Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Sàrnàth, địa điểm khảo cổ

20/04/201100:32(Xem: 3834)
2. Sàrnàth, địa điểm khảo cổ

ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản


Chương 02
528 trước CN
Thành lập Giáo Hội và khởi đầu Hoằng Pháp


SÀRNÀTH, ĐỊA ĐIỂM KHẢO CỔ

Sàrnàth giống như một ốc đảo thanh bình nằm kế cận tiếng còi xe điện ồn ào và tiếng chuông xe kéo leng keng ở Benares. Thành phố tấp nập này của Ấn giáo chỉ cách 8km với cảnh yên tĩnh của Lộc Uyển (Migadàya) ở Isipatana, nay tên là Sàrnàth (Sanskrit: Sàranganàtha: Lộc Vương), song ở đây, phong cảnh trông thật khác hẳn - trật tự và trang nghiêm. Đoạn cuối con đường nhựa được viền với những hàng cây xoài rậm rạp và cây me hùng vĩ. Khuôn viên có tường đá bao quanh được Ban Khảo Cổ Ấn Độ chăm sóc cẩn thận. Giữa các quần thể di tích là các sân cỏ điểm lấm tấm những chùm hoa giấy tím đỏ khắp nơi.

ducphatlichsu-11Ngôi đền nổi bật nhất ở Sàrnàth là Đại Tháp Dhamekh cao 44m, một tháp tròn, đường kính 27m dựng trên một bệ đá, xây bằng gạch với nhiều nơi có hình đá chạm trổ trang hoàng, khoảng giữa hẹp dần lên đến 2/3 đường kính đáy. Tất cả tháp này gồm nhiều mái che và hình thẳng mở rộng ra từ một tháp nhỏ bằng gạch và đất sét thời vua Asoka (thế kỷ thứ ba trước CN).

Nguồn gốc danh từ Dhamekh được tranh luận mãi cho đến khi khám phá ra một tấm bia ký bằng gạch nung của người mộ đạo mới ổn định vấn đề này. Chữ khắc trên bia ghi tên tháp là Dhamàka (Skt: dhammacakra), nghĩa là nó đánh dấu nơi đức Phật thuyết giảng cho năm Tỳ-kheo đầu tiên: Chuyển Pháp Luân (Pàli: Dhamma-cakka). Những người hành hương chiêm bái tháp này, cũng như mọi tháp khác đều được xây đặc bên trong, vì vậy không vào được, chỉ còn cách đi vòng quanh về phía hữu, một phong tục Ấn Độ bày tỏ lòng tôn kính các bậc cao trọng.

Vượt qua các di tích đền tháp cổ, khách hành hương đi từ Đại Tháp Dhamekh đến ngôi đền chính ở Sàrnàth, có các tường gạch dày 2m, cao 5m. Nhận xét theo vẻ xây dựng kiên cố và lời tường thuật của Pháp sư Huyền Trang, ngôi cổ tháp hẳn đã cao chừng 60m. Di tích các bức tường bao quanh một vùng rộng 13m x 13m. Đây là nền trong của chánh điện mà theo lời ngài Huyền Trang miêu tả vào thế kỷ thứ bảy, đã bài trí một tượng Phật bằng kim loại. Có lẽ ngôi đền xuất hiện khoảng thế kỷ thứ hai hay thế kỷ thứ ba (sau CN) ngay trên vị trí ngày xưa. Năm vị Tỳ-kheo dựng một am thất bằng lá dành cho bậc Đạo Sư, nơi ấy ngài an cư mùa mưa năm 528 trước CN. Địa điểm này là nơi hành thiền thuận lợi đối với các khách chiêm bái từ Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan. Thường các sư Tây-Tạng mang y đỏ tía cũng đến đây hành lễ Pùja hoặc tưởng niệm bậc Đạo Sư với 108 lần khấu đầu đảnh lễ và thắp đèn dầu cúng Phật.

Về phía tây chánh điện, du khách thấy một trụ đá thẳng ghi sắc dụ của Đại đế Asoka (thế kỷ thứ ba trước CN). Trụ đá có đáy dày 70cm và phần trên dày 55cm, xưa cao 16m, nay đã vỡ thành nhiều mảnh vì hậu quả cuộc tàn phá Benares và Sàrnàth của tướng Qutb-ud-Din năm 1194. Phần đầu trụ đá này ở trong bảo tàng địa phương, là một cổ vật danh tiếng, có hình tượng bốn con sư tử điêu khắc tinh xảo ngồi đối lưng nhau, vì cũng như sư tử có tiếng rống lớn nhất giữa muôn loài, vang dậy tứ phương, đức Phật là bậc Đạo Sư vang danh đệ nhất trong thời ngài và ngài hoằng Pháp khắp mọi hướng.

Đầu trụ đá hình sư tử ngày nay là quốc huy của Cộng hòa Ấn Độ, và bánh xe 24 nan hoa hiện diện bốn phía ở đế của đầu trụ đá - là biểu tượng của Phật Pháp và của nền cai trị công chính - ngày nay hiện diện trên quốc kỳ Ấn Độ.

Sắc dụ của hoàng đế ghi bằng chữ Bràhmì trên một phần trụ đá còn tồn tại thật ra không thích hợp với vẻ tôn nghiêm của thánh địa này. Sắc dụ ấy cảnh báo Tăng chúng và Ni chúng đề phòng sự chia rẽ Giáo hội cùng ra lệnh cho những kẻ gây bất hòa phải mặc bạch y thay vì hoàng y của Giáo hội và phải rời Giáo hội. Đệ tử cư sĩ phải tuân giới luật vào các ngày trai giới (Bố-tát: Uposatha) tức các ngày mồng một, mồng tám (trăng non), ngày rằm trăng tròn và ngày hai mươi ba ở giữa nửa tháng sau (23).

Vì sắc dụ không đề cập các sự kiện thuyết pháp đầu tiên ở Isipatana, nên người ta đã kết luận rằng cột đá được mang đến Sarnàth từ một nơi nào đó. Nội dung sắc dụ phù hợp với việc thời xưa nó đã được đem đến từ Kosambì.

Cách phía nam ngôi đền và trụ đá Asoka độ vài mét, du khách thấy một nền cao hình tròn. Đây là nền Bảo Tháp Dharmaràjika, xưa cao 30m với một lan can bằng đá. Bảo tháp này cũng do vua Asoka dựng lên, nay chỉ còn sót một vài lớp gạch. Phần kia đã bị Jagat Singh, đại thần của tiểu vương Chet Singh ở Benares phá hủy để lấy gạch năm 1794. Trong lúc triệt hạ ngôi tháp, họ tìm được một bình đá tròn ở khoảng 9m dưới đỉnh tháp, đựng một hộp thánh tích bằng cẩm thạch, hộp này giữ một phần tro xá-lợi Phật mà vua Asoka đã rước về từ nơi hỏa táng nguyên thủy đến Sàrnàth với mục đích là nơi đức Phật Sơ Chuyển Pháp Luân và thành lập Tăng đoàn cũng hưởng phần xá-lợi. Còn đại thần Jagat Singh lại giải quyết phần xá-lợi theo kiểu Ấn Độ giáo: Ông truyền lệnh làm lễ rải tro trên sông Hằng.

Tuy nhiên việc phá hủy Bảo Tháp Dharma-ràjika và khám phá xá-lợi Phật cũng có mặt thuận lợi. Bản tường thuật về Bảo Tháp của Anh kiều tại địa phương này đã khiến công chúng quan tâm vùng Sàrnàth đưa đến việc điều tra di tích khảo cổ ở đây.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 8420)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy. Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền.
10/11/2011(Xem: 11409)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
25/10/2011(Xem: 1462)
Trong kinh Cula-Malunkya-sutta(Trung A Hàm, Majjhima Nikaya, 63) mộtđệ tử của Đức Phật là Malunkyaputta có hỏi Đức Phật rằng "một bậc Giác Ngộ sau khi tịch diệt có còn hiện hữu haykhông?". Đức Phật giữ yên lặng và không trả lời, lý do là vì câu hỏi đãđược đặt sai, và vì đấy chỉ là một hình thức vướng mắc trong sự bám víu và biệnluận. Thật thế, tên gọi của Ngài là "Thích-CaMâu-Ni",có nghĩa là "Bậc TríGiả Trầm Lặng trong họ Thích-Ca", hoặc người ta còn gọi Ngài bằng danhhiệu "Mahamauni" có nghĩa là"Bậc Yên Lặng Lớn Lao"hay "Vị Đại Thánh Nhân của Yên Lặng".
25/08/2011(Xem: 7653)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó...
15/05/2011(Xem: 1535)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
14/05/2011(Xem: 12140)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
13/05/2011(Xem: 1902)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
04/05/2011(Xem: 4455)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
20/04/2011(Xem: 7251)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
16/04/2011(Xem: 7788)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567