Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Tắm Phật

10/10/201022:28(Xem: 7372)
Ý Nghĩa Tắm Phật

Cách đây 2638 năm tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ xứ trung Ấn Độ, giữa loài người chúng ta và trên trái đất xinh đẹp này, một Đức Phật đã ra đời đó là Đức Thích Ca Mâu Ni.

Theo truyền thuyết thái tử Tất Đạt Đa khi đản sinh đã bước đi bảy bước có hoa sen đở chân, cùng lúc ấy chư thiên tung hoa trời, trổi thiên nhạc đón mừng thái tử ra đời, trên không trung có chín rồng phun nước ấm mát tắm cho thái tử.

Kể từ đó cứ mỗi độ hè về sen nở vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, Phật Giáo đồ khắp năm châu đều đón mừng ngày khánh đản thái tử Tất Đạt Đa. Các chùa làm lễ Phật Đản mở đầu bằng một nghi thức tắm Phật, người ta nấu trầm đàn, hương thủy để tưới lên tôn tượng thái tử, diễn lại sự kiện lịch sử bằng một bài thi kệ:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu

Đồng chứng như Lai tịnh pháp thân.

Tỳ Gia thành ly bất tằng sanh

Ta La thọ gian bất tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cù Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiêm tiết.

Kim triêu chánh thị tứ nguyệt bát

Tịnh Phạn Vương cung sanh Tất Đạt

Cữu Long phún thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc liên hoa tùng địa phát.

Án mâu ni mâu ni, tam mâu ni tá phạ ha.

Dịch nghĩa:

Hôm nay được tắm cho Như Lai

Trí tuệ trang nghiêm công đức lớn

Chúng sanh ba cõi đang chìm đắm

Được thấy trần gian hiện pháp thân.

Trong thành Tỳ Gia chưa từng sanh

Giữa cây Ta La chưa từng diệt

Bất sanh bất diệt đức Cù Đàm

Mắt sáng rạng soi không vẫn đục.

Ngày trăng tròn tháng tư âm lịch

Cung vua Tịnh Phạn sanh Tất Đạt

Chín rồng phun nước tắm kim thân

Mỗi bước hoa sen nâng gót ngọc.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bốn câu kệ đầu là bài kệ tắm Phật trong Kinh Dục Phật Công Đức, ý nói nay con được rưới nước tắm gội kim thân của chư Phật, thân Phật là khối công đức được trang nghiêm bởi trí tuệ thanh tịnh. Ước nguyện mọi loài chúng sanh ở trong thế giới đầy năm thứ vẫn đục nầy, mong cho mọi người chuyển hóa khổ đau, thoát ly ô trược, cùng chứng được pháp thân thanh tịnh của Như Lai.

Bốn câu kế tiếp là pháp ngữ trong Đại Tuệ Ngữ Lục. ý nói pháp thân của Như Lai là bất sanh bất diệt, chuyện bồ tát Thiện Huệ giáng trần tại vườn Lâm Tỳ Ni thành Ca Tỳ La Vệ miền trung Ấn, là Ngài vì lòng từ bi, vì sự an lạc, hạnh phúc cho chúng sanh mà thị hiện ra đời. Năm mười chín tuổi xuất gia, ba mươi tuổi thành đạo dưới cội bồ đề. Qua bốn mươi chín năm thuyết pháp độ sanh, cuối cùng trong cánh rừng Ta La song thọ ở Câu Thi Na vào lúc nửa đêm tĩnh mịch Đức Phật thị hiện Niết bàn, một trạng huống Tánh Tịnh Vô Trụ. Ta cần hiểu rõ thêm đạo lý sanh diệt trong Phật Giáo: Sanh là biểu hiện, diệt là ẩn tàng. Sự ẩn tàng của giai đoạn này là sự biểu hiện của giai đoạn kế tiếp. Như vậy sanh diệt tiếp nối tương tục, sanh chính là diệt, diệt chính là sanh. Do đó, sanh không thật sanh, diệt không thật diệt. Vì sanh không thật sanh nên gọi là bất sanh, diệt không thật diệt nên gọi là bất diệt. ở góc độ đạo lý sanh diệt thì sự đản sanh, diệt độ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử cũng là bất sanh bất diệt.

Qua cái nhìn pháp thân thường trú, bất sanh bất diệt thì thân Phật là từ thể tánh chơn như thanh tịnh mà dẫn ra, từ bản nguyện độ sanh mà thị hiện nên không có thời kỳ kết thúc. Nếu dùng con mắt phàm phu nhìn pháp thân mà thấy có sanh diệt, thì cái thấy đó chỉ là cái thấy điên đảo, có thêm có bớt, có sanh có diệt. “nhãn trung thiêm tiết - trong tròng con mắt bị bụi nhặm”. Đức Phật vẫn hiện hữu thường trú, nhưng vì chúng sanh mê lầm nên không thấy đó thôi. Đại thừa Trang Nghiêm Kinh Luận chép: “Chậu nước bị bể nên ánh trăng không hiện được, như vậy lỗi ở chúng sanh vì mê chấp, nên không thấy đức Phật luôn có mặt ở cõi đời.”

Bốn câu cuối là nhắc lại việc đản sanh của thái từ Tất Đạt Đa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử. Hàng năm vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, các chùa tổ chức lễ hội tắm Phật. Kinh Phổ Diệu chép: “Thái tử vừa đản sanh, khi ấy trong không trung có chín con rồng phun nước thơm xuống tắm gội kim thân thái tử”. Kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh chép: “Thái tử vừa đản sinh liền bước đi bảy bước có bảy đóa sen đở gót. Mỗi bước chân thái tử nhìn về một phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, Hạ, đến bước thứ bảy thái tử một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất rồi dõng dạt tuyên bố: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn – trên trời dưới trời chỉ có ta là hơn hết.” Kinh Tăng Chi Bộ chép: “Một Người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người không có hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có đối phần, không có người ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc tối thượng của loài người. Người ấy là ai? Chính là Như Lai bậc A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác”.

Lễ tắm Phật hàm ẩn một ý nghĩa rất cao siêu. Pháp thân thanh tịnh, thí dụ cho Phật tánh vốn tiềm ẩn trong mỗi người, nhưng vì bụi bặm phiền não tham sân… che lấp, nên Phật tánh không hiển lộ ra được. Muốn hiển lộ Phật tánh, phải mượn nước thơm để tẩy rửa bụi trần. Lễ tắm Phật cũng là một đề tài giúp chúng ta quán niệm đến việc gột rửa thân tâm của chính mình, để tìm lại tự tánh thanh tịnh vốn sẵn có nơi tự tâm. Trong Đại Việt Sử Ký toàn thư có chép: “vào ngày mồng tám tháng tư năm nhâm tý (1072) vua Lý Nhân Tông đã ra chùa Diên Hựu dự lễ tắm Phật.” Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh cũng ghi: “Qua các triều đại, nhà vua thường đến chùa lễ Phật, tổ chức lễ hội kỳ quốc thái dân an và dâng nước thơm tắm Phật vào những ngày sóc vọng.” Sách Lĩnh Nam Chích Quái chép: “ngày mồng tám tháng tư âm lịch, Man Nương tự nhiên thác hóa, nhân dân lấy ngày đó làm ngày sinh của Bụt.” Hàng năm cứ đến ngày này già trẻ, gái trai bốn phương tụ tập về chùa để dâng lễ, chung vui, ca hát, tục lệ này gọi là “Hội Tắm Phật”.

Theo dòng lịch sử dân tộc, lễ Phật Đản cùng nghi thức Tắm Phật, đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong văn hóa Việt Nam “Mồng tám tắm Bụt không mưa, bỏ cả cày bừa vất cả lúa đi”. Người con Phật với lòng tôn kính Tam Bảo, trên nền tảng của chánh kiến, mỗi khi thắp một nén hương, dâng một cành hoa lên Đức Phật, hay rưới những gáo nước thơm tinh khiết lên tôn tượng Như Lai, với một tâm niệm nguyện quay về nương tựa với giác tánh nơi tự tâm, trang nghiêm cho chính mình bằng hương thơm đức hạnh, bằng cành hoa trí tuệ và bằng nước từ bi nhẫn nhục, để có khả năng tùy thuận thích ứng với mọi duyên thuận, nghịch, chuyển hóa tự thân, trang nghiêm tịnh độ. Phải chăng trong giây phút cảm ứng mầu nhiệm, ta cũng thấy được mình đang tắm gội đức Phật của chính mình. Đúng như câu châm ngôn: “Trang nghiêm tự thân chính là trang nghiêm giáo hội”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2014(Xem: 10289)
Lễ Phật Đản lần thứ 2638 tại Chùa Huệ Quang, Sunshine, Úc Châu Chủ Nhật 25-5-2014. Chùa Huệ Quang đang xây dựng dở dang, xin Quý Phật tử gần xa viếng thăm và phát tâm ủng hộ, đóng góp giúp cho công trình sớm hoàn thành viên mãn. Địa chỉ liên lạc: Chùa Huệ Quang Đại Đức Thích Thông Hiếu Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Cư Sĩ 10 Service St SUNSHINE, VIC 3020. Australia Mobile 0421-448708 Tel: +61. 03. 9994 7173 Email: [email protected]
25/05/2014(Xem: 8814)
Lễ Hoa Đăng Cúng Dường Phật Đản 2638 tại Chùa Bắc Linh, Nam Úc Tối thứ bảy 24-5-2014
22/05/2014(Xem: 6473)
Lễ Phật Đản lần thứ 2638 tại Chùa Giác Nhiên, Tân Tây Lan Chủ Nhật 18-05-2014 Chùa Giác Nhiên Hòa Thượng Thích Trường Sanh Phó Hội Chủ / Tổng Vụ Trưởng TV.HP 70A Avenue Rd, Otahuhu AUCKLAND, NEW ZEALAND 64-9-2761747 ; 64-9-2761745
19/05/2014(Xem: 11678)
Năm nay chùa Viên Giác tại Hannover Đức Quốc tổ chức lễ Đản Sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2638, kỷ niệm Phật Lịch 2558 năm Ngài Nhập Niết Bàn. Ngày nay Liên Hiệp Quốc gọi là lễ Tam Hợp(Vesak=Đản Sanh,Thành Đạo và nhập Đại Bát Niết Bàn)từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 5 năm 2014, có khoảng 40 chư Tôn Đức Tăng Ni Việt Nam, Đức, Tây Tạng, Ý Đại Lợi cùng với hơn 5.000 Phật Tử tại nước Đức cũng như Âu Châu về chùa tham dự trong ba ngày Đạl Lễ nầy.
19/05/2014(Xem: 7402)
Vesak là một ngày lễ trọng đại được những người đệ tử Phật ở các nước Á châu tổ chức hàng năm. Ngày này thường rơi vào ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, ngày lễ Vesak được tổ chức vào những ngày khác nhau. Mặc dù Vesak là ngày kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật - Đản sanh, Thành đạo và Nhập diệt, nhưng tại một số nơi, Vesak chỉ là Đại lễ kỷ niệm sự kiện Đản sanh của Đức Phật.
18/05/2014(Xem: 9284)
Lễ Phật Đản lần thứ 2638 tại Chùa Quan Âm, Adelaide, Nam Úc Chủ Nhật 18-5-2014
18/05/2014(Xem: 7300)
Lễ Phật Đản lần thứ 2638 tại Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh , Chủ Nhật 18-5-2014
18/05/2014(Xem: 7074)
Lễ Phật Đản lần thứ 2638 tại Chùa Bảo Minh Chủ nhật 18-5-2014
18/05/2014(Xem: 9621)
59. Ý Nghĩa Phật Đản Giảng Sư: HT Thích Minh Hiếu TT Thích Nguyên Tạng SC Thích Nữ Huyền Đạo Nhóm thực hiện: Mai Nhơn, Thanh Vũ, Thanh An Sẽ phát thanh trên đài 2VNR, Sydney Trưa thứ bảy, 17-5-2014
17/05/2014(Xem: 13292)
Lễ Phật Đản 2638 (2014) tại Chùa Báo Ân, Sydney, Úc Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]