ đó hạnh phúc của muôn loài được khai sáng trong Tình Thương vô ngại của Đức Thích Ca Mâu Ni. Nghĩ đến đây trong lòng con một lần nữa lại chấn động trước sự Vĩ Đại ấy của Người.
21/04/2020(Xem: 8311)
Toàn thế giới tràn ngập nước mắt tang thương trước cơn Đại dịch COVID-19 hiện nay. Chúng tôi tha thiết kêu gọi những người con Phật nhất tâm vận chuyển năng lượng từ bi cứu khổ để hóa giải oan khiên này. Chưa lúc nào như hiện nay, loài người đồng hướng về một điểm: Cùng xô đẩy, chống lại con vi trùng bé nhỏ đầy kinh hãi như vậy. Định lực và Trí lực sẽ thay đổi nghiệp lực và ma lực. Đức Phật Thích Ca đã đi qua con đường ấy trên đường giác ngộ, đặc biệt trong đêm thành Đạo, nhờ Định lực và Trí lực mà Ngài đã điềm nhiên trong bao trận cuồng phong thách đố của ma vương trước giờ thành Phật.
10/04/2020(Xem: 4055)
Thành phố Vatican Quý Đạo hữu Phật tử thân mến, Thay mặt Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại Liên tôn, chúng tôi xin chân thành gửi lời chào và lời chúc phúc cát tường đến với quý đạo hữu Phật tử và tất cả các cộng đồng Phật giáo trên khắp thế giới trong dịp quý đạo hữu Phật tử kính mừng Đại lễ Vesak PL. 2564 (2020). Trong 24 năm qua, Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại Liên tôn vẫn gửi lời chào đến quý đạo hữu Phật tử trọng dịp đại hoan hỷ này. Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm của sứ điệp truyền thống này, chúng tôi muốn làm mới lại mối tương quan tình đạo hữu và hợp tác của chúng tôi với các truyền thống khác mà quý đạo hữu Phật tử là đại diện.
10/04/2020(Xem: 4615)
Thông Bạch Phật Đản PL 2564 (2020) của Giáo Hội Âu Châu
28/02/2020(Xem: 13063)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
02/02/2020(Xem: 10060)
Thư Mời Chứng Minh và Tham Dự Đại Lễ Phật Đản PL 2564 (2020) tại Cali, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]