Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật và con số 108

29/07/201107:43(Xem: 3807)
Đạo Phật và con số 108

ĐẠO PHẬT VÀ CON SỐ 108
Hoàng Phước Đại

Cây bồ đề được coi là một trong những biểu tượng của nhà Phật. Nơi Đức Phật thiền định để tìm ra nguồn gốc mọi khổ đau, con người phải hứng chịu. Gỗ của cây bồ đề được dùng làm tràng hạt sử dụng trong các buổi trì chú hoặc tụng kinh. Xâu chỗi tràng hạt thường có 108 hạt.


chuoibode

Xâu chuỗi tràng hạt

108 hạt bồ đề, tượng trưng cho 108 phiền não của con người. Theo thuyết nhà Phật, các phiền não xuất phát từ vô minh.

Con người có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. Khi mắt tiếp xúc với cảnh vật; tai nghe được âm thanh; mũi nhận thức được mùi hương; lưỡi tiếp xúc và biết được vị mặn ngọt; thân thể cảm giác được sự nóng lạnh; ý thức nhận biết của não bộ sẽ làm cho con người khởi sinh cảm giác hoặc vui ( lạc ) hoặc buồn ( khổ ) hoặc không vui, không buồn ( vô ký ), làm cho thân, tâm chúng ta hoặc thanh tịnh hoặc bị ô nhiễm rối bời, từ đó gây ra 108 phiền ở trong cả 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lai.

6 thức

3 cảm thọ

2 giới

3 thời

Mắt, tai, mũi, lưỡi thân và ý thức

Lạc, khổ, vô ký

Nhiễm, thanh tịnh

Quá khứ, hiện tại , tương lai.

6 x

3 x

2 x

3 x

= 108

Số 108 thường xuất hiện trong các công trình Phật giáo. Có 108 cuốn sách Luật, Luận ghi lại lời Phật dạy, để các môn đệ của Ngài noi theo tu học hàng ngày. Ngôi chùa Hải Ấn Tự hay còn gọi là Tàngkinh các ở Hàn Quốc, nơi cất giữ các Bộ Kinh, Luật, Luật của Phật được thiết kế với kiến trúc 108 cột độc đáo tượng trưng cho 108 phiền não. Các ngôi chùa lớn thường xây dựng 108 bậc thang để dẫn vào chánh điện. Hàm ý nhắc nhở chúng ta cần phải vượt qua 108 khổ đau để đến bến bờ an lạc.

Để thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành, vượt qua mọi đau khổ trong thế gian, hàng ngày tiếng chuông từ các ngôi chùa, đều được gióng theo thời khóa nhất định. Mỗi ngày hai thời. Mỗi thời đánh 108 tiếng chuông. Tiếng chuông được gióng lên cùng với lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, cho chúng sanh an lạc.


consocuadaophat-4consocuadaophat-3consocuadaophat-2consocuadaophat-1

Tượng Phật và 108 biểu tượng trên bàn chân Phật

Con số 108 dường như không chỉ ý nghĩa với nhà Phật mà còn xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống. Chuyến bay đầu tiên của Gagarin vòng quanh trái đất (ngày 12 thánh 04 năm 1962) hết 108 phút và hành trình chuyến bay được viết lại trong cuốn sách với tựa đề "108 phút và cả cuộc đời". Nếu chúng ta còn cho rằng con số 108 phút của chuyến bay nói trên của con người vào vũ trụ có thể chỉ là một sự trùng hợp với con số linh thiêng của nhà Phật, thì dãy Hymalaya với 108 ngọn núi hùng vĩ cao nhất thế giới, làm cho chúng ta chú ý nhiều hơn đến ý nghĩa của con số 108./.

Hoàng Phước Đại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2014(Xem: 4993)
-Đại lễ cầu hòa bình cho thế giới - Quốc thái dân an lớn nhất; Bức tranh về chủ đề Phật giáo lớn nhất VN; Hội diễn văn nghệ Phật giáo có quy mô lớn nhất; Lô đèn hoa đăng dâng cúng chư Phật nhiều nhất VN; Liên hoan phim Phật giáo đầu tiên, chiếu và giao lưu phim Phật giáo có quy mô lớn nhất VN; Câu đối chào mừng các đoàn đại biểu, Phật tử trong nước và quốc tế về dự Đại lễ Vesak LHQ 2014 lớn nhất. Ngoài ra còn có một kỷ lục được thiết lập trước giờ khai mạc Vesak 2014: Lá cờ Phật giáo bằng hoa tươi lớn nhất châu Á
14/05/2014(Xem: 11400)
Xưa kia Từ Phụ đản sanh Chính là đem lại an lành thế gian Vì đời khổ lụy bất an Chúng sanh phải chịu muôn ngàn đau thương
14/05/2014(Xem: 5390)
Khánh Hòa tưng bừng tổ chúc chính thức Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2014 Sáng nay 13-5-2014 (15-4-Giáp Ngọ) Hòa cùng không khí hân hoan đón mừng ngày Đản sinh của Đức Từ phụ, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã long trọng tổ chức lễ chính thức Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2014 tại lễ đài chùa Long Sơn (TP.Nha Trang).
13/05/2014(Xem: 6302)
Phật tử trên khắp thế giới đang đón mừng ngày lễ Vesak, thường được gọi là ngày “Đản sinh” nhưng thực tế kỷ niệm cả ngày sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn của Đức Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng được gọi là Siddhārtha Gautama, sinh ra tại vùng Hy Mã Lạp Sơn, ngày nay thuộc Nepal, vào khoảng 500 năm trước Tây lịch. Sau đây là hình ảnh mà Phật tử khắp thế giới hân hoan mừng ngày Đản sanh của Ngài:
11/05/2014(Xem: 7935)
Ý Nghĩa Phật Ðản & Phật Lịch Thầy Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn Ðài Phát Thanh Về Với Chân Tâm (Trọng Nghĩa & Mộng Lan) tại Miền Nam California, Hoa Kỳ
11/05/2014(Xem: 10773)
Hình ảnh Lễ Phật Ðản lần thứ 2638 tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc (Chủ Nhật 11-5-2014)
11/05/2014(Xem: 6634)
Mừng Phật Đản - Bienvenue à la naissance du Bouddha Let's rejoice at the Buddha's advent. Music and Lyrics : Quách Vĩnh Thiện March 19, 2010. Voice : Hương Giang http://thienmusic.com
10/05/2014(Xem: 10882)
Phật giáng trần cho chúng sanh lời khai thị: “Lìa sanh tử” là cứu cánh việc tu hành Xem "cái ta" như phương tiện độ quần sanh “Duy ngã độc tôn” (1) biến “ta” thành năng lượng
08/05/2014(Xem: 7430)
Sáng nay 8/5/2014, tại hội trường chính chùa Bái Đính, thuộc xã Gia Viễn, huyện Gia Sinh, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam đã long trọng diễn ra đại lễ khai mạc mùa Vesak lần thứ hai tại Việt Nam và lần đầu tiên tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình.
08/05/2014(Xem: 15477)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567