Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Ngày Phật Đản

22/05/201320:24(Xem: 7044)
Ý Nghĩa Ngày Phật Đản
phatdan-title

Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN
Thích Phước Đạt

y-nghia-ngay-Phat-dan-300x249Mỗi năm đến ngày Lễ Phật đản, người con Phật đều ôn lại lịch sử của Đức Bổn sư để chiêm nghiệm và hành trì. Từ khi Đức Bổn sư nhập Niết-bàn cho đến nay, hàng trăm nghìn quyển sách, thơ ca, huyền thoại đã được sáng tác để ca ngợi Ngài. Nhưng tất cả mọi lời tán thán, ca ngợi dù cho hay đẹp đến đâu, cũng không thể ngang cỡ con người hoàn thiện đó, hoàn thiện đến mức nhân loại đã suy tôn Ngài là bậc thầy của loài Trời và loài Người, là bậc tôn quý nhất trong cõi thế.

Thiết nghĩ cách tán thán và ca ngợi Ngài tốt đẹp nhất, làm vui lòng Ngài nhất có lẽ là học tập Ngài, cố gắng tối đa sống theo lời Ngài chỉ dạy, đi theo con đường Ngài đã đi. Đó là con đường Bát chánh đạo, con đường Giới, Định, Tuệ. Con đường lấy giới, nếp sống đạo đức làm căn bản. Giới tức là 5 giới, 10 thiện đối với người tu tại gia; 10 giới đối với Sa-di; 250 giới đối với hàng Tỷ-kheo; 350 giới đối với hàng Tỷ-kheo ni.

Người Phật tử tại gia sống theo 5 giới, 10 thiện, người Phật tử xuất gia sống theo 10 giới, 250 giới và 350 giới… chính là những người “kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai một cách tốt đẹp nhất”, bởi vì giữ giới nghiêm túc là thanh tịnh như vậy là “thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chính trong chánh pháp, hành trì chánh pháp và tùy pháp”, và “Đó là sự cúng dường tối thượng đối với Như Lai”, như Phật đã dạy trong Kinh Niết-bàn.

Giới, Định, Tuệ là ba môn học cơ bản của đạo Phật. Phật tử chúng ta, dù tại gia hay xuất gia, không được thiên trọng bên nào. Giữ giới mà không tu định, tu tuệ thì chỉ hưởng được phúc báo sanh lên cõi Trời hay trở lại làm người, với chánh báo y báo tốt đẹp, thù thắng; điều đó vẫn chưa phải là đạo giải thoát giúp vượt khỏi biển khổ sống chết luân hồi. Nhưng nếu tu định mà không kết hợp với giữ giới, sống đạo đức, thì dễ lạc vào ma cảnh, mải mê với các chứng bệnh gọi là Thiền bệnh; và nếu tu tuệ mà không giữ giới tu phúc, thì chỉ đạt được trí tuệ thế gian, hay là trí tuệ khô cằn, không được thấm nhuần dòng nước tươi mát của phúc đức.

Đúng như Đức Phật từng dạy trong Kinh Đại Bát-niết- bàn: “Đấy là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn…”.

Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, Trần Thái Tông là một vị vua có bản lĩnh của một thiền sư. Tuy vua chuyên nghiên cứu về Thiền và giảng dạy Thiền, nhưng vua rất coi trọng đạo đức và giới luật. Trong “Thọ giới luận”, vua dẫn bài luận này như sau: “Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra, giới như thầy thuốc giỏi, chữa được các loại bệnh, giới như ngọc minh châu, phá tan mọi tối tăm, giới như thuyền bè, vượt qua biển khổ. Giới như chồi ngọc, trang nghiêm pháp thân v.v.” (Khóa hư lục).

Giới luật Phật giáo có hai công năng: ngăn ác, làm thiện. Đúng như câu kệ 183 của Kinh Pháp Cú nói: “Không làm mọi điều ác, Thành tựu mọi hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy”.

Đạo đức của đạo Phật phân biệt rõ ràng thiện và ác. Gần đây, có một số ít người, chịu ảnh hưởng của thuyết hoài nghi phương Tây, cho rằng thiện và ác rất khó phân biệt, thậm chí họ còn nói: Cực ác là thiện và cực thiện là ác.

Phật tử chúng ta không thể có quan niệm sai lầm như vậy. Đối với chúng ta, hành vi thiện hay ác là rõ ràng minh bạch: Sát sanh là ác. Phóng sanh là thiện, hiếu sanh là thiện. Lấy của không cho là ác, bố thí là thiện. Tà dâm, sống tà hạnh là ác, sống chánh hạnh là thiện. Nói láo là ác, nói chân thật là thiện. Nói chia rẽ là ác, nói đoàn kết là thiện. Nói lời ác là ác, nói lời dịu hiền dễ nghe là thiện. Nói lời vô nghĩa, không đúng thời là ác, nói lời có ích, nói đúng thời là thiện.Tham là ác, không tham là thiện. Sân là ác, không sân là thiện. Tà kiến là ác, không tà kiến là thiện. Trên đây là 10 điều thiện và 10 điều ác theo Phật giáo. Sự phân biệt là rõ ràng dứt khoát. Đức Phật đã từng sử dụng một loạt hình ảnh thí dụ sinh động để phân biệt ranh giới giữa thiện và ác: “Thật là xa thật xa, khoảng cách giữa mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa bờ biển bên này và bờ biển bên kia. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa nơi mặt trời lặn và nơi mặt trời mọc. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là pháp của người thiện và pháp của kẻ ác”.

Theo đạo Phật, thiện hay ác là thiện ác từ trong tâm, trong ý nghĩ, ngay khi tâm ấy, ý nghĩ ấy chưa bộc lộ thành lời nói và hành động nơi miệng và thân. Vì từ trong tâm khởi lên ý nghĩ ác mà chúng ta không ngăn chặn kịp thời thì lời nói và hành động ác sẽ nối tiếp ngay theo sau, dẫn tới quả khổ không thể tránh. Nhưng đối với Phật tử chúng ta, hằng ngày tu tập tâm, quan sát tâm, phòng hộ tâm, bất cứ một ý nghĩ nào bất thiện khởi lên, đều lập tức bị đoạn trừ… Dần dần tâm ý chúng ta trở nên thuần thiện, trong sáng. Tâm thiện thì cuộc sống an lạc và hạnh phúc. Tâm sáng thì thấy được sự vật như thật, thấy được chân lý, thấy đạo. Nên biết cái gì làm cho tâm chúng ta không được định tĩnh và mờ tối. Đó chính là những dục vọng thấp hèn, đó là các ý nghĩ, lời nói và hành động bất thiện. Nếu chúng ta nhờ tu tập mà xa lìa được dục, xa lìa được các pháp bất thiện thì tâm chúng ta sẽ sáng chói và định tĩnh.

Nếu mỗi cá nhân đều nhận thức được tất cả những nguy hại của dục vọng và pháp bất thiện thì mỗi cá nhân đều có thể nhàm chán và vĩnh viễn xa lìa chúng. Vai trò nhận thức đó thuộc về trí tuệ. Đó gọi là trì giới kết hợp với tu tuệ thì sẽ được quả lớn, lợi ích lớn. Muốn đoạn trừ được các dục, bắt nguồn từ tham, sân, si, người con Phật phải biết dựa vào lời Phật dạy, tìm hiểu bản chất của các dục là như thế nào, và tác động của chúng ra sao đối với thân tâm. Đức Phật thừa nhận vị ngọt của các dục, tức là niềm vui mà một dục vọng được thỏa mãn tạm thời đem lại cho chúng ta. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là vị ngọt của các dục?… Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, các hương do tỷ căn nhận thức, các vị do thiệt căn nhận thức, các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý hấp dẫn…”(Đại kinh Khổ uẩn, số 13, Kinh Trung Bộ).

Như vậy là đạo Phật thừa nhận, khi năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với ngoại cảnh, như sắc, thanh, hương, vị, xúc, thì có thể nảy sinh ra những cảm thọ hỷ lạc, ưa thích với mức độ khác nhau. Đức Phật gọi đó là vị ngọt của các dục. Nhưng ngay sau đó, Đức Phật phân tích sự nguy hiểm của các dục: “Do lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên mà một người phải trải qua bao nhiêu gian khổ để có được tài sản, phải chống đỡ lạnh, chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói, chết khát” (Trung Bộ kinh, dẫn trên).

Người ấy, nếu nỗ lực như vậy, siêng năng như vậy, mà kết quả không có gì, người đó sẽ buồn phiền than khóc, đấm ngực, mê man bất tỉnh. ‘Ôi! Sự nỗ lực của ta thật là vô ích, sự siêng năng của ta thật sự không kết quả’. Này các Tỷ-kheo, đó là sự nguy hiểm của các dục” (Trung Bộ kinh, dẫn trên).

Rồi Phật tiếp tục phân tích trường hợp người ấy thu thập được tài sản lớn, nhưng lại phải lao tâm khổ trí để bảo vệ số tài sản đó “Làm sao để các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, và kẻ thừa tự không xứng đáng phung phí phá phách v.v.”. Và mặc dù tài sản được phòng hộ rất kỹ lưỡng như thế, nhưng cuối cùng vẫn bị mất mát, thế là người đó lại một phen nữa khổ não, buồn phiền, than khóc, vì của cải đã bị mất. Nói tóm lại, chưa có tài sản cũng khổ, có rồi cũng khổ, mất tài sản đi cũng khổ. Đó là cái khổ của dục vọng muốn có nhiều tài sản.

Đối với các loại dục vọng khác như về sắc đẹp, về danh vọng, về ăn uống, ngủ nghỉ, tình hình đại loại cũng như vậy. Vì dục vọng nguy hiểm như vậy, nên Đức Phật khuyên mọi người phải biết xuất ly các dục, sống nếp sống biết đủ, ít ham muốn, thay thế vị ngọt tạm bợ và thấp hèn của dục bằng niềm vui lâu bền, chân thực của ly dục, đảm bảo cho chúng ta một trạng thái tâm hồn an nhiên, tự tại, hài hòa.

Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn của năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều; vì như Đức Phật đã dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, “Thú vui như phân”.

Để tán thán một cách tốt đẹp nhất Đức Bổn sư chúng ta, nhân ngày Lễ Phật đản năm nay, mỗi người con Phật hãy một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che. “Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Sẽ chói sáng đời này, Như trăng thoát mây che” (Kệ 173, Kinh Pháp Cú).■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 152 | THÍCH PHƯỚC ĐẠT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2015(Xem: 14183)
" Phật về mở cửa vô minh Khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh Phật về cho đất thêm lành Cho cây thêm nhụy, cho cành trổ bông." Nhờ Phật lực gia hộ, nhờ năng lực chú nguyện của chư Tăng và sự ủng hộ của Phật tử xa gần, Chùa Hội PhướC tọa lạc tại địa chỉ : 8624 Zuni Rd SE, Albuquerque, NM 87108 đã được Tiểu Bang và Liên Bang cấp giấy phép Nonprofit. Chùa được Thành Phố chính thức cấp giấy phép xây dựng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh và các khóa tu học Phật Pháp. Hòa trong không khí hân hoan của người con Phật, Bổn tự sẽ long trong tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật Lịch 2559 vào Chủ Nhật ngày 24 tháng 05 năm 2015: Dưới sự chứng minh và chủ lễ của HT Thích Nguyên Trực, HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Nhuận Hải cùng chư tôn đức Tăng Ni, quý Cư Sĩ Phật tử Thành Viên GHPGVNTNHK với chương trình như sau:
16/04/2015(Xem: 9839)
Kính thưa Quý Đồng Hương Phật Tử, Thiện Nam Tín Nữ xa gần, Sáng nay là mồng tám tháng tư Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt Chín rồng phun nước ngoài trời đến Đón mừng giáng thế bậc Thánh nhân. Nam Mô Đẩu Xuất Giáng Trần, Lâm Tì Ni Thị Hiện, Ta Bà Giáo Chủ, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ô hay! Một mùa Phật đản nữa đang đến với mọi người con Phật chúng ta. Khắp nơi tưng bừng rộn rã đón mừng Bậc Thánh Nhân xuất hiện ở thế gian. Ngài đã mang ý nghĩa của Khai, Thị, Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật, mở đường đi vào nếp sống thánh thiện từ bi, trí tuệ, để tất cả chúng ta nhận ra mình là Phật sắp thành. Nhân ngày Đại Lễ Kỷ Niệm Sinh Nhật lần thứ 2559 của Ngài, Chư ni chùa Hương Sen chúng con xin trân trọng kính mời quý đạo hữu Phật tử và đồng hương về tham dự Một Ngày Tu Học Cúng Dường Đức Từ Phụ và tham dự ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN tại bổn tự với chương trình như sau:
15/04/2015(Xem: 9634)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhận và tuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
27/03/2015(Xem: 17300)
Tiệc Chay Gây Quỹ 2015 Buổi tiệc chay gây quỹ tại chùa Quang Minh được tổ chức để hổ trợ cho việc cử hành Đại Lễ Tam Hợp Đa văn hóa Vesak theo Liên Hiệp Quốc tại Victoria. Ngày Đức Phật Thích Ca Đản Sanh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn Xin Chào đón tất cả mọi người - Với giá vé $25 Thứ Bảy 04 Tháng Tư. Bắt đầu lúc 6.30pm (Cửa mở lúc 6.15pm) Tại Chùa Quang Minh, Hội Trường Quán Tự Tại, Số 18 Burke St, Braybrook Victoria Với tinh thần hổ trợ Đại Lễ kỷ niệm Vesak, một thực đơn ngon đặc biệt được chuẩn bị do các đầu bếp trẻ tại chùa Quang Minh . Hãy đến tham dự , làm quen với nhiều bạn mới cùng tìm hiểu xem chương trình tuyệt diệu của ngày Đại Lễ Vesak nâm nay, nhằm ngày 23 tháng Năm 2015 ở vài địa điểm tại Trung Tâm Thương Mại của Thành phố Melbourne. Vé bán tại cửa vào. Email cho chúng tôi nếu bạn cần đặt nguyên bàn Để biết thêm chi tiết xi
27/03/2015(Xem: 12692)
Lễ Hội Vesak tại Melbourne city ngày 23-5-2015, Frank Carter, Julian Bamford, Steve Lowe, Ranjith Soysa and Van Binh Thieu. Vesak Multicultural Procession Organising Team 2015.
24/12/2014(Xem: 18678)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
24/06/2014(Xem: 7366)
Thành công của Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc 2014 tại Việt Nam được các cơ quan truyền thông tường thuật khá đầy đủ, nhưng có một đề tài ít được nhắc tới là các buổi hội thảo khoa học của đại lễ này. Là người Việt duy nhất thuyết trình tại diễn đàn Phật giáo xây dựng hoà bình thế giới, là biên tập viên Anh ngữ cho các ấn phẩm khoa học và Bản Tuyên Bố Ninh Bình, tôi muốn nhân dịp này tường thuật những gì mà tôi tham gia với hy vọng sẽ là một đóng góp nhỏ và dĩ nhiên trong cái nhìn của một cộng tác viên đến từ bên ngoài.
21/06/2014(Xem: 6304)
Hằng năm, cứ vào dịp trăng tròn tháng 5 âm lịch, Phật giáo Sri Lanka long trọng tổ chức Lễ hội Poson Poya. Lễ hội năm nay được diễn ra vào ngày 12 tháng 6 năm 2014. Mười hai triệu Phật tử ở khắp nơi đều tựu hội về, cùng hân hoan đón mừng lễ hội văn hóa Poson Poya lần thứ 2317. Đây là lễ hội đặc biệt mang đậm tính truyền thống văn hóa của Phật giáo Sri Lanka.
16/06/2014(Xem: 6764)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building, Most Ven. Dr. Thich Nhat Tu and Most Ven. Dr. Thich Duc Thien (Eds.), Vietnam Buddhist University Press Series 24, 2014, 251-294. Bản Việt dịch của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Viên Ngạn được đăng tại ấn phẩm IV của Đại lễ VESAK LHQ 2014 Việt Nam, trang 247-291. Bản lược dịch sau đây là của tác giả.
25/05/2014(Xem: 8867)
Lễ Phật Đản lần thứ 2638 tại Tu viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu Chủ Nhật 25-5-2014 Địa chỉ Liên Lạc: Tu Viện Từ Ân Trụ Trì: Đại Đức Hạnh Phẩm 26 Jacques Rd, Narre Warren North, Vic 3804 Mobile: 0406 608 886 Email: [email protected]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]