Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đến để thấy Vườn Lâm Tì Ni, nơi Phật đản sinh

10/05/201119:38(Xem: 7432)
Đến để thấy Vườn Lâm Tì Ni, nơi Phật đản sinh


ĐẾN ĐỂ THẤY, THẤY ĐỂ TIN:
LÂM TỲ NI NƠI PHẬT ĐẢN SINH

Tâm Diệu

lumbini-4dongtam-smXuất phát từ Câu Thi Na vào khoảng xế trưa ngày 2 tháng 3 năm 2011, đoàn hành hương chúng tôi đã vượt biên giới Ấn Độ sang Nepal, nhưng mãi đến khi trời nhá nhem tối mớitới được chùa Hàn Quốc nằm trong vùng thánh địa Lâm Tỳ Ni, nơi mà chúng tôi sẽ ở lại hai đêm.

Quangày hôm sau chúng tôi đến thăm viếng vườn Lâm Tỳ Ni cách chùa Hàn Quốc khoảng5 cây số.

LâmTỳ Ni (Lumbini) nằm trên một ngọn đồi thấp dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn, cáchkinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa (nay là Kapilavastu) khoảng 25 cây số về hướng Đông,cách biên giới Ấn - Nepal 36 cây số và cách thủ đô Nepal Kathmandu 320 cây số. Nơiđây đã có một thời gian lâu dài bị lãng quên. Mãi đến ngày 1 tháng 12 năm 1896, tức làkhoảng 2500 năm sau, hai nhà khảo cổ người Đức Alois A. Fuhrer và KhadgaSamsher[1]mới khai quậtvà phát hiện tại nơi đây một trụ đá có ghi khắc sắc lệnh của vua A Dục(Asoka),mới biết đây là Thánh địa, nơi đản sanh Đức Thích Tôn. Trụ đá được các nhà khảocổ dựng lại ngay trên nền nguyên thuỷ, và công tác khai quật, trùng tu và bảo trìLâm Tỳ Ni bắt đầu từ đấy.

lumbini-001AsmKhichúng tôi tới đây quan sát thì thấy cột trụ đá có độ cao khoảng từ 5 đến 6 mét,đường kính khoảng nửa mét, được bao quanh bởi hàng rào sắt. Hiện vòng rào sắt cũng bị thời gian làm rỉ sét gầnhết. Bên hàng rào, các Phật tử theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã khoáclên những lá cờ phướn nhiều màu rực rỡ, làm tôn thêm vẻ bình dị của chiếc cột trụđá nhiều ngàn năm tuổi. Trên đầu cột trụ đá không có hình gì cả. Trên thân trụcó khắc 5 hàng cổ ngữ Brahmi và bên cạnh, phía bên dưới có tấm bia ghi bằng bangôn ngữ: Brahmi, Anh và Pali hay Ấn ngữ cho du khách xem: (xem hình 06, 07 vả 08)

Tiếng Brahmi:

Devannapiyenapiyadasina lajina-visativasabhisitena.
Atana-agacha mahiyite. Hida Budhe-jate sakyamuniti.
Silavigadabhicha kalapita silathabhe-cha usapapite.
Hida Bhagavam jateti Lumbinigame ubalike kate,
Athabhagiye ca.

Tiếng Anh: “KingPiyadasi (Ashoka), beloved of devas, in the 20 year of the coronation, himselfmade a royal visit, Buddha Sakyamuni having been born here, a stone railing wasbuilt and a stone pillar erected to the Bhagavan having been born here, Lumbinivillage was taxed reduced and entitled to the eight part (only)”. [2]

Cộttrụ đá này chỉ rõ cho chúng ta biết chắc chắn chỗ này là nơi Ðức Phật Thích CaMâu Ni đản sanh. Đây là một phát hiện di tích có giá trị lịch sử sớm nhất cònlại đến ngày nay và đoạn văn khắc trên trụ đá có thể được xem là “bản khai sanh” của Thái tử Tất Đạt Đa,là một bằng chứng “sống” về sự kiện nhân vật có thực của lịch sử.

lumbini-002smBêncạnh cột trụ đá lịch sử này là đền thờ Hoàng hậu Maya(Mahadevi temple). (hình 9) Ngôi đền được xâydựng theo lối kiến trúc khá đặc biệt, không giống như bất cứ ngôi đền nàochúng ta từng thấy. Gọi là đền nhưng thực ra chỉ là bốn bức tường sơnmầu trắng bao quanh khu vực khảo cổ, rất đơn giản, cốt để che mưa, che nắng bảo vệ cho khu vực khai quật tránhbị hư hoại theo thời gian. Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khaiquật, những vết tích cổ xưa như phiến đá có in dấu của một bàn chân nhỏ do vuaA Dục khắc in, được xác định là vị trí lúc Đức Phật đản sinh, được bảo tồntrong lồng kiếng chắn đạn (hình 10). Trên bờ tường gạch kế bên, cách mặt đất khoảng 3m làmột bức phù điêu bằng đá mô tả sự ra đời của thái tử Tất Đạt Đa qua hình ảnhhoàng hậu Maya đang đứng với lấy một nhánh cây Vô ưu và đang hạ sinh thái tử. Mặc dầu bức phù điêu này không được các nhà khảo cổ xem là di tích lịch sử, nhưng nó có giá trị sử học theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu sử Ấn Độ và Nepal. Họ cho rằng bức phù điêu này được thực hiện bởi vua RipuMalla, một vị vua theo đạo Hindu, của Nepal vào đầu thế kỷ XIV. Vua RipuMalla tin rằng hoàng hậu Maya là một hoá thân của nữ thần Hindu. (hình 11)

Về hướngnam của ngôi đền, cách không xa cột trụ đá, là một hồ tắm. Theo “Phật quốc truyện” của Ngài Pháp Hiển đếnẤn độ khoảng thế kỷ thứ V SCN chép như sau: “Phu nhân nghỉ chân tại vườn Lâm Tỳ Ni, tắm trong một hồ nước trong xanhvà mát. Sau khi tắm gội xong bà đi dạo trong vườn khoảng hai mươi bước chân,tay vin vào nhánh cây Vô ưu quay về hướng đông và hạ sanh Thái tử.” Cạnh hồ tắm làcây bồ đề mà trước đây là cây Vô ưu. (Hình 14 và 15)

Bêncạnh cây Bồ đề, hồ nước và đền thờ hoàng hậu Maya là một dãy nền móng gạch đỏnằm trong khuôn viên hình chữ nhật, đó là di tích Tu viện Lâm Tỳ Ni. Di tíchđược xác nhận có bề dày lịch sử từ khoảng thế kỷ thứ 3 hoặc thế kỷ thứ 4 trướctây lịch. (Hình 16)

lumbini-003smGầnđây nhất, vào năm 1996, các nhà khảo cổ bất ngờ khi khai quật, tìm thấy dướinền đền thờ hoàng hậu Maya một phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua ADục vào năm 249 TCN đãdùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật. Phiến đá hiện nay được giữnguyên trạng trong tình trạng khai quật có kích thước 70x40x10 cm và để trong lồng kiếng chống đạn (bulletproof glass) đặt trong đền thờ hoàng hậu Maya, giữa những nền móng khai quậtvới dòng chú thích: “Maker Stone: TheExact Birth Place of Buddha”. Chứng vậtcuối cùng này đã khẳng định rằng đền thờ hoàng hậu Mayachính xác là đền thờ kỷ niệm nơi Đức Phật đã sinh ra và vùng đất này chính làLâm Tỳ Ni ngày xưa. (Hình 10).

Saukhi được các nhà khảo cổ xác nhận các chứng tích lịch sử như cột trụ đáphiếnđá của vua A Dục đào dược dưới nền đền thờ Hoàng hậu Mya, năm 1997, cơ quan UNESCOcủa Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Lâm Tỳ Ni là di sản văn hóa của nhânloại và tài trợ chi phí trùng tu và bảo trì khu di tích lịch sử quan trọng này.Bắt đầu từ đây, phương Tây mới tin rằng Đức Phật là một nhân vật lịch sử cóthật. Trước đó họ cho rằng nhân vật Cồ Đàm Gautama chỉ là huyền thoại và giáopháp của ngài chỉ là tổng hợp các tư tưởng của nhiều nhân vật khác nhau trong lịchsử văn hóa Ấn Độ.

Đượckhảo cổ khai quật phát hiện từ cuối năm 1896, đến nay khu vực Lâm Tỳ Niđã qua nhiều lần qui hoạch, xây dựng và bảo vệ của chính quyền Nepal,cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc và các tổ chức Phật giáo quốc tế. LâmTỳ Ni ngày nay rất rộng, nhiều quốc gia Á Châu đã xây chùa ở đây, phôtrương nét văn hóa Phật giáo nước mình, trong đó có chùa Việt Nam, Tây Tạng,Miến Điện, Butan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Hoa.

*****

lumbini-bodhi-tree-2smTrong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiềunay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ củaPhật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây. Họ gởi lại Lâm Tỳ Ni những lời cầunguyện thiết tha chân thành của mình, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân của họđối với Ngài. Đoàn Phật tử Việt Namchúng tôi từ khắp nơi trên thế giới về đây tụ hội dưới tàng cây Bồ đề làm lễcầu nguyện tưởng nhớ công ơn sâu dầy của Ngài.

Riêng tôi, chưa bao giờ cóđược những xúc cảm dâng lên từ đáy lòng như ở đây. Tôi đã về đây tìm dấu chân Ngài để nghe những âm thanh hòa reo, ca ngợi, tán thán một vĩnhân xuất hiện nơi đời. Lâm Tỳ Ni chính là đây. Từ nơi xa xôi cách nửa vòng quảđịa cầu, tôi đã đến đây để thấy, thấy để tin chính nơi đây Ngài đã đản sinh, Ngàiđã vạch ra một con đường thực hành từ bi và trí tuệ cho chúng sinh, giúp cho những ai có duyên, có thể nươngtheo đó, vượt thoát mọi khổ đau, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngồi dướigốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đãđược hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bínhư huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh rabình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tínngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của BàLa Môn sinh ra.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo đến để thấy!thấy để tin, tin để tu hành! Tu hành để giác ngộ giải thoát.Phật đản sanh hômnay chính là Phật đản sinh trong lòng khi chúng ta cất tiếng kinh cầu, sốngtheo lời Phật dạy, từng bước nở đóa hoa sen, từ miền đất tâm an lạc.

Tâm Diệu
(Lâm Tỳ Ni 03-03-2011 PL 2555)

lumbini-4dongtam
01. Lâm Tỳ Ni là một trong bốn động tâm quan trọng của Phật Giáo
lumbini-eternal-flame-peace
Lumbini: Ngọn lửa bất diệt biểu tượng cho hòa bình được thắp cháy từ năm 1986
lumbini-welcome
02 Bản đồ hướng dẫn khu Thánh địa Lâm Tỳ Ni
lumbini-gate
03. Cổng vào khuôn viên Lâm Tỳ Ni
lumbini-010
04. Đường dẫn vào khuôn viên Lâm Tỳ Ni (phải đi bộ hoặc đi xe thồ có trả tiền)
lumbini-011
05. Cổng phía trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni (Đền thờ Hoàng hậu Maya sơn mầu trắng)
lumbini-001A
06. Cột trụ đá di tích lịch sử Asoka (Ashoka's Pillar) [Ảnh: Tevaprapas]
lumbini-001B_0
07. Trên thân trụcó khắc 5 hàng cổ ngữ Brahmi
lumbini-001C
08. Bên cạnh, phía bên dưới có tấm bia ghi bằng bangôn ngữ: Brahmi, Anh và Pali hay Ấn ngữ cho du khách xem
lumbini-002
09. Đền thờ Hoàng hậu Maya và hồ nước thiêng
lumbini-dentho-hoanghau-maya
Một nhà sư tĩnh tọa dưới gốc cây Bồ đề nhìn hướng hồ thiêng và đền thờ Hoàng hậu Maya
lumbini-003
10. Phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua ADục vào năm 249 TCN đãdùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật
lumbini-007
11. bức phù điêu bằng đá mô tả sự ra đời của thái tử Tất Đạt Đa qua hình ảnhhoàng hậu Maya đang đứng với lấy một nhánh cây Vô ưu và đang hạ sinh thái tử. Mặc dầu bức phù điêu này không được các nhà khảo cổ xem là di tích lịch sử, nhưng nó có giá trị sử học theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu sử Ấn Độ và Nepal. Họ cho rằng bức phù điêu này được thực hiện bởi vua RipuMalla, một vị vua theo đạo Hindu, của Nepal vào đầu thế kỷ XIV. Vua RipuMalla tin rằng hoàng hậu Maya là một hoá thân của nữ thần Hindu.
lumbini-004
12. Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khaiquật
lumbini-005
13. Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khaiquật
lumbini-bodhi-tree-1
14. Cạnh hồ tắm làcây bồ đề mà trước đây là cây Vô ưu
lumbini-bodhi-tree-2
15. Cây Bồ đề (trên nền của cây Vô ưu xưa)
lumbini-008
16. Bêncạnh cây Bồ đề, hồ nước và đền thờ hoàng hậu Maya là một dãy nền móng gạch đỏnằm trong khuôn viên hình chữ nhật, đó là di tích Tu viện Lâm Tỳ Ni. Di tíchđược xác nhận có bề dày lịch sử từ khoảng thế kỷ thứ 3 hoặc thế kỷ thứ 4 trướctây lịch.


Chú thích:

[1] Alois A. Fuhrer, Monograph on Buddha Sakyamuni's birth-place in the Govt. Press, N.W.P. and Oudh, 1897 - Religion - 48 pages (Ebook)..., Volume 26, Part 1

[2] Việt dịch: “Hai mươi lăm nămsau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi (A Dục) ngự đến đây chiêm bái, vì Đức PhậtThích-ca Mâu-ni, bậc hiền nhân của bộ tộc Thích-ca, đã đản sanh tại đây. Nhàvua ban lệnh khắc một tượng bằng đá và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ởlàng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ theo lệ thường xuống 1/8.(Đức Phật Lịch Sử, bản dịch của TrầnPhương Lan, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1997, trang 38 - 39.)

Mộtbản Việt dịch khác: “Trẫm lên ngôi vua đã20 năm là nhờ ân huệ của bậc tiên đế, nay đến đây chiêm bái, bởi vì nơi đây làthánh tích ghi nhận đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh. Đỉnh trụ có biểu tượng,thân trụ khắc văn bi đánh dấu nơi Phật đà giáng thế. Nay Trẫm ban ân làng Phậtgiáo Lâm-tỳ-ni được miễn thuế.” (HT.Minh Châu trong ĐVĐP).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2014(Xem: 8306)
KÍNH ĐẠO THIÊNG ứng hiện chùa BÁI ĐÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VESAK lần thứ HAI PHẬT TỔ NHƯ LAI quang giáng lễ đài ĐẢN SANH hai tay chỉ … đi bảy bước Vườn LÂM TỲ NI Ánh Vàng đưa rước
30/04/2014(Xem: 9943)
Theo Trường Bộ, Kinh Đại Bổn Nhân Duyên (số 1), Đức Phật Thích Ca đã giảng về một số phương pháp thông thường khi một thánh nhân đản sanh khác với một phàm phu bình thường tức loài người chúng ta. Chẳng những Đức Phật Thích Ca trong thời hiện tại (thế kỷ thứ 5 trước công nguyên) mà chư Phật trong quá khứ như Đức Phật Tỳ-bà-thi, Thi-khí,
29/04/2014(Xem: 6145)
Xứ California bị hạn hán nặng nề. Người ta không sợ thiếu nước uống hay để tắm gội hàng ngày mà sợ không có đủ nước tưới cây cỏ quanh vườn. Thiên nhiên không có màu xanh cũng giống như dòng sông không có nước và một người về già bị bệnh lạc trí quên đi tình mẹ. Giữa đợi chờ, bỗng đâu mưa ập đến. Mưa lớn, mưa nhỏ kéo nhau về cả tuần lễ. Màu xanh trỗi dậy. Người người hả hê mà vạn vật cũng chan hòa tươi mát lại.
27/04/2014(Xem: 14215)
Tháng tư về đó – Em ơi ! Vàng trong ánh ngọc, Sạch ngời tuyết mây. Bốn phương Trời tạnh mưa bay Hoa ưu đàm nở, Phương nầy nguyệt viên.
26/04/2014(Xem: 14088)
Cha lành, Phật Tổ Thích Ca Giáng trần cứu khổ, Ta Bà trầm kha Lời Cha ban bảo thiết tha: “Nước mưa một vị, Pháp Ta nhiệm mầu” “Ai ai tín nguyện tu mau”
24/04/2014(Xem: 5609)
Là một trong những vị thầy, bậc đạo sư sống và hành động tốt về giáo lý của Đức Phật, ở miền Đông Tây Tạng, đó là Za Patrul Rinpoche, Ngài đã có lời phát biểu đến với chúng ta rằng : “ Chúng ta cần hiểu rằng: chúng ta đã có phước đức được sanh trong một thế giới nơi đã có một Đức Phật đến và dạy Pháp, và chúng ta đã gặp một vị thầy tâm linh và những giáo huấn của Ngài. Bấy giờ là lúc chúng ta phải dùng cuộc đời làm người quí báu nầy để tiến bộ trên con đường giải thoát.”
23/04/2014(Xem: 6096)
Nhân ngày lễ Đản Sanh của bậc đại giác Thế Tôn, chúng tôi trang trọng gửi đến quí Ngài cùng quí vị lời cầu chúc an lành, thành tựu đạo quả giác ngộ, để cùng nhau kiến tạo nền hòa bình thật sự cho nhân loại và quần sanh.
13/04/2014(Xem: 17068)
Vui thay ! Phật ra đời ! Cho người được làm Người Cho Người cùng làm Phật Du hí thần thông ơi !
13/04/2014(Xem: 14495)
Kính mừng Đại lễ VESAK Phật lịch 2558 Do Tổ chức Văn Hóa Giáo Dục Liên Hiệp Quốc tỗ chức tại Việt Nam Ngày Phật Đản ngày người được sống Từng phút giây thanh tịnh bình yên Từng hơi thở trời xanh cao rộng Tự thân mình giới thể trang nghiêm.
13/04/2014(Xem: 20090)
Hôm nay Phật Đản trở về Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào Từ trời Đâu Xuất trên cao Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân. Ma Gia mộng ứng điềm lành Voi ngà sáu chiếc hóa sanh Thánh hiền Bảy đóa sen quý kim liên Ưu đàm một đóa Thánh hiền Đản sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]