Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cờ hoa ngày Phật Đản - những niềm hoài mong

18/04/201111:48(Xem: 3485)
Cờ hoa ngày Phật Đản - những niềm hoài mong
phat dan sanh1

Treo cờ Phật giáo mừng Phật Đản

CỜ HOA NGÀY PHẬT ĐẢN

NHỮNG NIỀM HOÀI MONG

Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo. Mỗi mùa Phật đản đến rồi đi như bao nhiêu chuyện thế sự diễn bày theo định luật tan hợp –xóa bày. Nhưng trải dài theo thời gian và bên cạnh là hoàn cảnh xã hội, thăng trầm thời cuộc; mỗi mùa Phật đản lại là một câu chuyện khác nhau, màu sắc khác nhau, như từng cánh cò âm thầm đã đáp nhẹ vào lòng người con Phật chúng ta biết bao là vui buồn chất chứa. Nói một cách khác, tuy mỗi mùa Phật đản xưa nay âm thầm đến rồi đi nhưng những chuyện bất cập, nhức nhối vẫn còn để lại sau lưng, chưa thấy có bàn tay nổ lực đổi mới tư duydang ra chặn đứng, năm sau lại chồng thêm năm trước khiến chuyện tổ chức lễ Phật đản vốn ì ạch và cổ điểnngày càng thêm rối rắm. Đến nỗi giờ đây việc tổ chức ngày đại lễ quan trọng nhất của Phật giáo này dường như là chuyện chẳng- đặng- đừng, không làm thì e rằng tội, còn làm thì như thế nào cũng là… Phật Đản!

Vì đâu nên nỗi?

Lang thang trên mạng, đó dây đã thấy xuất hiện ý kiến tiểu giang sơnđể chỉ cho sự tụt hậu này. Đây không phải là phát hiện mới mẻ gì mà nó là thực trạng của (một xu thế) Phật giáo VN lâu nay, nhất là thời kỳ sinh hoạt Phật giáo được hanh thông. Nếu chịu khó quan sát chúng ta sẽ không khó bắt gặp những tiểu giang sanđó đã và đang tồn tại trước mắt. Mỗi ngôi chùa, mỗi vị trụ trì và Phật tử trong xu thế này chính là một tiểu giang sơn ấy, một ốc đảo mà người ta cho rằng phải ra sức củng cố vì đó chính là nơi nuôi mình –giúp mình có vị trí nhất địnhvà tin tưởng sẽ bền vững!Cũng như thái độ đối với ngày đại lễ Phật đản, những xu thế này xem trách nhiệm mình đối với Giáo Hội, với sự nghiệp phát triển Phật giáo đại chúng chỉ là nghĩa vụ đóng gópkhông hơn không kém. Từ ý nghĩa tổ chức cho đến tài chính từ thiện, v.v…

Chúng ta thấy gì về vấn đề này khi mà –và chắc chắn sẽ lại tiếp tục tái diễn, mỗi chùa – đơn vị - Quận – Huyện đến với ngày lễ (sáng ngày rằm tại lễ đài chính thành phố) chỉ đơn thuần là nghe theo lệnhtập hợp hình thứcmột cách chấp vá (cho đủ số đông tối thiểu) rồi phải vội vã quay về gấp- nhanh để còn phải làm lễ Phật đản tại chùamình, đơn vị mình. Đó mới chính là sự quan tâm chính yếu!

Nhưng cho dẫu là vậy đi chăng nữa thì việc những xu thế này gắn bó với Chùa – đơn vị-đạo tràng mình quá gần gũi, thế nhưng tại sao không khuyến khích nổi một vài Phật tử của mình về nhà treo một là cờ KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN! Và đây mới chính là câu trả lời: Do là một tiểu giang sơn nên việc được-mất ngoài nó không là mối bận tâm.

Từ đây, nhìn sang nhiều nơi khác, có chùa đã phải quên đi cái tiểu giang sơn nhỏ bé nhiều mặt của mình mà đưa ngày lễ Phật đản sanh ra ngoài với tha nhân, dù chỉ là một chiếc đèn lồng bé nhỏ hay một lá cờ Phật bằng giấy nhưng hàm chứa trong ấy là biết bao tâm tha lực, vì tương lai Phật giáo, vì thế hệ hoằng khai mai sau. Xin được cúi đầu cảm phục nghĩa cử vì sự nghiệp chung này của những vị -những chùa – đơn vị đạo tràng như thế mỗi mùa Phật Đản.

Mỗi năm, mỗi mùa Phật Đản, theo tôi có ba việc nổi cộm nhất, luôn gây bức bối những ai có chút tấm lòng thiết tha với ngày đại lễ này. Ấy là Lễ Đài chính – Diễu Hành Xe Hoavà quan trọng nhất vẫn là chuyện treo cờ Phật giáo tại tư gia Phật tử.

Chỉ riêng mỗi việc treo cờ thôi mà nhiều chục năm nay, kể từ khi bạo quyền nhà Ngô giật liệng xuống đất, đến hôm nay, chúng ta vẫn chưa đưa lên trở lại đầy đủ nơi vị trí XỨNG ĐÁNG xưa kia nó bị giựt đổ. Chứng tỏ chúng ta vẫn còn khiếm khuyết tư duy tổ chức và nhất là chưa trang bị cho mình một tinh thần cầu thị. Có thể ai đó nói tất cả tại tâmmà thôi không cần hình thức.Nhưng đối với quần chúng Phật tử, đối với những vị truyền bá chánh pháp thời hiện đại, việc bỏ qua cái gọi là không cần hình thức đó sẽ bị xem là một tố chất khuyết tật tư duy, bạn đồng hành với sự tụt hậu đáng chê trách.

Khi chưa di dời về nơi định cư mới hôm nay, nhà tôi ở số 178 đường Cây Bàng, Phường Thủ Thiêm, Quận 2, tp. HCM. Ngày lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc (Vesak 2552-2008), cờ lớn nhỏ tôi treo rợp sáng cả một khúc ven sông Saigon suốt một tuần lễ Phật Đản. Năm sau cũng thế. Tất nhiên với bà con chung quanh có ngỏ ý treo tôi cũng mua tặng cho những lá cờ Phật giáo to lớn để cùng tôi treo. Nhiều người không hiểu, đi ngang nhìn thấy rồi nói rằng “Nhà gì mà giống cái chùa”. Buồn là buồn thật dù họ không biết giống cái chùa thì có chi gọi là xấu, nhưng đau buồn nhất là chung quanh tôi có không ít Phật tử của các chùa, Tịnh xá mà họ chưa hề biết treo một lá đừng nói chi đèn hoa cờ xí lớn nhỏ như mình, lại còn dè bỉu rằng “Phật đâu có cần hình thức vậy đâu”. Có vị còn quả quyết hơn “Xí! Làm cho thiên hạ biết mình tu!” Tôi xin lặp lại, đây chính là những lời nói của những người Phật tử được nghe giảng, tu học thường xuyên, bài viết này không tiện nêu tên.

Bây giờ nơi ở mới của tôi, gần sát bên giáo cứ Gia tô giáo, tối ngày nghe chuông đổ đinh tai nhức óc, nhưng hai năm nay nhà tôi và gia đình tôi kế bên, mỗi mùa Phật đản lại cũng phải treo hai là cờ to đẹp mà lòng tràn ngập niềm tự hào vô biên, mặc cho ai đó ngạc nhiên hay khen ngợi, nhưng dù gì thì không còn nghe những lời chê khen từ chính những vị được tu học ở các đạo tràng thốt ra.

Khổ nỗi, căn nhà mới hiện nay của tôi giữa vòng vây xóm đạo Gia tô lại có tượng Bồ tát Quan Âm lộ thiên ở trước ban công nữa chứ! Nếu vẫn còn gần gũi những Phật tửcó tu học nọ chắc chắn tôi sẽ nhận được lời “khen” là “Càng giống chùa” hơn.

Hiện tại tôi lại đang náo nức chuẩn bị cờ đèn, để trang trí cho ngày Phật đản sắp đến. Vâng! Tôi thích cái hình thức này vì nó đã là truyền thống của gia đình tôi, của tấm lòng mình dành cho ngày Phật đản thân thương nhất trong đời. Và nhất là hiện tại tôi và gia đình sống xa chùa.

Treo cờ Phật giáo ngày đản sanh đức từ phụ có là hình thứchay không thì có lẽ tôi xin dành câu trả lời cho những đạo tràng xưa nay vốn nổi tiếng có số lượng người tham gia tu học nhiều nhất và thường xuyên nhất. Trong đó có không ít vị giảng sư trẻ tôi luôn mến mộ tài đức.

Viết trong nỗi niềm hoài mong

DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2013(Xem: 7333)
Loay hoay mà đã 5 năm kể từ năm 2008 Vesak diễn ra tại Hà Nội; năm nay. GHPGVN chính thức xin phép đăng cai, đã được sự chấp thuận của nhà nước, để chuẩn bị cho năm 2014 diễn ra tại Bãi Đính.
23/07/2013(Xem: 5925)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị. Gần đây mới có một số chùa ở thành thị. Chư Tăng, chư Ni chỉ lo tu, ít đến nơi này nơi kia giáo hóa. Hoặc như đức Phật ngày xưa cứ ôm bình bát đi khất thực, ngày nay hình thức ấy vẫn còn. Qua những hình ảnh ấy, người ta nghĩ đạo Phật bi quan, Tăng Ni không cố gắng, không nỗ lực tạo kinh tế sống cho mình, cứ đi xin hoài. Vì vậy tôi sẽ giải thích câu Phật hóa hữu duyên nhân cho tất cả hiểu. Ðạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên thôi. Nghe thế đa số Phật tử nghi ngờ đạo Phật giáo hóa có sự lựa chọn, không công bằng. Nhưng nhìn cho thấu đáo, có thể nói rằng người Việt Nam chúng ta thấm nhuần đạo Phật rất sâu. Hồi xưa khi còn bé, tôi thích đọc Minh Tâm Bửu Giám, trong đó có câu:
16/07/2013(Xem: 8992)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
30/06/2013(Xem: 6784)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật.
01/06/2013(Xem: 3808)
Nói đến hồ Tịnh Tâm ở cố đô Huế, mọi người liên tưởng ngay đến sen. Một loài hoa tinh khiết, cao quý nhưng lại được mọc lên từ đất bùn nơi các ao hồ. Suốt cả một thời gian dài trong năm, mặt hồ Tịnh Tâm lặng lẽ chỉ có gió nước, nắng mưa, bèo và rau muống, không hề thấy dấu vết của sen hồng, sen bạch. Cuối mùa xuân, những tia nắng vàng giúp cho những cuống lá sen dần dần mở ra, trải rộng những hình tròn màu lục non với vô số đường gân mơ hồ vàng trắng đan lồng nhau như tơ trời, gợi lên những kỳ vọng về một tương lai thanh bình của loài người. Qua mùa hạ, sắp đến mùa Phật đản chúng ta sẽ thấy những phép lạ từ mặt hồ Tịnh Tâm.
28/05/2013(Xem: 3878)
Hoàng hậu Mahamaya sinh Siddhartha một cách rất dễ dàng. Trên con đường về quê ngoại để sinh nở, bà và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi ở vườn Lumbini.
27/05/2013(Xem: 5544)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 7495)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
22/05/2013(Xem: 3580)
Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời, không như những vị thần linh và không hề mặc khải cho ai và cũng không hề để cho ai mặc khải, mà Ngài xuất hiện giữa cõi đời với tư cách của một bậc Giác ngộ hoàn toàn, nội hàm đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi, đến và đi duyên theo đại nguyện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567