Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáng trần

29/03/201115:32(Xem: 4174)
Phật giáng trần
phat dan sanh_2

PHẬT GIÁNG TRẦN
Lệ Thọ

Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết, và màu hồng của búp sen non vươn lên khỏi mặt nước như chứa đựng một sức sống mới của kiếp nhân sinh. Sự gắn bó hòa quyện của sen bao đời nay trong tâm trí của người con Phật nói riêng và người Việt nói chung. Sen là biểu tượng của đất nước và khi bàn về triết lý sen là một hình ảnh diễn tả ngôn ngữ giải thoát. Nên 2.555 năm về trước Bồ tát Hộ Minh giáng trần, đem ánh sáng trí tuệ đến cuộc sống này đã đi trên bảy đóa sen[1].

Sự kiện giáng trần đó được diễn tả: “Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc, ba ngàn thế giới đón như Lai”. Ngài ra đời, bước đi trên bảy đóa sen, ngước nhìn sáu phương, bước cuối cùng dừng lại tuyên bố: “Trên trời dưới đất, duy chỉ có ta tôn quí, ta muốn độ chúng sanh thoát khỏi sanh già bịnh chết[2]”, xác quyết sự thành tựu Vô thượng giác. Vào đời với bảy bước chân trí tuệ, từ bi, hỷ xả, an lạc, vô tranh, bất nhiễm và tự tại. Đã thể hiện cư trần bất nhiễm trần mà ba đời chư Phật đã đi qua.

Phẩm Thụy Ứng[3] khẳng định: “Bồ Tát đản sanh, bước thứ nhất nhìn về phương Đông, vì chúng sanh mà làm Bậc dẫn đường tối thượng. Phương Đông, nơi phát xuất bình minh tuệ giác. Chúng sanh từ nơi tăm tối của dục vọng, vô minh muốn cất bước chân đầu tiên vào đạo lộ giải thoát phải nương theo tuệ giác, tiếp nhận ánh sáng Tam bảo để hoàn thiện nhân cách. Muốn vậy, phải kiện toàn đạo đức, tri thức thông qua học hỏi, suy nghiệm và thực hành Chánh pháp. Trước khi trở thành thánh nhân, phải nỗ lực để sống xứng đáng là một con người. Do vậy, tu tập Nhân thừa chính là bước chân đầu tiên. Bước chân nầy phải đặt trên hoa sen mới đúng nghĩa và trọn vẹn”.

Trên quan điểm đó cho chúng ta thấy, sự có mặt của Ngài là một sự kiện trọng đại cho số đông loài người và các cõi trời đã được Ngài đặt dấu chấm hết cho kiếp sống luân hồi sinh tử, thông qua câu nói đầy ấn tượng: “con người khổ đau không phải do thiếu cơm ăn áo mặc hay đối mặt với sống chết mà do thiếu trí tuệ”.

songthan-japan-01Điều này thấy rõ ràng nhất qua trận sống thần trên đất Nhật có rất nhiều hình ảnh cùng rất nhiều câu chuyện cảm động được chuyển về từ tâm chấn: “một phụ nữ đã gọi lại một thanh niên trên đường để tặng chiếc bánh mì, dù cửa hàng bánh của chị mỗi lúc một cạn kiệt hơn; một em nhỏ kiên quyết xếp hàng đợi đến lượt mình để lấy nước sạch, thay vì nhận ân huệ “nhường chỗ” của những người đứng trên. Và đáng phục nhất có lẽ chính là câu chuyện được một cảnh sát Nhật gốc Việt Nam thuật lại khi anh tặng một miếng lương khô của mình cho một em bé 9 tuổi đã mất cha, mất mẹ, giờ đang xếp hàng nhận đồ cứu trợ.

Em bé ấy, trong cơn đói khát cùng quẫn đã không ngấu nghiến ăn ngay miếng lương khô như tưởng tượng của anh, mà mang nó đến chỗ những người đang phát thực phẩm với một suy nghĩ khiến cả nhân loại phải ngả mũ rằng: “Có lẽ còn nhiều người đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô, các chú phát chung cho công bằng chú ạ”[4].

Để giải mã sức chịu đựng phi thường của người dân Nhật: Giáo sư Pflugfelder, người có mặt tại Nhật Bản vào thời điểm xảy ra thảm họa, kể với đài CNN về những dòng người xếp hàng trật tự tại các ga tàu điện đã đóng cửa trong nhiều giờ do thảm họa. Hiện tượng này có cội rễ từ nền văn hóa Nhật Bản. “Khi gặp sự việc tính cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thần đạo và Khổng giáo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phật giáo”, theo ông Nelson.

Truyền thống cư xử của dân tộc ta cũng tốt đẹp không thua kém của Nhật Bản. “Lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, “nhường cơm sẻ áo” v.v… đã trở thành một phần của hơi thở và huyết quản của người dân Việt. Còn đứng về mặt nhận thức, hình ảnh Thánh Gióng và Thần Kim Quy ở hồ gươm, cũng nói lên một dân tộc có 4.000 ngàn năm văn hiến, luôn lấy đức hiếu sinh làm gốc. Qua hình ảnh khi đánh đuổi hết giặc ngoại xâm thì Thánh bay về trời, và vua Lê Thái Tổ trả gươm lại cho Thần. Phải chăng tính nhân bản đó đã thấm nhuần về luân hồi, quả báo, từ bi, hỷ xả của đạo Phật!

songthan-japan-02Xét những dữ kiện trên cho chúng ta thấy sự xuất hiện của đức Phật là chỉ ra một lối thoát cho nhân sinh trong nhận thức và lối sống. Qua thảm trạng ở Nhật Bản đều làm cho những nhà hoạch định tương lai phải thay đổi hoặc dừng lại. Bởi mọi thành tựu của khoa học ngày nay đều nhỏ bé trước sức mạnh vô biên của thiên nhiên. Còn đối với nhận thức, thái dương hệ của chúng ta là một phần rất nhỏ của Vũ trụ. Suy cho tận cùng, sự sống này rất mong manh. Chỉ có con đường gieo trồng phước đức. Trong các ruộng phước thì Tam bảo là ruộng phước tốt nhất cho hạt giống trí tuệ, từ bi và giải thoát đâm chồi nẩy lộc. Đồng thời, thực hành chuyển hóa nghiệp ác của thân, miệng, ý thành nghiệp thiện và mười nghiệp ác thành mười nghiệp lành để thoát khỏi thái dương hệ.

Tuy nhiên, với Phật nhãn các cõi trời cũng chưa phải là nơi an toàn[5] Vì ngài đã từng cư trú bốn ngàn năm nơi cõi trời Đẩu Suất làm Bồ tát bổ xứ, lãnh đạo chư Thiên cõi này dùng pháp tướng[6] để giáo hóa thiên chúng.

Đến đây chúng ta thấy sự xuất hiện đức Phật là một niềm vui vô tận cho tất cả muôn loài chúng sanh. Ngài quán sát thấy chúng sinh chịu khổ đau triền-miên vô bờ bến trong lục đạo, chỉ có con đường chuyển hóa nghiệp hướng đến chấm dứt nghiệp. Tâm phải nương vào thiền định để thân chứng vô ngã tính và vạn pháp giai không, từ đó mới thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đạt đến niết-bàn tịch tĩnh.

Tóm lại, ngày Phật giáng trần là một mặt trời sáng rỡ trong buổi sớm mai, làm mất đi bóng tối của đêm dài, đang bao trùm lên tam giới. Ngài là vị cứu tinh không chỉ dành riêng cho xứ Ấn Độ thời ấy, mà còn là của cả nhân loại. Ngài là người đầu tiên khởi xướng thuyết “nhân bản”, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết các vấn đề bế tắc của thời đại, cả về nhân giới, tâm giới và siêu giới. Đạo lý của Ngài là nguồn sống, là ánh sáng, và là niềm tin cho nhân loại, chân lý đó đã vượt không gian và thời gian... Cho nên trong kinh Pháp Hoa khẳng định, Ngài thị hiện ra đời là vì một nhân duyên lớn “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” nên ngày rằm tháng tư, ngày Phật Đản hay lễ Vesaka Bồ tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất giáng trần là hết sức quan trọng, xem như đó là ngày khai sinh đạo Phật, đã đem đến cho nhân sinh một bước ngoặc trong cuộc sống không chỉ có giá trị đến bây giờ mà còn mãi đến ngàn sau!

Lệ Thọ

23/03/2011



[1] Kinh Đại Bản trong Trường Bộ trang 453, H.T Thích Minh Châu, VNCPHVN, 1989

[2] Kinh Trường A Hàm, Kinh Đại Bổn Duyên.

[3] Kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh.

[4] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/429766/Dong-dat-o-Nhat--chuyen-kho-coi-o-ta.html

[5] Kinh Bổn-sanh (Jataka) và Bổn-sự (Itivuttaka)

[6] Pháp-tướng có ba là Định tướng (Samatha), Huệ tướng (Vibhasa), Xả tướng (Upeksa).

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2022(Xem: 4913)
Vào hôm thứ Tư, ngày 16 tháng 5 năm 2022, lần thứ hai Tòa Bạch Ốc, Hoa Kỳ long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566, kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Năm ngoái đánh dấu đầu tiên một năm lịch sử khi các đại diện từ ba truyền thống Phật giáo lớn vân tập để thắp nến cầu nguyện. Năm nay tiếp tục diễn ra Quốc tế lễ Vesak trong một thời khắc quan trọng đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới.
21/05/2022(Xem: 4902)
Nhằm để hàn gắn những vết đau thương và tạo phúc đức nhân duyên cho nhân loại trên thế giới, vào ngày 15 tháng 5 năm 2022 (15/5/Nhâm Dần), tại khu tổ chức sự kiện Marina Bay Convention, Singapore, Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly (Lapis Lazuli Cultural Association, 淨琉璃文化協會) đã long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566 và thành lập Hiệp hội VHTLL và Khánh điển, công bố toàn cầu “Kinh Thất Phật Dược Sư”.
18/05/2022(Xem: 3195)
Tu Viện Bồ Đề long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản 2022 vào đúng ngày Rằm Tháng Tư âm lịch và nhằm ngày Chủ Nhật 15/5/2022. Mặc dù dự báo thời tiếc cho biết trước bầu trời Renton hôm nay mua rất nặng hạt suốt ngày và lạnh, nhưng Phật tử các nơi bất chấp mưa gió đã vân tập về cùng với Phật tử Tu Viện Bồ Đề cùng vui mừng kỷ niệm ngày Đức Chí Tôn Thích Ca Mâu Ni ra đời. Phật tử đã đông mà chư tôn đức tăng ni đến tham dự chứng minh cũng rất đông.
17/05/2022(Xem: 2390)
Cuối cùng ngày đó đã đến rồi Ước mộng về thăm quê hương tôi Nửa vòng trái đất còn xa lắm Tiếng Việt đâu đây thắm những lời Cám ơn Chú Thím Dương Hồng Đạo Mà cháu được vui duyên đạo đời Chuyến này khởi xướng cũng nhờ Thím Quyết định nhanh chóng một tháng thôi
17/05/2022(Xem: 3091)
Vào lúc 10g sáng ngày 14/5/2022, Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm tọa lạc tại số 2553 Darwin Street, thành phố Hayward đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật lịch 2566.
17/05/2022(Xem: 3095)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Quan Thánh, Nha Trang
17/05/2022(Xem: 3427)
Mỗi năm vào trung tuần giữa tháng tư hoa sen nở rộ báo hiệu là mùa Phật Đản đến. Toàn thể Phật tử Thế giới năm châu đều hân hoan đón mừng ngày kỷ niệm đấng Đại bi Thích Ca Mâu Ni xuất hiện đem lại ánh sáng trí tuệ cho nhân loại. Rằm tháng tư cũng là ngày mà hàng Tăng sĩ khắp mọi nơi trên các Thế giới ở các chùa, tòng lâm hay thiền viện đều y theo lời Phật dạy chuẩn bị An cư kiết hạ để trau dồi giới đức, thúc liễm thân tâm, tấn tu, Tam vô lậu học (Giới, định , huệ).
17/05/2022(Xem: 2699)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Hoa Quang, Nha Trang
17/05/2022(Xem: 2553)
Đại Lễ Phật Đản 2646 tại Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Nha Trang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]